Củng cố, hệ thống hoá các kiến thức đã học về các phép đo độ dài, thể tích, lực, khối lượng; kết quả tác dụng của lực; hai lực cân bằng; trọng lượng; khối lượng riêng; trọng lượng riêng; máy cơ đơn giản.
- Vận dụng thành thạo các công thức đã học để giải một số bài tập đơn giản.
- Rèn tính tư duy lôgíc tổng hợp, thái độ nghiêm túc trong học tập.
B- Chuẩn bị
- GV chuẩn bị hệ thống câu hỏi.
- HS ôn tập các kiến thức đã học và các bài tập trong sách bài tập.
Tiết 18: Ôn tập A- Mục tiêu - Củng cố, hệ thống hoá các kiến thức đã học về các phép đo độ dài, thể tích, lực, khối lượng; kết quả tác dụng của lực; hai lực cân bằng; trọng lượng; khối lượng riêng; trọng lượng riêng; máy cơ đơn giản. - Vận dụng thành thạo các công thức đã học để giải một số bài tập đơn giản. - Rèn tính tư duy lôgíc tổng hợp, thái độ nghiêm túc trong học tập. B- Chuẩn bị - GV chuẩn bị hệ thống câu hỏi. - HS ôn tập các kiến thức đã học và các bài tập trong sách bài tập. C- Tổ chức hoạt động dạy học 1- Tổ chức Ngày dạy:.......... ........... ........... ........... Lớp: 6A1: 6A2: 6A3: 6A4: 2- Kiểm tra ( Kết hợp kiểm tra trong bài mới) 3- Bài mới Hoạt động 1: Tổ chức cho HS cả lớp thảo luận các kiến thức đã học (25ph) 1. Dùng dụng cụ nào để đo độ dài? GHĐ và ĐCNN của thước đo là gì? Quy tắc đo? Đơn vị độ dài (cách đổi đơn vị)? 2. Dùng dụng cụ nào để đo thể tích? GHĐ và ĐCNN của bình chia độ? Quy tắc đo? Có mấy cách đo thể tích vật rắn không thấm nước? Đơn vị thể tích (cách đổi đơn vị)? 3. Dùng dụng cụ nào để đo khối lượng? Gồm những loại nào? Công dụng của từng loại? Đơn vị đo khối lượng (cách đổi đơn vị)? Cách sử dụng cân Rôbécvan (GHĐ và ĐCNN của câbn Rôbécva)? 4. Lực, hai lực cân bằng là gì? Đơn vị lực? Dụng cụ đo lực (GHĐ và ĐCNN)? 5. Khi có lực tác dụng lên vật có thể gây ra những kết quả nào? Cho ví dụ. 6. Trọng lực, trọng lượng là gì? Đơn vị? Trọng lực có phương và chiều như thế nào? 7. Lực đàn hồi xuất hiện khi nào? Đơn vị? Lực đàn hồi có phương, chiều, độ lớn như thế nào? 8. Công thức liên hệ giữa trọng lượng và khối lượng? Một vật có khối lượng 2,5 tấn thì có trọng lượng là bao nhiêu? Hãy xác định khối lượng của một vật có trọng lượng 30N? 9. Khối lượng riêng là gì? Viết công thức tính khối lượng riêng? Giải thích các đại lượng và đơn vị của các đại lượng có trong công thức? Muốn xác định khối lượng riêng của một vật phải làm như thế nào? 10. Trọng lượng riêng là gì? Viết công thức tính trọng lượng riêng? Giải thích các đại lượng và đơn vị của các đại lượng có trong công thức? Muốn xác định trọng lượng riêng của một vật phải làm như thế nào? 11. Để kéo một vật trực tiếp lên theo phương thẳng đứng cần một lực có cường độ ít nhất là bao nhiêu? Mặt phẳng nghiêng và đòn bẩy giúp con người làm việc rễ ràng hơn như thế nào? Hoạt động 2: Vận dụng các công thức đã học để giải một số bài tập (20ph) Bài 11.2 (SBT) Tóm tắt: m = 397g = 0,397 kg Giải V = 320 cm3= 0,00032m3 Khối lượng riêng của sữa là; D = ? kg/m3 D == = 1184,375 (kg/m3) Đáp số: 1184,375kg/m3 Bài 11.3 (SBT) Tóm tắt: V1= 10l = 0,01m3 Giải m = 15 kg Khối lượng riêng của cát là: m2= 1tấn = 1000kg D = = = 1500 (kg/ m3) V3= 3m3 Thể tích của một tấn cát là: a) V2=? V2 = = = (m3) b) P =? Khối lượng của 3m3 cát là: m3= V3.D = 3.1500 = 4500 (kg) Trọng lượng của 3m3 cát là: P = 10.m3 = 10.4500 = 45 000 (N) Đáp số: V2= 2/3 m3 P = 45 000 N Bài 11.4 (SBT) Tóm tắt: m = 1kg Giải V = 900cm3= 0,0009m3 Khối lượng riêng của kem giặt là: D =? Kg/m3 D == = 11111 (kg/m3) Đáp số: 11111 kg/m3 Bài tập: Để kéo trực tiếp một vật có khối lượng 20kg lên cao theo phương thẳng đứng cần một lực có cường độ ít nhất là bao nhiêu? Tóm tắt: m = 20kg Giải F = ? N Trọng lượng của vật đó là: P = 10.m = 10.20 = 200 (N) Để kéo một vật có khối lượng 20kg lên theo theo phương thẳng đứng cần một lực có cường độ ít nhất bằng trọng lượng của vật: F = P = 200 N Đáp số: 200N 4- Hướng dẫn về nhà `-Tự ôn tập lại các kiến thức đã học, giải lại các bài tập trong SBT - Nghiên cứu lại cách kéo vật lên ttheo mặt phẳng nghiêng và đòn bẩy - Đọc trước bài 16: Ròng rọc _______________________________
Tài liệu đính kèm: