Giáo án lớp 8 môn Công nghệ - Tiết 19 - Bài 18: Vật liệu cơ khí

Giáo án lớp 8 môn Công nghệ - Tiết 19 - Bài 18: Vật liệu cơ khí

 1. Kiến thức: Biết được một số vật liệu cơ khí phổ biến và tính chất cơ bản của chúng.

 2. Kỹ năng: Biết được sự đa dạng của sản phẩm cơ khí, quy trình tạo ra sản phẩm cơ khí, tính chất cơ bản của vật liệu cơ khí.

 3. Thái độ: Học sinh có tác phong làm việc theo quy trình.

II. CHUẨN BỊ

 1. Giáo viên: (Bảng phân loại kim loại) Mẫu vật, vật liệu cơ khí, kim loại đen, kim loại màu, giáo án, chuẩn bị, kìm, dao, kéo

 

doc 28 trang Người đăng levilevi Lượt xem 2935Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 8 môn Công nghệ - Tiết 19 - Bài 18: Vật liệu cơ khí", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 19
S: /11/2010
G: /11/2010
Chương III. GIA CÔNG CƠ KHÍ
Bài 18. VẬT LIỆU CƠ KHÍ 
I. MỤC TIÊU:
	1. Kiến thức: Biết được một số vật liệu cơ khí phổ biến và tính chất cơ bản của chúng. 
	2. Kỹ năng: Biết được sự đa dạng của sản phẩm cơ khí, quy trình tạo ra sản phẩm cơ khí, tính chất cơ bản của vật liệu cơ khí.
	3. Thái độ: Học sinh có tác phong làm việc theo quy trình.
II. CHUẨN BỊ 
	1. Giáo viên: (Bảng phân loại kim loại) Mẫu vật, vật liệu cơ khí, kim loại đen, kim loại màu, giáo án, chuẩn bị, kìm, dao, kéo
	2. Học sinh: đọc và xem trước bài học, chuẩn bị một sốvật dụng cơ khí thường dùng trong gia đình như: Kìm, dao, kéo
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức 
2. Bài mới 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN- HỌC SINH 
NỘI DUNG 
Hoạt động 1.Tìm hiểu các vật liệu cơ khí phổ biến.(28p)
GV: Gới thiệu giải thích tại sao phải chia vật liệu ra làm hai nhóm: Vật liệu Kim loại và vật liệu phi kim loại
HS: Nhận đồ dùng bảng phân loại kim loại , quan sát sơ đồ và ghi nội dung vào bảng. GV: Giới thiệu thành phần, tính chất và công dụng của vài loại vật liệu phổ biến như: Gang, thép, hợp kim đồng
GV: Cho học sinh kể tên những loại vật liệu làm ra các sản phẩm thông dụng
HS: Trả lời, lấy các ví dụ sản phẩm có từ gang.
GV: Phân tích cho hs thấy cách phân biệt gang trắng và nhôm. 
GV: Em hãy kể tên các sản phẩm cách điện bằng cao su.
HS: Trả lời. Nêu cách làm giảm ô nhiễm môi trường sản phẩm từ nhựa. 
HS: Lấy ví dụ về sản phẩm làm từ cao su , ứng dụng của nó. 
Hoạt động 2. Tìm hiểu tính chất cơ bản của vật liệu cơ khí (12p)
GV: Em hãy lấy VD về tính chất cơ học
HS: Lấy VD.
GV: Em có nhận xét gì về tính dẫn điện, dẫn nhiệt của thép, đồng nhôm?
HS: Trả lời
GV: Em hãy lấy ví dụ về tính chất hoá học, áp dụng vào cuộc sống. 
HS: Lấy VD giáo viên nhận xét.
GV: Em hãy so sánh tính rèn của thép và tính rèn của nhôm?
HS: Trả lời
I. Các vật liệu cơ khí phổ biến.
1.Vật liệu bằng kim loại.
a.Kim loại đen.
- Nếu tỷ lệ các bon trong vật liệu ≤2,14% thì gọi là thép và < 2,14% là gang. Tỷ lệ các bon càng cao thì vật liệu càng cứng và giòn.
