Giáo án lớp 6 Vật lí - Bài 1: Đo độ dài

Giáo án lớp 6 Vật lí - Bài 1: Đo độ dài

Kiến thức:

Giúp học sinh biết :

- Cách thức đo độ dài của một vật.

- Tính giá trị trung bình của các kết quả sau nhiều lần đo để có kết quả cuối cùng.

2. Kĩ năng :

- HS biết cách dùng thước để đo độ dài của một vật ở các khâu : Đoán xem vật ấy dài bao nhiêu? Chọn thước đo nào là phù hợp?

- HS biết đổi đơn vị đo độ dài .

3. Thái độ :

Rèn luyện thái độ trung thực, cẩn thận, biết hợp tác tập thể trong khi thực hiện nhiệm vụ nhóm.

Rèn luyện niềm yêu thích môn học.

 

doc 3 trang Người đăng levilevi Lượt xem 818Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 6 Vật lí - Bài 1: Đo độ dài", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương i: cơ học
***************************************************
Bài 1: Đo độ dài
 Ngày soạn : 15/ 08/ 2009
 Ngày dạy : 18/ 08/ 2009
A – Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
Giúp học sinh biết :
- Cách thức đo độ dài của một vật.
- Tính giá trị trung bình của các kết quả sau nhiều lần đo để có kết quả cuối cùng.
2. Kĩ năng : 
- HS biết cách dùng thước để đo độ dài của một vật ở các khâu : Đoán xem vật ấy dài bao nhiêu? Chọn thước đo nào là phù hợp?
- HS biết đổi đơn vị đo độ dài .
3. Thái độ :
Rèn luyện thái độ trung thực, cẩn thận, biết hợp tác tập thể trong khi thực hiện nhiệm vụ nhóm.
Rèn luyện niềm yêu thích môn học.
B – Chuẩn bị:
Với các nhóm : thước kẻ có ĐCNN ( mm ), 1 thước dây có ĐCNN ( 0,5 mmm), 
bảng kẻ sẵn 1.1
Cả lớp : Tranh vẽ to thước có GHĐ ( 20 cm ) và ĐCNN ( 2 mm).
Bảng phụ ghi kết quả đo độ dài:
Độ dài vật cần đo
Độ dài ước lượng
Chọn dụng cụ đo độ dài
Kết quả đo ( cm)
Tên thước
GHĐ
ĐCNN
Lần 1
Lần 2
Lần 3
Trung bình
C – Tổ chức hoạt động dạy học :
1. ổn định tổ chức lớp học:
2. Tiến trình dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung bài học
 Hoạt động 1: Giới thiệu- tạo tình huống học tập ( 5 phút )
- Giới thiệu các kí hiệu sẽ sử dụng trong SGK trang 3,4
- Đó là những kiến thức mà chúng ta cần nghiên cứu
- HS xem SGK trang 5
- HS quan sát tranh ở đầu bài và đọc phần đặt vấn đề
- HS thử đưa ra phương án giải quyết vấn đề 
Hoạt động 2: Ôn lại và ước lượng độ dài của một số đơn vị đo độ dài ( 10 phút )
Ôn lại một số đơn vị 
đo dộ dài: Đơn vị đo độ dài hợp pháp của nước ta là gì ? Kí hiệu ?
- GV giới thiệu thêm về các đơn vị đo độ dài.
 1 inh = 2,54 cm
 1 f t = 30,48 cm
Yêu cầu học sinh trả 
lời C2, C3.
- Tại sao trước khi đo độ dài thường phải ước lượng độ dài vật cần đo?
Trao đổi thống nhất 
trong nhóm về đơn vị đo độ dài đã học.
- Điền vào C1 và đọc kết quả của cả nhóm.
 1 m = 10 dm , 1 m = 100 cm
 1cm = 10 dm , 1 km = 1000m
Ước lượng độ dài :
- Đọc và thực hhiện C2, C3: Nhận xét giá trị ước lượng và giá trị đo.
- Nhận xét qua 2 cách đo ước lượng và đo bằng thước.
- Để chọn thước đo phù hợp.
I - Đơn vị đo độ dài:
1. Ôn lại một số đơn vị đo độ dài:
- Đơn vị đo độ dài trong hệ thống đơn vị đo lường hợp pháp của nước ta là mét ( kí hiệu là m)
2. Ước lượng độ dài :
Hoạt động 3: Tìm hiểu dụng cụ đo độ dài ( 10 phút )
- Hướng dẫn học sinh : đọc tài liệu , thảo luậnGiới thiệu cách xác định GHĐ và ĐCNN.
- Các dụng cụ đo đó khác nhau ở điểm nào ?
- GV treo tranh vẽ to thước dài 20cm và có ĐCNN 2mm
+ Với 1 lần đo thước này được vật dài nhất là bao nhiêu cm?
+ Dùng thước này đo chiều rộng quyển sách vật lí là 171 mm, kết quả này có chính xác không ?
- Quan sát hình 1.1 và trả lời câu C4 : HS hoạt động theo nhóm.
- Đọc khái niệm GHĐ và ĐCNN. Vận dụng trả lời C5: Các nhóm khác nhận xét.
- HS quan sát tranh và trả lời:
+ 20 cm
+ Không, vì thước có ĐCNN 2mm thì không thể đo đến 1mm
- HS thực hành xác định GHĐ và ĐCNN theo C5. Làm thêm các câu C6 và C7.
II. Đo độ dài:
1. Tìm hiểu dụng cụ đo độ dài:
- Mỗi dụng cụ đo độ dài đều có giới hạn đo ( GHĐ) và độ chia nhỏ nhất ( ĐCNN)
+ GHĐ là độ dài lớn nhất ghi trên thước.
+ ĐCNN là độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước.
Hoạt động 4 : Đo độ dài bàn học của em (13 phút )
- GV hướng dẫn HS đo chiều dài bàn học.theo bảng 1.1 và hưỡng dẫn HS cách ghi kết quả đo vào bảng 
- Vì sao lại chọn thước đo đó ? Em tiến hành đo mấy lần ? Giá trị trung bình được tính như thế nào ?
- HS nghe GV hướng dẫn rồi tiến hành đo và ghi các số liệu vào bảng theo các bước:
1. Ước lượng độ dài cần đo
2. Chọn dụng cụ đo
3. Đo độ dài 3 lần sau đó lấy giá trị trung bình.
2. Đo dộ dài :
a. Chuẩn bị : 
b. Tiến hành đo và ghi kết quả vào bảng phụ.
D – Hướng dẫn về nhà : ( 2 phút )
- GV nêu câu hỏi : Đơn vị đo độ dài hợp pháp của nước Việt Nam là gì ?
 Khi dùng thước đo độ dài , cần biết những gì về thước đo?
HS nghiên cứu trả lời các câu hỏi của GV
- GV yêu cầu HS học thuộc ghi nhớ SGK.
- GV yêu cầu học sinh làm bài tập về nhà trong SBT.
E – Bài tập rèn luyện: 
 Bài 1: Đổi 1 số đơn vị đo sau sao cho đúng : 
a) 1,2 m = ........cm = ...............dm
b) 0,25 km = ............m = .................hm
c) ............m = 12 cm = ..............dm = ................mm
d) ..............m = .................dm = ............cm =130 mm
e) ...............km = 42 m = .............dm
f) ............................km = .....................m = 230 cm= .....................mm
 Bài 2: a) 1 thước có ĐCNN là 5mm thì có thể đọc được kết quả đo là 12,6 cm không ? Vì sao?
1 thước có GHĐ là 30 cm có nên dùng để đo chiều dài của sân trường không?
vì sao?
 c) Có hai kết quả đo như sau 12,4 cm và 12,2 cm . Hỏi thước dùng có ĐCNN như thế nào thì kết quả trên đều đúng?

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 1 VL6.doc