Giáo án lớp 8 môn học Sinh học - Tuần 1 - Tiết 1 - Bài mở đầu

Giáo án lớp 8 môn học Sinh học - Tuần 1 - Tiết 1 - Bài mở đầu

1. Kiến thức:

 a) Đạt chuẩn:

 Xác định được vị trí của con người trong giới Động vật.

 Nêu được các phương pháp đặc thù của môn học.

 b) Trên chuẩn:

 Hiểu được mục đích, nhiệm vụ, ý nghĩa của kiến thức phần cơ thể người.

2. Kĩ năng:

 Rèn kĩ năng hoạt động nhóm, kĩ năng tư duy độc lập và làm việc với SGK

3. Thái độ:

 Có ý thức bảo vệ, giữ gìn vệ sinh cơ thể.

II/ CÁC KỸ NĂNG SỐNG CƠ BẢN:

III/ CÁC PHƯƠNG PHÁP/KỸ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG:

 Vấn dáp tìm tòi.

IV/ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

 Tranh phóng to các hình SGK trong bài.

 

doc 66 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1104Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 8 môn học Sinh học - Tuần 1 - Tiết 1 - Bài mở đầu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1 Ngày soạn:21/08/2011
Tiết 1 Ngày dạy:22/08/2011 
 BÀI MỞ ĐẦU
I/ MỤC TIÊU
1. Kiến thức: 
 a) Đạt chuẩn: 
Xác định được vị trí của con người trong giới Động vật.
Nêu được các phương pháp đặc thù của môn học.
 b) Trên chuẩn:
Hiểu được mục đích, nhiệm vụ, ý nghĩa của kiến thức phần cơ thể người.
2. Kĩ năng:
Rèn kĩ năng hoạt động nhóm, kĩ năng tư duy độc lập và làm việc với SGK
3. Thái độ:
Có ý thức bảo vệ, giữ gìn vệ sinh cơ thể.
II/ CÁC KỸ NĂNG SỐNG CƠ BẢN:
III/ CÁC PHƯƠNG PHÁP/KỸ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG:
Vấn dáp tìm tòi.
IV/ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
Tranh phóng to các hình SGK trong bài.
Bảng phụ.
V/ HOẠT ĐỘNG DẠY
1) Khám phá: 
Trong chương trình sinh học 7 các em đã học các ngành động vật nào?
Lớp động vật nào trong ngành động vật có xương sống có vị trí tiến hoá cao nhất?
Để biết được con người nằm ở vị trí nào trong giới động vật chúng ta sẽ tìm hiểu ở bài học hôm nay.
 2) Kết nối:
Họat động của giáo viên
Hoạt động của HS
Nội dung
Họat động 1: Vị trí của con người trong tự nhiên
- Cho HS đọc thông tin mục 1 SGK.
- Xác định vị trí phân loại của con người trong tự nhiên?
- Con người có những đặc điểm nào khác biệt với động vật thuộc lớp thú?
- Yêu cầu HS hoàn thành bài tập s SGK.
- Đặc điểm chỉ có ở người, không có ở động vật (ô 1, 2, 3, 5, 7, 8 – SGK).
- Đặc điểm khác biệt giữa người và động vật lớp thú có ý nghĩa gì?
- Đọc thông tin, trao đổi nhóm và rút ra kết luận.
- Cá nhân nghiên cứu bài tập.
- Trao đổi nhóm và xác định kết luận đúng bằng cách đánh dấu trên bảng phụ.
- Các nhóm khác trình bày, bổ sung " Kết luận.
- Con người thuộc lớp thú, tiến hoá nhất.
- Điểm khác biệt giữa người và ĐV thuộc lớp thú: người có tiếng nói, chữ viết, tư duy trừu tượng, biết chế tạo và sử dụng công cụ lao động vào những mục đích nhất định " làm chủ thiên nhiên.
Hoạt động 2: Nhiệm vụ của môn cơ thể người và vệ sinh
- Yêu cầu HS đọc £ SGK mục II để trả lời :
- Học bộ môn cơ thể người và vệ sinh giúp chúng ta hiểu biết những gì?
- Yêu cầu HS quan sát hình 1.1 "1.3, liên hệ thực tế để trả lời:
- Hãy cho biết kiến thức về cơ thể người và vệ sinh có quan hệ mật thiết với những ngành nghề nào trong xã hội?
- Cá nhân nghiên cứu £ trao đổi nhóm.
- Một vài đại diện trình bày, bổ sung để rút ra kết luận.
- Quan sát tranh + thực tế " trao đổi nhóm để chỉ ra mối liên quan giữa bộ môn với khoa học khác.
- Y học, Tâm lí giáo dục học, Hội hoạ, Thể thao...
* Mục đích môn học:
- Cung cấp những kiến thức về cấu tạo và chức năng sinh lí của các cơ quan trong cơ thể. 
- Mối quan hệ giữa cơ thể người với môi trường.
- Mối liên quan giữa môn học với các môn khoa học khác: y học, điêu khắc, hội hoạ, thể thao...
* Ý nghĩa:
- Biết cách rèn luyện thân thể, phòng chống bệnh tật, bảo vệ sức khoẻ, bảo vệ môi trường.
- Tích lũy kiến thức cơ bản để đi sâu vào các ngành nghề liên quan
Hoạt dộng 3: Phương pháp học tập bộ môn cơ thể người và vệ sinh
- Yêu cầu HS nghiên cứu £ mục III SGK, liên hệ các phương pháp đã học môn Sinh học ở lớp dưới để trả lời:
- Nêu các phương pháp cơ bản để học tập bộ môn?
- Cho HS lấy VD cụ thể minh hoạ cho từng phương pháp.
- Cho 1 HS đọc kết luận SGK.
- Cá nhân tự nghiên cứu £, trao đổi nhóm.
- Đại diện nhóm trình bày, bổ sung để rút ra kết luận.
- HS lấy VD cho từng phương pháp.
Phương pháp học tập phù hợp với đặc điểm môn học là kết hợp quan sát, thí nghiệm và vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tế cuộc sống.
 3) Củng cố:
Yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi sau:
Trình bày những đặc điểm giống và khác nhau giữa con người và động vật thuộc lớp thú? Điều này có ý nghĩa gì?
Lợi ích của việc học bộ môn “ Cơ thể người và sinh vật”.
4) Dặn dò:
Học bài và trả lời câu 1, 2 SGK.
Kẻ bảng 2 vào vở.
Ôn lại hệ cơ quan ở động vật thuộc lớp thú.
VI/ RÚT KINH NGHIỆM:
 Ngày soạn:21/08/2011
Tiết 2 Ngày dạy:24/08/2011
CẤU TẠO CƠ THỂ NGƯỜI
I/ MỤC TIÊU
1. Kiến thức: 
 a) Đạt chuẩn: 
Nêu được đặc điểm cơ thể người.
Xác định được vị trí của các cơ quan, hệ cơ quan của cơ thể trên mô hình.
Biết được chức năng của từng hệ cơ quan.
 b) Trên chuẩn:
Hiểu rõ được tính thống nhất trong hoạt động của các hệ cơ quan dưới chỉ đạo của hệ thần kinh và hệ nội tiết.
2. Kĩ năng:
Rèn kĩ năng quan sát, nhận biết kiến thức.
Rèn tư duy tổng hợp logic, kĩ năng hoạt động nhóm.
3. Thái độ:
Giáo dục ý thức giữ gìn bảo vệ cơ thể tránh tác động mạnh vào một số cơ quan quan trọng.
II/ CÁC KỸ NĂNG SỐNG CƠ BẢN:
III/ CÁC PHƯƠNG PHÁP/KỸ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG:
Thảo luận nhóm.
Vấn đáp tìm tòi
IV/ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
Tranh phóng to hình 2.1; 2.2 SGK hoặc mô hình tháo lắp các cơ quan của cơ thể người. 
Bảng phụ kẻ sẵn bảng 2 và H 2.3 (SGK).
V/ HOẠT ĐỘNG DẠY
1) Khám phá: 
 2) Kết nối:
Họat động của giáo viên
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động1: Cấu tạo cơ thể
- Yêu cầu HS quan sát H 2.1 và 2.2, kết hợp tự tìm hiểu bản thân để trả lời:
- Cơ thể người gồm mấy phần? Kể tên các phần đó?
- Cơ thể chúng ta được bao bọc bởi cơ quan nào? Chức năng của cơ quan này là gì?
- Dưới da là cơ quan nào?
- Khoang ngực ngăn cách với khoang bụng nhờ cơ quan nào?
- Những cơ quan nào nằm trong khoang ngực, khoang bụng?
(GV treo tranh hoặc mô hình cơ thể người để HS khai thác vị trí các cơ quan)
- Cho 1 HS đọc to £ SGK và trả lời:-? Thế nào là một hệ cơ quan?
- Kể tên các hệ cơ quan ở động vật thuộc lớp thú?
- Yêu cầu HS trao đổi nhóm để hoàn thành bảng 2 (SGK) vào phiếu học tập.
- GV thông báo đáp án đúng.
- Ngoài các hệ cơ quan trên, trong cơ thể còn có các hệ cơ quan nào khác?
- So sánh các hệ cơ quan ở người và thú, em có nhận xét gì?
- Cá nhân quan sát tranh, tìm hiểu bản thân, trao đổi nhóm. Đại diện nhóm trình bày ý kiến.
-3: đầu, thân, chi.
- da
- cơ
- Cơ hoành
- HS có thể lên chỉ trực tiếp trên tranh hoặc mô hình tháo lắp các cơ quan cơ thể.
- 1 HS trả lời . Rút ra kết luận.
- Nhớ lại kiến thức cũ, kể tên các hệ cơ quan.
- Trao đổi nhóm, hoàn thành bảng. Đại diện nhóm điền kết quả vào bảng phụ, nhóm khác bổ sung " Kết luận:
- Các nhóm khác nhận xét.
- Da, các giác quan, hệ sinh dục và hệ nội tiết.
- Giống nhau về sự sắp xếp, cấu trúc và chức năng của các hệ cơ quan.
1. Các phần cơ thể:
- Da bao bọc toàn bộ cơ thể.
- Cơ thể người gồm 3 phần: đầu, thân và chi.
- Khoang ngực và khoang bụng ngăn cách bởi cơ hoành.
- Các cơ quan trong khoang ngực: tim, phổi.
- Các cơ quan trong khoang bụng: gan, dạ dày, ruột, thận, tuỵ, bóng đái, cơ quan sinh dục.
2. Các hệ cơ quan:
(Bảng 2)
Bảng phụ :
Hệ cơ quan
Các cơ quan trong từng hệ cơ quan
Chức năng của hệ cơ quan
Hệ vận động
Cơ và xương
Vận động cơ thể
Hệ tiêu hoá
Miệng, ống tiêu hoá và các tuyến tiêu hoá.
Tiếp nhận và biến đổi thức ăn thành chất dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể
Hệ tuần hoàn
Tim và hệ mạch
Vận chuyển chất dinh dưỡng, oxi tới các tế bào và vận chuyển chất thải.
Hệ hô hấp
Mũi khí quản, phế quản và 2 lá phổi
Thực hiện trao đổi khí O2 , CO2 giữa cơ thể và môi trương.
Hệ bài tiết
Thận, ống dẫn nước tiểu và bóng đái.
Bài tiết nước tiểu
Hệ thần kinh
Não, tuỷ sống, dây thần kinh và hạch thần kinh
Tiếp nhận và trả lời các kích thích của môi trường, điều hoà hoạt động các cơ quan
Hoạt động 2: Sự phối hợp hoạt động của các cơ quan
- Yêu cầu HS đọc £ SGK mục II để trả lời :
- Sự phối hợp hoạt động của các cơ quan trong cơ thể được thể hiện trong trường hợp nào?
- Yêu cầu HS khác lấy VD về 1 hoạt động khác và phân tích.
- Yêu cầu HS quan sát H 2.3 và giải thích sơ đồ H 2.3 SGK.
- Hãy cho biết các mũi tên từ hệ thần kinh và hệ nội tiết tới các cơ quan nói lên điều gì?
- GV nhận xét ý kiến HS và giải thích: Hệ thần kinh điều hoà qua cơ chế phản xạ; hệ nội tiết điều hoà qua cơ chế thể dịch.
- Cá nhân nghiên cứu £ phân tích 1 hoạt động của cơ thể đó là chạy.
- Phân tích ví dụ cụ thể về hoạt động viết để chứng minh tính thống nhất.
- Trao đổi nhóm:
+ Chỉ ra mối quan hệ qua lại giữa các hệ cơ quan.
+ Thấy được vai trò chỉ đạo, điều hoà của hệ thần kinh và thể dịch.
- 1 HS đọc kết luận SGK
Các hệ cơ quan trong cơ thể là một khối thống nhất, có sự phối hợp với nhau cùng thực hiện chức năng sống. Sự phối hợp đó được thực hiện nhờ cơ chế thần kinh và cơ chế thể dịch.
3) Củng cố:
Yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi sau:
Cơ thể có mấy hệ cơ quan? Chỉ rõ thành phần và chức năng của các hệ cơ quan?
Hoàn thành bài tập sau bằng cách khoanh vào câu em cho là đúng:
Các cơ quan trong cơ thể hoạt động có đặc điểm là:
a. Trái ngược nhau	b. Thống nhất nhau.
c. Lấn át nhau	d. 2 ý a và b đúng.
Những hệ cơ quan nào dưới đây cùng có chức năng chỉ đạo hoạt động hệ cơ quan khác.
a. Hệ thần kinh và hệ nội tiết
b. Hệ vận động, tuần hoàn, tiêu hoá và hô hấp.
c. Hệ bài tiết, sinh dục và nội tiết.
d. Hệ bài tiết, sinh dục và hệ thần kinh.
4) Dặn dò:
Học bài và trả lời câu 1, 2 SGK.
Ôn lại cấu tạo tế bào thực vật
VI/ RÚT KINH NGHIỆM:
Tuần 2 Ngày soạn:28/08/2011
Tiết 3 Ngày dạy:29/08/2011 
TẾ BÀO
I/ MỤC TIÊU
1. Kiến thức: 
 a) Đạt chuẩn: 
Mô tả được các thành phần cấu tạo của tế bào phù hợp với chức năng của chúng.
Biết được tế bào là đơn vị cấu tạo và đơn vị chức năng của cơ thể.	
 b) Trên chuẩn:
Hiểu được chức năng của tế bào trong cơ thể.
2. Kĩ năng:
Rèn kĩ năng quan sát tranh, mô hình để tìm kiến thức.
Rèn tư duy suy luận logic, kĩ năng hoạt động nhóm
3. Thái độ:
Giáo dục ý thức học tập, lòng yêu thích bộ môn.
II/ CÁC KỸ NĂNG SỐNG CƠ BẢN:
III/ CÁC PHƯƠNG PHÁP/KỸ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG:
Quan sát tìm tòi.
Họat động nhóm.
IV/ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
Tranh phóng to hình 3.1; 4.1; 4.4 SGK 
Bảng phụ kẻ sẵn bảng 3.1; 3.2
V/ HOẠT ĐỘNG DẠY
1) Khám phá: 
Cơ thể dù đơn giản hay phức tạp đều được cấu tạo từ tế bào. Tế bào có cấu tạo như thế nào? Để hiểu được điều đó, chúng ta sẽ tìm hểi trong bài học hôm nay.
 2) Kết nối:
Họat động của giáo viên
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 1: Cấu tạo tế bào
- Yêu cầu HS quan sát H 3.1 và cho biết cấu tạo một tế bào điển hình.
- Treo tranh H 3.1 phóng to để HS gắn chú thích.
- Thông báo
 + Màng sinh chất có lỗ màng đảm bảo mối liên hệ giữa tế bào với máu và dịch mô. Chất tế vào có nhiều bào quan như lưới nội chất ( trên lưới nội chất có các ribôxôm), bộ máy gôn gi, trung thể... trong nhân là dịch nhân có NST.
 + Thành phần cơ bản của NST trong nhân là ADN, ADN mang mã di truyền, quy định những đặc điểm về cấu trúc của prôtêin được tổng hợp ở ribôxôm trong tế bào.
- Quan sát kĩ H 3.1 và ghi nhớ kiến thức.
- 1 HS gắn chú thích. Các HS khác nhận xét, bổ sung.
- Tế bà ... rất nhiều phế nang;
Cả a, b.
Câu 2: Những đặc điểm cấc tạo của phổi làm tăng bbề mặt trao đổi khí là.
Phổi có 2 lớp màng, ở giữa là lớp dịch mỏng giúp cho phổi nở rộng và xốp;
Có khoảng 700 - 800 triệu phế nang làm tăng diện tích trao đổi khí (khoảng 70- 80m2);
Phổi có thể nở ra theo lồng ngực;
Cả a, b.
Câu 3: Cơ quan hô hấp có vai trò quan trọng như thế nào đối với cơ thể?
 a. Cung cấp Oxi cho tế bào họat động 
 b. Lọai thải CO2 ra khỏi cơ thể 
c. Giúp khí lưu thông trong phổi 
d. Cả 2 câu a, b đều đúng 
Câu 4: Khi thức ăn xuống thực quản thì không khí có qua được khí quản không ?
Không , vì thực quản phình to ra đè bẹp khí quản . 
Có nhưng ít , vì khí quản bị thu hẹp do thực quản phình to .
Qua lại bình thường , vì khí quản được cấu tạo bởi các vòng sụn . 
Khí quản được cấu tạo bởi các vòng sụn , chỗ tiếp giáp với thực quản là cơ trơn nên cả hai quá trình lưu thông khí và nuốt thức ăn đều di
4) Dặn dò:
Học bài, trả lời câu hỏi SGK và SBT.
Đọc mục "em có biết"
Xem trước bài: hoạt động hô hấp.
VI/ RÚT KINH NGHIỆM:
 Ngày soạn: 30/10/2011.
Tiết 22. Ngày dạy: 02/11/2011
HOẠT ĐỘNG HÔ HẤP 
I/ MỤC TIÊU 
 1.Kiến thức: 
 a) Đạt chuẩn: 
Trình bày được cơ chế trao đổi khí ở phổi và ở tế bào
 b) Trên chuẩn:
Hiểu được cơ chế thông khí ở phổi
2. Kỹ năng:
 Rèn kỷ năng: 
Quan sát tranh, quan sát sơ đồ.
Hoạt động nhóm.
Tư duy, suy đoán, dự đoán. 
Quan sát tranh hình 
Vận dụng kiến thức liên quan giải thích hiện tượng thức tế
3.Thái độ:
Giáo dục ý thức bảo vệ rèn luyện cơ quan hô hấp để có sức khoẻ tốt
II/ CÁC KỸ NĂNG SỐNG CƠ BẢN:
Kỹ năng ra quyết định.
Kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin
III/ CÁC PHƯƠNG PHÁP/KỸ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG:
Động não.
Vấn đáp tìm tòi
Hoạt động nhóm
IV/ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
Tranh hình SGK
Bảng phụ : Bảng 21 SGK
Sơ đồ vận chuyển máu trong hệ tuần hoàn, tranh vẽ hình SGV
V/ HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
1) Khám phá: 
Sự thông khí và sự trao đổi khí ở phổi diễn ra như thế nào? Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta tìm hiểu vấn đề này.
2) Kết nối:
Họat động của giáo viên
Hoạt động của HS
Nội dung
Họat động 1:Tìm hiểu cơ chế thông khí ở phổi
H: Vì sao các xương sườn được nâng lên thì thể tích lồng ngực tăng và ngược lại?
- GV gợi ý: Khi lồng ngực được kéo lên phía trên đồng thời được nhô ra phía trước => Thể tích lồng ngực khi thở ra nhỏ hơn thể tích lồng ngực khi hít vào
H: Các cơ ở lồng ngữc đã phối hợp hoạt động như thế nào để tăng giảm thể tích lồng ngực?
GV nêu câu hỏi thảo luận :
H: Dung tích phổi khi hít vào, thở ra bình thường và gắng sức có thể phụ thuộc vào các yếu tố nào
GV nhận xét – bổ sung
H: Vì sao ta nên tập hít thở sâu?
- HS quan sát SGK hình 21.1 –2 
+ Xương sườn nâng lên, cơ liên sườn và cơ hoành co, lồng ngực kéo lên, rộng và nhô ra
- Các HS khác nhận xét
+ Cơ liên sườn ngoài co làm tập hợp xương ức và xương sườn có điểm tựa linh động với cột sống sẽ chuyển động đồng thời theo 2 hướng: lên trên và ra 2 bên làm lồng ngực mở rộng sang hai bên là chủ
- Cơ hoành co làm lồng ngực mở rộng mở rộng thêm về phía dưới, ép xuống khoang bụng
- Cơ liên sườn ngoài và cơ hoành dãn ra làm lồng ngực thu nhỏ trở về vị trí cũ
- Ngoài ra còn có sự tham gia của một số cơ khác trong các trường hợp thở gắng sức
- Dung tích phổi khi hít vào và thở ra lúc bình thường cũng như khi gắng sực có thể phụ thuộc vào các yếu tố: Tầm vóc, giới tính, tình trạng sức khoẻ, bệnh tật. Sức luyện tập
Các cơ liên sườn, cơ hoành, cơ bụng phối hợp với xương ức, xương sườn trong cử động hô hấp
-Dung tích phổi phụ thuộc vaò giới tính, tầm vóc, tình trạng sức khoẻ, sự luyện tập
Họat động 1:Tìm hiểu về trao đổi khí ở phổi và tế bào
GV yêu cầu học sinh nghiên cứu thông tin và bảng 21 SGK tr69 để trả lời câu hỏi.
H: Nhìn vào bảng hãy nhận xét thành phần khí O2 và khí CO2hít vào và thở ra?
H: Do đâu có sự chênh lệch nồng độ các chất khí? 
GV bổ sung. Treo tranh vẽ H 21.4 phân tích về sự trao đổi khí ở phổi và ở tế bào
GV hỏi: 
H: Sự trao đổi khí ở phổi và ở tế bào ở đâu quan trọng hơn?
GV nhận xét ® Giải thích: Chính sự tiêu tốn O2 Ở tế bào đã thúc đẩy sự trao đổi khí ở phổi. Vậy sự trao đổi khí ở phổi tạo điều kiện cho sự trao đổi khí ở tế bào.
-Học sinh nghiên cứu thông tin và bang 21 SGk tìm kiến thức để trả lời câu hỏi.
- Trao đổi nhóm thống nhất câu trả lời. Đại diện nhóm báo cáo kết quả thảo luận, nhóm khác nhận xét bổ sung.
- Học sinh quan sát H21.4 tìm kiến thức để trả lời câu hỏi.
- Đại diện học sinh trả lời, học sinh khác nhận xét bổ sung.
-Sự trao đổi khí ở phổi
+Oxi khuếch tán từ phế nang vào máu
+COkhuếch tán từ máu vào phế nang 
-Sự trao đổi khí ở tế bào:
+Oxi khuếch tán từ máu vào tế bào
+COkhuếch tán từ tế bào vào máu
3) Củng cố: 
Gv gọi học sinh đọc ghi nhớ SGK.
GV đưa bài tập trắc nghiệm: Chọn câu trả lời đúng nhất trong các câu sau đây.
1. Dung tích khí ở phổi của mỗi người phụ thuộc vào:
a. Tầm vóc và giới tính b. Tình trạng sức khoẻ
c. Sự luyện tập cuă bản thân từng người d. Cả a, b, c.
2. Sự khuếch tán O2 và CO2 trong trao đổi khí được thể hiện:
a. Nồng độ O2 trong không khí ở phế nang cao hơn trong máu mao mạch;
b. Nồng độ O2 trong máu cao hơn trong tế bào nên O2 khuếch tán từ máu vào tế bào;
c. Nồng độ CO2 trong tế bào cao hơn trong máu nên CO2 khuếch tán từ tế bào vào máu;
d. Cả a,b,c.
3. Sự thông khí ở phổi do:
a. Lồng ngực nâng lên hạ xuống;
b. Cử động hô hấp hít vào thở ra;
c. Thay đổi thể tích lồng ngực;
d. Cả a,b,c.
4) Dặn dò:
Học bài trả lời câu hỏi SGK và SBT.
 Đọc mục "em có biết"
 Soạn bài: Vệ sinh hô hấp 
VI/ RÚT KINH NGHIỆM:
Tuần 12 Ngày soạn: 06/11/2011.
Tiết 23. Ngày dạy: 07/11/2011
VỆ SINH HÔ HẤP
I/ MỤC TIÊU 
 1.Kiến thức: 
 a) Đạt chuẩn: 
HS trình bày được tác hai của tác nhân gây ô nhiễm không khí đối với hoạt động hô hấp
Kể các bệnh chính về cơ quan hô hấp (viêm phế quản, lao phổi). Đề ra biện pháp luyện tập để có một hệ hô hấp khoẻ mạnh và tích cực hành động ngăn ngừa các tác nhân gây ô nhiễm không khí.Tác hại của thuốc lá.
 b) Trên chuẩn:
Giải thích được cơ sở khoa học của việc luyện tập thể dục thể thao đúng cách
2. Kỹ năng:
Rèn kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tế. 
Kỹ năng hoạt động nhóm 
3.Thái độ:
Giáo dục ý thức bảo vệ giữ gìn cơ quan hô hấp
Y thức bảo vệ môi trường
II/ CÁC KỸ NĂNG SỐNG CƠ BẢN:
Kỹ năng ra quyết định.
Kỹ năng tư duy phê phán.
Kỹ năng hợp tác lắng nghe tích cực.
Kỹ năng tự tin khi phát biẻu ý kiến.
III/ CÁC PHƯƠNG PHÁP/KỸ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG:
Dạy học nhóm.
Giải quyết vấn đè.
Trình bày 1 phút.
Hỏi chyên gia.
Vấn đáp tìm tòi.
Trực quan.
IV/ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
Bảng 22 – Các tác nhân gây hại đường hô hấp
Số liệu, hình ảnh về hoạt động gây ô nhiễm không khí và tác hại của nó.
Số liệu, hình ảnh về những con người đã đạt được những thành tích cao và đặc biệt trong rèn luyện hệ hô hấp.
V/ HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
1) Khám phá: 
2) Kết nối:
Họat động của giáo viên
Hoạt động của HS
Nội dung
Họat động 1: Cần bảo vệ hệ hô hấp khỏi các tác nhân có hại.
* Xây dựng biện pháp bảo vệ hệ hô hấp tránh các tác nhân có hại 
- Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK.
- GV kẻ sẵn bảng 22 để trắng cột 2, 3. Yêu cầu HS thảo luận nhóm điền vào chỗ trống.
- Có những tác nhân nào gây hại tới hoạt động hô hấp?
- GV hướng dẫn HS dựa vào bảng 22 để trả lời:
- Hãy đề ra các biện pháp bảo vệ hệ hô hấp tránh các tác nhân có hại?
- GV treo bảng phụ để HS điền vào bảng.
- HS nghiên cứu thông tin ở bảng 22, ghi nhớ kiến thức.
- Đại diện các nhóm lên điền, các nhóm khác bổ sung.
- HS trả lời và rút ra kết luận.
- Yêu cầu HS phân tích cơ sở khoa học của biện pháp tránh tác nhân gây hại.
- 1 số HS điền vào bảng.
I/: Cần bảo vệ hệ hô hấp ránh các tác nhân có hại
- Các tác nhân gây hại cho đường hô hấp là: bụi, khí độc (NO2; SOx; CO2; nicôtin...) và vi sinh vật gây bệnh lao phổi, viêm phổi.
- Các biện pháp bảo vệ hệ hô hấp tránh tác nhân có hại .
(Bảng)
Các biện pháp bảo vệ hệ hô hấp tránh các tác nhân có hại
Biện pháp
Tác dụng
1
- Trồng nhiều cây xanh 2 bên đường phố, nơi công cộng, trường học, bệnh viện và nơi ở.
- Nên đeo khẩu trang khi dọn vệ sinh và ở những nơi có hại.
- Điều hoà thành phần không khí (chủ yếu là tỉ lệ oxi và cacbonic) theo hướng có lợi cho hô hấp.
- Hạn chế ô nhiễm không khí từ bụi.
2
- Đảm bảo nơi làm việc và nơi ở có đủ nắng, gió tránh ẩm thấp.
- Thường xuyên dọn vệ sinh.
- Không khạc nhổ bừa bãi.
- Hạn chế ô nhiễm không khí từ vi sinh vật gây bệnh.
3
- Hạn chế sử dụng các thiết bị có thải ra các khí độc.
- Không hút thuốc lá và vận động mọi người không nên hút thuốc.
- Hạn chế ô nhiễm không khí từ các chất khí độc (NO2; SOx; CO2; nicôtin...)
Hoạt động 2: Xây dựng các biện pháp tập luyện để có một hệ hô hấp khoẻ.
- Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin mục II, thảo luận câu hỏi:
- Vì sao khi luyện tập TDTT đúng cách, đều đặn từ bé có thể có được dung tích sống lí tưởng?
- Giải thích vì sao khi thở sâu và giảm số nhịp thở trong mỗi phút sẽ làm tăng hiệu quả hô hấp?
- Hãy đề ra các biện pháp luyện tập để có thể có 1 hệ hô hấp khoẻ mạnh?
- Cá nhân HS tự nghiên cứu thông tin SGK, thảo luận nhóm, bổ sung và nêu được:
+ Dung tích sống là thể tích không khí lớn nhất mà 1 cơ thể có thể hít vào thật sâu, thở ra gắng sức.
+ Dung tích sống phụ thuộc tổng dung tích phổi và dung tích khí cặn. Dung tích phổi phụ thuộc vào dung tích lồng ngực, dung tích lồng ngực phụ thuộc sự phát triển khung xương sườn trong độ tuổi phát triển, sau độ tuổi phát triển sẽ không phát triển nữa.
Dung tích khí cặn phụ thuộc vào khả năng co dãn tối đa của các cơ thở. Vì vậy cần tập luyện từ bé.
- HS tự rút ra kết luận.
- Cần luyện tập TDTT đúng cách, thường xuyên, đều đặn từ bé sẽ có 1 dung tích sống lí tưởng.
- Biện pháp: tích cực tập TDTT phối hợp thở sâu và giảm nhịp thở thường xuyên từ bé (tập vừa sức, rèn luyện từ từ)
3) Củng cố: 
HS đọc ghi nhớ.
GV: Đặt câu hỏi củng cố bài
Nêu tác hại của khói thuốc lá đối với hệ hô hấp
Để tạo môi trường không khí trong lành, hạn chế ô nhiễm không khí từ bụi nhà máy, xe cộ Em hãy trình bày các biện pháp để khắc phục?
HS: Trả lời, bổ sung – Gv : Chốt lại đáp án đúng
4) Dặn dò:
Hướng dẫn câu hỏi SGK: 
Câu 3: Mật độ bụi khói trên đường phố nhiều khi quá lớn, vượt quá khả nưng làm sạch của đường dẫn khí của hệ hô hấp, bởi vậy nên đeo khẩu trang chống bụi khi đi đường và lao động dọn vệ sinh. 
Chuẩn bị bài “ Thực hành: Hô hấp nhân tạo”. Đem theo gạc cứu thương và vuông vải màu 40 x 40cm. chiếu cá nhân, gối bông.
VI/ RÚT KINH NGHIỆM:

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an sinh 6 3 cot tuan 1 den tuan 13.doc