Giáo án lớp 9 môn Âm nhạc - Tiết 1: Học hát: Bóng dáng một ngôi trường

Giáo án lớp 9 môn Âm nhạc - Tiết 1: Học hát: Bóng dáng một ngôi trường

Mục tiêu:

- HS hát đúng giai điệu và lời ca bài hát “ Bóng dáng một ngôi trường”. Thể hiện đúng những chỗ đảo phách trong bài

- HS tập trình bày bài hát qua cách hát hoà giọng hát lĩnh xướng

- Qua nội dung bài hát giáo dục các em có tình cảm gắn bó và yêu mến mái trường

B- Chuẩn bị

- Đàn phím điện tử

- Đàn và hát thuần thục bài hát “ Bóng dáng một ngôi trường”

C- Hoạt động dạy học

1. Ổn định tổ chức lớp

 

doc 41 trang Người đăng levilevi Lượt xem 8611Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Âm nhạc - Tiết 1: Học hát: Bóng dáng một ngôi trường", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng:..//.
Tuần:..
Tiết 1	Học hát: Bóng dáng một ngôi trường 	- Hoàng Lân- 
A- Mục tiêu:
- HS hát đúng giai điệu và lời ca bài hát “ Bóng dáng một ngôi trường”. Thể hiện đúng những chỗ đảo phách trong bài
- HS tập trình bày bài hát qua cách hát hoà giọng hát lĩnh xướng
- Qua nội dung bài hát giáo dục các em có tình cảm gắn bó và yêu mến mái trường
B- Chuẩn bị
- Đàn phím điện tử
- Đàn và hát thuần thục bài hát “ Bóng dáng một ngôi trường”
C- Hoạt động dạy học
1. ổn định tổ chức lớp
2. Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
- GV: Thuyết trình
- HS: Lắng nghe
- GV? Trong các em ký ức về mái trường được hiện lên như thế nào?
- HS: Trả lời
- GV: Trình bày
- GV: Bài hát này viết ở giọng gì? nhịp bao nhiêu?
- HS: Trả lời
- GV: Về cao độ? Trường độ của bài hát ntn?
- HS: Trả lời
-GV: Yêu cầu HS chia câu
- HS: Chia câu
- GV: Nhận xét
- HS: Ghi bài
- GV: Đàn cho HS luyện thanh
- HS: Luyện thanh theo mẫu
- GV: Cho HS hát theo hình móc xích, đàn và hát mẫu mỗi câu 2 lần và cho HS hát 3 lần sau đó chuyển tiếp câu sau
- HS: Học hát
- GV: Đàn cho HS hát theo tiết tấu
- HS: Hát
- GV: Tổ chức hoạt động hát nhóm
- HS: Thực hiện luyện tập
- GV: Kiểm tra nhóm trình bày
- HS: Lên kiểm tra
- GV: Đàn cho HS hát hoàn chỉnh bài hát
- HS: Hát
- GV: Yêu cầu
- HS: Thực hiện
Hoạt động 1: Giới thiệu phân tích bài
1. Giới thiệu bài
- Trong mỗi chúng ta ai cũng có những ký ức của tuổi học trò, một thời cắp sách đến trường với những kỷ niệm không bao giờ phai mờ . Tất cả những ký ức đấy được nhạc sỹ Hoàng Lân khắc ghi lên giai điệu và lời ca qua bài hát Bóng dáng một ngôi trường, đó cũng là tâm tư tình cảm của nhạc sĩ muỗn gửi tới tuổi học trò của chúng ta.
* Hát mẫu
2. Phân tích bài hát
- Viết ở nhịp 4/4. giọng Fa trưởng một dấu Si giáng
- Cao độ: Fa- Son- La- Si- Đô- Rê- Mi
- Trường độ: 
3. Chia câu:
- Chia làm 5 câu:
+ Câu 1: Đã bao chúng ta
+ Câu 2: Những cánh.. kỷ niệm
+ Câu 3: Hát mãi kỷ niệm
+ Câu 4: Hàng cây: tuổi thơ
+ Câu 5: Một khúc bây giờ
Hoạt động 2: Học hát
1. Luyện thanh
- Mi i í i mà a á a à
2. Học hát từng câu
- Học hát theo lối móc xích
Ghép hoàn chỉnh
- Luyện tập theo nhóm
- Mỗi nhóm gồm 5 hs luyện hát nhóm
- Kiểm tra
Hoạt động 3: Củng cố bài học
1. Củng cố hát hoàn chỉnh bài hát
2. Dặn dò:
- Học bài và chuẩn bị bài mới
3. Rút kinh nghiệm
 Ký duyệt
Ngày giảng:..//.
Tuần:..
Tiết 2	- Nhạc lý: Giới thiệu về quãng
	- Tập đọc nhạc: Giọng Son trưởng- TĐN số 1
A- Mục tiêu
- HS biết được khái niệm về quãng, nắm được thế nào là quãng thứ, thế nào là quãng trưởng
- HS hiểu và nắm rõ khái niệm và công thức giọng Son trưởng
- Đọc đúng cao độ, nhịp phách của TĐN số 1- Cây sáo
B- Chẩn bị
- Đàn phím điện tử
- Tranh TĐN số 1
- Đàn và đọc thuần thục bài TĐN số 1- Cây sáo
C- Hoạt động dạy học
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới
Hoạt động của Thầy và Trò
Nội dung
- GV: Ghi bảng
- HS: Ghi bài
- GV: Khái quát, giới thiệu khái niệm về quãng
- HS: Lắng nghe ghi bài
- GV: đặt ví dụ
- HS: Theo dõi
- GV: giải thích
- HS: Theo dõi
- GV: Yêu cầu 1,2 HS lên viết khoảng cách các quãng
- HS: Lên làm bài
- GV: Nhận xét
- HS: Theo dõi
- GV: Giới thiệu khái quát về giọng Son trưởng
- HS: Lắng nghe
- GV: Hãy so sánh 2 giọng C và Son có gì giống và khác nhau?
- HS: So sánh và trả lời
- GV: Đàn gịong C và G cho HS phân biệt
- HS: Lắng nghe
- GV: Giới thiệu phân tích bài
- HS: Lắng nghe, ghi bài
- GV: Hướng dẫn chia câu
- HS: Chia câu
- GV: Hướng dẫn cách luyện tiết tấu như trong SGK
- HS: Thực hiện
- GV: Cho HS xác định tên nốt nhạc và đàn cho HS đọc lần lượt từng câu nhạc, đọc 2,3 lần mỗi câu
- HS: Đọc nhạc
- GV: Đàn cho HS ghép câu nhạc
- HS: Ghép câu
- GV: Chỉ định 1,2 HS lên ghép mẫu
- HS: Ghép mẫu
- GV: Nhận xét và cho cả lớp ghép với đàn
- HS: Ghép
- GV: Điều khiển
- HS: Thực hiện
- GV: Hướng dẫn
- HS: Thực hiện
- GV: yêu cầu
- HS: Thực hiện
- GV: Nhận xét
- Hs: lắng nghe
- GV: Thực hiện
- HS: Lắng nghe
- GV: Yêu cầu
- HS: thực hiện
Hoạt động 1 : Nhạc lý – Giới thiệu về quãng
1. Khái niệm
 Quãng là khoảng cách cao độ của hai âm thanh liền bậc hoặc cách bậc, mỗi quãng một tính chất riêng, tuỳ theo số lượng cung hoặc nửa cung chứa trong mỗi quãng đó mà xác định tên gọi của quãng là trưởng, thứ, tăng, giảm
VD: ( Kẻ khuông nhạc có các quãng)
( GV giải thích về các quãng trong ví dụ đưa ra)
Hoạt động 2: Tập đọc nhạc: Giọng Son trưởng- TĐN số 1- Cây sáo
1. Giọng Son trưởng
- Giọng son trưởng có âm chủ là nốt Son và có hoá biểu một dấu thăng ( Fa thăng)
- Công thức
 ( kẻ khuông nhạc công thức)
=> Công thức cung và nửa cung giống nhau, khác nhau về cao độ và âm chủ
2. Tập đọc nhạc: TĐN số 1- Cây sáo
- Tìm hiểu bản nhạc:
+ Bản nhạc viết ở nhịp 2/4, giọng son trưởng
+ Cao độ: Đồ- rê- mi- Fa- Son- la- si- đô
+ Trường độ:
- Chia câu: gồm 4 câu
+ Câu 1: Son móc đơn chấm dôi. la trắng
+ Câu 2: Rê móc đơn chấm dôi Son trắng
+ Câu 3: Son đơn chấm dôi. Mí trắng
+ Câu 4: La đơn chấm dôi.. Son trắng
- Luyện tiết tấu:
* Đọc nhạc từng câu:
- xác định tên nốt nhạc và đọc nhạc
- Ghép câu nhạc
- Ghép lời ca
- Đọc lời hoàn chỉnh
- Đọc gõ đệm theo phách
- Chia nhóm luyện tập, kiểm tra nhóm
Hoạt động 3: Củng cố bài
1. Củng cố
2. Dặn dò, nhận xét
- Học bài cũ và chuẩn bị bài mới
3. Rút kinh nghiệm
 Ký duyệt
Ngày giảng:..//.
Tuần:..
Tiết 3: 	- Ôn tập bài hát: Bóng dáng một ngôi trường
	- Ôn tập Tập đọc nhạc : TĐN số 1
	- Âm nhạc thường thức: Ca khúc thiếu nhi phổ thơ
A- Mục tiêu
- HS hát đúng giai điệu và thuộc lời ca bài hát Bóng dáng một ngôi trường, hát lĩnh xướng, hoà giọng
- HS ôn và ghép lời ca bài TĐN số 1 thuần thục
- HS có kiến thức âm nhạc phổ thông qua Ca khúc thiếu nhi phổ thông
B- Chuẩn bị
- Đàn phím điện tử
- Đàn và hát , TĐN thuần thục bài hát Bóng dáng một ngôi trường, TĐN số 1
- Tập trình bày một số ca khúc thiếu nhi phổ thơ cho HS nghe
C- Hoạt động dạy học
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới
Hoạt động của Thầy và Trò
Nội dung
- GV: Đàn cho HS ôn tập
- HS: Ôn tập
- GV: Yêu cầu Hs chia nhóm, trình bày bài hát
- HS: chia nhóm
- GV: Chỉ định nhóm HS lên kiểm tra và nhận xét
- HS: Trình bày
- GV: Yêu cầu hướng dẫn
- HS: Thực hiện
- GV: Trình bày mẫu
- HS: Nghe
- GV: Đàn cho HS ôn lại 3,4 lần
- HS: Ôn tập
- GV: Hướng dẫn
- HS: Thực hiện
- GV: Yêu cầu
- HS: Lắng nghe, trình bày
_ GV: Chỉ định HS lên trình bày
- HS: Trình bày
- GV: Yêu cầu
- HS: Đọc
- GV? Thế nào là ca khúc phổ thơ?
- HS: Trả lời
- GV: Trong ca khúc thiếu nhi phổ thơ có những đặc điểm gì?
- HS: Trả lời
- GV: Cho HS so sánh và trình bày quan sát dựa trên khổ thơ để hát
- HS: Lắng nghe
- GV: Điều khiển
- HS: Thực hiện 
- GV: Cho HS hát lại bài hát
- HS: Trình bày
- GV: Thực hiện yêu cầu
- HS: Thực hiện
Hoạt động 1: Ôn tập bài hát Bóng dáng một ngôi trường
- Ôn tập
- Trình bày
- Kiểm tra
- Lĩnh xướng
Hoạt động 2: Ôn tập TĐN số 1: Cây sáo
- Nghe mẫu
- Ôn tập:
- Gõ nhịp phách
- Nhận biết câu nhạc
- Kiểm tra cá nhân
Hoạt động 3: Âm nhạc thường thức: Ca khúc thiếu nhi phổ thơ
1. Đọc
2. Nội dung
- Là bài hát được hình thành từ những bài thơ có trước
- đặc điểm: 
+ Giai điệu và lời ca thể hiện sự gắn kết rất nhuần nhuyễn âm nhạc, tạo điều kiện cho bài thơ bay bổng
+ Lời ca có chất lượng nghệ thuật tốt bởi bản thân nó là bài thơ có giá trị
+ Người phổ thơ đôi khi phải thay đổi lời bài thơ( thay đổi chút về lời hoặc viết thêm lời..) cho phù hợp với cấu trúc đường nét, giai điệu bài hát
VD: Bài Hạt gạo làng ta
 Bài Bác Hồ người cho em tất cả
3. Nghe mẫu, tổ chức trò chơi
Hoạt động 4: Củng cố bài học
1. Củng cố
2. Nhận xét đánh giá, dặn dò
 Ký duyệt
Ngày giảng:..//.
Tuần:..
Tiết 4: 	Học hát: Nụ cười
A- Mục tiêu
- HS hát đúng giai điệu bài hát Nụ cười, thể hiện đúng chuyển giọng từ đô trưởng sang Đô thứ
- HS biết trình bày bài hát bằng cách hát lĩnh xướng, tốp ca, đơn ca
- Qua bài hát giáo dục các em biết giữ sự hồn nhiên của tuổi học trò biết mang niềm vui và tiếng cười đến cho mọi người
B- Chuẩn bị
- Đàn phím điện tử
- Đàn và hát thuần thục bài Nụ cười
C- Hoạt động dạy học
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới
Hoạt động của Thầy và Trò
Nội dung
- GV: Ghi bảng
- HS: ghi bài
- GV: Giảng
- HS: Lắng nghe
- GV? Bài hát viết ở nhịp nào? giọng gì?
- HS: Trả lời
- GV: yêu cầu HS chia câu 
- HS: Chia câu
- GV: hát mẫu cho HS nghe
- HS: Lắng nghe
- GV: Đàn cho HS luyện thanh
- HS: Luyện thanh
- GV: Đàn cho HS học hát từng câu của đoạn 1
- HS: Học hát
- GV: Cho HS hát hoàn chỉnh đoạn 1
- HS: Thực hiện
- GV: Hát mẫu và hướng dẫn HS hát theo
- HS: Học hát
- GV: Đàn cho HS hát 2,3 lần
- HS: Hát
- GV: đàn cho hs ghép cả bài
- HS: Ghép theo đàn
- GV: Yêu cầu
- HS: Thực hiện
- GV: Trình bày, yêu cầu hs hát hoàn chỉnh
- HS: Hát
- GV: Yêu cầu
- HS: Thực hiện
Hoạt động 1: Học hát Nụ cười- Nhạc : Nga
1. Giới thiệu bài hát
- Tóm tắt xuất sứ, nguồn gốc bài hát
2. Nhận xét bài hát
- nhịp 4/4. Giọng C/Cm
- Cao độ: Đồ- Rê- Mi- Fa- Son – La- Si
- Trường độ: 
3. Chia câu:
 Chia thành 2 đoạn
+ Đoạn 1: Cho trời sáng.. tiếng cười
+ Đoạn 2: Để làn mây  lòng ta
- Hát mẫu: 
4. Học hát từng câu:
a, Luyện thanh: 
b, Học hát từng câu:
- Đoạn 1: dịch giọng xuống -3
- Ghép hoàn thiện đoạn 1
- Đoạn 2: Chuyển giọng Thứ
- Ghép đoạn 2 hoàn chỉnh
- Ghép bài đầy đủ
- Luyện hát hoàn chỉnh
- Nam: Cho trời sáng.. khắp trời
- Nữ: Nụ cười tan.. cất tiếng xinh
- Cả lớp: Để làn mây.. lòng ta
+ Luyện hát thuần thục gõ phách
Hoạt động 2: Củng cố bài học
1. Củng cố, hệ thống lại bài học
2. Dặn dò, rút kinh nghiệm
 Ký duyệt
Ngày giảng:..//.
Tuần:..
Tiết 5	- Ôn tập bài hát: Nụ cười
	- Tập đọc nhạc: Giọng Mi thứ- TĐN số 2
A- Mục tiêu
- HS ôn lại bài hát một cách hoàn chỉnh, luyện tập trình bày theo các hình thức đơn ca, song ca, tốp ca,
- HS nắm được công thức giọng Mi thứ, đọc đúng nhạc, ghép lời ca bài TĐN số 2: Nghệ sĩ với cây đàn
B- Chuẩn bị
- Đàn phím điện tử
- Đàn và hát thuần thục bài Nụ cười, bài TĐN số 2
C- Hoạt động dạy học
1- ổn định tổ chức lớp
2- Kiểm tra bài cũ
3- Bài mới
Hoạt động của Thầy và Trò
Nội dung
- GV: Đàn
- HS: Luyện thanh
- GV: Đàn cho HS ôn tập 2,3 lần
- HS: Ôn tập
- GV: Hướng dẫn HS hát
- HS: Hát
- GV: Yêu cầu
- HS: Lên kiểm tra
- GV: Giới thiệu và nêu khái niệm
- HS: Lắng nghe, ghi bài
- GV: Giọng Mi thứ song song với giọng nào?
- HS: Trả lời
- GV: Giọng Mi thứ cùng tên với giọng nào?
- HS: Trả lời
- GV: Đàn gam Mi thứ tự nhiên và Mi thứ hoà t ... thuần thục gõ đệm phách nhịp
- Chỉnh sửa các câu hát cho đúng với cao độ, trường độ
* Nhận biết câu nhạc
- GV đàn bất kỳ câu nhạc nào trong bài, yêu cầu hs nhận biết rồi thể hiện đoạn nhạc đó
- Trình bày hoàn chỉnh bài TĐN, ghép lời ca
Hoạt động 4: Củng cố bài
1. Củng cố
2. Nhận xét, dặn dò
 Ký duyệt
Ngày giảng:..//.
Tuần:..
Tiết 14: 	- Ôn tập bài Tập đọc nhạc sô 4
- Âm nhạc thường thức: Một số ca khúc 
 mang âm hưởng dân ca
A- Mục tiêu
- HS đọc đúng giai điệu bài TĐN số 4: Cánh én tuổi thơ kết hợp với gõ đệm theo phách, gõ đệm với 2 âm sắc
- Học sinh được giới thiệu và tìm hiểu một số ca khúc mang âm hưởng dân ca
B- Chuẩn bị
- Đàn phím điện tử
- Đàn và hát đúng giai điệu, lời ca bài TĐN
- Băng đĩa nhạc giới thiệu một số ca khúc mang âm hưởng dân ca
C- Hoạt động dạy học
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới
Hoạt động của Thầy và Trò
Nội dung
- GV: Ghi bảng
- HS: Ghi bài
- GV: Trình bày cho hs nghe qua bàI TĐN số 4
- HS: Lắng nghe
- GV: Đàn và hướng dẫn hs hát kết hợp với gõ phách
- HS: Thực hiện
- GV: gọi 2 hs lên bảng gõ phách cho cả lớp đọc và hát
- HS: Thực hiện
- GV: Gọi 1,2 hs lên bảng kiểm tra
- HS: Kiểm tra
- GV: Nhận xét
- HS: Lắng nghe
- GV? Nước ta có mấy vùng dân ca?
- HS: Trả lời
- GV? đặc điểm của những ca khúc mang âm hưởng dân ca?
- HS: Trả lời
- GV kết luận: Đây là những ca khúc dùng chất liệu mới được các nhạc sĩ phát triển thang âm,đệm, giai điệu để sáng tác lên
- HS: lắng nghe
- GV? Dân ca và ca khúc mang âm hưởng dân ca khác nhau ở những đặc điểm nào?
- HS: Trả lời
- GV? Vai trò của ca khúc mang âm hưởng dân ca?
- HS:Trả lời
- GV: Giới thiệu qua về vùng miền dân ca của 5 vùng
- HS lắng nghe
- GV: Đàn giai điệu và hát bài hát “ Em đi giữa biển vàng”
- HS: Lắng nghe
- GV: Giới thiệu qua các đặc điểm ca khúc phía Bắc
- HS: Lắng nghe
- GV: Trình bày giai điệu bài hát Tiếng hát giữa rừng Pắc Bó
- HS: Lắng nghe
- GV: Cho hs nghe đoạn trích Miền trung nhớ Bắc
- HS: Lắng nghe
- GV: Giới thiệu đoạn trích Vàm cỏ đông
- HS: lắng nghe
- GV: Giới thiệu đoạn trích Sông Đắc rông mùa xuân về
- HS”Lắng nghe 
- GV: Yêu cầu các nhóm chuẩn bị một bài hát của từng vùng miền để trình bày
- HS: Thực hiện
- GV: gọi đại diện nhóm lên trình bày
- HS: Trình bày
- GV: Nhận xét
- HS: Lắng nghe 
- GV: Khái quát kiến thức 
- HS: Lắng nghe 
- GV: nhận xét giờ học
- HS: Lắng nghe
- GV: Dặn dò
- HS: Thực hiện
Hoạt động 1: ôn tập TĐN số 4
* Hát kết hợp với gõ phách
* Kiểm tra
Hoạt động 2: Âm nhạc thường thức: Một số ca khúc mang âm hưởng dân ca
- Gồm 5 vùng dân ca: Bắc bộ, Miền núi phía Bắc, miền Trung Tây nguyên, Nam bộ
- Mỗi vùng dân ca có đặc điểm riêng của từng vùng, phù hơpk với hoàn cảnh sống của từng dân tộc
- Dân ca do nhân dân sáng tác, không do 1 tác giả cụ thể nào,được lưu truyền rộng rãI, không có bản gốc
- Ca khúc mang âm hưởng dân ca do người nhạc sĩ sáng tác cụ thể, bản nhạc của họ được coi là bản gốc nên những người biểu diễn thường hát theo bản nhạc đó
- Những bàI hát mang âm hưởng dân ca thường dễ đI vào lòng người, mang đậm nét văn hoá truyền thống, bản sắc dân tộc. Những ca khúc này góp phần xây dựng đời sống âm nhạc của chúng ta thêm phong phú hơn.
* Những ca khúc mang âm hưởng dân ca
1. Ca khúc mang âm hưỏng dân ca Đồng bằng Bắc Bộ
* Những ca khúc thiếu nhi:
- Em đI giữa biển vàng
- Cái bống
* Ca khúc người lớn:
- Cô gái quan họ
- Đất nước lời ru
- .
2. Những ca khúc ở vùng núi phía Bắc
* Ca khúc thiếu nhi:
- ĐI học
- Niềm vui của em
- Từ rừng xanh cháu về thăm lăng Bác
* Ca khúc người lớn
- Tiếng hát giữa rừng Pắc Bó
- Tình ca Tây Bắc
- Cô giáo Tày cầm đàn lên đỉnh núi
3. Ca khúc mang âm hưởng dân ca Miền Trung
* Ca khúc thiếu nhi:
- Điệu lý quê em
- Hò thả trâu
* Ca khúc người lớn
- Miền Trung nhớ Bác
- Một khúc tâm tình của người Hà Tĩnh
- Huế thương
4. Ca khúc mang âm hưởng dân ca Nam Bộ
* ca khúc Thiếu nhi
- Công ơn bác Hồ
* ca khúc người lớn
- Hồ Chí Minh đẹp nhất tên người
- Vàm cỏ đông
- Cô gái Sài Gòn đi tải đạn
5. Ca khúc mang âm hưởng dân ca Tây Nguyên
- Em nhớ Tây Nguyên
- Tiếng chim trong vườn Bác
- Tình ca Tây Nguyên
- Ngọn lửa cao nguyên
-.
* Trình bày nhóm
III- Tổng kết bài học
Củng cố bài
Nhận xét
Dặn dò
 Ký duyệt
Ngày giảng:..//.
Tuần:..
Tiết 15 Bài hát do địa phương tự chọn
I. Mục tiêu:
- HS được học một bài hát của địa phương, qua đó các em có thêm hiểu biết và tình cảm với quê hương mình.
- Qua các bài học âm nhạc, giáo dục các em thị hiếu âm nhạc lành mạnh, hướng tới điều thiện và nâng cao thẩm mĩ.
- Động viên học sinh nhiệt tình tham gia các hoạt động âm nhạc nội, ngoại khoá.
II. Chuẩn bị của giáo viên:
- Nhạc cụ quen dùng.
- Chuẩn bị bài hát tự chọn.
- Tập đàn và hát bài hát tự chọn.
III. Tiến trình dạy học:
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Có thể xen kẽ trong tiết ôn tập	
3. Bài mới
Hoạt động của Thầy và Trò
Nội dung
- GV: Ghi bảng
- HS: Ghi bài
- GV: Thuyết trình
- HS: Lắng nghe
- GV: Đàn và hát cho hs nghe qua 1 lần bài hát
- HS: Lắng nghe
- GV? Bài hát viết ở Giọng? Nhịp?
- HS: Trả lời
- GV? Theo em bài hát đc chia làm mấy câu?
- HS: Trả lời
- GV: Đàn cho hs luyện thanh
- HS: luyện theo đàn
- GV: Hướng dẫn hs học hát từng câu theo lối móc xích, mỗi câu tập hát 2-3 lần 
- HS: Học hát
- GV: Đàn cho hs ghép cả bài hát
- HS: Ghép bài
- GV: Đàn cho hs luyện hát theo nhóm hoặc tổ. Mỗi nhóm hát 2-3 lần cho thuần thục, kết hợp sắc thái tình cảm
- HS: Luyện hát cả bài
- GV: Đàn cho hs hát lại bài hát 1 lần nữa
- HS: Hát
- GV: NHận xét
- HS: Lắng nghe
- GV: Yêu cầu hs về học thuộc bài hát, sưu tầm, học hát thêm 1 số bài hát về địa phương.
- HS: Thực hiện
Hoạt động I- Học hát bài hát địa phương
1. Giới thiệu bài:
Tiết học này chúng ta học 1 bài hát địa phương 
Đã có rất nhiều nhạc sĩ có những ca 
khúcviết về quê hương Hoà Bình của chúng ta,
 và cũng có một số ca khúc rất hay về Đà Bắc. 
Hôm nay chúng ta sẽ học một trong những bài
hát hay đó là bài hát Hát về Đà Bắc yêu thương-
 nhạc sĩ Tâm
2. Nghe giai điệu bài hát:
3. Tìm hiểu bài:
- Bài hát viết ở nhịp 2/4, giọng Rê thứ
- Chian đoạn , chia câu
- bài hát có 2 lời, mỗi lời chia làm 2 câu
4. Luyện giọng
5. Tập hát từng câu:
* Lời 1: 
GV hát mẫu câu 1, đàn giai điệu 3-4 lần sau đó
 bắt nhịp cho HS hát theo đàn 3-4 lần( GV sửa
 sai-nếu có)
Tương tự với câu 2 
Nối 3 câu thành đoạn: HS hát theo đàn 2-3 lần.
* Lời 2: 
Tiến hành dạy tương tự như lời 1
- Mỗi câu cho hs hát 2 lần rồi ghép bài
6. Luyện tập:
- Hát theo dãy, nhóm, cá nhân kết hợp gõ phách
Hoạt đông II- Củng cố bài
Củng cố
Nhận xét
Dặn dò
 Ký duyệt
Ngày soạn://.
Ngày giảng:..//.
Tuần:..
Tiết 16:	Ôn tập
I. Mục tiêu:
- HS ôn tập và trình bày các kiến thức, kĩ năng âm nhạc đã học: Hát chính xác và diễn cảm những bài hát quy định; Đọc đúng cao độ, trường độ bài TĐN trong SGK; Biết xác định giọng trưởng, giọng thứ có 1 dấu hoá trên bản nhạc cụ thể; ghi nhớ về tên tuổi và sự nghiệp các nhạc sĩ được giới thiệu trong SGK.
- Chuẩn bị kiến thức để Kiểm tra cuối học kì.
II. Chuẩn bị của giáo viên:
- Đàn phím điện tử
- Kiến thức về các bài hát, bài TĐN , nhạc lý trong chương trình lớp 9
III. Tiến trình dạy học:
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Có thể xen kẽ trong tiết ôn tập	
3. Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nôi dung
- GV: Ghi bảng
- HS: Ghi bài
- GV: Thuyết trình
- HS: Lắng nghe 
- GV: Lần lượt đàn và hát lại các bài hát cho hs nghe lại
- HS: Lắng nghe 
- GV: Đàn cho hs luyện hát lại các bài hát, mỗi bài hát 2 lần, GV chú ý sửa những lỗi sai trong khi hát của Hs
- HS hát theo đàn
- GV: Nhắc lại các bài TĐN 
- HS; ghi nhớ
- GV: đàn và đọc lại các bài TĐN 
- HS: Lắng nghe
- GV: Đàn cho hs Luyện đọc từ bài TĐN sô 1 đến số 4
- HS: Luyện tập
- GV: yêu cầu hs hát lại 1 bài hát và 1 bài TĐN
- HS:Thực hiện
- GV? Nêu các khái niệm về Quãng, Hợp âm, Dịch giọng?
- HS: Trả lời
- GV? Thế nào là Dân ca? Thế nào là ca khúc mang âm hưởng dân ca?
- HS: Trả lời
- GV: Nhận xét
- HS: Lắng nghe 
- GV: dặn dò về nhà ôn lại tất cả các kiến thức chuẩn bị kiểm tra học kỳ
Hoạt động I- Ôn tập bài hát
Trong chương trình Âm nhạc lớp 9 hs đã được học 5 bài hát:
Bóng dáng một ngôi trường
Nụ cười
Nối vòng tay lớn
Lý kéo chài
Bài hát địa phương
* Luyện tập:
- HS hát lại các bài hát
- Chú ý các trường độ, cao độ, phách nhịp trong bài hát
Hoạt động II- Ôn tập bài Tập đọc nhạc
.- Gồm 4 bài Tập đọc nhạc;
TĐN số 1- Giọng son trưởng
TĐN số 2- Giọng Mi thứ
TĐN số 3- Giọng Pha trưởng
TĐN s 4: giọng Rê thứ
* luyện đọc nhạc:
Hoạt động III- Nhạc lý
- Một số khái niệm về Quãng, Hợp âm, Dịch giọng, Các ca khúc mang âm hưởng dân ca
Hoạt động III- Củng cố bài
Củng cố
Nhận xét
Dặn dò
 Ký duyệt
Ngày soạn://.
Ngày giảng:..//.
Tuần:..
Tiết 17- 18: 	Kiểm tra học kỳ I
A- Mục tiêu
- Kiểm tra đánh giá lại toàn bộ nội dung chương trình đã học, gồm hát- TĐN- Nhạc lý để đánh giá sự nhận thức của học sinh
B- Chuẩn bị
- Đề kiểm tra lý thuyết và thực hành
- Đàn, đệm các bài TĐN, bài hát
C- Hoạt động dạy học
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra
Đề bài
A- Lý thuyết
Câu 1: Hợp âm là gì? có mấy loại hợp âm? cho ví dụ?
Câu 2; Nêu khái niệm về giọng Son trưởng và cho biết Giọng Son trưởng song song với giọng nào? Viết công thức cấu tạo?
Câu 3: Em hãy nêu cảm nhận của em về bài hát Nụ cười?
B- Thực hành;
Câu 1: Chọn 1 trong số bài hát đã học để trình bày hoàn chỉnh về sắc thái tình cảm của bài hát?
Bóng dáng một ngôi trường
 Nụ cười
Nối vòng tay lớn
Lý kéo chài
Câu 2: Chọn 1 trong số các bài TĐN để trình bày, đọc nhạc thuần thục, ghép lời ca hoàn chỉnh
TĐN số 1- Giọng son trưởng
TĐN số 2- Giọng Mi thứ
TĐN số 3- Giọng Pha trưởng
TĐN s 4: giọng Rê thứ
Đáp án, Biểu điểm
A- Lý thuyết
Câu 1: 4 điểm
Hợp âm là sự vang lên đồng thời của ba, bốn hoặc năm âm cách nhau một quãng.
Hợp âm có 2 loại: 
+ Hợp âm ba: Gồm 3 âm, mỗi âm cách nhau một quãng ba
+ Hợp âm bảy: Gồm có 4 âm, mỗi âm cách nhau một quãng ba, hau âm ngoài cùng tạo thành quãng bảy
Ví dụ về hợp âm ba, hợp âm bảy
Câu 2: 4 điểm
Giọng Son trưởgn có âm chủ là nốt Son và có hoá biểu là một dấu thăng 
Viết công thức cấu tạo:
Giọng Mi thứ là giọng song song với giọng Son trưởng và cùng chung một hoá biểu là dấu thăng ( Pha thăng) nhưng khác nhau về âm chủ
+ giọng Son trưởng có âm chủ là nốt Son
+ Giọng Mi thứ có âm chủ là nốt Mi
Câu 3: 2 điểm
HS tự nêu cảm nhận
B- Thực hành:
Câu 1: 6 điểm
Câu 2: 4 điểm
* Tổng kết:
- Thu bài kiểm tra
- Nhận xét giờ kiểm tra
	Ký duyệt

Tài liệu đính kèm:

  • docbai dai am nhac 9.doc