Giáo án lớp 6 Vật lí - Bài 22 - Tiết 25 - Tuần 26: Nhiệt kế – nhiệt giai

Giáo án lớp 6 Vật lí - Bài 22 - Tiết 25 - Tuần 26: Nhiệt kế – nhiệt giai

. Mục tiêu:

_ Kiến thức: Học sinh

+ Mô tả được nguyên tắc cấu tạo và cách chia độ của nhiệt kế dùng chất lỏng. Nêu được một số loại nhiệt kế thường dùng.

+ Xác định được GHD và ĐCNN của mỗi loại nhiệt kế khi quan sát trực tiếp hoặc qua ảnh chụp hình vẽ.

+ Nhận biết được một số nhiệt độ thường gặp theo thang độ Xenxiut.

+ Nêu được ứng dụng của nhiệt kế dùng trong phòng thí nghiệm, nhiệt kế rượu, nhiệt kế y tế.

_ Kỹ năng: Phân biệt được nhiệt giai Xenxiút và nhiệt giai Farenhai, có thể chuyển nhiệt độ từ nhiệt giai này sang nhiệt độ tương ứng của nhiệt giai kia.

 

doc 6 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1113Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 6 Vật lí - Bài 22 - Tiết 25 - Tuần 26: Nhiệt kế – nhiệt giai", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài: 22- Tiết PPCT: 25 
Ngày dạy:28/02/2011
NHIỆT KẾ – NHIỆT GIAI
Tuần 26
I. Mục tiêu:
_ Kiến thức: Học sinh 
+ Mô tả được nguyên tắc cấu tạo và cách chia độ của nhiệt kế dùng chất lỏng. Nêu được một số loại nhiệt kế thường dùng. 
+ Xác định được GHD và ĐCNN của mỗi loại nhiệt kế khi quan sát trực tiếp hoặc qua ảnh chụp hình vẽ. 
+ Nhận biết được một số nhiệt độ thường gặp theo thang độ Xenxiut. 
+ Nêu được ứng dụng của nhiệt kế dùng trong phòng thí nghiệm, nhiệt kế rượu, nhiệt kế y tế. 
_ Kỹ năng: Phân biệt được nhiệt giai Xenxiút và nhiệt giai Farenhai, có thể chuyển nhiệt độ từ nhiệt giai này sang nhiệt độ tương ứng của nhiệt giai kia.
_ Thái độ: Giáo dục HS liên hệ với các ngành nghề sử dụng công cụ lao động với những loại nhiệt kế khác nhau, hay những người làm trong ngành y tế, khí tượng hoặc trong các lò luyện kim, lò hơi,...Cẩn thận khi sử dụng nhiệt kế thuỷ ngân vì thuỷ ngân là chất độc hại cho sức khoẻ con người và môi trường.
 + Sử dụng nhiệt kế thủy ngân đo được nhiệt độ trong khoảng biến tthiên lớn, nhưng thuỷ ngân là một chất độc hại cho sức khoẻ con người và môi trường.
 + Trong dạy học tại các trường phổ thông nên sử dụng nhiệt kế rượu hoặc nhiệt kế dầu có pha chất màu.
+ Trong trường hợp sử dụng nhiệt kế thuỷ ngân cần tuân thủ nghiêm ngặt các quy tắc an toàn.
II. Trọng tâm: Nhiệt kế, nhiệt giai. Biết chuyển nhiệt độ từ nhiệt giai này sang nhiệt độ tương ứng của nhiệt giai kia.
III. Chuẩn bị:
GV: + Hình vẽ lớn cao loại nhiệt kế.
 + Hình vẽ lớn nhiệt kế rượu (2 nhiệt giải).
HS: + 3 chậu thuỷ tinh (đựng 1 ít nước), nước đá, phích nước nóng. 
+ 1 nhiệt kế rượu, 1 nhiệt kế thuỷ ngân, 1 nhiệt kế y tế.
IV. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định – Tổ chức- Kiểm diện:
 Kiểm diện sỉ số HS.
2. Kiểm tra miệng:
Câu 1: _ Nêu kết luận về sự nở vì nhiệt của các chất? (5đ)
 (+ Các chất rắn, lỏng, khí nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.
+ Các chất rắn khác nhau, các chất lỏng khác nhau, nở vì nhiệt khác nhau.
+ Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau.
+ Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn. )
Câu 2:_ Tại sao rót nước vào cốc thuỷ tinh dầy thì cốc dễ vỡ hơn rót nước vào cốc thuỷ tinh mỏng?(5đ) 
( + Rót nước vào cốc thuỷ tinh dầy thì cốc dễ vỡ hơn rót nước vào cốc thuỷ tinh mỏng. Vì I rót nước nóng vào cốc thuỷ tinh dầy, thì lớp thuỷ tinh bên trong tiếp xúc với nước, nóng lên trước và dãn nở, trong lớp thuỷ tinh bên ngoài chưa kịp nóng lên và chưa kịp dãn nở. Kết quả là lớp thuỷ tinh bên ngoài chịu lực tác dụng từ trong ravà cốc bị vỡ. Còn cốc mỏng, thì lớp thuỷ tinh bên trong và bên ngoài nóng lên đồng đều nên cốc không bị vỡ. ) 
Câu 4: _ Tại sao hộp quẹt ga khi còn đầy ga trong quẹt nếu đem phơi nắng thì sẽ bị nổ? (5đ) 
( + Hộp quẹt ga khi còn đầy ga trong quẹt nếu đem phơi nắng thì sẽ bị nổ. Vì khi phơi nắng nhiệt độ tăng, ga ở dạng lỏng sẽ tăng thể tích nhiều hơn thể tích của vỏ hộp làm hôp quẹt bị nổ. ) 
Câu 5: _ Bài tập 21.1/26/SBT : (5đ) 
(+ Khi rót nước nóng ra khỏi phích nước(bình thuỷ), rồi đậy nút lại ngay thì nút hay bị bật ra. Vì 
Khi rót nước nóng ra khỏi phích có một lượng khí ở ngoài tràn vào phích. Nếu đậy nút ngay thì lượng khí này sẽ bị nước trong phích làm nóng lên, nở ra và có thể làm bật nút phích. 
 + Để tránh hiện tượng này, không nên đậy nút ngay mà chờ cho lượng khí tràn vào phích nóng lên, nở ra và thoát ra ngoài một phầnmới đóng lại. )
Câu 6: Để đo nhiệt độ, ta dụng dụng cụ nào? Kể các loại nhiệt kế mà em biết? 
( + Để đo nhiệt độ người ta dùng nhiệt kế.
 + Có nhiều loại nhiệt kế khác nhau: nhiệt kế rượu, nhiệt kế thuỷ ngân, nhiệt kế y tế.) 
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung bài học
Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập (sgk) ® Vào bài
Hoạt động 2: Thí nghiệm về cảm giác nóng lạnh.
_ GV nhắc lại kiến thức vềnhiệtkế đã học ởlớp 4.
Có 3 cốc nước a,b,c ; Cho thêm nước đá vào bình a để có nước lạnh, cho thêm nước nóng vào bình c để có nước. Em nêu dự đoán nhiệt độ của mỗi cốc nước là bao nhiêu? (Dự đoán: Cảm giác của tay không xác định được nhiệt độ. ) _ GV ghi những dự đoán của HS lên bảng
_ GV phát dụng cụ cho các nhóm.(3 cốc nước, bỏ nước đá vào cốc a, đổ nước nóng vào cốc c) 
_ Các nhóm thực hiện thí nghiệm hình 22.1, 22.2/68/SGK ® thảo luận trả lời câu C1 ® kết luận? (C1)
C1:+ Nhúng ngón tay trỏ của tay phải vào bình a; ngón tay trỏ của tay trái vào bình c ( Hình 22.1). Các ngón tay có cảm giác như thế nào? 
( Các ngón tay có cảm giác lạnh (bình a);nóng (bình b). )
 + Sau một phút, rút cả hai ngón tay ra,rồi cùng nhúng ngay vào bình b( Hình 22.2) Các ngón tay có cảm giác như thế nào? ( Không lạnh, không nóng) 
 + Từ thí nghiệm này có thể rút ra kết luận gì? 
( C1: Cảm giác của tay không cho phép xác định chính xác nhiệt độ nóng, lạnh. ) 
Để đo được nhiệt độ của vật ta phải dùng dụng cụ gì? 
Hoạt động 3: Tìm hiểu nhiệt kế.
HS quan sát hình 22.3, 22.4/68/SGK ® trả lời C2?
C2: Thí nghiệm vẽ ở hình 22.3, 22.4 dùng (để biết điều gì? )làm gì? 
*C2: Xác định nhiệt độ(nước đá đang tan ) 0oC và 100oC( hơi nước đang sôi), từ đó vẽ các vạch chia độ của nhiệt kế. 
_ GV giới thiệu hoạt động của nhiệt kế. 
_ Hoạt động của nhiệt kế dựa trên hình tượng nở vì nhiệt của chất nào? 
_ GV treo hình 22.5/69/SGK (dụng cụ có sẵn). 
_ HS quan sát hình 22.5® trả lời 
C3: Hãy quan rồi so sánh các nhiệt kế vẽ ở hình 22.5 về GHĐ,ĐCNN, công dụng và điền vào bảng 22.1 (GV treo bảng 22.1) 
*C3:
 NHIỆT KẾ _ NHIỆT GIAI
1/ Nhiệt kế:
_ Để đo nhiệt độ người ta dùng nhiệt kế.
_ Nhiệt thường dùng hoạt động dựa trên hiện tượng dãn nở vì nhiệt của các chất.
 LOẠI NHIỆT KẾ
 GIỚI HẠN ĐO
 ĐỘ CHIA 
 NHỎ NHẤT
 CÔNG DỤNG
Nhiệt kế rượu 
 20oC® 50oC
 1oC
Đo nhiệt độ khí quyển 
Nhiệt kế thuỷ ngân
 30oC® 130oC
 1oC
ĐNĐtrongcácthínhiệm
Nhiệt kế y tế
 35oC® 42oC
 1oC
Đo nhiệt độ cơ thể
_ Có mấy loại nhiệt kế?
 GV giới thiệu tác dụng của chỗ thắt trong nhiệt kế y tế (dụng cụ) : Trong nhiệt kế y tế chỗ thắt có tác dụng, khi lấy nhiệt kế ra khỏi cơ thể người, thuỷ ngân gặp lạnh sẽ bị đứt ở chỗ thắt của ống quản không trở về bầu nhiệt kế được. Nhờ đó ta đọc được nhiệt độ cơ thể mặc dù đã lấy nhiệt kế ra khỏi cơ thể người. 
_ Yêu cầu HS trả lời C4:
+ Cấu tạo của nhiệt kế y tế có đặc điểm gì? (Ống quản ở gần bầu đựng thuỷ ngân có 1 chỗ thắt) 
+ Cấu tạo như vậy, có tác dụng gì? ( không cho thuỷ ngân tụt xuống bầu khi đưa nhiệt kế ra khỏi cơ thể ) 
*C4: Ống quản ở gần bầu đựng thuỷ ngân có 1 chỗ thắt, có tác dụng không cho thuỷ ngân tụt xuống bầu khi đưa nhiệt kế ra khỏi cơ thể ® đọc được nhiệt độ. 
