Mục tiêu bài học:
- Biết nhận xét về màu của lọ hoa và quả.
- Vẽ được lọ hoa và quả bằng màu có độ đậm nhạt theo cảm thụ riêng.
- Nhận ra vẻ đẹp của tranh tĩnh vật mầu.
II. Chuẩn bị:
1. Đồ dùng dạy học:
Giáo viên:
- Mẫu vẽ: một số lọ hoa và quả có hình dáng, màu sắc khác nhau.
- Nhận ra được vẻ đẹp của tranh tĩnh vật màu.
Học sinh:
- Mẫu vẽ: một số quả dạng hình cầu
- Giấy vẽ, vở vẽ, bút chì, màu vẽ.
Ngày soạn: 09/10/2010 Ngày giảng: 13/10/2010 (7B) Tiết 7: Vẽ theo mẫu: LỌ HOA VÀ QUẢ (Vẽ màu) I. Mục tiêu bài học: - Biết nhận xét về màu của lọ hoa và quả. - Vẽ được lọ hoa và quả bằng màu có độ đậm nhạt theo cảm thụ riêng. - Nhận ra vẻ đẹp của tranh tĩnh vật mầu. II. Chuẩn bị: 1. Đồ dùng dạy học: Giáo viên: - Mẫu vẽ: một số lọ hoa và quả có hình dáng, màu sắc khác nhau. - Nhận ra được vẻ đẹp của tranh tĩnh vật màu. Học sinh: - Mẫu vẽ: một số quả dạng hình cầu - Giấy vẽ, vở vẽ, bút chì, màu vẽ. - Bài vẽ tĩnh vật mầu (sưu tầm). 2. Phương pháp dạy học: Phương pháp trực quan. Phương pháp vấn đáp Phương pháp so sánh Phương pháp gợi mở Phương pháp luyện tập - Phương pháp làm việc theo nhóm. II.Tiến trình dạy – học: 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra đồ dùng học tập 3. Bài mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung Hoạt động 1: - Giáo viên giới thiệu một số tranh tĩnh vật mầu, phân tích để học sinh hiểu và cảm thụ được vẻ đẹp của màu sắc trong tranh. Hỏi: Em có nhận xét gì về bố cục, cách sắp xếp mẫu vẽ? Hỏi: Mầu sắc độ đậm nhạt của lọ và quả. Hỏi: Khung hình chung của mẫu? 1- Quan sát nhận xét - Quả đậm hơn, chuyển tiếp ánh sáng tương tự nhau. - Là hình chữ nhật Hoạt động 2: Hướng dẫn HS cách vẽ màu Giáo viên hướng dẫn cách vẽ hình. - Vẽ phác bằng chì hay màu nhạt. - Vẽ các mảng màu. - Nhìn mẫu để tìm màu của lọ, của quả, tương quan đậm nhạt của chúng. Hỏi: Mầu sắc có nên vẽ tách bạch hay có xen lẫn. - Nên nhấn mạnh một số mảng đậm. - Vẽ mầu nền (nền tường, nền vải để tạo không gian). - Giáo viên giới thiệu một số bài tĩnh vật mầu để học sinh tham khảo. 2- Cách vẽ: a. Phác mảng màu đậm nhạt chính ở lọ, quả, nền. b. Vẽ màu. c. Đẩy sâu, hoàn chỉnh bài. - Nên vẽ có ảnh hưởng qua lại khi đặt cạnh nhau. Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh làm bài. - Giáo viên bao quát gợi ý học sinh. - Cách vẽ phác hình mảng. - Cách tìm màu và vẽ màu. Tìm màu chính. Vẽ màu. Quan tâm một số bài khá và yếu. Giúp các em hoàn thành cơ bản về độ đậm nhạt của màu . - Mẫu của nền. Hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập. Cho học sinh chọn một số bài tốt và chưa tốt lên bảng và hướng dẫn học sinh nhận xét về bố cục, màu sắc và các độ đậm nhạt. 3. Thực hành: - Học sinh thực hành bài tập hoàn thiện theo gợi ý của cô giáo - Cho học sinh lên dán bài và nhận xét theo cảm nhận của mình và xếp loại một số bài vẽ. 4. Bài tập về nhà: - Vẽ lọ hoa và quả bằng mầu sẵn có. - Chuẩn bị bài 8: Thường thức mỹ thuật: Một số công trình mỹ thuật thời Trần. ..........................................***........................................ Ngày soạn: 09/10/2010 Ngày giảng: 7A: 11/10/2010 7B: Tiết 8: Thường thức mỹ thuật: MỘT SỐ CÔNG TRÌNH MỸ THUẬT THỜI TRẦN ( 1226-1400) I. Mục tiêu bài học: - Củng cố và cung cấp thêm cho học sinh về mỹ thuật thời Trần Học sinh trân trọng và yêu thích nền mỹ thuật thời Trần nói riêng và nghệ thuật dân tộc nói chung II. Chuẩn bị: 1. Tài liệu tham khảo: - Tài liệu bài 1, các bài viết về Tháp Bình Sơn, Khu lăng mộ An Sinh, Tượng hổ ở lăng Trần Thủ Độ và chạm khắc ở chùa Thái Lạc. 2. Đồ dùng dạy học: Giáo viên: Sưu tầm tranh ảnh, tìm hiểu các bảo tàng lưu trữ mỹ thuật thời Trần để tổ chức cho học sinh tham quan ngoại khóa. Học sinh: Sưu tầm thêm tranh ảnh và bài viết liên quan đến bài học. 3. Phương pháp dạy học: Phương pháp vấn đáp Phương pháp trưc quan Phương pháp so sánh Phương pháp gợi mở - Phương pháp thuyết trình III. Tiến trình dạy – học: 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra đồ dùng học tập 3. Bài mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung Hoạt động 1: Tìm hiểu một vài nét về công trình - Củng cố lại bài cũ và chuyển sang bài mới. Kiến trúc phát triển đã tạo điều kiện cho nghệ thuật điêu khắc và trang trí phát triển theo. Treo ảnh và giới thiệu vào bài. a- Tháp Bình Sơn: Hỏi: Kiến trúc thời Trần được thể hiện thông qua những thể loại nào? Hỏi: Em biết gì về tháp Bình Sơn.? Hỏi: Em cho biết đôi nét về tháp Bình Sơn? Giáo viên: Tháp Bình Sơn cùng với Tháp chùa Phổ Minh (Nam Định) là những di sản kiến trúc tôn giáo còn giữ được cho đến ngày nay. Tuy đã nhiều lần tu sửa, Tháp Bình Sơn vẫn mang đậm dấu ấn mỹ thuật thời Trần? Hỏi: Hình dáng tháp? Hỏi: Về cấu trúc? Kết luận: Tháp Bình Sơn là niềm tự hào của kiến trúc cổ Việt Nam. Tháp được ông cha ta xây dựng bằng bàn tay khéo léo, chạm khắc công phu với cách tạo hình chắc chắn, nên dùng sử dụng chất liệu bình dị mà vẫn đứng vững được hơn 600 năm trong điều kiện khí hậu nhiệt đới b- Khu lăng mộ An Sinh. Hỏi: Khu lăng mộ An sinh thuộc thể loại kiến trúc nào? Hỏi: Đặc điểm của khu lăng mộ An Sinh? I. Kiến trúc thời Trần: 1. Tháp Bình Sơn: - Kiến trúc cung đình và kiến trúc tôn giáo. - Là kiến trúc chùa tháp, kiến trúc phật giáo. - Thuộc chùa Vĩnh Khánh xã tam Sơn Huyện Lập thạch tỉnh Vĩnh phúc. Tháp được xây dựng trên một ngọn đồi thấp - Là công trình kiến trúc bằng đất nung khá lớn, hiện chỉ còn có 11 tầng, cao 15m. - Tháp có mặt bằng hình vuông, càng lên cao càng thu nhỏ dần. - Các tầng đầu trổ cửa cuốn bốn mặt, mái các tầng hẹp. - Tầng dưới cao hơn các tầng trên cao. - Có những nét riêng biệt chứng tỏ người xây dựng đã biết tận dụng mọi hiểu biết khoa học đương thời làm công trình được bền vững lâu dài. Hoạt động 2: Giới thiệu một vài tác phẩm điêu khắc và phù điêu trang trí: Tượng hổ ở lăng Trần Thủ Độ Hỏi: Trần Thủ Độ là ai? Ông có vai trò gì với Vương triều Trần? Giáo viên: Khu lăng mộ Trần Thủ Độ được xây dựng vào năm 1264 tại Thái Bình ở lăng có tạc một con hổ. + Tượng hổ có kích thước gần như thật. + Tượng hổ tạo khối đơn giản, dứt khoát có chọn lọc và được sắp xếp mọt cách chặt chẽ, vững chãi. * Thông qua hình tượng con hổ các nghệ sĩ điêu khắc thời xưa đã nắm bắt và độc tả được tính cách, vẽ đường bệ, lẫm liệt của thái sư Trần Thủ Độ. Chạm khắc ở chùa Thái Lạc. - Chùa được xây dựng vào thời nào? Hỏi: Em biết gì về bức chạm khắc gỗ ở chùa Thái Lạc? Hỏi: Bố cục của các bức chạm khắc? Hỏi: Bức chạm khắc gỗ: Tiên nữ đầu người mình chim đang dâng hoa? Kết luận: Qua bức chạm khắc trên ta thấy nghệ thuật chạm khắc gỗ của ông cha ta đã đạt đến trình độ cao