Giáo án lớp 12 môn Toán - Tiết 56: Ki–lô–mét vuông

Giáo án lớp 12 môn Toán - Tiết 56: Ki–lô–mét vuông

. MỤC TIÊU: Giúp HS:

 -Hình thành biểu tượng về đơn vị đo diện tích ki-lô-mét vuông.

 -Đọc đúng, viết đúng các số đo diện tích theo đơn vị ki-lô-mét vuông.

Viết 1km2 = 1000000m2 và ngược lại.

 -Giải đúng một số bài toán có liên quan đến các đơn vị đo diện tích: cm2, dm2, m2, km2.

* GDBVMT: Biết diện tích nước Việt Nam, diện tích tỉnh Đồng Nai , dt huyện Cẩm Mỹ

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 - Bảng phụ

 

doc 15 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1193Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 12 môn Toán - Tiết 56: Ki–lô–mét vuông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỊCH BÁO GIẢNG 
@
¶ CHỦ ĐỀ: ¶ GIÁO VIÊN: Đỗ Thị Xuân Cúc
¶ TUẦN : 12 ( Từ ngày: 15/ 11/ 2010 đến 20/ 11/ 2010 ) ¶ LỚP : 42
Thứ
Tiết (ngày)
Môn
Tiết (ppct)
Tên bài
Hai 
15 / 11
1
CC
12
Chào cờ đầu tuần
2; 5
T
56
Ki-lô-mét vuông 
3
ĐĐ
12
Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ.
4
MT
12
Vẽ trang trí: Trang trí đường diềm
6; 7
 T*
28
Oân luyện
Ba 
16 / 11
1; 4
T
57
Nhân một số với một tổng 
2
 T*
26
Oân luyện
Tư 
17 / 11
5; 6
T
58
Nhân một số với một hiệu
7
 T*
29
Oân luyện 
Sáu 
19 / 11
5;7
T
59
Luyện tập
6
HĐNK
12
Luyện tập trò chơi dân gian 
Bảy 
20 / 11
1; 3
T
60
Nhân với số có hai chữ số 
2; 5
T*
30
Oân luyện
6
CNL
7
SH
12
Sinh hoạt lớp
ATGT: Lựa chọn đường đi an toàn 
 GIÁO VIÊN
 Đỗ Thị Xuân Cúc
Thứ hai: 15 / 11 
TOÁN
Tiết 56: KI–LÔ–MÉT VUÔNG
I. MỤC TIÊU:	Giúp HS:
 -Hình thành biểu tượng về đơn vị đo diện tích ki-lô-mét vuông.
 -Đọc đúng, viết đúng các số đo diện tích theo đơn vị ki-lô-mét vuông. 
Viết 1km2 = 1000000m2 và ngược lại.
 -Giải đúng một số bài toán có liên quan đến các đơn vị đo diện tích: cm2, dm2, m2, km2.
* GDBVMT: Biết diện tích nước Việt Nam, diện tích tỉnh Đồng Nai , dt huyện Cẩm Mỹ
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - Bảng phụ
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 A. Hoạt động 1: KTBC và giới thiệu bài mới (6 ph )
Mục tiêu : Kiểm tra kiến thức bài trước và sửa bài về nhà
Tiến hành: 
 -GV gọi 2 HS lên bảng, yêu cầu các em làm các bài tập về nhà. GV chấm một số vở
 -GV nhận xét và cho điểm HS.
* Giới thiệu bài:
 _ Chúng ta đã học về đơn vị đo diện tích nào ?
 -Trong thực tế, người ta phải đo diện tích của quốc gia, của biển, của rừng  khi đó nếu dùng các đơn vị đo diện tích chúng ta đã học thì sẽ khó khăn vì các đơn vị này còn nhỏ. Chính vì thế, người ta dùng một đơn vị đo diện tích lớn hơn. Bài học hôm nay sẽ giúp các em tìm hiểu về đơn vị đo diện tích này.
 B. Hoạt động 2: Giới thiệu về Km2 ( 8 ph )
Mục tiêu : Hình thành biểu tượng về đơn vị đo diện tích ki-lô-mét vuông.-Đọc đúng, viết đúng các số đo diện tích theo đơn vị ki-lô-mét vuông. 
Tiến hành: 
 -GV treo lên bảng bức tranh chụp cánh đồng (khu rừng, vùng biển ) và nêu vấn đề: Cánh đồng này có hình vuông, mỗi cạnh của nó dài 1km, các em hãy tính diện tích của cánh đồng.
 -GV giới thiệu: 1km x 1km = 1km2, ki-lô-mét vuông chính là diện tích của hình vuông có cạnh dài 1km.
 - Ki-lô-mét vuông viết tắt là km2, đọc là ki-lô-mét vuông.
 * 1km bằng bao nhiêu mét ?
 * Em hãy tính diện tích của hình vuông có cạnh dài 1000m.
 -Dựa vào diện tích của hình vuông có cạnh dài 1km và hình vuông có cạnh dài 1000m, bạn nào cho biết 1km2 bằng bao nhiêu m2 ?
 C. Hoạt động 3: Luyện tập thực hành ( 24 ph )
Mục tiêu : Giải đúng một số bài toán có liên quan đến các đơn vị đo diện tích: cm2, dm2, m2, km2.
Tiến hành: 
 Bài 1:
 -GV yêu cầu HS đọc đề bài, sau đó tự làm bài.
 -GV gọi 1 HS lên làm bảng phụ
 Bài 2: 
- GV tổ chức trò chơi tiếp sức, chia lớp làm 2 dãy, chọn mỗi dãy 6 em yếu nhất thực hiện thi đua đổi tiếp sức. Cả lớp cổ vũ và nhận xét bài bạn làm sau khi xong
- Tuyên dương nhóm thắng 
- GV chữa bài, sau đó hỏi: Hai đơn vị diện tích liền nhau thì hơn kém nhau bao nhiêu lần ?
Bài 3: 
 -GV gọi 1 HS đọc đề bài.
 -GV yêu cầu HS nêu cách tính diện tích hình chữ nhật.
 -GV yêu cầu HS làm bài.
 Bài 4: 
 -GV yêu cầu HS đọc đề bài trước lớp.
 -GV yêu cầu HS làm bài, sau đó báo cáo kết quả trước lớp.
* Để đo diện tích phòng học người ta dùng đơn vị đo diện tích nào ?
 -Em hãy so sánh 81cm2 với 1m2.
 -Vây diện tích phòng học có thể là 81cm2 được không ? Vì sao ?
 -Em hãy đổi 900dm2 thành mét vuông.
 -Hãy hình dung một phòng có diện tích 9m2, theo em có thể làm phòng học được không ? Vì sao ?
 -Vậy diện tích phòng học là bao nhiêu ?
 -GV tiến hành tương tự đối với phần b.
* GDBVMT: Nêu diện tích nước Việt Nam? Diện tích tỉnh Đồng Nai, diện tích huyện Cẩm Mỹ
 D. Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò ( 2 ph )
Mục tiêu: Vận dụng thực hành kĩ năng sống và dặn dò chuẩn bị cho tiết sau
Tiến hành: 
- Hỏi quan hệ đơn vị đo diện tích km2 , m2 , dm2 , cm2 
- GV nhận xét giờ học, dặn dò HS về nhà thực hành đo và tính diện tích sân nhà, nền nhà, mặt bàn và tìm hiểu thêm về diện tích một số quốc gia và châu lục mà em biết
- Chuẩn bị bài sau
-2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu
- HS thực hiện ở bảng con một số phép đổi về diện tích như: 4 m2= .cm2 , 
160000 cm2= .m2 , 8 m2 62 cm2 = .. cm2 
-HS lắng nghe.
-HS quan sát hình vẽ và tính diện tích cánh đồng: 1km x 1km = 1km2. 
-HS đọc.
-1km = 1000m.
-HS tính: 1000m x 1000m = 1000000m2.
-1km2 = 1000000m2. (Nhiều em nhắc lại )
- HS làm bài vào vở
-1 HS làm ở bảng phụ, HS dưới lớp nhận xét và sửa bài
 1km2 =1000000m2
 1000000m2 = 1km2
 1m2 = 100dm2
 5km2 = 5000000m2
 32m249dm2 = 3249dm2
 2000000m2 =2km2
-Hơn kém nhau 100 lần.
-HS đọc đề
-Lấy chiều dài nhân chiều rộng.
-1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở
Bài giải
Diện tích của khu vườn hình chữ nhật là:
3 x 2 = 6 (km2)
Đáp số: 6 km2
-HS phát biểu ý kiến.
-Diện tích phòng học là 40m2.
-Diện tích nước Việt Nam là 330991km2.
-Mét vuông.
-81cm2 < 1m2.
-Vì quá nhỏ.
-900dm2 = 9m2.
-Không được, vì nhỏ.
-Diện tích phòng học là 40m2.
- HS nêu ( nếu biết ). Nghe GV cung cấp thông tin ( nếu không biết )
Một số em yếu nêu lại 
ĐẠO ĐỨC
 Tiết 12 : HIẾU THẢO VỚI ÔNG BÀ, CHA MẸ (Tiết 1)
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU: Học xong bài này, HS có khả năng:
HS hiểu công lao sinh thành, dạy dỗ của ông bà, cha mẹ & bổn phận của con cháu đối với 
	ông bà, cha mẹ.
Biết thực hiện những hành vi, những việc làm thể hiện lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ trong cuộc sống.
Kính yêu ông bà, cha mẹ.
II.CHUẨN BỊ:
Đồ dùng hoá trang để diễn tiểu phẩm Phần thưởng
Bài hát Cho con – Nhạc và lời: Phạm Trọng Cầu.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU	
Thời gian
Hoạt động của gv
Hoạt động của hs
5 phút
1 phút
8 phút
8 phút
8 phút
3 phút
1 phút
* Khởi động: 
- Hát tập thể bài Cho con– Nhạc và lời: Phạm Trọng Cầu.
Bài hát nói về điều gì?
Em có cảm nghĩ gì về tình thương yêu, 
che chở của cha mẹ đối với mình? 
Là người con trong gia đình, em có thể 
làm gì để cha mẹ vui lòng?
= > Giới thiệu bài 
Hoạt động1: Thảo luận tiểu phẩm Phần thưởng
- Cho hs sắm vai thể hiện tiểu phẩm
GV phỏng vấn các HS vừa đóng tiểu phẩm:
+ Đối với HS đóng vai Hưng: Vì sao em lại mời “bà” ăn những chiếc bánh mà em vừa được thưởng?
+ Đối với HS đóng vai bà của Hưng: “Bà” cảm thấy thế nào trước việc làm của đứa cháu đối với mình?
GV yêu cầu lớp thảo luận, nhận xét về cách ứng xử
GV kết luận: Hưng kính yêu bà, chăm sóc bà. Hưng là một đứa cháu hiếu thảo.
Hoạt động 2: Biết thực hiện những hành vi, những việc làm thể hiện lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ trong cuộc sống.
GV nêu yêu cầu của bài tập
GV kết luận: Việc làm của bạn Loan (tình huống b), Hoài (tình huống d), Nhâm (tình huống đ) thể hiện lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ; việc làm của bạn Sinh (tình huống a) & bạn Hoàng (tình huống c) là chưa quan tâm đến ông bà, cha mẹ.
Hoạt động 3: Hiểu được các hành vi đạo đức thể hiện qua tranh và đặt tên phù hợp cho tranh
GV chia nhóm & giao nhiệm vụ cho các nhóm
GV kết luận về nội dung các bức tranh & khen các nhóm HS đã đặt tên tranh phù hợp
GV mời vài HS đọc phần ghi nhớ.
Củng cố 
Em đã làm được gì để thể hiện lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ?
Dặn dò: 
Sưu tầm truyện, thơ, bài hát, ca dao, tục ngữ nói về lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ (bài tập 5)
Em hãy viết, vẽ, kể chuyện về chủ đề hiếu thảo với ông bà, cha mẹ (bài tập 6)
HS hát
HS trả lời
HS xem tiểu phẩm do một số bạn trong lớp đóng
HS trả lời
Lớp thảo luận, nhận xét về cách ứng xử
HS trao đổi trong nhóm
Đại diện nhóm trình bày. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Các nhóm thảo luận
Đại diện nhóm trình bày. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
HS đọc ghi nhớ
HS nêu
MĨ THUẬT
Tiết 13: VẼ TRANG TRÍ : TRANG TRÍ ĐƯỜNG DIỀM
I. MỤC TIÊU :
- HS cảm nhận vẻ đẹp và làm quen với ứng dụng của đường diềm trong cuộc sống - Biết cách vẽ trang trí đường diềm theo ý thích . 
- Biết sử dụng đường diềm vào các bài trang trí ứng dụng . - HS có ý thức làm đẹp trong cuộc sống .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- 1 số đường diềm và đồ vật có trang trí đường diềm ; 1 số bài trang trí đường diềm của HS các lớp trước 
III. ĐỘNG DẠY HỌC :
 Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh 
7 phút
6 phút 
17 phút 
 6 phút 
2 phút 
Hoạt động 1: ( 7 ph )
Mục tiêu : Quan sát, nhận xét 
Tiến hành:
-Cho hs quan sát một số hình ảnh ở hình 1 trang 32 SGK.
-Em thấy đường diềm được trang trí ở đồ vật nào?
-Em còn biết những đồ vật nào có dùng đường diềm để trang trí?
-Những hoạ tiết nào thường được dùng?
-Cách xếp các hoạ tiết như thế nào?
-Em có nhận xét gì về màu sắc của các đường diềm hình 1 trang 32.
-Chốt lại các ý kiến.
Hoạt động 2: Cách trang trí
Mục tiêu : Biết cách trang trí đường diềm 
Tiến hành: 
-Gợi ý để hs nhận ra các vẽ:
+Vẽ hai đường song song vừa với tờ giấy, chia các khoảng cách đều nhau rồi kẻ các đường trục.
+Vẽ các hình mảng trang trí sao cho cân đối, hài hoà.
+Tìm và vẽ hoạ tiết, có thể vẽ nhắc lại hoặc xen kẽ.
+Vẽ màu theo ý thích.
-Cho hs xem mẫu đường điềm của hs năm trướ ... i số đó rồi trừ các kết quả đi với nhau
Hoạt động cuối: Củng cố ( 3 ph )
Mục tiêu : Củng cố và dặn dò
Tiến hành: 
-Nêu lại 2 cách nhân một số với một hiệu và ngược lại 
-Nhận xét tiết học và dặn dò
Hs sửa bài, cả lớp thực hiện bảng con nhân một số với một tổng
HS tính rồi so sánh.
HS nêu
Khi nhân một số với một hiệu, ta có thể lần lượt nhân số đó với số bị trừ & số trừ, rồi trừ hai kết quả với nhau.
Vài HS nhắc lại.
HS làm bài bảng con, mỗi dãy làm một cột a x ( b - c ) hoặc a x b - a x c và so sánh kết quả ở hai biểu thức => 1 em nêu quy tắc một số nhân với một hiệu 
HS nêu lại mẫu
HS làm bài vào vở, mỗi bài yêu cầu 2 em lên bảng làm theo 2 cách ( HS yếu có thể cho các em lựa chọn giải 1 trong 2 cách )
HS sửa bài trên bảng và đổi vở chấm chéo
HS làm bài, 1 em làm bảng phụ
Cả lớp sửa bài bảng phụ. Đổi bài chấm chéo
Thi đua theo nhóm bàn 
HS sửa bài và rút ra quy tắc Nhân một hiệu với một số 
- Nhiều em yếu nhắc lại 
- Nhắc lại 4 em 
Rút kinh nghiệm
Thứ sáu: 19 / 11 
TOÁN
Tiết 59 : LUYỆN TẬP
I - MỤC TIÊU : Giúp HS :
- Củng cố kiến thức đã học về tính chất giao hoán, kết hợp của phép nhân và cách nhân một số với một tổng (hoặc hiệu ).
- Thực hiện tính toán, tính nhanh . 
II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Bảng phụ
III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: KTBC (7 ph )
Mục tiêu : KTBC và gt bài mới
Tiến hành:
 GV yêu cầu HS sửa bài làm nhà
GV nhận xét
* Giới thiệu bài mới
Hoạt động 2: Hệ thống ( 6ph )
Mục tiêu : Hệ thống các tính chất của phép nhân
 Tiến hành: 
* -Yêu cầu HS nhắc lại các tính chất của phép nhân.
-Yêu cầu HS viết biểu thức chữ, phát biểu bằng lời.
Hoạt động 3: Thực hành ( 22 ph )
Mục tiêu : ( Như mục tiêu chung )
Tiến hành: 
Bài tập 1:
GV hướng dẫn cách làm, HS thực hành tính
Bài tập 2:
- Hướng dẫn HS làm theo mẫu, gọi một vài em nói cách làm khác nhau.
- Chia lớp làm 7 nhóm, mỗi nhóm bốc thăm 1 bài và thực hiện cách tính thuận tiện
- Gv nhận xét và tuyên dương nhóm có cách tính thuận tiện và ra kết quả vừa nhanh và vừa đúng 
Bài tập 3: Giảm tải
Bài tập 4: 
- Cho HS đọc đề
- Yêu cầu tóm tắt và giải. Sau khi giải cho 2 HS yếu nêu lại quy tắc tính diện tích hình chữ nhật 
Hoạt động cuối: Củng cố ( 4 ph )
Mục tiêu : Củng cố và dặn dò
Tiến hành: 
- Nêu lại các tính chất của phép nhân
-Nhận xét tiết học, dặn HS làm lại bài 2 vào vở
-Chuẩn bị bài: Nhân với số có hai chữ số.
1 HS lên sửa bài 3. cả lớp làm bảng con về một số nhân với một hiệu
HS nêu: tính chất giao hoán, tính chất kết hợp, một số nhân với một tổng, một số nhân với một hiệu.
Bài a làm bảng con và nêu lại quy tắc, bài b làm vở, 1 em bảng phụ. Sửa bài bảng phụ – HS đổi bài chấm chéo
- Theo dõi cách làm thuận tiện của bài mẫu
- Từng nhóm bốc bài và tìm cách giải thuận tiện nhất , thi đua lên bảng trình bày. 
- Lớp nhận xét
- 1 em đọc đề
- Lớp làm bài vào vở, 1 em làm bảng phụ. Lớp nhận xét bài bảng phụ, nêu lại quy tắc tính diện tích hình chữ nhật
- HS yếu một vài em nêu, các em khác nhận xét
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP – THÁNG 10
Tiết 12 : LUYỆN TẬP TRÒ CHƠI DÂN GIAN 
I.MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
Phát huy nét đẹp của văn hóa dân tộc 
Biết giữ gìn và bảo vệ môi trường
Rèn luyện sự nhanh nhẹn, khéo léo, thông minh, sức khỏe, tinh thần đoàn kết,  qua các trò chơi dân gian
II.CHUẨN BỊ:
Sân chơi và dụng cụ
III.CÁC HOẠT ĐỘNG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 Hoạt động 2: Trò chơi dân gian ( 30 ph )
Mục tiêu: Rèn luyện sức khỏe, khéo léo, nhanh nhẹn
Tiến hành: 
- GV nêu nội dung tiết sinh hoạt ngoại khóa
- Cho HS lựa chọn trò chơi dân gian
- Tổ chức và làm trọng tài giúp các em vui chơi, tranh tài
 Hoạt động 3 : Củng cố ( 5 ph )
Mục tiêu: Củng cố, dặn dò
Tiến hành: 
- Nhận xét chung buổi sinh hoạt .
- Dặn Hs chuẩn bị cho sinh hoạt ngoại khoá tiết sau: Bảo trì trường học
- HS chọn và tổ chức chơi các trò chơi dân gian 
Rút kinh nghiệm 
TOÁN	
Tiết 60 : NHÂN VỚI SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
Hiểu tích riêng thứ nhất & thứ hai là gì.
Biết đặt tính & tính để nhân với số có hai chữ số.
II.CHUẨN BỊ:
Bảng phụ
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU	
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: KTBC ( 7 ph )
Mục tiêu : KTBC và gt bài mới
Tiến hành:
GV yêu cầu HS sửa bài làm nhà
GV nhận xét
* Giới thiệu bài mới 
Hoạt động 2: Tìm hiểu ( 7 ph )
Mục tiêu : Hứơng dẫn HS tìm cách tính 36 x 23
Tiến hành: 
Trước tiết này HS đã biết:
+ Đặt tính & tính khi nhân với số có một chữ số.
+ Đặt tính & tính để nhân với số tròn chục từ 10 đến 90
Đây là những kiến thức nối tiếp với kiến thức của bài này.
GV cho cả lớp đặt tính & tính trên bảng con: 36 x 3 và 36 x 20
GV đặt vấn đề: Ta đã biết đặt tính & tính 36 x 3 và 36 x 20, nhưng chưa học cách tính 36 x 23. Các em hãy tìm cách tính phép tính này?
GV chốt: ta nhận thấy 23 là tổng của 20 & 3, do đó có thể nói rằng: 36 x 23 là tổng của 36 x 20 & 36 x 3
Hoạt động 3: Đặt tính ( 8 ph )
Mục tiêu : Hướng dẫn cách đặt tính và tính
Tiến hành: 
 GV đặt vấn đề: để tìm 36 x 23 ta phải thực hiện hai phép nhân (36 x 3; 36 x 20) & một phép tính cộng. Để khỏi phải đặt tính nhiều lần, liệu ta có thể viết gộp lại được hay không?
GV yêu cầu HS tự đặt tính.
GV hướng dẫn HS tính:
 36 
 x 23
 108
 72
 828
GV viết đến đâu, cần phải giải thích ngay đến đó, đặc biệt cần giải thích rõ về các tích riêng 
Hoạt động 4: Thực hành ( 16 ph )
Mục tiêu : Thực hành nhân với số có hai chữ số
Tiến hành: 
Bài tập 1:
Yêu cầu HS làm trên bảng con.
GV cần lưu ý: đây là bài tập cơ bản, cần kiểm tra kĩ, đảm bảo tất cả HS đều biết cách làm.
Bài tập 2:
Yêu cầu HS thực hiện theo nhóm
Bài tập 3:
 Yêu cầu đọc đề , tóm tắt rồi giải
Hoạt động cuối: Củng cố ( 2 ph )
Mục tiêu : Củng cố và dặn dò
Tiến hành: 
- Nêu lại các lưu ý khi đặt tính và tính
Chuẩn bị bài: Luyện tập
1 HS sửa bài, cả lớp làm bảng con về nhân một số với 1 tổng ( một hiệu )
HS nhắc lại các kiến thức đã học.
HS tính trên bảng con.
HS tự nêu cách tính khác nhau.
36 x 23 = 36 x (20 + 3)
 = 36 x 20 + 36 x 3
 = 720 + 108 (lấy kq ở trên)
 = 828
HS tự đặt tính rồi tính.
HS tập tính trên bảng con.
Vài HS nhắc lại.
- HS thực hiện tính trên bảng con bài a va2b. Làm vào vở bài c và d
- HS thảo luận theo nhóm 2 và giải, 1 nhóm giải vào bảng phụ. 
Sửa bài ở bảng phụ, lớp nhận xét
- Lớp tóm tắt và giải vào vở. 1 em làm bảng phụ.
- Sửa bài và đổi vở chấm chéo 
- 2 HS yếu nêu
Rút kinh nghiệm 
SINH HOẠT LỚP - TUẦN 12
I. MỤC ĐÍCH : 
Đánh giá công tác tuần 12
Kế hoạch thực hiện trong tuần 13
Dạy : An toàn giao thông bài 4
II. CHUẨN BỊ:
- Bảng kế hoạch tuần 13
- Tranh phục vụ cho bài 4 ATGT
III. TIẾN HÀNH
Các tổ báo cáo
Ban cán sự lớp báo cáo
GV đánh giá chung và nêu một số công việc trong tuần 13	
An toàn giao thông
AN TOÀN GIAO THÔNG
BÀI 4: LỰA CHỌN ĐƯỜNG ĐI AN TOÀN
I.Mục tiêu: HS biết
1. - Đánh giá hoạt động tuần 11 và đưa ra định hướng cho hoạt động tuần 12
2. - HS so sánh được đường đi an toàn và đường đi không an toàn.
 - Lựa chọn con đường an toàn để đi khi tham gia lưu thông
II. Chuẩn bị: 
- Sơ đồ và sa bàn về đường giao thông
- Phiếu thảo luận
- Một số hình ảnh SGK phóng to
III. Các hoạt động:
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
8 phút
5 phút
10 phút
10 phút
5 phút
* Đánh giá chung hoạt động của lớp tuần 12 và đưa ra kế hoạch tuần 13
- Gv nắm bắt tình hình lớp
- Nhận xét: mặt tuyên dương và mặt phê bình từng em đồng thời đưa ra biện pháp khắc phục
- Đưa ra các yêu cầu và công việc trong tuần 13
A. Hoạt động 1: Kiểm tra
* Mục tiêu: KTBC
* Tiến hành: 
-Hỏi: Xe đạp như thế nào là phù hợp và an toàn đối với lưá tuổi như các em? Khi đi xe đạp cần thực hiện những quy định nào ? 
-Nhận xét kiểm tra bài cũ.
-Giới thiệu bài mới.
B. Hoạt động 2: Tìm hiểu
* Mục tiêu: HS biết thế nào là đường đi an toàn và đường không an toàn?
* Tiến hành: 
-Yêu cầu HS quan sát tranh SGK và thảo luận:
+Con đường hoặc đoạn đường có những điều kiện như thế nào thì an toàn cho người giao thông?
+Đường nào theo em là không an toàn? Vì sao?
-GV chốt ý và cho HS đọc ghi nhớ SGK
C. Hoạt động3: Lựa chọn
* Mục tiêu: HS lực chọn đường đi an toàn theo từng tình huống
* Tiến hành: 
-GV cho HS bốc thăm tình huống và thảo luận theo tình huống vừa bốc thăm.
-Gv nhận xét, tuyên dương các nhóm giải quyết tình huống và biết cách lựa chọn đường đi an toàn
D. Hoạt động 4: Củng cố 
* Mục tiêu: Củng cố và dặn dò
* Tiến hành: 
-Tại sao phải lựa chọn đường đi an toàn?
-Em đã làm gì để góp phần giữ cho đường đi được an toàn?
- Liên hệ giáo dục và dặn HS thực hành ATGT khi đi trên đường
- Nhận xét tiết học.
- Dặn hs chuẩn bị bài 5
Các tổ và cán sự lớp báo cáo
Hs lắng nghe và rút kinh nghiệm
Hs lắng nghe và ghi vở dặn dò
-2 em HS trả lời
-HS nêu tựa bài
-HS thảo luận theo nhóm 4
-Các nhóm nhận tranh và thảo luận
-Đại diện các nhóm trình bày, nhóm khác trao đổi , chất vấn hoặc bổ sung.
-2 HS đọc, lớp đọc thầm
-Hs thảo luận nhóm
-Đại diện nhóm trình bày các nhóm khác nhận xét và bổ sung
_ Một vài em nêu cá nhân, em khác nhận xét
-Hs lắng nghe và thực hiện

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an tuan 12.doc