 X GDMT cho HS: Sử dụng nhiệt kế thủy ngân đo được nhiệt độ trong khoảng biến thiên lớn nhưng trong trường học người ta lại thay thế nhiệt kế thủy ngân bằng nhiệt kế nào ? Vì sao?
 (+ Trong trường học người ta thay thế nhiệt kế thủy ngân bằng nhiệt kế rượu hoặc nhiệt kế dầu có pha chất màu vì thủy ngân là một chất độc có hại cho sức khỏe con người và môi trường.)
GV bổ sung:Sử dụng nhiệt kế thủy ngân đo được nhiệt độ trong khoảng biến thiên lớn, nhưng thuỷ ngân là một chất độc hại cho sức khoẻ con người và môi trường.
àTrong trường học nên sử dụng nhiệt kế rượu hoặc nhiệt kế dầu có pha chất màu. Trong trường hợp sử dụng nhiệt kế thuỷ ngân cần tuân thủ nghiêm ngặt các quy tắc an toàn. 
Hoạt động 4: Tìm hiểu các loại nhiệt giai. 
_ Giới thiệu nhiệt giai Xenxiút và nhiệt giai Farenhai (nhiệt kế số 3_ hình 22.5)
_ Giới thiệu mối quan hệ giữa 2 nhiệt giai:
+ Nhiệt độ nước đá đang tan là 0oC ứng với 32oF.
+ Nhiệt độ hơi nước đang sôi là 100oc ứng với 212oF.
Vậy: 1000C ứng với (2120F – 320F = 1800F ) 1800F
è* 1oC = 1,8oF.
 Ví dụ minh họa 
_ 1/ Tính xem 150C ứng với bao nhiêu oF ? 
Giải: 
 Ta có: 15oC = 0oC + 15oC
 Mà: 00C = 320F 
 10C = 1,80F 
Vậy: 150C = 32oF + (15 x 1,8oF)
 = 320F + 270F 
 = 59oF 
_ 2/ (Nếu còn thời gian) GV cho ví dụ: 20oC ứng với bao nhiêu oF ? 
 20oC = 0oC + 20oC
 Mà: 00C = 320 C ; 
 10C = 1,80C 
Vậy: 200C = 32oF + (20 . 1,8oF)
 = 68oF
_ HS trả lời C5?
*C5: 30oC = 0oC + 30oC
 = 32oF + (30 . 1,8oF)
 = 86oF
 * 37oC = 0oC + 37oC
 = 32oF + (37 . 1.8oF) = 98,6oF
_ Có nhiều loại nhiệt kế khác nhau: nhiệt kế rượu, nhiệt kế thuỷ ngân, nhiệt kế y tế.
 2/ Nhiệt giai:
_ Trong nhiệt giai Xenxiút nhiệt độ của nước đá đang tan là 0oC, của hơi nước đang sôi là 100oC.
_ Trong nhiệt giai Farenhai, nhiệt độ của nước đá đang tan là 32oF, của hơi nước đang sôi là 212oF. 
_ 1oC = 1,8oF. 
Ví dụ: 
1/ Tính xem 150C ứng với bao nhiêu oF ? 
Giải: 
 Ta có: 15oC = 0oC + 15oC
 Mà: 00C = 320F 
 10C = 1,80F 
Vậy: 150C = 32oF + (15 x 1,8oF)
 = 320F + 270F 
 = 59oF 
4. Câu hỏi, bài tập củng cố: 
_ Phát biểu lại phần ghi nhớ. 
* (SGK) 
_ Bài tập: 22.1 và 22.2?
* 22.1: câu c
* 22.2: câu b 
5. Hướng dẫn HS tự học ở nhà:
_ Đối với bài học này: 
 + Học thuộc bài ghi. 
 + Hoàn chỉnh C1 đến C5/VBT. 
+ Làm BT : 22.3 đến 22.7/SBT 
 _ Đối với bài học ở tiết học tiếp theo: 
 + Ôn lại các bài đã học từ tiết học 19 đến tiết 25. Chuẩn bị “Kiểm tra 1 tiết”.
 + Viết vào giấy mẫu báo cáo thí nghiệm /trang 74/SGK. 
 V. Rút kinh nghiệm:
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
 KT Tuần 26 
 TTCM
 Nguyễn Kim Hương 

Tài liệu đính kèm:

  • docNhiet ke Nhiet giai.doc