về bố cục và cách diễn tả. 2. Khu lăng mộ An Sinh: - Kiến trúc cung đình vì đây là nơi chôn cất và thờ các vị vua thời Trần. - Đặt ở nơi thoáng đãng, rộng rãi phù hợp với yêu cầu của thuyết phong thủy. Kích thước lăng mộ tương đối lớn. - Bố cục thường đăng đối, quy tụ tại một điểm. - Trang trí được gắn với nơi thờ phụng. II. Điêu khắc: 1. Tượng hổ lăng Trần Thủ Độ: - Là Thái sư triều Trần. Ông là người uy dũng, quyết đoán, người góp phần dựng lên Triều trần có vai trò quan trọng trong chiến thắng chống quân xâm lược Mông Cổ. 2. Chạm khắc gỗ ở chùa Thái Lạc; - Dưới thời Trần tại Hưng Yên, chùa đã bị hư hỏng nhiều, chỉ còn lại là bộ phận kiến trúc chùa. Trong đó các mảng chạm khắc gỗ. - Cảnh dâng hoa, tấu nhạc với những nhân vật trung tâm là vũ nữ, nhạc công hay con chim thần thoại. - Bố cục các bức chạm khắc về cơ bản là giống nhau. - Hai tiên nữ được chạm khắc cân đối, đầu hơi nghiêng về phía sau và đôi tay kính cẩn dâng bình hoa về phía trước, cánh chim dang rộng. - Xung quanh ken đặc hoa văn hình xoắn ốc để diễn tả hoa và mây. Hoạt động 3: Đánh giá kết quả học tập - Đặt câu hỏi để kiểm tra sự tiếp thu và nhận thức của học sinh. - Rút ra một vài nhận xét chung về các công trình, tác phẩm đã học trong bài. 4. Bài tập về nhà: - Sưu tầm thêm các tài liệu, bài viết và tranh ảnh về các công trình kiến trúc, các tác phẩm điêu khắc và chạm khắc trang trí vừa học. - Xem lại bức chạm khắc tiên nữ đầu người mình chim đang dâng hoa. - Chuẩn bị bài 9: Trang trí đồ vật có dạng hình chữ nhật. ..........................................***........................................ Ngày soạn: 15/10/2010 Ngày giảng: 7A: 18/10/2010 7B: Tiết 9: Vẽ trang trí: TRANG TRÍ ĐỒ VẬT CÓ DẠNG HÌNH CHỮ NHẬT I. Mục tiêu bài học: - Học sinh biết cách trang trí bề mặt đồ vật có dạng hình chữ nhật bằng những cách khác nhau. Trang trí được một số đồ vật có dạng hình chữ nhật. Học sinh yêu thích việc trang trí đồ vật. II. Chuẩn bị: 1. Đồ dùng dạy học: - Một số đồ vật : Cái khay, hộp bánh, cái khăn, cái thảm. - Tranh ảnh giới thiệu về trang trí hình chữ nhật. - Một số bài vẽ của học sinh các năm trước. 2. Phương pháp dạy học: - Giới thiệu mẫu và gợi ý học sinh quan sát, nhận xét. - Phương pháp minh hoạ trực quan. III. Tiến trình dạy – học: 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra: ?Nêu một vài nét về khu lăng mộ An Sinh? ? Nêu đặc điểm của tượng hổ ở lăng Trần Thủ Độ? 3. Bài mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung Hoạt động1: Hướng dẫn HS quan sát, Nhận xét Giáo viên cho học sinh xem một số đồ vật hình chữ nhật được trang trí. Hỏi: Những mẫu nào được thể hiện theo nguyên tắc trang trí cơ bản? Hỏi: Những mẫu nào trang trí theo cách riêng biệt? Hỏi: Nêu nhận xét về cách sắp đặt hoạ tiết trên từng mẫu? Hoạt động 2: Hướng dẫn HS cách trang trí: - Giáo viên minh hoạ cách sắp xếp hoạ tiết .(Đăng đối, xen kẽ, mảng tự do). - Phân mảng hình trang trí bằng các trục ngang, trục đứng và đường chéo. Trên cơ sở đó học sinh tìm được vị trí và hình dáng các mảng. - Cách vẽ màu nên mịn và gọn. Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh làm bài: - Học sinh làm bài, giáo viên gợi ý để các em liên tưởng đồ vật định vẽ: quen thuộc để có cách trang trí phù hợp. Hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập: - Đánh giá tinh thần thái độ tham gia vào hoạt động của học sinh. - Giáo viên chọn một số bài tương đối hoàn chỉnh để nhận xét về nội dung, bố cục, màu sắc. . - Học sinh tự đánh giá nhận xét bài làm của mình. 1- Quan sát nhận xét: - Học sinh nhận xét. Cho nhận xét mẫu nào đẹp, mẫu nào chưa đẹp theo cảm nhận của mình. 2. Cách trang trí: - Chọn đồ vật trang trí. - Chọn hoạ tiết phù hợp. - Bố cục theo ý thích. 3. Thực hành: Trang trí một đồ vật có dạng hình chữ nhật. 4. Bài tập về nhà: - Hoàn thành bài tập. - Sưu tầm hoạ tiết trang trí hình chữ nhật, hình vuông, hình tròn. - Chuẩn bị bài 10: Vẽ tranh đề tài cuộc sống quanh em. ......***. Ngày soạn: Ngày giảng: 7A: 7B: Tiết 10: Vẽ tranh: ĐỀ TÀI CUỘC SỐNG QUANH EM I. Mục tiêu bài học: - Học sinh tập quan sát, nhận xét thiên nhiên và các hoạt động thường ngày của con người. Tìm được đề tài phản ảnh cuộc sống xung quanh và vẽ được một số bức tranh theo ý thích Có ý thức làm đẹp cuộc sống xung quanh. II. Chuẩn bị: 1. Tài liệu tham khảo: - Sưu tầm các hình ảnh và bài viết giới thiệu về cuộc sống xung quanh ta. 2. Đồ dùng dạy học: - Sưu tầm tranh của các học sinh và các học sinh vẽ về đề tài này - Sưu tầm ảnh đẹp về phong cảnh đất nước, các hoạt động của con ngưòi. - Một số bài vẽ của học sinh các năm trước. III. Tiến trình dạy – học: 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra: GV thu một số bài làm ở nhà của HS dể cho cả lớp nhận xét. Cho điểm. 3. Bài mới: Hoạt động của GV - HS Nội dung Hoạt động 1. Hướng dẫn học sinh tìm và lựa chọn nội dung: GV cho học sinh xem một số tranh về đề tài cuộc sống quanh em, sau đó phân tích đặt câu hỏi. ? Tranh vẽ gì, hình tượng nào là chính. ? Màu sắc trong tranh thể hiện như thế nào. ? Em có thể vẽ những tranh nào về đề tài này. GV kết luận: Đây là bà vẽ tranh đề tài có nhiều nội dung phong phú, phản ánh cuộc sống của con người và thiên nhiên có thể vẽ nhiều về đề tàI này: +Gia đình; đi chợ, nấu ăn, quét sân... +Nhà trường; học nhóm, đi học +Xã hội; trồng cây, bảo vệ môi trường xanh-sạch-đẹp Hoạt đông 2: Hướng dẫn HS cách vẽ GV minh họa cách vẽ trên bảng; - GV gợi ý để HS nhận thấy có thể vẽ lao động, học tập. - GV nhắc lại cách vẽ tranh; chọn nội dung, phác thảo bố cục, vẽ hinh, vẽ màu - Nhấn mạnh việc thể hiện rõ nội dung đề tài Hoạt động 3: Hướng dẫn HS làm bài. GV nhắc HS làm bài theo từng bước như đã hướng dẫn. - Trong quá trình HS vẽ GV luôn quan sát, gợi ý giúp các em thể hiện nội dung đề tài. - GV chú ý củng cố kiến thức và gợi mở nhằm phát huy tính tích cực trong tìm tòi sáng tạo. Hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập. Gv treo một số bài vẽ để HS nhận xét + Cách thể hiện nội dung đề tài. + Bố cục tranh. + Hình vẽ, màu sắc. GV kết luận và cho điểm một số bài vẽ đẹp 1- Tìm và chọn nội dung đề tài: Học sinh quan sát và trả lời câu hỏi theo hiểu biết cá nhân Học sinh nghe và ghi nhớ II. Cách vẽ. - Học sinh theo dõi giáo viên hướng dẫn cách vẽ trên bảng. Tìm và chọn nội dung đề tài Bố cục mảng chính , phụ Tìm hình ảnh, chính phụ Tô màu theo không gian, thời gian, màu tươi sáng. - Học sinh làm bài vào vở thực hành Học sinh tự đánh giá bài vẽ theo sự cảm nhận của mình. 4. Bài tập về nhà: - Vẽ một bức tranh tùy thích - Chuẩn bị bài 11: Lọ hoa và quả. ......***.
Tài liệu đính kèm: