1. Kiến thức:
- Phát biểu được định nghĩa động cơ nhiệt
- Dựa vào mô hình hoặc hình vẽ động cơ nổ 4 kì . Có thể mô tả được cấu tạo của động cơ này , chuyển vận của động cơ .
- Viết được công thức tính hiệu suất của động cơ nhiệt , nêu tên và đơn vị các đại lượng .
2. Kỹ năng:
- Vận dụng để giải các bài tập đơn giản .
3. Thái độ:
- Yêu thích môn học , mạnh dạn trong hoạt động nhóm.
II/ Chuẩn bị:
- ảnh chụp một số động cơ nhiệt .
- Mô hình động cơ nổ 4 kì cho mỗi tổ.
- Sơ đồ phân phối năng lượng của động cơ ô tô .
Ngày soạn: 15/4/2009 Ngày dạy :20/4/2010 Tiết 33 ĐộNG CƠ NHIệT I/ Mục Tiêu: 1. Kiến thức: Phát biểu được định nghĩa động cơ nhiệt Dựa vào mô hình hoặc hình vẽ động cơ nổ 4 kì . Có thể mô tả được cấu tạo của động cơ này , chuyển vận của động cơ . Viết được công thức tính hiệu suất của động cơ nhiệt , nêu tên và đơn vị các đại lượng . 2. Kỹ năng: Vận dụng để giải các bài tập đơn giản . 3. Thái độ: Yêu thích môn học , mạnh dạn trong hoạt động nhóm. II/ Chuẩn bị: ảnh chụp một số động cơ nhiệt . Mô hình động cơ nổ 4 kì cho mỗi tổ. Sơ đồ phân phối năng lượng của động cơ ô tô . III/ Tổ chức hoạt động dạy và học: Hoạt động Của Học Sinh Trợ Giúp Của Giáo Viên Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ - Tổ chức tình huống học tập - HS: Trả lời các câu hỏi GV nêu - HS khác nhận xét bổ sung. - HS: Nghe và ghi đầu bài học 1. Kiểm tra bài cũ: - Học sinh 1: Phát biểu nội dung và định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng. - Học sinh 2:Tìm ví dụ về động cơ nhiệt. 2. Tổ chức tình huống học tập: - Như SGK . Hoạt động 2: Tìm hiểu về động cơ nhiệt (15 phút) - Học sinh đọc định nghĩa và ghi định nghĩa vào vở. - Cá nhân học sinh so sánh . - Cho học sinh đọc SGK , phát biểu định nghĩa . - Yêu cầu học sinh nêu được ví dụ về động cơ nhiệt mà các em thường gặp . - Nếu học sinh nêu được ít ví dụ , Giáo viên có thể treo tranh các loại động cơ nhiệt đồng thời đọc mục I trong SGK . - Yêu cầu học sinh nêu điểm giống nhau và khác nhau của động cơ này ? - Giáo viên gợi ý : So sánh về loại nhiên liệu sử dụng , nhiên liệu được đốt cháy bên trong hay bên ngoài xi lanh . Hoạt động 3 : Tìm hiểu về động cơ 4 kì (10 phút) - Học sinh lắng nghe phần giới thiệu về cấu tạo của động cơ 4 kì. - Các nhóm quay cho mô hình động cơ 4 kì hoạt động. - Giáo viên sử dụng tranh vẽ , kết hợp mô hình híơI thiệu các bộ phận cơ bản của động cơ nổ 4 kì. - Gọi học sinh nhắc lại các bộ phận cơ bản của động cơ nổ 4 kì. - Giáo viên giới thiệu cho học sinh thế nào là một kì chuyển vận của động cơ đó. - Giáo viên nêu cách gọi tắt tên 4 kì để học sinh dễ nhớ. Hoạt động 4: Tìm hiểu về hiệu suất động cơ nhiệt ( 10 phút) - Cá nhân học sinh trả lời . - Giáo Viên: Yêu cầu HS thảo luận nhóm trả lời C1 - _ Giáo Viên thông báo hiệu suất của động cơ như C2 - Giáo Viên sửa chữa, bổ sung nếu cần. Hoạt động 5: Vận dụng , củng cố hướng dẫn về nhà ( 5 phút) - Cá nhân học sinh trả lời C3 đến C5 . ỉ Các kiến thức: - Động cơ xăng 4 kì có một kì đối nhiên liệu, bugi đánh lửa. Các tia lửa điện do bugi tạo ra làm xuất hiện các chất khí NO, NO2 có hại cho môi trường, ngoài ra sự hoạt động của bugi gây nhiễu sóng điện từ, ảnh hưởng đến hoạt động của tivi, rađiô. - Động cơ điezen khởng dụng bugi nhưng lại gây ra bụi than làm ô nhiễm không khí. Các động cơ nhiệt sử dụng nguồn năng lượng là: Than đá, dầu mỏ, khí đốt. Sản phẩm cháy của các nhiên liệu này là khí CO2, SO2, NO, NO2 ...Các chất khí này là tác nhân gây ra hiệu ứng nhà kính. - Hiện nay hiệu suất của động cơ nhiệt là: + Động cơ xăng 4 kì là 30 - 35% + Động cơ điezen: 35 - 40% + Tua biên khí: 15 - 20% - Cá nhân học sinh về nhà làm theo yêu cầu của giáo viên . - Giáo viên cho HS thảo luận các câu C3, C4, C5 - Câu C3 trả lời dựa vào định nghĩa đông cơ nhiệt. - Câu C4 GV nhận xét ví dụ của HS phân tích đúng sai. - Yêu cầu HS làm C5, C6. ỉ Giáo Viên nêu nội dung tích hợp GDBVMT. - Động cơ nhiệt là động cơ trong đó một phần năng lượng của nhiên liệu bị đốt cháy được chuyển hoá thành cơ năng. - Các biện pháp GDBVMT: + Việc nâng cao hiệu suất động cơ là một vấn đề quan trọng của ngành công nghiệp chế tạo máy làm giảm thiểu việc sử dụng nhiênn liệu hoá thạch và bảo vệ môi trường. + Trong tương lai khi các nguồn năng lượng hóa thạch cạn kiệt thì việc sử dụng các động cơ nhiệt dùng nguồn năng lương sạch (nhiên liệu sinh học - ethanol) là rất cần thiết. * Hướng dẫn học ở nhà - Đọc phần có thể em chưa biết - Làm các bài tập 28.1 đến 28.7 SBT - Trả lời các câu hỏi phần ôn tập. NộI DUNG GHI BảNG Tiết 33 - Bài 28 : ĐộNG CƠ NHIệT I. Động cơ nhiệt là gì ? Động cơ nhiệt là những động cơ trong đó một phần năng lượng của nhiên liệu bị đốt cháy được chuyển hoá thành cơ năng . II. Động cơ nổ 4 kì: 1. Cấu tạo : Píttông (3) , trục bằng biên ( 4), tay quay (5), vô lăng (60, hai van ( 1 + 2), bugi (7) 2. Chuyển vận : Kỳ thứ nhất : Hút nhiên liệu Kỳ thứ hai : Nén nhiên liệu Kỳ thứ ba : đốt nhiên liệu Kỳ thứ tư : Thoát khí III. Hiệu suất : C1: Không vì một phần nhiệt lượng này được truyền cho các bộ phận của động cơ làm bộ phận này nóng lên, một phần nữa theo khí thoát ra ngoài . C2: Hiệu suất của động cơ nhiệt được xác định bằng tỷ số giữa phần nhiệt lượng chuyển hoá thành công cơ học và nhiệt lượng do nhiên liệu bị đốt cháy toả ra . A là công thực hiện (J) Q là nhiệt lượng do nhiên liệu bị đốt cháy toả ra ( J) IV. Vận dụng : C3 : Không – vì không có sự biến đổi năng lượng của nhiên liệu bị đốt cháy thành cơ năng . C4: Tuỳ học sinh C5 : Gây ra tiếng ồn , ô nhiễm môi trường C6: Tóm tắt : S = 100Km F = 700N
Tài liệu đính kèm: