/ Mục tiêu :
- Học sinh tìm hiểu vế tôn trọng lẽ phải và ý nghĩa của nó trong cuộc sống.
- Rèn luyện kĩ năng biết kiểm soát hành vi của bản thân, đồng thời biết phân biệt được những hành vi, hành động thể hiện sự tôn trọng và không tôn trọng lẽ phải.
- Luôn có ý thức, lập trường trong phán xét để đứng về lẽ phải.
II/ Phương tiện dạy họ :
1/ Phương pháp: - Thảo luận, đàm thoại, nêu vấn đề.
- Kể chuyện, sắm vai.
2/ Phương tiện: Bảng phụ, ca dao, tục ngữ, tình huống xã hội.
Tiết 1: Bài 1: TÔN TRỌNG LẼ PHẢI Ngày soạn: 16/ 8/ 09 I/ Mục tiêu : Học sinh tìm hiểu vế tôn trọng lẽ phải và ý nghĩa của nó trong cuộc sống. Rèn luyện kĩ năng biết kiểm soát hành vi của bản thân, đồng thời biết phân biệt được những hành vi, hành động thể hiện sự tôn trọng và không tôn trọng lẽ phải. Luôn có ý thức, lập trường trong phán xét để đứng về lẽ phải. II/ Phương tiện dạy họ : 1/ Phương pháp: - Thảo luận, đàm thoại, nêu vấn đề. - Kể chuyện, sắm vai. 2/ Phương tiện: Bảng phụ, ca dao, tục ngữ, tình huống xã hội. III/ Tiến trình dạy và học: 1/ Ổn định, tổ chức: 2/ Bài mới: Tg Hoạt động của thầy và trò Nội dung 3ph 10ph 22ph HĐ1 : Giới thiệu bài : GV: 1/ Nêu tình huống . 2/ Đặt câu hỏi với HS ( Ngược với lẽ phải ) HS: Trả lời theo yêu cầu trên. Kết luận: Những vấn đề nghịch lý, ngược với thực trạng đó không phải là lẽ phải và đương nhiên có ảnh hưởng đến tập thể, xã hội, suy nghĩ của bản thân và người khác . HĐ2: Tìm hiểu đặt vấn đề: Thảo luận cả lớp về 3 vấn đề ở SGK. Kết luận: Để có cách cư xử phù hợp trong các trường hợp trên, đòi hỏi mỗi người không chỉ nhận thức đúng mà cần phải có hành vi và cách ứng xử phù hợp trên cơ sở tôn trọng sự thật, bảo vệ lẽ phải , phê phán những việc làm sai trái. HĐ3:Tìm hiểu bài: Thảo luận: N1và 2: Tìm biểu hiện của hành vi tôn trọng lẽ phải . N3 và 4: Tìm những biểu hiện của hành vi không tôn trọng lẽ phải . GV: Theo em những hành vi như vi phạm kỉ luật, pháp luật ảnh hưởng như thế nào đến mọi người và xã hội? HS:Làm phiền người khác, gây trở ngại công việc chung. Khẳng định: Trong cuộc sống cái gì thuộc về lẽ phải tất thành công - Lẽ phải chính là công lý. Và ngay cả những người không có lập trường thì cũng dễ vấp ngã trong cuộc đời. VD: Bộ phim “ Khi đàn chim trở về ” Lẽ phải vẫn chiến thắng mọi âm mưu. Kết luận : Sắm vai : Rèn luyện kỹ năng sống phải biết : điều hay lẽ phải. GV: Đọc truyện “ Vụ án trái đất quay ” ( SGV ) Kết luận : “ Điều hay lẽ phải ” là nhu cầu mà mỗi chúng ta cần thực hiện được. Sống tốt đẹp, xây dựng xã hội lành mạnh, bền vững. Biết lên án, phê phán những điều sai trái. I/ Đặt vấn đề: II/ Bài học : 1/ Tôn trọng lẽ phải : - Là tôn trọng sự thật, làm đúng sự thật, phù hợp với đạo lý. 2/ Cách rèn luyện: - Trung thực, tự trọng. - Có lập trường, vững tin. III/ Bài tập: 4/ Luyện tập - củng cố: - Làm bài tập 3 ( Bảng phụ ) * Thảo luận: Giải thích câu tục ngữ: “ Gió chiều nào che chiều ấy ” VD: - Ý kiến người lớn luôn luôn đúng. - Hoài nghi mọi ý kiến... TỔNG KẾT: Tôn trọng lẽ phải là phẩm chất cần thiết thể hiện tinh thần trong sáng, lành mạnh. Nhờ đó mà con người, xã hội phát triển tốt đẹp hơn, mạnh mẽ hơn. 5/ Dặn dò: - Làm bài tập 5. - Tìm ca dao, tục ngữ, danh ngôn. - Đọc đặt vấn đề bài “ Liêm khiết ”. ~~~~~~~~~~ GV đọc cho HS tham khảo – cùng đưa ra ý kiến: ( 4ph) Danh ngôn: “ Người ta sống một ngày, có được nghe câu nói phải, trông thấy được điều phải , làm được một việc phải, ngày ấy mới không hư sinh ”. Trần Công My “ Điều gì không rõ ràng thì không nên thừa nhận ”. Descasters Tục ngữ: “ Nói phải củ cải cũng nghe ” Tiết 2: Bài 2: LIÊM KHIẾT Ngày soạn: 22/ 8/ 09 I/ Mục tiêu: Học sinh tìm hiểu về đức liêm khiết, ý nghĩa của liêm khiết trong cuộc sống. Rèn luyện thói quen làm việc liêm khiết. Biết phân biệt hành vi liêm khiết với không liêm khiết đồng thời biết tự kiểm tra, đánh giá hành vi của mình để sống đúng đắn, đàng hoàng. Học tập và ủng hộ những tấm gương và những người có lối sống liêm khiết. II/ Phương tiện dạy học: 1/ Phương pháp: Thảo luận, sắm vai, đặt vấn đề. 2/ Phương tiện: Thực tế, ca dao, tục ngữ, thời sự... III/ Tiến trình dạy và học: 1/ Ổn định, tổ chức: 2/ Bài cũ : Nêu ca dao, tục ngữ nói về tôn trọng lẽ phải. Ý nghĩa? ( 5 ph ) 3/ Bài mới: Tg Hoạt động của thầy và trò Nội dung 1ph 10ph 18ph HĐ1: Giới thiệu bài: Dẫn dắt từ bài cũ. HĐ2: Tìm hiểu đặt vấn đề: Thảo luận: Câu hỏi gợi ý SGK. Kết luận: Ba nhân vật: Mariquiri, Dương Chấn và Bác Hồ đều có đặt điểm chung là sống trong sạch, giữ gìn phẩm chất và đầy trách nhiệm. HĐ3: Tìm hiểu bài: Sắm vai: N1 và 2: Biểu hiện của đức liêm khiết . N3 và 4: Biểu hiện trái với liêm khiết . VD1: Bộ phim “ Khi đàn chim trở về ” - Ông Hợp đã tự tha hóa mình và cùng đồng thời tha hóa người khác . -> Sự thật bị che mờ. -> Phá hoại tài sản nhà nước. VD2: Vụ án ông Đặng Ngọc Phước ( Bà Rịa – Vũng Tàu ): Cán bộ địa chính tham tàng. Vô trách nhiệm, không trong sạch. Kết luận: Trong điều kiện hiện nay, lối sống thực dụng chạy theo đồng tiền có xu hướng ngày càng gia tăng. Nếu một người mong muốn làm giàu bằng tài năng và sức lao động của mình ( chính đáng ), luôn kiên trì, phấn đấu vươn lên để đạt kết quả cao trong công việc, không móc ngoặc, hối lộ, gian lận... thì đó là biểu hiện của hành vi liêm khiết. ? Liêm khiết? Ý nghĩa của liêm khiết? HS đọc nội dung bài học. GV : Đọc truyện “ Chọn đằng nào ” và “ Lưỡng quốc trạng nguyên ” ? Qua hai câu chuyện: Ý nghĩa của câu chuyện? Muốn thực hành liêm khiết thì phải như thế nào? I/ Đặt vấn đề: II/ Bài học : 1/ Liêm khiết: - Sống thanh cao, không vụ lợi, làm việc một cách vô tư có trách nhiệm. 2/ Ý nghĩa: - Được sự quý trọng, tin cậy của mọi người. - Xã hội trong sạch, tốt đẹp. => Thanh thản, tự tin. 3/ Cách rèn luyện : - Tự kiểm tra hành vi của mình và nghiêm khắc với bản thân. - Có lòng tự trọng. III/ Bài tập : 4/ Luyện tập - củng cố: Sắm vai: Dựa vào bài tập 1 và 2 các nhms tự lựa chọn hành vi , hành động và trình bày. TỔNG KẾT: Đức liêm khiết là phẩm chất đạo đức thể hiện tinh thần cao đẹp của con người, nó biểu hiện thông qua ý thức coi trọng phẩm chất, nhân cách và chính lòng tự trọng là yếu tố để nâng bản thân lên trên những nhỏ nhen của cuộc sống. 5/ Dặn dò: - Làm bài tập 3 và 5 . - Đọc trước đặt vấn đề bài “ Tôn trọng người khác ”. Tiết 3: Bài 3: TÔN TRỌNG NGƯỜI KHÁC Ngày soạn: 28/ 8/ 09 I/ Mục tiêu: Học sinh tìm hiểu về việc cần tôn trọng người khác và ý nghĩa của nó trong quan hệ xã hội. Học sinh biết tự kiểm tra, đánh giá và điều chỉnh hành vi của mình sao cho phù hợp với hoàn cảnh tiếp xúc. Rèn luyện cách sống, cách ứng xử tốt đẹp thể hiện sự tôn trọng người khác đồng thời phê phán những biểu hiện của hành vi thiếu tôn trọng người khác. II/ Phương tiện dạy học: 1/ Phương pháp: Thảo luận, sắm vai, đặt vấn đề, kể chuyện. 2/ Phương tiện: Sách THGDCD 8, ca dao, tục ngữ, bảng phụ. III/ Tiến trình dạy và học: 1/ Ổn định, tổ chức: 2/ Bài cũ: Nêu một số câu ca dao, tục ngữ nói về đức liêm khiết. Ý nghĩa? ( 5 ph ) 3/ Bài mới: Tg Hoạt động của thầy và trò Nội dung 1ph 10ph 15ph HĐ1: Giới thiệu bài: - Dựa vào bài cũ dẫn dắt vào bài. - Muốn người khác tôn trọng mình thì mình phải tôn trọng người khác. HĐ2: Tìm hiểu đặt vấn đề: HS đọc đặt vấn đề và thảo luận nhóm: Câu hỏi gợi ý SGK. Kết luận : Trong cuộc sống tôn trọng lẫn nhau là điều kiện, là cơ sở để xác lập và củng cố mối quan hệ tốt đẹp, lành mạnh giữa mọi người với nhau. Vì vậy tôn trọng người khác là cách ứng xử cần thiết đối với tất cả mọi người ở mọi lúc mọi nơi. HĐ3: Tìm hiểu bài: Sắm vai: N1 và 2: Biểu hiện của hành vi thiếu tôn trọng người khác. N3 và 4: Biểu hiện của hành vi tôn trọng người khác. Kết luận: Tôn trọng người khác là những hành vi, hành động, cách cư xử có văn hóa, đàng hoàng, đúng mực khiến người khác thấy hài lòng, dễ chịu GV: - Đọc truyện “ Chuyện lớp tôi ” ( SGV ) ? Phranti là người như thế nào? Em có thích nhân vật này không? - Đọc 2 đoạn văn ở STHGDCD 8. HS: Tự nhận định. Kết luận: Tôn trọng người khác không có nghĩa là luôn đồng tình, ủng hộ, lắng nghe mà không có sự phê phán, đấu tranh khi thấy không đúng. Tôn trọng người khác phải được thể hiện bằng những hành vi, hành động có văn hóa, không đươc coi khinh, miệt thị, xúc phạm người khác mà cần phải phân tích, chỉ ra cái sai cho người khác để sửa đổi. ? Cần thể hiện tôn trọng người khác như thế nào? I/ Đặt vấn đề : II/ Bài học: 1/ Tôn trọng người khác: là cách hành xử, hành động có văn hoá, đàng hoàng, đúng mực khiến người khác thấy hài lòng dễ chịu. 2/ Ý nghĩa: - Được mọi người tôn trọng yêu mến. - Quan hệ xã hội tốt đẹp, lành mạnh. 3/ Thể hiện : - Sống chan hòa với mọi người . - Cư xử lịch sự, tế nhị. III/ Bài tập : 4/ Luyện tập - củng cố : Sắm vai: Dựa vào bài tập 1 các nhóm tự lựa chọn hành vi và thể hiện. Bảng phụ bài tập 2. TỔNG KẾT: Muốn người khác tôn trọng mình thì mình phải tôn trọng người khác. Điều đó sẽ giúp chúng ta sống có văn hóa, quan hệ xã hội tốt đẹp và là yếu tố xây dựng tình đoàn kết tập thể, cộng đồng. 5/ Dặn dò: - Sắm vai bài tập 3: N1 và 2: Ở trường, ở lớp. N3 và 4: Ngoài đường, nơi công cộng. - Làm bài tập 4. - Đọc đặt vấn đề bài “ Giữ chữ tín ”. Tiết 4: Bài 4: GIỮ CHỮ TÍN Ngày soạn: 30/ 8/ 09 I/ Mục tiêu: Học sinh tìm hiểu về chữ tín và việc giữ chữ tín trong các mối quan hệ xã hội và trong cuộc sống. Học sinh biết nhận thức sự quan trọng của chữ tín trong quan hệ với mọi người và phân biệt những biểu hiện của “thất tín ”. Rèn luyện cách sống có trách nhiệm để giữ chữ tín. II/ Phương tiện dạy học: 1/ Phương pháp: Thảo luận, sắm vai, đặt vấn đề. 2/ Phương tiện: Sách THGDCD 8, bảng phụ, ca dao, tục ngữ. III/ Tiến trình dạy và học: 1/ Ổn định, tổ chức: 2/ Bài cũ: Các nhóm thực hiện sắm vai.( 10 ph ) 3/ Bài mới: Tg Hoạt động của thầy và trò Nội dung 1ph 10ph 16ph HĐ1: Giới thiệu bài: “ Một lần thất tín thì vạn lần bất tin ” Câu nói này có ý nghĩa gì? Kết luận: Khi không giữ chữ tín với ai một lần thì chắc chắn sẽ không nhận được lòng tin của người đó. Khi thất tín => Thất bại HĐ2: Tìm đặt vấn đề: Thảo luận: N1: Nhạc Chính Tử giữ đức tin của mình như thế nào? N2: Tại sao Bác phải giữ lời hứa? Muốn giáo dục và mong muốn mọi người rằng muốn giữ chữ tín thì không được quên lời hứa ( nhất là đối với trẻ em ) và cần có trách nhiệm với lời hứa của mình. N3: Đặt vấn đề 3 ( SGK ). Trong tất cả các mối quan hệ hơp tác, hợp đồng tất yếu phải thực hiện đúng. VD: Hợp đồng xây dựng công trình cầu cống: Yêu cầu đảm bảo chất lượng. Thực hiện hợp đồng: Làm dối, làm ẩu . Hậu quả. N4: Đặt vấn đề 4 ( SGK ). VD: Liên hệ ở HS. Kết luận: Lòng tin và chữ tín luôn song hành cùng nhau. Muốn giữ được lòng tin của mọi người thì mỗi người cần làm tốt chức trách, nhiệm vụ của mình, giữ đúng lời hứa, đúng hẹn, không gạt lừa, gian dối ( Nói và làm phải đi đôi với nhau ). HĐ3: Tìm hiểu bài: Sắm vai : N ... nhà nước là gì? GV: Thu bản thu hoạch, bổ sung. * Thảo luận đặt vấn đề: Câu hỏi gợi ý SGK. GV: Nhận xét, bổ sung,giải thích. ? Nội dng hiến pháp có ý nghĩa gì? VD: Chủ điểm: “ Nhà giáo mẫu mực, HS chăm ngoan, môi trường giáo dục lành mạnh ” HS và GV thực hiện theo chủ điểm: lên chương trình hành động, đưa ra quy chế, quy định... và yêu cầu thực hiện. GV: Yêu cầu HS tự làm rõ vấn đề: - Tìm sự tương ứng của pháp luật với hiến pháp: quyền trẻ em, quyền nhân thân bộ luật dân sự, luật khiếu nại, tố cáo, luật báo chí... Kết luận: Trên đây là những quyền và nghĩa vụ CD đã học - thấy rõ mối tương quan chặt chẽ giữa hiến pháp và pháp luật: Pháp luật được cụ thể hóa theo hiến pháp. ? Tại sao có hiến pháp? GV: Đọc lời nói đầu của hiến pháp 92. Kết luận: Việc sửa đổi hiến pháp qua các thời kỳ là để đáp ứng yêu cầu tình hình và nhiệm vụ mới, phù hợp với xu thế xã hội. VD: Hiến pháp 46 – nhà nước Việt Nam DCCH. Hiến pháp 59 - thời kỳ chiến tranh Hiến pháp 80 - thời kỳ quá độ. Hiến pháp 92 – Đât nước đổi mới. HĐ3: Dặn dò: - Xem lại kiến thức cũ đối với chương trình HKII lớp 6, 7, 8: quy định quyền và nghĩa vụ cụ thể của CD. - Đọc nội dung bài học. I/ Đặt vấn đề: Vai trò của hiến pháp: - Hiến pháp là sự thể chế hóa đường lối chính trị của Đảng Cọng Sản Việt Nam qua từng thời kỳ, từng giai đoạn cách mạng. - Hiến pháp Việt Nam định hướng cho đường lối phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Tiết 29: Bài 20: HIẾN PHÁP NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ( tt ) Ngày soạn: 29/ 3/ 2010 I/ Mục tiêu: Học sinh tìm hiểu vai trò của hiến pháp có ý nghĩa đối với hoạt động của xã hội. Học sinh biết thực hiện hiến pháp thông qua nội quy nhà trường và hoạt động của xã hội, luôn có ý thức tôn trọng. Học sinh xây dựng nếp sống, thói quen có kỉ luật, sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật. II/ Phương tiện dạy học: 1/ Phương pháp: Thảo luận, trao đổi. 2/ Phương tiện: Sách THGDCD 8, tư liệu III / Tiến trình dạy và học: 1/ Ổn định, tổ chức: 2/ Bài cũ: Hiến pháp có thể quy định chi tiết các vấn đề không? Tại sao? ( 5ph ) 3/ Bài mới: Tg Hoạt động của thầy và trò Nội dung 10ph 10ph 12ph HĐ1: Tìm hiểu bài: Từ bài cũ: Vai trò của hiến pháp: + Hiến pháp là cơ sở, nền tảng của hệ thống pháp luật. + Quy định của hiến pháp là nguồn, là căn cứ pháp lý để ban hành pháp luật. + Những văn bản pháp luật khác ( văn bản dưới luật ) phải phù hợp với hiến pháp. VD: Điều 16 HP 92. UBND xã có quyết định về việc xóa đói, giảm nghèo: ban hành chế độ ưu đãi đối với hộ nghèo, hộ đói. Phù hợp với chính sách theo HP. Thích hợp với địa bàn. NQ của QH thực thi trong cả nước nhưng không thành văn bản quy phạm pháp luật ( Áp dụng có thời điểm hoặc trong thời hạn ) – phù hợp với xã hội, Đất nước trong giai đoạn. ? Hiến pháp có ý nghĩa như thế nào? VD: ( Quyền và nghĩa vụ đã học ) – HS nêu: - Quyền và nghĩa vụ CD trong đời sống gia đình. - Quyền sở hữu CD. - Quyền khiếu nại, tố cáo. - Quyền tự do ngôn luận. Đây là những quy định của pháp luật dựa theo chương V của HP. Là cơ sở pháp lý giúp CD thực hiện quyền và nghĩa vụ theo quy định. Là cơ sở pháp lý giúp CD bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp. ? Từ vai trò, ý nghĩa của HP CD làm gì để thực hiện nghiêm chỉnh hiến pháp, pháp luật? Sắm vai: Vai trò CD – HS. Rút ra bài học. II/ Bài học: 1/ Quy định của hiến pháp: Hiến pháp là đạo luật cơ bản của nhà nước có hiệu lực pháp lý cao nhất. - Quốc hội là cơ quan lập hiến, lập pháp. 2/ Ý nghĩa: - Là cơ sở pháp lý giúp CD thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước. - Là cơ sở pháp lý giúp CD bảo vệ quyền và lợi ích của bản thân, tập thể, nhà nước, xã hội. 3/ Vai trò CD – HS: - Có ý thức tôn trọng hiến pháp, pháp luật. - Thực hiện đúng quyền và làm đầy đủ nghĩa vụ theo quy định của pháp luật. III/ Bài tập: 4/ Luyện tập - củng cố: - Làm bài tập 1/ SGK. - Đọc truyện: Bà luật sư Đức/ SGV. TỔNG KẾT: Là CD của nước CHXHCN Việt Nam chúng ta thực hiện theo quy định của hiến pháp Việt Nam, là đúng vai trò CD. 5/ Dặn dò: Tham khảo các điều luật ở SGK. Tìm hiểu đặt vấn đề bài 21: Pháp luật. Tiết 30: Bài 21: PHÁP LUẬT NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ( T1 ) Ngày soạn: 10/ 4/ 2010 I/ Mục tiêu: Học sinh tìm hiểu nội dung của pháp luật và làm rõ các vấn đề của pháp luật . Thấy ý nghĩa của pháp luật và mục đích ban hành pháp luật của nhà nước. Khẳng định rõ các chức năng của pháp luật để xây dựng ý thức pháp luật của bản thân qua việc thực hiện tốt nội quy của nhà trường. II/ Phương tiện dạy học: 1/ Phương pháp: Thảo luận, trao đổi, giải thích, hướng dẫn, sắm vai. 2/ Phương tiện: Sách THGDCD 8, tư liệu. III / Tiến trình dạy và học: 1/ Ổn định, tổ chức: 2/ Bài cũ: Tại sao nói hiến pháp là đạo lụât cơ bản của nhà nước, có hiệu lực pháp lý cao nhất? ( 5ph ) 3/ Bài mới: Tg Hoạt động của thầy và trò Nội dung 1ph 10ph 20ph HĐ1: Giới thiệu bài: Từ bài cũ: Pháp luật ra đời phải phù hợp với hiến pháp, phải theo định hướng đó để cụ thể hóa thành các quy phạm pháp luật. HĐ2: Tìm hiểu đặt vấn đề: * Thảo luận đặt vấn đề: Câu hỏi gợi ý SGK. ? Những yêu cầu của HP 92 và những quy định cụ thể của pháp luật nói lên điều gì? HS: Tự do. Kết luận: Mọi hoạt động trong xã hội đều lấy pháp luật làm quy tắc xử sự cho hành vi, hành động của mình. HĐ3: Tìm hiểu bài: ? Pháp luật là gì? HS: Đọc điểm 1/ nội dung bài học. ? Pháp luật ban hành dựa vào những tiêu chí nào? VD: - ( ĐVĐ ) Điều 132 với điều 74 của HP. - Về việc quy định đội mủ bảo hiểm. -> Pháp luật thể hiện ý chí và nguyện vọng của nhân dân. - Ở Hà Nội sau những bất cập về an toàn giao thông: ùn tắc, đi lại lộn xộn. -> XH mất trật tự: làm mất thì giờ, trễ nãi, ảnh hưởng sức khỏe... => Điều chỉnh kịp thời hoạt động của xã hội. ? Nhà nước phải làm gì để mọi CD tham gia thực hiện pháp luật? HS: Tuyên truyền, phổ biến. ? Mục đích của việc ban hành pháp luật? HS: Làm cho xã hội có trật tự kỉ cương. ? Để đảm bảo tính thực thi pháp luật có những đặc điểm cơ bản gì? HS: Đọc điểm 2/ SGK. VD: Quy tắc đi đường. Đặt vấn đề. Điều 14 luật HNGĐ. VD: Vụ án Năm Cam. Pháp luật công bằng, bình đẳng. Theo yêu cầu phát triển của xã hội pháp luật cũng phát triển và sửa đổi đúng hoàn cảnh, phù hợp với xu thế xã hội. VD: Sau nhiều vụ tai nạn xảy ra do bia, rượu, do phóng nhanh vượt ẩu dẫn đến hậu quả đau thương. Pháp luật ATGT quy định thêm: nồng độ, tốc độ. ? Mục đích? * Pháp luật ra đời để điều chỉnh hành vi, hành động của con người đồng thời điều chỉnh xã hội làm cho xã hội có trật tự kỉ cương. I/ Đặt vấn đề: II/ Bài học: 1/ Pháp luật: a/ Khái niệm: - Pháp luật là những quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung. Do nhà nước thừa nhận và đảm bảo thực hiện. ( So sánh pháp luật với đạo đức ). b/ Tính chất của pháp luật: - Tính phổ biến. - Tính xác định chặt chễ. - Tính bắt buộc chung. Mọi CD đều bình đẳng trước pháp luật. c/ Chức năng của pháp luật: - Điều chỉnh. - Giáo dục. - Bảo vệ. 4/ Luyện tập - củng cố: - Trong giờ ra chơi một số bạn HS ăn hàng xả rác bừa bãi trong lớp. GV bộ môn đã cho lớp điểm 8, đội sao đỏ ghi tên HS vi phạm và cho lớp điểm 0. Em hãy phân tích hậu quả mà lớp gánh chịu và tác hại của vi phạm đó? Cần xử lý những bạn đó như thế nào? 5/ Dặn dò: - Tìm hiểu pháp luật ở địa phương ( luật đất đai: đất nông nghiệp, đất ở ) - Tìm hiểu vai trò của pháp luật và yếu tố quyền làm chủ của CD trong việc ban hành pháp luật. Tiết 31: Bài 21: PHÁP LUẬT NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ( tt ) Ngày soạn: 10/ 4/ 2010 I/ Mục tiêu: Học sinh tìm hiểu mục đích của việc ban hành pháp luật. Thấy rõ vai trò quan trọng của pháp luật trong hoạt động của xã hội. Tìm hiểu về việc nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật là yêu cầu tất yếu để bảo vệ nhân dân, bảo vệ Đất nước và xây dựng xã hội. Học sinh lấy việc tuân theo nội quy nhà trường làm nền tảng thực hiện ý thức pháp luật. II/ Phương tiện dạy học: 1/ Phương pháp: Thảo luận, sắm vai. 2/ Phương tiện: Sách THGDCD 8, ảnh, tư liệu III / Tiến trình dạy và học: 1/ Ổn định, tổ chức: 2/ Bài cũ: Pháp luật là gì? Pháp luật có những chức năng cụ thể gì? ( 5ph ) 3/ Bài mới: Tg Hoạt động của thầy và trò Nội dung 15ph 15ph HĐ1: Tìm hiểu ý nghĩa của pháp luật: Từ bài cũ: Mọi hành vi vi phạm pháp luật thì đều bị xử lý nghiêm minh. ? Nhà nước ban hành pháp luật để làm gì? HS: Để điều chỉnh xã hội. Để tạo cơ sở pháp lý giúp CD thực hiện quyền và nghĩa vụ. ? Nhà nước đóng vai trò gì trong việc xây dựng pháp luật? Kiến thức cũ: Bản chất của nhà nước theo HP 92. HS: Nhà nước thay mặt nhân dân quản lý xã hội. VD: Sau TH bất cập của giao thông: tai nạn, ùn tắt... Nhà nước ban hành các nghị quyết, chỉ thị để điều khiển. Kết quả: Tai nạn giảm, CD có ý thức và am hiểu pháp luật. Kết luận: Pháp luật thể hiện tính thông nhất và có hiệu lực. ( Thể hiện ý chí và nguyện vọng của nhân dân) ? CD cần phải làm gì để khẳng định pháp luật xuất phát từ ý chí và nguyện vọng của nhân dân? HS: Tuân thủ pháp luật. ? CD cần phải làm gì để duy trì và phát triển xã hội? Sắm vai: Vai trò của CD – HS. Kết luận: Pháp luật là nhu cầu giúp XH phát triển toàn diện. CD có ý thức xử sự đúng pháp luật là yếu tố hình thành nhân cách của con người trong xã hội văn minh. Thực hiện pháp luật là thực hiện yêu cầu về đạo đức: không làm phiền hà, không gây ảnh hưởng đến công việc chung của xã hội và của người khác. Xử sự theo pháp luật là thể hiện lối sống có văn hóa, văn minh. 2/ Ý nghĩa của việc nhà nước ban hành pháp luật: - Đảm bảo cho xã hội có trật tự kỉ cương. - Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của CD và xã hội. 3/ Vai trò của CD: - Tuân theo sự quản lý của nhà nước thông qua việc tôn trọng pháp luật và có ý thức về pháp luật. KĐ: Pháp luật và nhà nước là công cụ đảm bảo lợi ích chung của xã hội và lợi ích của mỗi người. III/ Bài tập: 4/ Luyện tập - củng cố: Sắm vai: N1 và 2: Hiệu quả của việc xử sự có kỉ luật, pháp luật. N3 và 4: Hậu quả của việc vi pham kỉ luật, pháp luật. 5/ Dặn dò: - Chuẩn bị ôn tập thi HK II. Tiết 20: Bài 12: Ngày: ............................. I/ Mục tiêu: II/ Phương tiện dạy học: 1/ Phương pháp: Thảo luận, sắm vai. 2/ Phương tiện: Sách THGDCD 8, ảnh, tư liệu III / Tiến trình dạy và học: 1/ Bài cũ: Các nhóm sắm vai. ( 10ph ) 2/ Bài mới: Tg Hoạt động của thầy và trò Nội dung HĐ1: Giới thiệu bài: HĐ2: Tìm hiểu đặt vấn đề: HĐ3: Tìm hiểu bài: HĐ4: Luyện tập - củng cố: HĐ5: Dặn dò: I/ Đặt vấn đề: II/ Bài học: III/ Bài tập: TỔNG KẾT: Dặn dò:
Tài liệu đính kèm: