Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 11+12: Sự việc và nhân vật trong văn tự sự

Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 11+12: Sự việc và nhân vật trong văn tự sự

A/ Mục tiêu bài học :

giúp hs :

- Nắm được 2 yếu tố then chốt của văn tự sự : sự việc và nhân vật .

- Chỉ ra và vận dụng các yếu tố trên khi kể hay đọc .

B/ Kiến thức trọng tâm:

- nắm được vai trò và ý nghĩa của 2 yếu tố : sự việc và nhân vật .

C/ Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy –học :

1/ Ổn định lớp

2/ Kiểm tra bài cũ

- Thế nào là nghĩa của từ ? Cho vd.

- Có mấy cách giải nghĩa từ ? Cho vd .

3/ Dạy và học bài mới :

Vào bài : Trong văn tự sự, sự việc và nhân vật là 2 yếu tố vô cùng quan trọng, không thể thiếu được. Vậy chúng có đặc điểm gì, tiết học hôm nay chúng ta cùng đi vào tìm hiểu.

 

doc 2 trang Người đăng thanhmai123 Lượt xem 1708Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 11+12: Sự việc và nhân vật trong văn tự sự", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 11 + 12 : SỰ VIỆC VÀ NHÂN VẬT TRONG VĂN TỰ SỰ
A/ Mục tiêu bài học :
giúp hs :
Nắm được 2 yếu tố then chốt của văn tự sự : sự việc và nhân vật .
Chỉ ra và vận dụng các yếu tố trên khi kể hay đọc .
B/ Kiến thức trọng tâm:
nắm được vai trò và ý nghĩa của 2 yếu tố : sự việc và nhân vật .
C/ Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy –học :
1/ Ổn định lớp
2/ Kiểm tra bài cũ 
Thế nào là nghĩa của từ ? Cho vd.
Có mấy cách giải nghĩa từ ? Cho vd .
3/ Dạy và học bài mới :
Vào bài : Trong văn tự sự, sự việc và nhân vật là 2 yếu tố vô cùng quan trọng, không thể thiếu được. Vậy chúng có đặc điểm gì, tiết học hôm nay chúng ta cùng đi vào tìm hiểu. 
Hoạt động của thầy
Hỏi : Hãy kể lại các sự việc trong truyện “ Sơn Tinh, Thủy Tinh “ ?
GV : những vấn đề vừa nêu ra là những tình tiết chính trong truyện hay còn gọi là sự việc.
Hỏi : Hãy chỉ ra sự việc khởi đầu, sự việc phát triển, cao trào và kết thúc trong các sự việc vừa nêu trên ?
Hỏi : Trong văn bản “ Sơn Tinh, Thủy Tinh “, các sự việc xảy ra vào thời gian nào, ở đâu ?
Hỏi : Sự việc xảy ra bởi nguyên nhân nào? 
Hỏi : Em hãy kể lại các diễn biến chính có trong truyện ?
Hỏi : Kết quả như thế nào ? 
Hỏi : Có thể thay đổi trật tự trước sau của các sự việc ấy hay không ? 
Gv : sự việc và chi tiết trong văn tự sự được lựa chọn cho phù hợp với chủ đề, tư tưởng muốn biểu đạt .
Hỏi : Trong chuỗi sự việc ấy, Sơn Tinh thắng Thủy Tinh mấy lần ? 
Hỏi : Điều ấy nói lên điều gì ?
Hỏi : Hãy tưởng tượng nếu Thủy Tinh thắng Sơn Tinh thì sao ?
Hỏi : Vậy em có thể thay đổi chi tiết Sơn Tinh thắng Thủy Tinh hay ko ?
Hỏi : Em cho biết sự việc trong câu chuyện phải có đặc điểm gì ? 
Hỏi : Sự việc trong văn tự sự phải như thế nào ? 
Hỏi : Nhân vật trong văn tự sự là gì ?
Hỏi : Kể tên các nhân vật trong truyện “ Sơn Tinh, Thủy Tinh “ ?
Hỏi : Ai là nhân vật chính ?
Hỏi : Nhân vật trong văn tự sự được kể như thế nào ?
Gv : áp dụng vào văn bản trên, ta thấy nhân vật chính được kể ra nhiều phương diện nhất, nhân vật phụ chỉ được nhắc qua, gọi tên . 
Hỏi : Sự việc và nhân vật trong văn tự sự được giới thiệu như thế nào ?
Hoạt động của trò
Dựa vào sgk/37
- ko được vì các sự việc được sắp xếp theo 1 trật tự có ý nghĩa : sự việc trước giải thích lí do cho sự việc sau. Cả chuỗi sự việc khẳng định sự chiến thắng của Sơn Tinh.
- 2 lần và sẽ thắng mãi mãi.
=> ước mơ chiến thắng thiên tai, công cuộc đắp đê chống lũ lụt và giải thích vì sao hằng năm lại có lũ lụt ở lưu vực sông hồng. 
=> lũ lụt liên miên, gây hại cho con người, hoa màu và vật nuôi. 
- ko, vì như vậy ko đúng với ý của người xưa phản ánh trong truyện.
-> phải chọn lọc, sắp xếp theo 1 trật tự có ý nghĩa nhằm thể hiện được tư tưởng mà người kể muốn biểu đạt.
Ghi nhớ
- là người làm ra sự việc, là người được thể hiện, được nói tới. 
- Vua Hùng, Mị Nương, Sơn Tinh, Thủy Tinh
- nhân vật chính : Sơn Tinh, Thủy Tinh vì được nói tới nhiều nhất.
- gọi tên, đặt tên
- giới thiệu lai lịch
Cho hs đọc ghi nhớ
Ghi bảng
I/ Tìm hiểu bài
1/ Sự việc trong văn tự sự
Ví dụ : văn bản “Sơn Tinh ,Thuỷ Tinh “
- Thời gian : vào thời Hùng Vương thứ 18
- Địa điểm : nước Văn Lang
- Nguyên nhân : vua Hùng kén rể
- Diễn biến :
+ Sơn Tinh , Thuỷ Tinh cầu hôn
+ Vua Hùng đưa ra sính lễ
+ Sơn Tinh đến trước được vợ
+ Thuỷ Tinh đến sau không cưới được Mị Nương, tức giận đem quân đuổi theo
+ 2 bên giao chiến, Thuỷ Tinh thua
- Kết quả : Thuỷ Tinh dâng nước đánh Sơn Tinh nhưng hằng năm đều thất bại .
= > sự việc được sắp xếp theo 1 trật tự , diến biến sao cho thể hiện được tư tưởng của người kể .
2/ Nhân vật trong văn tự sự
Nhân vật
Tên gọi
Lai lịch
Chân dung
Tài năng
Việc làm
Vua hùng
Hùng vương
Thứ 18
Kén rể
Mị nương
Mị nương
Con vua
Xinh đẹp
Sơn Tinh
Sơn Tinh
Ơû núi Tản Viên
Dời non lấp bể
Cầu hôn
Thuỷ Tinh
Thuỷ Tinh
Ơû biển
Hô mưa gọi gió
Cầu hôn
II/ Tổng kết : ghi nhớ sgk / 38
III/ Luyện tập :
1/ 38 
- Vua Hùng : kén rể
- Mị Nương :
- Sơn Tinh : cầu hôn, đến trước được vợ, giao tranh với Thủy Tinh.
- Thủy Tinh : cầu hôn, đến sau nổi giận đánh Sơn Tinh, thua phải rút quân.
a/ Vai trò : Sơn Tinh -> chính diện, Thủy Tinh -> phản diện
b/ Dựa vào 7 sự việc trên để tóm tắt
c/ Đặt tên là sơn tinh thủy tinh ( nhân vật chính ) là truyền thống của dân gian ( Tấm Cám, Sọ Dừa, Thạch Sanh  ) .
- Gọi “Vua Hùng kén rể “ không nói được thực chất của truyện. 
- Gọi truyện “Vua Hùng, Mị Nương, Sơn Tinh, Thủy Tinh “dài dòng, ko phân biệt nhân vật chính phụ.
- Gọi” Bài ca chiến công của Sơn Tinh “ phù hợp với tinh thần của truyện. 
Dặn dò :
- Học ghi nhớ sgk/38

Tài liệu đính kèm:

  • docvan 6 tuan 2 su viec va nhan vat trong van tu su.doc