A. MỤC TIÊU
- Học sinh biết hoá học là khoa học nghiên cứu các chất , sự biến đổi chất và ứng dụng của chúng . hoá học là một môn học quan trọng và bổ ích .
- Bước đầu các em biết rằng hoá học có vai trò quan trọng trong cuộc sống của chúng ta . Chúng ta phải có kiến thức về các chất để phân biệt và sử dụng chúng
- Học sinh biết sơ bộ về phương pháp học tập bộ môn và biết phải làm thế nào để có thể học tốt môn hoá học .
B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN
Một bộ dụng cụ hoá học : khay , giá , ống nghiệm , dung dịch NaOH, CuSO4 , HCl , vài đinh sắt nhỏ
ống hút , khay nhựa , miếng Al
Ngày 5/9/07 BÀI SOẠN HOÁ 8 Tiết 1 Tuần 1 BÀI MỞ ĐẦU A. MỤC TIÊU - Học sinh biết hoá học là khoa học nghiên cứu các chất , sự biến đổi chất và ứng dụng của chúng . hoá học là một môn học quan trọng và bổ ích . - Bước đầu các em biết rằng hoá học có vai trò quan trọng trong cuộc sống của chúng ta . Chúng ta phải có kiến thức về các chất để phân biệt và sử dụng chúng - Học sinh biết sơ bộ về phương pháp học tập bộ môn và biết phải làm thế nào để có thể học tốt môn hoá học . B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN Một bộ dụng cụ hoá học : khay , giá , ống nghiệm , dung dịch NaOH, CuSO4 , HCl , vài đinh sắt nhỏ ống hút , khay nhựa , miếng Al C. Hoạt động dạy và học : 1-Ổn định tổ chức Hoạt động 1 : hoá học là gì (22phút) Hoạt động của giáo viên -giáo viên giới thiệu qua chương trình cấu trúc của bộ môn hoá 8. - Nêu mục tiêu của bài và hỏi em hiểu hoá học là gì? - để hiểu rõ hoá học là gì chúng ta tiến hành một số thí nghiệm đơn giản sau: -Bước 1: các em quan sát trạng thái màu sắc các chất có trong ống nghiệm trong bộ thí nghiệm của mỗi nhóm và ghi vào giấy của nhóm -Bước 2: các em dùng ống hút nhỏ khoảng 5-7 giọt CuSO4 ở ống 1 sang ống 2 NaOH Bước 3 : thả miếng Fe vào ống nghiệm 3: HCl - đặt nhẹ đinh Fe hoặc dây Al vào CuSO4 sau lấy ra quan sát - qua quan sát các em rút ra kết luận gọi 1 hs đọc kết luận sgk Hoạt động 2 : hoá học có vai trò như thế nào (10p) -vậy hoá học có vai trò như thế nào? a,em hãy kể tên một vài đồ dùng sx từ Fe, Al , Cu, chất dẻo .... b, em hãy kể tên một vài sản phẩm hoá học dùng trong sx nông nghiệp c, những sản phẩm phục vụ cho việc học tập .. - em có kết luận gì về vai trò của hoá học trong cuộc sống Hoạt động 3 :phải làm gì để học tốt hoá học ?muốn học tốt hoá học các em phải làm gì 1, các hoạt động cần chú ý khi học môn hoá học 2, phương pháp học môn hoá học -hs đọc sách nêu cách học tốt môn hoá học Hoạt động 4 (3 phút)củng cố : gọi hs nhắc lại những nội dung chính của bài -Hoá học là gì -Vai trò của hóa học -Các em cần làm gì để học tốt môn hóa học Hoạt động của HS -HS nghe giảng -HS suy nghĩ trả lời -hs quan sát ghi theo nhóm -ống 1 dung dịch CuSO4 : trong suốt màu xanh -ống 2 d2 NaOH trong suốt không màu -ống 3 d2 HCl trong suốt không màu -HS làm theo hướng dẫn của giáo viên rồi quan sát nhận xét , ghi vào giấy - nhận xét ở ống 2 có chất mới màu xanh không tan - ống 3 có bọt khí - ống 1 đinh sắt có màu đỏ - hs thảo luận nhóm * kết luận : ở các thí nghiệm trên đều có sự biến đổi các chất -Nồi , xoong ,bát ,đĩa ...... -Sản phẩm :phân bón hóa học , thuốc trừ sâu các chất bảo quản thực phẩm -sách vở, bút mực , tẩy.... -hoá học có vai trò rất quan trọng trong đời sống chúng ta - thảo luận nhóm 1, các hoạt động cần chú ý khi học môn hoá học: a, thu thập tìm thêm kiến thức b, xử lý thông tin : nhận xét hoặc tự rút ra kết luận cần thiết c, vận dụng vào thực tiễn , tự kiểm tra trình độ d, ghi nhớ học thuộc nội dung quan trọng 2, phương pháp học : a, biết làm thí nghiệm , biết quan sát hiện tượng trong thí nghiệm cũng như trong thiên nhiên ... b, có hứng thú say mê môn học rèn luyện phương pháp tư duy , suy luận , sáng tạo c, biết nhớ 1 cách chọn lọc, thông minh d, tự đọc thêm sách tham khảo mở rộng kiến thức hs trả lời hs1 trả lời hs2trả lời hs 3 trả lời -HS trả lời Ngày 8/9/07 Tiết 2 Tuần 1 CHẤT A,Mục tiêu : 1,hs phân biệt được vật thể tự nhiên và nhân tạo, vật liệu và chất, biết được ở đâu có vật thể là có chất và ngược lại: các chất cấu tạo nên vật thể. 2, Biết được các cách (quan sát, dùng dụng cụ để đo, làm thí nghiệm) để nhận ra tính chất của chất - Biết được mỗi chất đều có những tính chất nhất định . - HS hiểu được tính chất của chất để nhận biết các chất . biết cách sử dụng các chất và biết ứng dụng các chất vào những việc thích hợp trong đời sống sản xuất. 3, HS bước đầu làm quen với 1 số dụng cụ , hoá chất thí nghiệm .Làm quen 1 số thao tác thí nghiệm đơn giản như cân, đo, hoà tan chất.... B,Chuẩn bị của giáo viên và HS GV 1 miếng Fe hoặc Al, nước cất. muối ăn, cồn dụng cụ : cân , cốc thủy tinh có vạch, kiềng đun. nhiệt kế , đũa thủy tinh bảng, nhóm.... C,Hoạt động dạy và học : 1- Ổn định tổ chức Hoạt động của giáo viên Hoạt động 1: kiểm tra bài cũ (5phút) hoá học là gì vai trò của hoá học phương pháp học tốt môn hoá học Hoạt động 2 Chất có ở đâu (15ph) em hãy kể tên 1 số vật thể xung quanh ta phân loại vật thể? hs thảo luận nhóm, nhận xét trả lời qua các ví dụ trên các em thấy “chất có ở đâu” Hoạt động 3 : tính chất của chất(13ph) gvthông báo: mỗi chất có những tính chất nhất định Hoạt động của hs hs trả lời hs kể tên : bàn ghế. cây cỏ , không khí , sông suối, sách vở, bút..... - chất có trong mọi vật thể, ở đâu có vật thể ở đó có chất 1, mỗi chất có những tính chất nhất định a, t/c vật lý : trạng thái, màu sắc, mùi vị -tính tan trong nước - nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy - tính dẫn điện , dẫn nhiệt, khối lượng riêng b, t/c hoá học : khả năng biến đổi chất này thành chất khác, khả năng bị phân hủy , tính cháy được - làm thí nghiệm theo nhóm để biết được t/c của chất: như t/c của Al, Fe, muối ăn, - nêu cách xác định được t/c của chất - các nhóm tự tiến hành thí nghiệm , tự suy nghĩ và làm theo nhiều cách , rồi tổng kết lại cách làm của các nhóm hs: a, quan sát b, dùng dụng cụ đo c, làm thí nghiệm Hoạt động 4 (10ph) tại sao chúng ta phải biết t/c của chất hướng dẫn hs làm thí nghiệm phân biệt cồn và rượu nêu thêm vài ví dụ trong đời sống (dành cho hs khá giỏi) hstrả lời : giúp chúng ta phân biệt được chất này với chất khác ( nhận biết được chất) biết cách sử dụng chất biết ứng dụng chất thích hợp trong đời sống và sx Hoạt động 5: dặn dò cho hs nhắc lại trọng tâm bài Hướng dẫn hs làm bài tập 4 Muối ăn Đường Than Màu Trắng Trắng Đen Vị Mặn Ngọt - Tính tan Tan trong nước Tan trong nước Không Tính nóng chảy Không Có Có bài tập về nhà :1,2,3,4,5,6 Ngày 12/9/07 Tiết 3 Tuần 2 CHẤT ( tt) A,Mục tiêu : -HS hiểu được khái niệm chất tinh khiết và hỗn hợp .Thông qua các thí nghiệm tự làm , biết được chất tinh khiết có những t/c nhất định, còn hỗn hợp thì không có tính nhất định - Biết dựa vào tính chất khác nhau của các chất có trong hỗn hợp để tách riêng từng chất ra khỏi hỗn hợp - hs tiếp tục làm quen với một số dụng cụ thí nghiệm và tiếp tục được rèn luyện một số thao tác thí nghiệm đơn giản B,Chuẩn bị của giáo viên và hs - thí nghiệm chứng tỏ nước tinh khiết , còn nước khóang nước muối là hỗn hợp, - Thí nghiệm tách riêng muối ăn ra khỏi nước muối dựa vào t/c vật lý * Hoá chất ; muối ăn , nước cất, nước tự nhiên * Dụng cụ : bộ dụng cụ chưng nước cất , đèn cồn, kiềng Fe, cốc thủy tinh, nhiệt kế,, 2-3 tấm kính , kẹp gỗ, đũa thủy tinh, ống hút - bảng nhóm , để hs thảo luận. C,Hoạt động dạÿÿvà học: -Ổn định tổ chức Hoạt động của giáo viên Hoạt động 1:kiểm tra bài cũ (5ph) kiểm tra tình hình chuẩn bị bài tập của hs kiểm tra bài cũ: làm thế nào biết được t/c của chất ? hiểu biết t/c của chất có lợi gì hs khác nhận xét Hoạt động 2 : Chất tinh khiết (15ph) 1, Chất tinh khiết và hỗn hợp - nêu mục tiêu tiết học mà hs cần đạt - hướng dẫn hs q/s chai nước khoáng, nước cất và nước tự nhiên Hướng dẫn hs làm thí nghiệmsau: + Dùng ông hút nhỏ lên 3 tấm kính tấm 1:1-2 giọt nước cất tấm 2 :1-2 giọt nước ao hồ tấm 3 :1-2 giọt nước khoáng + đặt các tấm kính lên ngọn lửa đèn cồn để nước từ từ bay hết + Quan sát các tấm kính và ghi lại các hiện tượng , từ đó nhận xét về thành phần cùa chúng ? Thông báo : -nước cất là nước tinh khiết nước tự nhiên là hỗn hợp so sánh và cho biết : chất tinh khiết và hỗn hợp có thành phần như thế nào - Yêu cầu hs rút ra nhận xét : sự khác nhau về t/c của chất tinh khiết và hỗn hợp - hs lấy ví dụ về hỗn hợp và chất tinh khiết (hs khá) Hoạt động của hs -hs trả lời HS nghe và quan sát hs ghi được kết quả như sau: Tấm 1 : không có vết cặn Tấm 2 có vết cặn Tấm 3 có vết cặn mờ HS quan sát trả lời nước cất : không có lẫn chất khác Nước khoáng và nước tự nhiên có lẫn 1 số chất tan HS 1. hỗn hợp gồm nhiều chất trộn lẫn với nhau 2. Chất tinh khiết : chỉ gồm 1 chất (không lẫn chất khác) -hs : + chất tinh khiết có tính chất vật lý và hoá học nhất định + hỗn hợp có tính chất thay đổi (phụ thuộc vào thành phần của hỗn hợp) - hs lấy ví dụ Hoạt động 3: (18ph) 2,tách chất ra khỏi hỗn hợp Trong thành phần của nước biển có chứa 3-5 %muối ăn , muốn tách riêng được muối ăn ra khỏi nước biển , hoặc nước muối ta làm như thế nào ? -vậy muốn tách muối ăn ra khỏi nước ta phải dựa vào t/c nào ?( dựa vào t/c vật lý) nước có nhiệt độ sôi là 100o C muối ăn có nhiệt độ sôi cao 1450oC làm thế nào để tách được đường tinh khiết ra khỏi hỗn hợp đường kính và cát yêu cầu hs thảo luận nhóm đường kính và cát có có tính chất vật lý nào khác nhau từ đó các em hãy nêu cách tách ? -Qua 2 thí nghiệm trên các em hãy cho biết nguyên tắc để tách riêng một chất ra khỏi hỗn hợp sau này ta còn có thể dư ... Dụng cụ : cốc thủy tinh dung tích 100ml ,250ml -Ống đong , cân . đũa thủy tinh , giá thí nghiệm *Hóa chất -Đường , muối ăn , nước cất C,Hoạt động dạy và học : -Ổn định tổ chức -Hoạt động 1 : kiểm tra những kiến thức liên quan đến bài thực hành (5ph) -Gọi hs nêu đn dd -Định nghĩa nồng độ % và nồng độ mol -HS viết biểu thức tính C%, CM -HS trả lời câu hỏi -HS viết công thức tính Hoạt dộng 2 : Tiến hành các thí nghiệm pha chế các dd -GV tiến hành kiểm tra tình hình chuẩn bị dụng cụ hóa chất -Nêu mục tiêu bài thực hành và cách tiến hành -Cách tiến hành đối với mỗi thì nghiệm pha chế là +Tính toán để có số liệu cụ thể ( làm việc cá nhân) +Các nhóm tiến hành pha chế theo số liệu vừa tính toán được -Hướng dẫn hs làm thí nghiệm 1 : -Các em hãy tính toán để biết khối lượng đường và khối lượng nước cần dùng -Gọi hs nêu cách pha chế -Các nhóm thực hành pha chế . -Yêu cầu hs tính toán để có số liệu của thí ngiệm 2 -Yêu cầu hs tiến hành thí nghiệm 3 -Gọi hs nêu phần tính toán -Gọi hs nêu cách pha chế ? -Gọi hs nêu cách pha chế -Yêu cầu các nhóm tiến hành pha chế -HS nghe và ghi 1,Thí nghiệm 1: tính toán để pha chế 50g dd đường 15% HS : mđường = = 7,5g mH2O = 50 – 7,5 = 42,5 g HS : cân 7,5 g đường cho vào cốc thủy tính 100ml -Đong 42,5ml nước đổ vào cốc 1 và khuấy đều , được 50g dd đường 15% -HS pha chế theo nhóm 2,Thí nghiệm 2 : pha chế 100ml dd NaCl 0,2M -HS tính toán nNaCl = 0,2 .0,1 = 0,02mol mNaCl = 0,02.58,5 = 1,17g -HS : +Cân lấy 1,17g NaCl khan cho vào cốc chia độ (cốc 2) -Rót từ từ nước vào cốc 2 và khuấy đều cho đến vạch 100ml , được dd NaCl 0,2M -HS pha chế 100ml dd NaCl 0,2M theo nhóm 3,Thí nghiệm 3 Pha chế 50g dd đường 5% từ dd đường 15% ở trên -HS khối lượng đường có trong 50gdd đường là mđ = = 2,5g mdd = = 16,5 g mH2O = 50- 16,7 = 33,3 g HS cân lấy 16,7 gdd đường 15% cho vào cốc có dung tích 100ml (cốc 3) -Đong 33,3ml nước cho vào cốc 3 và khuấy đều , ta được 50g đường 50% -HS các nhóm làm thí nghiệm 4,Thi nghiệm 4 : pha chế 50ml dd NaCl 0,1M từ dd NaCl 0,2M ở trên . -HS tính toán để có các số lịêu pha chế -HS nNaCl = 0,05 . 0,1 = 0,005 mol Vdd = 0,025ml = 25ml HS : đong 25ml dd NaCl 0,2M cho vào cốc có dung tích 100ml (cốc 4) -Đổ nước từ từ vào cốc 4 đến vạch 50ml và khuấy đều . ta được 50ml dd NaCl 0,1M Hoạt động 3 : II,HS làm tường trình và dọn vệ sinh khu vực thí nghiệm , rửa dụng cụ (10ph) -GV nhận xét buổi thực hành về : +Sự chuẩn bị của hs +Ỳ thức và thái độ của các nhóm hs trong buổi thực hành +Kết quả buổi thực hành Ngày 3/5/2008 Tiết 68 Tuần 34 ÔN TẬP HỌC KÌ II A, Mục tiêu : 1,HS hệ thống lại các kiến thức cơ bản được học trong học kì 2 -Tính chất hoá học của oxi , hiđro , nước , điều chế oxi, hiđro -Các khái niệm về các loại phản ứng hóa hợp, phản ứng phân hủy , phản ứng oxi hóa khử , phản ứng thế -Khái niệm oxít , bazơ , axít , muối và cách gọi tên các hợp chất đó 2,Rèn luyện kĩ năng viết ptphản ứng về các tính chất hóa học của oxi , hiđro, nước . -Rèn luyện kĩ năng phân loại và gọi tên các loại hợp chất vô cơ -Bước đầu rèn luyện kĩ năng phân biệt một số chất dựa vào tính chất hóa học của chúng 3,HS được liên hệ với các hiện tượng xảy ra trong thực tế : sự oxi hóa chậm , sự cháy , thành phần của kk và biện pháp để giũ cho bầu khí quyển được trong lành B.Chuẩn bị của GV và HS -GV bảng phụ phiếu học tập -HS ôn lại các kiến thức cơ bản có trong học kì II C,Hoạt động dạy và học -Ổn định tổ chức Hoạt động 1 : ôn tập về t/c hóa học của hiđro , nước và định nghĩa các loại phản oxi , phản (15ph) -GV giới thiệu mục tiêu của tiết học -Em cho biết trong học kì II ta đã học những chất cụ thể nào -Em hãy nêu t/c hóa học của oxi, hiđro, nước ( các em thảo luận nhóm ,viết vào vở , bảng phụ ) -Yêu cầu hs trao đổi nhóm để viết pt phản ứng minh hoạ cho các t/c hóa học của các hợp chất trên -Các em vận dụng vào làm bài tập Bài tập 1 : Viết pt phản ứng xảy ra giữa các cặp chất sau : a, Phốt pho + oxi b,Sắt + oxi c, Hiđro + sắt III oxít d, lưu huỳnh tri oxít + nước e, barioxít + nước f, bari + nước Cho biết các phản ứng trên thuộc loâi phản ứng nào ? -HS khác nhận xét bài làm của bạn -HS thảo luận nhóm -HS làm bài tập vào vở -Các phản ứng trên a,b,d,e thuộc loại phản ứng hóa hợp -Phản ứng c, f, thuộc phản ứng oxi hóa khử ( cũng là phản ứng thế ) Hoạt động 2 : II,Ôn tập cách điều chế oxi , hiđro (7ph) -Treo bảng phụ ghi bài tập 2 lên màn hình và yêu cầu hs làm vào vở . -Viết các pt phản ứng sau : a, Nhiệt phân kalifemanganát b,Nhiệt phân kaliclorát c, Kẽm + axítclohiđrít d, Nhôm + axít sunfuríc (loãng ) e, Nattri + nước f, Điện phân nước Trong các phản ứng trên phản ứng nào dùng điều chế oxi, hiđro -Chấm vở hs -HS làm bài tập vào vở -Phản ứng a,b được dùng để điều chế oxi trong phòng thí nghiệm Hoạt động 3 : III,Ôn tập các khái niệm oxít , bazơ . axít , muối (17ph) -Tổ chức cho hs chơi trò chơi -GV phát cho mỗi nhóm một bộ bìa ( có nam châm ) gồm các công thức hóa học của oxít , bazơ , axít , muối -HS thảo luận nhóm khoảng 1-2 phút -HS lần lượt cho hs từng nhóm lên dán vào bảng phân loại -HS thảo luận nhóm điền vào bảng oxít bazơ axít muối K2O CO2 CuO . . . Mg(OH)2 Fe(OH)3 Ba(OH)2 H2SO4 HNO3 HCl H2S Na2CO3 K2PO4 Ca(HCO3)2 AlCl3 _Yêu cầu các nhóm đọc tên từng nhóm trên bảng Hoạt động 3 : dặn dò –Bài tập về nhà . Ngày 4/5/2008 Tiết 69 Tuần 35 ÔN TẬP HỌC KÌ A,Mục tiêu 1,HS được ôn lại các khái niệm như dd , độ tan , dd bão hòa ,C% , CM 2,Rèn luyện khả năng làm các bài tập về tính nồng độ % nồng độ mol , hoặc tính các đại lượng khác trong dd . 3,Tiếp tục rèn luyện cho hs kĩ năng làm các bài tập tính theo pt có sử dụng đến nồng độ % và nồng độ mol B,Chuẩn bị -Bảng phụ , phiếu học tập HS ôn lại các kiến thức cũ có liên quan C,Hoạt động dạy và học : -Ổn định tổ chức Hoạt động 1 : ôn tập các khái niệm về dd , dd bão hòa , độ tan (20ph) -GV nêu mục tiêu của tiết ôn tập -Yêu cầu các nhóm thảo luận nhắc lại các khái niệm -GV treo bảng ghi bài tập 1 : Tính số mol và khối lượng chất tan có trong a, 47 g dd NaNO3 bão hòa ở nhiệt độ 20oC (biết SNaCl = 88 ở 20oC ) b, 27,2 g dd NaCl bão hòa ở 20oC (S = 36) -HS khác nhận xét bài làm của bạn *Bài tập 2 : hoà tan 8 g CuSO4 trong 100ml H2O .Tính nồng độ % và nồng độ mol của dd thu được -Gọi hs nêu biểu thức tính C% , CM ? -Để tính được CM của dd ta phải tính các đại lượng nào ? biểu thức tính ? -Gọi 1 hs áp dụng . -Để tính được C% của dd ta còn thiếu đại lượng nào ? -HS thảo luận nhóm -HS nêu từng khái niệm -HS làm bài tập 1 vào vở mNaNO3 = = 22g nNaNO3 = = 0,259 mol mNacl = = 7,2 g nNaCl = = 0,123 mol -HS : C% = ; CM = -HS ta phải tính lượng chất n = nCuSO4 = = 0,05 mol CM = = = 0,5(M) -HS ta phải tính klượng của dd mddCuSO4 = 100 + 8 = 108 g C% = = 7,4 % Hoạt động 2 : luyện tập các bài toán tính theo pt có sử dụng đến C% ,CM (20ph) -Treo bảng phụ ghi bài tập 3 Cho 5,4 g Al vào 200ml dd H2SO4 1,35M a,Kim loại hay axít còn dư ? ( sau khi phản ứng kết thúc , tính lượng dư còn lại ) b,Tính thể tích khí thoát ra ?ở đktc c,Tính nồng độ mol của dd tạo thành sau phản ứng ? -GV xác định chất dư bằng cách nào ? -Em hãy tính số mol của các chất tham gia phản ứng ? -Gọi hs viết pt -Tính khối lượng Al dư ? -Gọi hs tính thể tích khí thoát ra ở đktc ? -HS để xác định chất dư . ta phải so sánh tỉ lệ số mol của 2 chất tham gia phản ứng ( theo đề bài và theo pt) nAl = = 0,2mol nH2SO4 = 1,35 . 0,2 = 0,27 mol pt: 2Al + 3H2SO4 Al2(SO4)3 + 3H2 sau phản ứng Al còn dư Theo pt : nAl phản ứng = = = 0,18 mol nAl dư = 0,2 – 0,18 = 0,02mol mAl dư = 0,02 . 27 = 0,54 g nH2 = nH2SO4 = 0,27 mol VH2 = 0,27 . 22,4 = 6,048 lít Dặn dò hs ôn tập để chuẩn bị kiểm tra học kì . Làm các bài tập trong bài tập hóa 8 KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2007 -2008 MÔN HÓA 8 (45ph) Họ tên Lớp 8 ĐIỂM LỜI PHÊ A,Phần trắc nghiệm : (3 điểm ) Câu 1(1,5 điểm ) Hãy khoanh tròn chữ Đ ( nếu em cho là đúng nhất ) và chữ S ( nếu em cho là sai) a,Nồng độ % là số gam chất tan hòa tan vào 100g nước Đ S b,Nồng độ mol là số mol chất tan chứa trong 1 lít dung dịch Đ S c,Độ tan của một chất trong nước phụ thuộc vào nhiệt độ Đ S d,Độ tan của một chất trong nước phụ thuộc vào nhiệt độ Đ S Câu 2 (1,5 điểm ) Để pha chế đựơc 250 g dung dịch CuSO4 15% cần khối lượng CuSO4 và nước lần lượt là o a, 50g và 200g o b,37,5g và 200g o c, 30g và 470g o d,212g và 37,5g B,Phần tự luận : (7điểm) Câu 3 (3điểm) Hoàn thành các phương trình phản ứng sau a, P + O2 b, Mg + MgCl2 + c,..+ . Al2O3 Câu 4 (4điểm) Cho 6,5 g kẽm tác dụng với 100g dung dịch HCl 7,3% a, Viết phương trình phản ứng xảy ra b,Tính thể tích khí thoát ra (ở đktc) c,Tính số g muối tạo thành . Bài làm PHẦN ĐÁP ÁN APhần trắc nghiệm CÂU 1 : 1,5 đ a : S c:S b : Đ d: CÂU 2: 1,5 đ : d B,phần tự luận CÂU 3 :3đ Phương trình : a, 2P + 5O2 2 P2O5 ( 1đ ) b, Mg + 2HCl MgCl2 + H2 ( 1 đ ) c,4Al + 3 O2 2Al2O3 (1đ ) Câu 4 : 4 đ nZn = = 0,1 mol 0,5đ mHCl = = 7,3 g 0,5 đ nHCl = = 0,2 mol 0,5đ pt: Zn + 2HCl ZnCl2 + H2 (0,5đ) 1mol 2mol 1mol 1mol 0,1mol 0,2mol 0,1mol 0,1mol Theo pt thì mol Zn và mol HCl phản ứng hết (0,5Vậy n Zn = n ZnCl2 = nH2 = 0,1 mol (0,5đ) VH2 = 0,1 . 22,4 = 2,24 lít (0,5đ) mznCl2 = 0,1 . 136 = 13,6 g . (0,5đ)
Tài liệu đính kèm: