Giáo án lớp 7 môn Địa lí - Tiết 8 - Bài 7: Môi trường nhiệt đới gió mùa

Giáo án lớp 7 môn Địa lí - Tiết 8 - Bài 7: Môi trường nhiệt đới gió mùa

 - Đông Nam á và Nam á là các khu vực điển hình của môi trường nhiệt đới gió mùa hoạt động.

 - Nắm được 2 đặc điểm cơ bản của môi trường nhiệt đới gió mùa: nhiệt độ thay đổi theo mùa gió, thời tiết diễn biến thất thường. Thảm thực vâth phong phú và đa dạng. Điều này chi phối thiên nhiên và hoạt động của con người theo nhịp điệu gió mùa.

 - Hiểu được môi trường nhiệt đới gió mùa là môi trường đặc sắc và đa dạng ở đới nóng.

2. Kĩ năng:

 - Rèn luyện kĩ năng đọc lược đồ gió mùa châu á để nhận biết vùng có gío mùa, hướng và tính chất của gió mùa. Phân tích biểu đồ khí hậu và nhận biết khí hậu nhiệt đới gió mùa qua biểu đồ khí hậu. Liên hệ thực tế.

 

doc 3 trang Người đăng levilevi Lượt xem 2350Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 7 môn Địa lí - Tiết 8 - Bài 7: Môi trường nhiệt đới gió mùa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:17/9/2011
Giảng 7A:
 7B:
Tiết 8
Bài 7. MÔI TRƯỜNG NHIỆT ĐỚI GIÓ MÙA.
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
 - Đông Nam á và Nam á là các khu vực điển hình của môi trường nhiệt đới gió mùa hoạt động.
 - Nắm được 2 đặc điểm cơ bản của môi trường nhiệt đới gió mùa: nhiệt độ thay đổi theo mùa gió, thời tiết diễn biến thất thường. Thảm thực vâth phong phú và đa dạng. Điều này chi phối thiên nhiên và hoạt động của con người theo nhịp điệu gió mùa.
 - Hiểu được môi trường nhiệt đới gió mùa là môi trường đặc sắc và đa dạng ở đới nóng.
2. Kĩ năng:
 - Rèn luyện kĩ năng đọc lược đồ gió mùa châu á để nhận biết vùng có gío mùa, hướng và tính chất của gió mùa. Phân tích biểu đồ khí hậu và nhận biết khí hậu nhiệt đới gió mùa qua biểu đồ khí hậu. Liên hệ thực tế.
3. Thái độ :
 - Giáo dục ý thức học tập của học sinh.. Có tình yêu thiên nhiên. 
II. Chuẩn bị.
Giáo viên:
Lược đồ các môi trường địa lí.Ảnh cảnh quan nhiệt đới.( SGK)
Học sinh:
 Chuẩn bị bài
III. Các hoạt động dạy học.
 1. Ổn định t/c: 7A 7B:
 2. Kiểm tra bài cũ.
- Trình bày đặc điểm của khí hậu nhiệt đới ? Nêu sự khác nhau giữa khí hậu nhiệt đới và khí hậu xích đạo ẩm ?
 3. Bài mới.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
* Hoạt động 1. Tìm hiểu đặc điểm khí hậu.
 GV hướng dẫn hs xác định vị trí của môi trường nhiệt đới gió mùa trên H 5.1 Sgk.
 GV giảng để hs hiểu: Toàn bộ MT nhiệt đới gió mùa của đới nóng nằm trong hai khu vực Nam Á và Đông Nam Á. Việt Nam là quốc gia nằm trong khu vực gió mùa điển hình này.
 - Gió mùa: Là loại gió thổi theo mùa trên những vùng rộng lớn của khu vực Á, Phi, Úc chủ yếu trong mùa hè và mùa đông.
 Để tìm hiểu đặc điểm của môi trường nhiệt đới gió mùa. GV hướng dẫn hs quan sát H 7.1 và H 7.2 chú ý bảng chú thích.
H: Nhận xét hướng gió thổi của các khu vực?
HS: Trả lời.
GV giảng:
 - Mùa hạ có gió từ biển thổi vào đất liền –còn gọi là gió mùa hạ.
 - Gió mùa mùa hạ thổi từ cao áp Ấn Độ Dương và Thái Bình Dươngvào áp thấp lục địa nên có t/c mát ,nhiều hơi nước, mưa lớn.
 - Gió mùa mùa đông thổi từ cao áp lục địa Xibia về áp thấp đại dương nên có t/c khô lạnh, ít mưa.
Gv hướng dẫn hs quan sát biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa H7.3 và H7.4 cho biết diễn biến nhiệt độ và lượng mưa trong năm của Hà Nội có gì khác với Mumbai?
GV chia lớp làm hai nhóm thảo luận.
GV hướng dẫn hs thảo luận và điền vào bảng
Hà Nội( 23 B)
Mum bai( 190 B)
nhiệt độ
Lượng mưa
Nhiệt độ
Lượng mưa
Mùa hè
>300 C
Mưa nhiều
<30 0C
Mưa nhiều
Mùa đông
180C
Mưa ít
>230 C
Mưa rất ít
Biên độ nhiệt
12 0C
1722mm
7 0C
1784mm
GV kết luận: Hà Nội có mùa đông lạnh,Mumbai nóng quanh năm.
 - Cả hai địa điểm đều có mưa lớn >1500mm.Mùa đông Hà Nội mưa nhiều hơn Mum bai.
H: Qua phân tích H 7.3 và H 7.4 cho biết yếu tố nào ảnh hưởng sâu sắc đến nhiệt độ và lượng mưa của MT nhiệt đới gió mùa?
HS: yếu tố mùa.
H: So sánh tìm ra sự khác biệt giữa 2 loại biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của khí hậu nhiệt đới gió mùa và khí hậu nhiệt đới?
HS: - Nhiệt đới : Mưa tập trung vào 1 mùa, thời kì khô hạn kéo dài.
 - Nhiệt đới gió mùa: nhiệt độ và lượng mưa thay đổi theo mùa gió, thời tiết diễn biến thất thường.
GV: Kết luận nêu ra đặc điểm nổi bật của khí hậu nhiệt đới gió mùa:
GV: giới thiệu cho HS tính thất thường của thời tiết thể hiện:
 - Mùa mưa có năm đến sớm có năm đến muộn.
 - Lượng mưa không đều giữa các năm.
 - Mùa đông có năm đến sớm có năm đến muộn, rét nhiều, rét ít. Thiên tai hạn hán lũ lụt hay xảy ra.
 - Lượng mưa TB năm thay đổi phụ thuộc vào vị trí vào địa hình ( khuất gió,đón gió)
* Họat động 2. Tìm hiểu các đặc điểm khác của môi trường
HS quan sát H 7.5 và H 7.6 nhận xét về sự thay đổi cảnh sắc thiên nhiên ở 2 bức tranh
HS: Trả lời.
GV: Chuẩn xác,kết luận.
- Mùa khô rừng cao su cảnh sắc ntn?
 - Mùa mưa rừng cao su cảnh sắc ntn?
 - Cảnh sắc của 2 hình ảnh đó thay đổi phụ thuộc vào yếu tố nào?
 - Nguyên nhân của sự thay đổi đó?
 - Có sự khác nhau về thiên nhiên giữa nơi mưa nhiều và nơi mưa ít không?
HS: Trả lời. Liên hệ.
GV: Phân tích rõ: Cảnh sắc thiên nhiên nhiệt đới gió mùa biến đổi theo mùa, theo không gian, tuỳ thuộc và lượng mưa và sự phân bố lượng mưa mà có cảnh quan khác nhau: rừng xích đạo, rừng nhiệt đới mưa mùa, rừng ngập mặn, đồng cỏ cao nhiệt đới.
GV: Kết luận - khái quát toàn bài.
HS: Đọc ghi nhớ SGK Tr25.
1. Khí hậu.
- Đông Nam Á và Nam Á là hai khu vực điển hình của môi trường nhiệt đới gió mùa.
- Gió mùa làm thay đổi chế độ nhiệt và lượng mưa 2 mùa khá rõ rệt.
- 2 đặc điểm nổi bật của khí hậu nhiệt đới gió mùa là nhiệt độ và lượng mưa thay đổi theo mùa.
- Nhiệt độ Tb năm>200 C; biên độ nhiệt Tb 8 0C.
- Lượng mưa Tb >1000mm,mùa khô ngắn và lượng mưa nhỏ.
- Thời tiết có diễn biến thất thường hay xảy ra thiên tai,lũ lụt,hạn hán.
2. Các đặc điểm khác của môi trường
- Gió mùa có ảnh hưởng đến cảnh sắc thiên nhiên.
- Môi trường nhiệt đới gió mùa là môi trường đa dạng,phong phú nhất đới nóng.
- Là nơi thích hợp với nhiều loại cây lương thực và cây công nghiệp nhiệt đới nên có khả năng nuôi sống và thu hút lao động-> đây là nơi dân cư tập trung đông đúc nhất thế giới.
4. Củng cố.
 - Nêu đặc điểm nổi bật của khí hậu nhiệt đới gió mùa?
- Sự đa dạng của môi trường nhiệt đới gió mùa được thể hiện như thế nào?
5. Hướng dẫn về nhà.
- Học bài cũ.
- Đọc và trả lời câu hỏi cuối bài .

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 8.doc