- Gang được phân làm 3 loại: Gang xám, gang trắng và gang dẻo.
- Thép 
b. Kim loại màu:
Đồng, hợp kim đồng, nhôm 
2.Vật liệu phi kim.
Không bị ô xi hoá, ít mài mòn. 
a. Chất dẻo: 
- Dẻo nhiệt , dẻo nhiệt rắn.
b. Cao su: 
Đàn hồi, cách nhiệt, cách âm. 
II. Tính chất cơ bản của vật liệu cơ khí.
1.Tính chất cơ học.
- ( SGK)
2.Tính chất vật lý. 
- ( SGK )
3.Tính chất hoá học.
- ( SGK )
4.Tính chất công nghệ.
- ( SGK )
	4. Củng cố: (3p)
GV: Sử dụng một số câu hỏi tổng hợp sau:
- Em hãy quan sát chiếc xe đạp, hãy chỉ ra những chi tiết ( hay bộ phận ) cảu xe đạp được làm từ thép, chất dẻo, cao su, các vật liệu khác.
5. Hướng dẫn về nhà: (2p)
- Về nhà học bài và làm bài theo câu hỏi SGK
- Đọc và xem trước bài 20 SGK c huẩn bị vật liệu nhựa, kim loại để giờ sau học bài 20.
Tiết: 21
Bài 19: th vật liệu cơ khí
	I. Mục tiêu:
	- Kiến thức: Sau khi học song học sinh biết phân biệt được các vật liệu cơ khí phổ biến
	- Biết được sự đa dạng của sản phẩm cơ khí, quy trình tạo ra sản phẩm cơ khí, tính chất cơ bản của vật liệu cơ khí.
	- Biết các phương pháp đơn giản để thửi cơ tính của vật liệu cơ khí.
	- Kỹ năng: Học sinh có kỹ năng làm việc theo quy trình.
	II.Chuẩn bị của thầy và trò:
	- Giáo viên nghiên cứu SGK, Mẫu vật, dây đồng, dây nhôm, dây thép và một thanh nhựa có đường kính phi 4mm
	- Gang thép, hợp kim đồng, hợp kim nhôm, cao su, chất dẻo, búa nguọi nhỏ, đe.
	III. Tiến trình dạy học:
	1. ổn định tổ chức 1/: 
- Lớp 8A;Ngày: / / 2005 Tổng số:. Vắng:
- Lớp 8B;Ngày: / / 2005 Tổng số:. Vắng:
Hoạt động của GV và HS
T/g
Nội dung ghi bảng
2.Kiểm tra bài cũ:
GV: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
3.Tìm tòi phát hiện kiến thức mới.
HĐ1.GV giới thiệ bài thực hành.
GV: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh về dụng cụ, vật liệu.
GV: Nêu rõ mục đích, yêu cầu của bài thực hành, nhắc nhở học sinh về kỷ luật, an toàn lao động trong giờ học.
GV: Phân chia lớp làm 4 nhóm với các dụng cụ vật mẫu phương tiện đã chuẩn bị trước
HĐ2: Tổ chức cho học sinh thực hành.
GV: Hướng dẫn học sinh phân biệt giữa kim loại và phi kim qua màu sắc khối lượng riêng mặt gãy của mẫu vật.
HS: Quan sát nhận biết.
GV: Hướng dẫn học sinh làm. Chọn một thanh nhựa và một thanh thép đường kính phi 4mm dùng lực của tay bẻ
HS: Nhận xét, ghi vào bảng.
HS: Chuẩn bị: Đồng, nhôm, thép, gang.
GV: Hướng dẫn học sinh quan sát màu sắc và mặt gãy các mẫu để phân biệt gang ( màu xám), thép ( màu trắng ), đồng ( đỏ hoặc vàng ), nhôm ( màu trắng bạc ).
GV: Hướng dẫn học sinh quan sát
GV: Hướng dẫn học sinh dùng búa đập vào gang và thép, gang sẽ vỡ vụn, thép không vỡ.
HS: Ghi vào bảng.
4.Củng cố:
GV: Nhận xét giờ thực hành về sự chuẩn bị vật liệu, an toàn vệ sinh lao động, hướng dẫn học sinh tự đánh giá bài tập thực hánh theo mục tiêu bài học.
GV: Yêu cầu học sinh nộp báo cáo thực hành.
I. Chuẩn bị.
- ( SGK)
II. Nội dung và trình tự thực hành.
1.Nhận biết và phân biệt vật liệu kim loại.
a.Quan sát màu sắc các mẫu.
- Quan sát mặt gãy.
- Ước lượng khối lượng.
b. So sánh tính cứng và tính dẻo.
Tính chất
Thép
Nhựa
Tính cứng
Tính dẻo
Khối lượng
Màu sắc
2.So sánh kim loại đen và kim loại màu.
a.Phân biệt kim loại đen và kim loại màu bằng quan sát bên ngoài các mẫu.
b. So sánh tính cứng, tính dẻo
- Bẻ cong các đoạn vật liệu.
c. So sánh khả năng biến dạng.
- Dùng búa đập vào phần đầu của các thanh đồng nhôm.
3. So sánh vật liệu gang và thép.
a. Quan sát màu sắc và mặt gãy của gang và thép.
b. So sánh tính chất của vật liệu
- Nhận xét điền vào bảng 3.
Tính chất
Thép
Nhựa
Tính cứng
Tính dẻo
Khối lượng
Màu sắc
	5. Hướng dẫn về nhà 2/:
	- Về nhà đọc và xem trước bài 20 SGK, chuẩn bị dụng cụ 	liệu cho bài sau: 
	- Thước lá, thước cặp, đục, dũa, cưa, êtô bàn, một đoạn phôi 	u bằng thép. Tranh hình có liên quan.
 Tiết 20 
S: /11/2010
G: /11/2010
 BÀI 20: DỤNG CỤ CƠ KHÍ
I. MỤC TIÊU:
	1. Kiến thức: Biết được hình dạng, cấu tạo và vật liệu chế tạo các dụng cụ cầm tay đơn giản được sử dụng trong ngành cơ khí.
	2. Kỹ năng : Biết được công dụng và các loại dụng cụ cơ khí phổ biến như thước lá, thước cuộn, kìm, tuốctua vít, búa, cưa sắt, dũa, đột. 
	3. Thái độ : Nghiêm túc nghiên cứu bài, có kỹ năng làm việc theo quy trình, an toàn lao động trong quá trình gia công.
II. CHUẨN BỊ 
	1. GV: nghiên cứu SGK, bộ đồ dùng dụng cụ cơ khí. 
	- Dụng cụ thước lá, thước cặp, đục, dũa, cưa sắt, êtô bàn, một đoạn phôi liệu bằng thép, 
	2. HS: Cá nhân đọc trước bài 20 
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
	1. Ổn định tổ chức :
 2. Kiểm tra bài cũ: (5p)
HS1: Nêu tính chất cơ bản vật liệu cơ khí. Tính công nghệ có ý nghĩa gì ? 
HS2: Phân biệt sự khác nhau cơ bản của vật liệu kim loại, vật liệu phi kim loại. Giữa kim loại đen và kim loại mầu 
Đáp án: 
HS1: Vật liệu cơ khí có 4 tính chất: Lí học, hoá học, cơ học, công nghệ. Ý nghĩa công nghệ : Dựa vào tính chất công nghệ để lựa chọn phương pháp gia công hợp lí, đẩm bảo năng suất, chất lượng. 
HS2: Vật liệu kim loại có tính chất dẫn điện, dẫn nhiệt. Vật liệu phi kim loại không có tính chất dẫn nhiệt. 
 3. Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH
NỘI DUNG 
Hoạt động 1. Giới thiệu bài. (4p)
HS: Kể tên các dụng cụ, chi tiết có trên xe đạp, đó là các sản phẩm cơ khí được lắp ráp từ những dụng cụ nào ? 
GV: Những dụng cụ cầm tay đơn giản dùng tong cơ khí có hình dạng, cấu tạo như thế nào ? 
Nêu rõ mục tiêu bài học. 
Hoạt động 2. Tìm hiểu một số dụng cụ đo và kiểm tra.(11p)
GV: Cho học sinh quan sát hình 20.1
GV: Em hãy mô tả hình dạng, nêu tên gọi và công dụng của các dụng cụ trên hình?
HS: Trả lời
GV: Cho học sinh quan sát hình 20.2 và mô tả hình dạng, nêu tên gọi và công dụng của các dụng cụ trên hình?
HS: Trả lời
GV: Cho học sinh quan sát hình 20.2 em hãy nêu cách sử dụng thước đo góc vạn năng.
HS: Trả lời 
Hoạt động 3. Tìm hiểu dụng cụ tháo lắp và kẹp chặt (10p)
HS: Học sinh quan sát hình 20.4, đại diện nhóm nhận đồ dùng, quan sát, vận dụng vào thực tế nêu công dụng của từng dụng cụ. 
GV: Em hãy nêu công dụng và cách sử dụng các dụng cụ trên.
HS: Đại diện nhóm hoặc cá nhân trả lời câu hỏi, nhận xét chéo. 
Hoạt động 4. Tìm hiểu các dụng cụ gia công.(10p)
HS: Đại diện nhóm nhận đồ dùng dụng cụ gia công, quan sát, chỉ tên, công dụng của từng loại 
GV: Cho học sinh quan sát hình 20.5. Hướng dẫn hs nêu công dụng của từng dụng cụ gia công.
I. Dụng cụ đo và kiểm tra.
1.Thước đo chiều dài.
a.Thước lá.
- Được chế tạo bằng thép, ít co giãn và không gỉ. Dày 0,9 đến 1,5mm, rộng 10 đến 25 mm dài 150 đến 1000mm.
b.Thước cặp.
- Chế tạo bằng thép ( inox ) không gỉ có độ chính xác cao ( 0,1 đến 0,05 mm ).
- Dùng để đo đường kính trong, đường kính ngoài và chiều sâu của lỗ với kích thước không lớn lắm.
c. Thước đo góc.
- SGK.
II. Dụng cụ tháo, lắp và kẹp chặt.
- Mỏ lết dùng để tháo lắp bu lông, ốc, đai ốc. 
- Cơlê dùng để tháo bu lông. 
- Tua vít : Vặn các vít có đường kẻ rãnh. 
- Êtô dùng để kẹp chặt vật khi gia công. 
- Kìm dùng để kẹp chặt vật bằng tay. 
III. Dụng cụ gia công.
- Búa dùng để đập.
- Cưa dùng để cưa, cắt các vật bằng sắt 
- Đục để chặt, gia công vạt bằng sắt 
- Dũa dùng để tạo độ bóng mặt làm tù cạnh sắt.
 4. Củng cố: (3p)
GV: Gọi 1 – 2 học sinh đọc phần ghi nhớ SGK. Đặt câu hỏi tổng kết.
- Trong thực tế em đã thấy người ta cưa và đục kim loại ở đâu? trong trường hợp nào?
- Để sản phẩm cưa và đục đạt yêu cầu kỹ thuật cần chú ý những điểm gì?
 5. Hướng dẫn về nhà 2/:
- Về nhà yêu cầu học sinh tìm hiểu những dụng cụ khác cùng loại mà em biết học bài và trả lời các câu hỏi trong SGK.
- Đọc và xem trước bài 21 - 22 SGK.
=================&&&===============
 Tiết 21
S: /11/2010
G: /11/2010
Bài 21+22. CƯA VÀ KHOAN KIM LOẠI
I. MỤC TIÊU:
	1. Kiến thức: Sau khi học song học sinh biết được hình dạng, cấu tạo và vật liệu chế tạo các dụng cụ cầm tay đơn giản được sử dụng trong ngành cơ khí.
	- Biết được cộng dụng và cách sử dụng một số dụng cụ cơ khí phổ biến.
	2. Kỹ năng: Hiểu được ứng dụng của phương pháp cưa và đục kim loại.
	- Biết các thao tác đơn giản cưa và đục kim loại
	3. Thái độ: Học sinh có kỹ năng làm việc theo quy trình, an toàn lao động trong quá trình gia công.
II. CHUẨN BỊ	
1. GV: nghiên cứu SGK, bộ tranh hình 20.1; 20.2;20.3;20.4;20.5;20.6
	- Dụng cụ thước lá, thước cặp, đục, dũa, cưa, êtô bàn, một đoạn phôi liệu bằng thép, các loại mũi khoan. 
2. HS: Cá nhân đọc trước bài 21, 22. 
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức : 
2. Kiểm tra bài cũ: 
 ... iết sau thực hành. 
CHUẨN BỊ 
Vật liệu : Bộ may ơ trước, sau của xe đạp 
Mỏ lết, cơlê loại 14,16,17. 
Tua vít, kìm nguội xà phong giẻ lau, mỡ bôi trơn. 
II. NỘI DUNG
1.Tìm hiểu cấu tạo ổ trục trước và sau xe đạp.
- Moay ơ: để lắp nan hoa ( đũa xe ) đồng thời để lắp nồi, ổ trục
- Trục có ren M10x1 ( hoặc M8x1 ).
- Côn xe: cùng với bi và nồi tạo thành ổ trục.
- Đai ốc hãm: Giữ côn ở vị trí cố định.
- Đai ốc, vòng đệm: bắt cố định trục vào càng xe.
2.Quy trình tháo, lắp ổ trục trước,sau.
a) Quy trình tháo.
Đai ốc Vòng đệm Đai ốc hãm côn Côn Trục 
 Nắp nồi trái Bi Nồi trái 
Nắp nồi phải Bi Nồi phải
* Chú ý: Khi tháo côn cần tháo một bên trái hoặc phải. còn bên kia vẫn giữ nguyên với trục.
b) Quy trình lắp
- Ngược với quy trình tháo.
c) Yêu cầu sau khi tháo lắp.
- Các ổ trục phải quay trơn, nhẹ, không đảo.
- Các mối ghép ren phải được xiết chặt, chắc chắn.
- Các chi tiết không được hư hại, không để dầu mỡ bám bẩn vào moay ơ.
3.Báo cáo thực hành.
- SGK
IV. TỔNG KẾT THỰC HÀNH
HS: Thực hành song thu gọn đồ dùng, vệ sinh lớp học 
GV: Hướng dẫn hs tự đánh giá bài thực hành của bản nhóm dựa theo mục tiêu của bài. Nhận xét đánh giá giờ thực hành về sự chuẩn bị dụng cụ vật liệu, an toàn vệ sinh lao động, ý thức tham gia, thái độ học tập, kết quả thực hành.
HS: Chuẩn bị cho giờ sau vẫn dụng cụ vật liệu như tiết trước. Giấy kiểm tra. 
=================&&&================
Tiết 27
S: /12/2010
G: /12/2010
 KIỂM TRA 45 P
 (Kiểm tra thực hành) 
MỤC TIÊU
Kiến thức: Kiểm tra đánh giá thao tác tháo, lắp trục trước của xe đạp 
Kỹ năng: Vận dụng tốt quy trình tháo, lắp ổ trục trước của xe đạp để đảm bảo kết quả thực hành. 
Thái độ: Nghiêm túc nghiên cứu thực hành, đảm bảo an toàn khi lao động và vệ sinh khu vực.
CHUẨN BỊ
GV: Cả lớp 2bộ trục trước của xe đạp, 2 bộ cơlê, 2bộ mỏ lết cỡ 14,16, 17. 2 bộ kìm nguội. 
HS: Xà phòng, giẻ lau, nước. 
TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Ổn định tổ chức: 
Bài mới: 
Hoạt động 1: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh 
 GV: kiểm tra sự chuẩn bị của hs về đồ dùng, vật liệu, giấy kiểm tra.
Hoạt động 2: Nhắc lại kiến thức bài trước
GV: Yêu cầu hs nhắc lại quy trình tháo, lắp trục trước của xe đạp. 
Những chú ý trong khi thực hiện quy ttrình. 
Hoạt động 3 : Kiểm tra thực hành
GV: Bố trí đồ dùng lên bàn, yêu cầu hs cá nhân thực hành song rửa tay ngay. 
B1: Yêu cầu cá nhân hs trả lời các câu hỏi sau vào giấy kiểm tra 15p.
B2: Kiểm tra thực hành. 
Nội dung kiểm tra:
Phần 1: Câu hỏi lý thuyết (3đ)
Câu 1: Từ quy trình tháo cụm trước của xe đạp, hãy vẽ sơ đồ lắp. 
Câu 2: Có nên lắp các viên bi có đường kính khác nhau vào cùng một ổ hay không ? Tại sao ?
Câu 3 : Khi cụm trục trước, sau của xe đạp bị đảo hoặc lắp quá chặt không quay được cần phải điều chỉnh như thế nào ? 
 Phần 2: Thực hành (7đ)
IV. ĐÁP ÁN + THANG ĐIỂM
Câu
Nội dung
Điểm
Phần 1. Lý thuyết
 3
1
2
3
Sơ đồ lắp trục trước của xe đạp
Nồi
 trái
Bi
Nồi 
phải
Nắp nồi phải 
Bi
Trục
Vòng đệm
Đai ốc 
hãm côn
Đai 
ốc
Côn 
Nắp nồi trái(nắp trặn)
Không nên lắp các loại bi có đường kính khác nhau vào cùng 1ổ vì: Làm cho bánh xe bị đảo vành và vành xe bị giơ
Khi cụm trước và cụm sau của xe đạp bị đảo hoặc quá chặt càn phải nới côn 
1
1
1
Phần 2. Thực hành
7
a, 
b, 
c, 
Quy trình tháo lắp đúng 
Kỹ thuật 
+ Chọn, sử dụng đúng dụng cụ.
+ Thao tác an toàn trong lao động, kỹ thuật. 
 Vệ sinh 
2
4
1
VI. NHẬN XÉT 
GV: Yêu cầu hs thu rọn đồ dùng, vệ sinh khu vực đã thực hành đảm bảo. 
Nhận xét thái độ tinh thần học tập của học sinh
Cá nhân đọc trước phần ôn tập cơ khí. 
=================&&&================
Tiết 28
S: /12/2010
G: /12/2010
 ÔN TẬP PHẦN CƠ KHÍ
MỤC TIÊU
Kiến thức: Ôn lại kiến thức vật liệu, dụng cụ cơ khí, các laọi mối ghép trong cơ khí.
Kỹ năng: Phân biệt rõ các loại vật liệu, dụng cụ, mối ghép trong cơ khí. 
Thái độ: Nghiêm túc nghiên cứu bài áp dụng kiến thức đã học vào cuộc sống. 
CHUẨN BỊ
GV: Tổng hợp kiến thức phần cơ khí,
HS: Cá nhân ôn tập trước kiến thức phần cơ khí. 
TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Ổn định tổ chức: 
Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN- HỌC SINH 
NỘI DUNG
 Hoạt động 1: Ôn lại kiến thức phần vật liệu cơ khí (10p)
HS: Cá nhân phân loại các dụng cụ cơ khí phổ biến. 
GV: Uốn nắn câu trả lời của hs và chú ý rác thải cơ khí đảm bảo vệ sinh môi trường 
Hoạt động 2: Ôn lại kiến thức dụng cụ cơ khí (13p)
HS: Nhắc lại hình dáng, cấu tạo, công dụng cách sử dụng dụng cụ cơ khí cầm tay đơn giản 
GV: Chốt lại kiến thức cơ bản dụng cụ cơ khí. Chú ý khi sử dụng các dụng cụ trên cần sử dụng đúng dụng cụ và đảm bảo an toàn khi lao động, làm việc đúng quy trình. 
Hoạt động 3: Ôn lại các loại mối ghép (15p)
HS: Nhắc lại kiến thức như các loại mối ghép tháo được và mối ghép không tháo được, mối ghép động. Lấy ví dụ về các loại máy sử dụng từng laọi mối ghép trên. 
GV: Hướng dẫn hs tổng hợp kiến thức các loại mối nối, phân biệt khác nhau giữa các loại mối nối trên. 
Chú ý: sử dụng đồ dung mối ghép động tránh làm hỏng thanh dằng, thường xuyên tra dầu mỡ đẻ tránh khô dầu. 
I. VẬT LIỆU CƠ KHÍ.
1. Vật liệu kim loại: 
 a, Kim loại đen: Gang, ...
 b, Kim loại mầu : Đồng, nhôm, hợp kim. 
2. Vật liệu phi kim loại : Các chất dẻo, cao su. 
II. DỤNG CỤ CƠ KHÍ.
1. Dụng cụ đo và kiểm tra 
- Thước đo chiều dài: Thước lá, thước cặp.
- Thước đo góc : Eke, ke vuông 
2. Dụng cụ tháo, lắp, kẹp chặt 
 a, Dụng cụ tháo : Mỏ lết, cơlê, tua vít.
 b, Dụng cụ kẹp chặt : Ê tô, kìm. 
3. Dụng cụ gia công : Búa cưa, đục, dũa. 
III. CÁC LOẠI MỐI GHÉP. 
1. Mối ghép tháo được (Mối ghép có ren) có thể tháo được rời các chi tiết ở dạng nguyên vẹn như trước khi ghép. 
2. Mối ghép không tháo được (đinh tán) 
3. Mối ghép động: Chủ yếu để ghép các chi tiết thành cơ cấu gồm : Khớp tịnh tiến, khớp quay, khớp cầu. 
Củng cố: (2p)
GV + HS nhắc lại kiến thức cần đạt trong bài 
Các loại vật liệu, dụng cụ cơ khí, các loại mối ghép 
Chú ý khi lao động cần đảm bảo an toàn trong lao động, lựa chọn đúng dụng cụ, làm việc đúng quy trình. 
Hướng dẫn: (5p)
HS: về nhã ôn lại kiến thức phần cơ khí. 
GV: Xe đạp, xe máy, máy xát chuyển động là nhờ bộ phận nào ? bộ phận đó có tên là gì hoạt động ra sao ? Ta tìm hiểu chương sau. 
HS: Về nhà đọc trước bài 29
=================&&&================
 Tiết 29
S: /12/2010
G: /12/2010
Chương V. TRUYỀN VÀ BIẾN ĐỔI CHUYỂN ĐỘNG
 Bài 29. TRUYỀN CHUYỂN ĐỘNG
I. MỤC TIÊU:
	1. Kiến thức: Sau khi học song học sinh hiểu được:
	- Vai trò quan trọng của truyền chuyển động
	- Biết được cấu tạo, nguyên lí làm việc và ứng dụng một số cơ cấu truyền chuyển động trong thực tế.
2. Kỹ năng: Học sinh có kỹ năng làm việc theo quy trình.
3. Thái độ: Nghiêm túc nghiên cứu bài áp dụng vào cuộc sống. 
II.CHUẨN BỊ 
	1. GV: Tranh vẽ hình 29.1, hình 29.2, hình 29.3
	- Mô hình chuyền động đai, truyền động bánh răng và truyền động xích.
	2. HS: Đọc trước bài 29 SGK.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Ổn định tổ chức: 
Kiểm tra bài cũ:
Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN- H ỌC SINH
	N ỘI DUNG	
Hoạt động 1: Giới thiệu chương V (2p)
GV: Giới thiệu nội dung kiến thức cần đạt trong chương, cách vận dung kiến thức vào cuộc sống. 
Hoạt động 2. Tìm hiểu tại sao cần truyền chuyển động.(7p)
GV: Dùng hình vẽ 29.1 và mô hình vật thể cho học sinh quan sát sự chuyển động của bộ truyền chuyển động và đặt câu hỏi: 
? Tại sao cần truyền chuyển động quay từ trục giữa đến trục sau.
HS: Cá nhân quan sát mô hình và trả lời câu hỏi tại sao phải cần truyền chuyển động 
GV: Tại sao số bánh răng của đĩa lại nhiều hơn số bánh răng của líp
HS: Trả lời câu hỏi trên và vận dụng vào cuộc sống. 
Họat động 3.Tìm hiểu bộ truyền chuyển động ma sát, truyền đai (15p).
GV: Cho học sinh quan sát hình 29.2 SGK, mô hình bánh ma sát và truyền động đai quay mô hình cho học sinh nhìn rõ, trả lời các câu hỏi sau: 
Bộ truyền động đai cấu tạo gồm mấy bộ phận.
Tại sao khi quay bánh dẫn, bánh bị dẫn quay theo?
Bánh nào có tốc độ quay lớn hơn. 
GV: Thao tác quay, hướng dẫn hs lần lượt trả lời các câu hỏi từ đó nêu ra nguyên lý của bộ truyền. 
HS: Quan sát chuyển động của mô hình và trả lời các câu hỏi. 
GV: Giới thiệu tỉ số truyền i lên bảng.
GV: Chứng minh công thức cho học sinh
GV: Bộ truyền động được ứng dụng ở những loại máy nào ? 
HS: Trả lời ( Máy).
GV: Để khắc phục sự trựơt của truyền động ma sát người ta dùng bộ truyền động ăn khớp.
Hoạt động 4: Tìm hiểu động ăn khớp(16p)
GV: Cho học sinh quan sát hình 29.3 rồi hoàn thành các câu sau:
- Bộ truyền động bánh răng gồm:
- Bộ truyền động xích gồm:
GV: Để giảng giải phần tính chất giáo viên cho học sinh nhận xét hệ thức:
HS: Trả lời.
GV: Rút ra kết luận.
GV: bộ truyền động ăn khớp được ứng dụng ở trong những bộ phận nào? 
HS: Trả lời, vận dụng vào cuộc sống. Tại sao xe mini đi chậm hơn xe Xuân Hoà ? 
I. TẠI SAO CẦN TRUYỀN CHUYỂN ĐỘNG.
- Do các bộ phận của máy thường đặt xa nhau và đều được dẫn động từ một chuyển động ban đầu.
- Các bộ phận máy thường có tốc độ quay không giống nhau.
- Vậy nhiệm vụ của các bộ truyền chuyển động là truyền và biến đổi tốc độ cho phù hợp với tốc độ của các bộ phận trong máy.
II. BỘ TRUYỀN CHUYỂN ĐỘNG.
1. Truyền động ma sát truyền động đai.
a) Cấu tạo bộ truyền động đai.
- Cấu tạo truyền động đai gồm: 1bánh dẫn, 2 bánh bị dẫn, dây đai 3 mắc căng trên hai bánh đai.
b) Nguyên lí làm việc.
- Tỉ số truyền được xác định bởi công thức.
n = n x 
CM: Nếu S1, S2 lần lượt là đoạn đường đi được của một điểm trên bánh D1 và D2 ta có:
S1 = S2 hay π D1n1 = π D2n2
c) ứng dụng.
- SGK
2. Truyền động ăn khớp.
a) Cấu tạo bộ truyền động.
- Bộ truyền động bánh răng gồm: Bánh dẫn, bánh bị dẫn.
- Bộ truyền động xích gồm: Đĩa dẫn, đĩa bị dẫn, xích.
b) Tính chất.
Z1: số răng quay với vận tốc n1
Z2: số răng quay với vận tốc n2
- Từ hệ thức trên ta thấy bánh răng (hoặc đĩa xích) nào có số răng ít hơn thì sẽ quay nhanh hơn.
c) ứng dụng:
- ( SGK )
4. Củng cố: (3p)
GV: Yêu cầu học sinh đọc phần ghi nhớ SGK.
- Yêu cầu học sinh tìm hiểu những bộ truyền động khác nhau mà em biết như trong các bộ đồ chơi, quạt bàn có tuốc năng, thiết bị quay băng.
5. Hướng dẫn về nhà: 2/
 - Gv: Gợi ý học sinh trả lời câu hỏi cuối bài chú ý sử dụng tỷ số để làm bài tập 4
 - Về nhà học bài, đọc và xem trước bài 30, sưu tập bộ truyền chuyển động.
- HS : Cá nhân đọc trước bài 30 Biến đổi chuyển động. 
GV: Loại máy nào biến đổi chuyển động tay quay thành chuyển động tịnh tiến. 

Tài liệu đính kèm:

  • docCong Nghe 8.doc