Giáo án lớp 6 môn Vật lí - Tiết 1 đến tiết 16

Giáo án lớp 6 môn Vật lí - Tiết 1 đến tiết 16

/ Mục tiêu:

Kiến thức: - Biết xác định GHĐ, ĐCNN của dụng cụ đo.

Kĩ năng : - Biết ước lượng gần đúng 1 số độ dài cần đo

 - Đo độ dài trong một số tình huống bình thường.

 - Biết tính giá trị trung bình các kết quả đo.

Thái độ : - Rèn tính cẩn thận, khoa học, ý thức hợp tác làm việc trong nhóm.

B/ Phương pháp: Phương pháp thực nghiệm ( nêu và giải quyết vấn đề +TH thí nghiệm, làm việc theo nhóm.)

C/ chuẩn bị : - Một thước kẻ có ĐCNN đến mm

 - Một thước dây hoặc một thước mét có ĐCNN 0,5cm

 - Chép sẵn ra giấy bảng 1.1 có ghi họ tên

 

doc 27 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1171Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 6 môn Vật lí - Tiết 1 đến tiết 16", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 1/9/2007
Tiết : 1	
Chương I: Cơ học
Bài 1: đo độ dài
A/ Mục tiêu:
Kiến thức:	- Biết xác định GHĐ, ĐCNN của dụng cụ đo.
Kĩ năng :	- Biết ước lượng gần đúng 1 số độ dài cần đo
	 - Đo độ dài trong một số tình huống bình thường.
	 - Biết tính giá trị trung bình các kết quả đo.
Thái độ : - Rèn tính cẩn thận, khoa học, ý thức hợp tác làm việc trong nhóm.
B/ Phương pháp: Phương pháp thực nghiệm ( nêu và giải quyết vấn đề +TH thí nghiệm, làm việc theo nhóm...)
C/ chuẩn bị : - Một thước kẻ có ĐCNN đến mm
 - Một thước dây hoặc một thước mét có ĐCNN 0,5cm
 - Chép sẵn ra giấy bảng 1.1 có ghi họ tên
 * Cho cả lớp : Tranh vẽ to một thước kẻ có GHĐ là 20cm và ĐCNN là 2mm, bảng 1.1.
D/ Tiến trình bài dạy:
	I. ổn định: Giới thiệu tài liệu và phương pháp học tập bộ môn (Giáo viên nêu một số quy định và dặn dò những điều cần lưu ý khi học môn vật lý).
	II. Bài cũ:
	III. Bài mới: 
1/ Đặt vấn đề: Giáo viên cho học sinh cả lớp quan sát tranh vẽ và hỏi: ? Để khỏi tranh cãi 2 chị em phải thống nhất với nhau những gì ? Hôm nay chúng ta cùng giải quyết vấn đề này. 
2/ Triển khai bài dạy : Hoạt động 1: Đơn vị đo độ dài
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
GV: Đơn vị độ dài thương dùng ở nước ta là gì ?
HS làm việc cá nhân trả lời câu hỏi trên.
GV : - Ngoài mét ra còn có đơn vị đo độ nào khác ? (gợi ý: lớn hơn met, nhỏ hơn mét)
 - Hướng dẫn học sinh đổi đơn vị ở C1.
Học sinh đọc SGK và trả lời câu hỏi C1
GV:- Yêu cầu học sinh đọc câu C2 và thực hiện. (Bây giờ các em thử ước lượng độ dài một mét ?).
- Yêu cầu học sinh đọc câu C3 và thực hiện.
Giáo viên sửa cách đo của học sinh sau khi kiểm tra phương pháp đo. 
- Hãy so sánh độ dài ước lượng và độ dài đo ?
HS:- Ước lượng 1m chiều dài bàn học
- Đo bằng thước kiểm tra
- Ước lượng độ dài gang tay
- Kiểm tra bằng thước
- Nhận xét qua 2 cách đo ước lượng và bằng thước GV: Tại sao trước khi đo độ dài,chúng ta phải ước lượng độ dài vật cần đo ? 
I . Đơn vị đo độ dài.
1- Ôn lại một số đơn vị đo độ dài.
Đơn vị độ dài thường dùng ở nước ta là mét. Kí hiệu: m.
1m = 10 dm = 100cm = 1000mm.
1km = 1000m.
2- Ước lượng độ dài.
Hoạt động 2: Tìm hiểu dụng cụ đo độ dài
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
GV: Cách đo độ dài như thế nào ?
Yêu cầu học sinh quan sát hình 1.1 và trả lời C4 và trả lời câu hỏi : 
- GHĐ là gì ? ĐCNN của dụng cụ đo là gì ?
- Yêu cầu học sinh trả lời C5
- Em hãy tìm GHĐ và ĐCNN của thước ở nhóm em.
- Yêu cầu HS làm C6, C7
 Gv kiểm tra và hỏi: vì sao chọn thước đó?
HS hoạt động theo nhóm:
 + Giới hạn đo của thước là ........
 + ĐCNN của thước là .......
- Học sinh làm C5, học sinh khác nhận xét.
- Tìm GHĐ và ĐCNN của thước
- Học sinh hoạt động cá nhân trả lời C6, C7
II . Đo độ dài
1- Tìm hiểu dụng cụ đo độ dài :
- Giới hạn đo (GHĐ) của thước là độ dài lớn nhất ghi trên thước.
- Độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của thước là độ dài giữa hi vạch chia liên tiếp trên thước.
Hoạt động 3: Vận dụng đo độ dài
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
GV- Yêu cầu học sinh đọc SGK, thực hiện theo yêu cầu SGK
- Vì sao em chọn thước đó?
- Em đã tiến hành đo mấy lần và giá trị trung bình được tính như thế nào? 
 Gv theo dõi và uốn nắn cách đo của các nhóm
- HS hoạt động cá nhân:
 Tiến hành đo và ghi các số liệu của mình vào bảng 1.1
2. Đo độ dài
Chuẩn bị.
Tiến hành đo.
IV/ Củng cố:
	- Đơn vị đo độ dài hợp pháp của nước ta là gì ?
	- Khi dùng thước đo cần phải chú ý điều gì?
	- GHĐ là gì? ĐCNN của dụng cụ đo là gì?
V/ Hướng dẫn về nhà:
	- Trả lời các câu hỏi từ C1 dến C7 
	- Học bài theo vở ghi và phần ghi nhớ 
	- Làm bài tập: 1 đến 6 ( SBT vật lý 6)
	- giờ sau mang một cây bút chì, thước kẻ để thực hành
Ngày soạn: 10/09/2007
Tiết : 2	
Bài 2: đo độ dài ( tiếp theo)
A/ Mục tiêu:
Kiến thức: - Củng cố việc xác định GHĐ và ĐCNN của thước.
	- Củng cố cách xác định gần đúng độ dài cần đo để chọn thước đo cho phù hợp.
Kĩ năng : - Rèn luyện kĩ năng đo chính xác độ dài của vật và ghi kết quả
Thái độ : - Rèn luyện trung thực thông qua báo cáo kết quả
B/ Phương pháp:	Phương pháp tích cực(thực hành TN + vấn đáp...)
C/ chuẩn bị :	 
	- Chuẩn bị cho mỗi nhóm: Thước đo có ĐCNN: 0,5cm, thước đo có ĐCNN mm, thước dây, thước cuộn, thước kẹp nếu có.
	- Cho cả lớp: Hình vẽ phóng to: 2.1; 2.2; 2.3
D/ Tiến trình bài dạy:
	I. ổn định: Giáo viên nêu một số quy địnhvà dặn dò những điều cần lưu ýkhi học môn vật lý.
	II.Bài cũ: 1/ Hãy kể tên đơn vị đo độ dài và đơn vị đo nào là đơn vị chính
	 2/ Đổi đơn vị sau:
 1km = ................m = ..........dm = ...........cm = ...............mm
	 1 m = .......... km = .........dm = ...........cm = ..........mm 
	 0,5km =.......m = ............m = .............mm
	III.Bài mới: 
1/ Đặt vấn đề: Gọi 2 em dùng thước thẳng để đo độ dài của bàn GV ghi kết quả đo và hỏi ? Tại sao cùng một chiều dài, kết quả đo lại khác nhau ? bài mới.
2/ Triển khai bài dạy:	
Hoạt động 1: Cách đo độ dài
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
GV - Yêu cầu học sinh hoạt động theo nhóm nhớ lại phần thực hành đo độ dài ở tiết học trước để thảo luận các câu hỏi C1, C2, C3, C4, C5
- Kiểm tra qua các phiếu học tập của nhóm để kiểm tra hoạt động của các nhóm ( nếu có thể ghi ý kiến của các nhóm lên trên bảng to để cả lớp cùng theo dõi)
- GV: Đánh giá độ chính xác của từng nhóm qua từng câu C1, C2, C3, C4, C5
- Nhấn mạnh việc ước lượng gần đúng độ dài cần đo để chọn đúng dụng cụ đó thích hợp.
HS : - Thảo luận, ghi ý kiến của nhóm mình vào phiếu học tập của nhóm.
- Đại diện các nhóm lên trình bày
- Học sinh nhận xét ý kiến của nhóm bạn để rút ra kết luận về cách đo độ dài.
Cách đo độ dài.
Rút ra kết luận :
Khi đo độ dài cần: 
Ước lượng độ dài cần đo.
Chọn thước có GHĐ và có ĐCNN thích hợp.
Đặt thước dọc theo độ dài cần đo sao cho một đầu của vật ngang bằng với vạch số 0 của thước .
Đặt mắt nhìn theo hướng vuông góc với cạnh thước ở đầu kia của vật.
Đọc và ghi kết quả theo vạch chia gần nhất với đầu kia của vật. 
b) Hoạt động 2: Vận dụng
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
GV: Gọi lần lượt học sinh làm C7; C8; C9; C10.
- Yêu cầu học sinh nhắc lại kiến thức cơ bản của bài
- Yêu cầu học sinh đọc phần: “có thể em chưa biết”
Học sinh nhắc lại kiến thức cơ bản của bài.
II . vận dụng
IV/ Củng cố:
 1/ Nêu cách đo độ dài
 2/ Đo độ dài quyển vở: Em ước lượng là bao nhiêu và chọn dụng cụ đo có ĐCNN là ?
 3/ Chữa bài tập 1.2 - 8
V/ Hướng dẫn về nhà:
	- Trả lời lại các câu hỏi từ C1 đến C10
	- Học bài theo vở ghi và phần ghi nhớ 
	- Hướng dẫn bài tập 1.2 - 9 đến 1.2 -13
Ngày soạn: 18/09/2007
Tiết 3	
Bài 3: đo thể tích chất lỏng
A/ Mục tiêu:
Kiến thức:	- Biết một số dụng cụ đo thể tích chất lỏng
	 - Biết cách xác định thể tích chất lỏng bằng dụng cụ đo thích hợp.
	 - Biết sử dụng dụng cụ đo thể tích chất lỏng.
Kĩ năng :	- Rèn luyện tính trung thực, tỉ mỉ, thận trọng khi đo thể tích chất lỏng và báo cáo kết quả đo thể tích chất lỏng
B/ Phương pháp: Phương pháp tích cực (thực hành TN + Trực quan ...)
C/ chuẩn bị:	 - Cho mỗi nhóm: 
	Một số vật đựng chất lỏng, 1 số ca có để sẵn chất lỏng ( nước), mỗi nhóm 2 đến 3 loại bình chia độ
D/ Tiến trình bài dạy:
	I. ổn định: 
	II.Bài cũ:
	GHĐ và ĐCNN của thước đo là gì? Tại sao trước khi đo độ dài em thường ước lượng rồi mới chọn thước, chữa bài tập 1-2.8; 1-2.9.
	- Nêu cách đo độ dài: Bài tập 1-2.10; 1-2.11
	III.Bài mới: 
1/ Đặt vấn đề: Làm thế nào để biết chính xác cái bình, cái ấm chứa được bao nhiêu nước? ( gọi 3 em nêu lên phương án của mình) Bài học hôm nay giúp chúng ta trả lời câu hỏi vừa nêu. Hoặc để khẳng định câu trả lời của bạn có chính xác không ? Hôm nay thầy cùng các em nghiên cứu bài mới.
2/ Triển khai bài dạy:	
 Hoạt động 1: Đơn vị đo thể tích
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
GV - Yêu cầu đọc phần I và trả lời câu hỏi:
 Đơn vị đo thể tích là gì ? Đơn vị đo thể tích thường dùng là gì ? 
- yêu cầu HS làm C1
Học sinh làm việc cá nhân:
- Trả lời câu hỏi giáo viên yêu cầu
- Điền vào chổ trống C1
I. Đơn vị đo thể tích:
Đơn vị đo thể tích thường dùng là mét khối (m3) và lít (l).
1 lít = 1 dm3 ; 1ml = 1 cm3 (1cc).
Hoạt động 2: Đo thể tích chất lỏng
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
GV : Giới thiệu bình chia độ giống hoặc gần giống hình 3.2.
- yêu cầu HS trả lời câu hỏi C2, C3, C4, C5. Mỗi câu 2 em trả lời, các em khác nhận xét.
- GV: Điều chỉnh để học sinh ghi vở
Học sinh hoạt động cá nhân với C2, C3, C4, C5.
II. Đo thể tích chất lỏng
1. Tìm hiểu dụng cụ đo thể tích
những dụng cụ đo thể tích chất lỏng gồm ca đong, bình chia độ, ... 
 Hoạt động 3: Tìm hiểu cách đo thể tích chất lỏng
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
GV: Yêu cầu HS làm việc cá nhân, thảo luận theo nhóm các câu C6, C7, C8.
- Gọi đại diện nhóm lên trình bày kết quả
- Yêu cầu học sinh nghiên cứu câu C9 và trả lời.
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc kết quả của mình
Học sinh đọc C6, C7, C8
- Thảo luận nhóm
- Học sinh trả lời và phải nêu lên vì sao lại chọn cách đo như vậy
- Học sinh trao đổi kết quả của bạn và thống nhất ý kiến
2. Tìm hiểu cách đo thể tích chất lỏng:
Khi đo thể tích chất lỏng bằng bình chia độ cần: 
Ước lượng thể tích cần đo.
Chọn bình chia độ có GHĐ và có ĐCNN thích hợp.
Đặt bình chia độ thẳng đứng
Đặt mắt nhìn ngang với độ cao mực chất lỏng trong bình.
 e) Đọc và ghi kết quả đo theo vạch chia gần nhất với mực chất lỏng.
 Hoạt động 4: Thực hành đo thể tích của chất lỏng chứa trong bình
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
GV : Hãy nêu phương án đo thể tích của nước chứa trong bình ?
- Nêu mục đích TH và giới thiệu dụng cụ
Học sinh đề ra yêu cầu về dụng cụ và chọn dụng cụ.
- Học sinh có thể nêu ra các phương án của mình ( có thể đo bằng ca có ghi sẵn dung tích hoặc có thể đo bằng bình chia độ)
IV/ Củng cố:
 Làm thế nào để biết chính xác cái bình, cái ấm chứa được bao nhiêu nước ?
V/ Hướng dẫn: - Trả lời lại các câu C1 đến C9, Học bài theo vở ghi và phần ghi nhớ 
	 - Làm bài tập 3.3 đến 3.7
Ngày soạn: 26/09/2007
Tiết 4	
Bài 4: đo thể tích của vật rắn không thấm nước
A/ Mục tiêu:
Kiến thức: - Biết đo thể tích của vật rắn không thấm nước.
	- Biết sử dụng các dụng cụ đo chất lỏng để đo thể tích vật rắn bất kỳ không thấm nước.
Thái độ : - Tuân thủ các quy tắc đo và trung thực với các số liệu mà mình đo được, hợp tác trong mọi công việc của nhóm học tập
B/ Phương pháp: Phương pháp tích cực (thực hành TN + Trực quan ...)
C/ chuẩn bị:	 
GV: Cho mỗi nhóm: 1 bình chia độ, 1 bình tràn, 1 cốc ( bình chứa), nước đựng trong  ... - Cho cả lớp: Tranh vẽ phóng to hình 13.1, 13.2, 13.4, 13.5, 13.6; mỗi nhóm 1 phiếu học tập, ghi kết quả thí nghiệm bảng 13.1
D. Tiến trình bài dạy:
	I. ổn định: 
	II.Bài cũ:
	- Phát biểu phần ghi nhớ bài 11, làm bài tập 11.1
	- Chữa bài tập 11.2
	- Học sinh khác làm bài tập 11.3
1/ Đặt vấn đề: 
 - Giáo viên treo hình 13.1 và hỏi học sinh tìm phương án giải quyết
2/ Triển khai bài dạy:
Hoạt động 1: Nghiên cứu cách kéo vật lên theo phương thẳng đứng
	Hoạt động của giáo viên học sinh	
Nội dung
GV nêu vấn đề cần nghiên cứu như SGK.
 - Học sinh tìm hiểu SKG và nêu dự đoán.
GV ở lớp ta dùng khối trụ kim loại thay cho ống bê tông để làm TN nhằm trả lời câu hỏi trên. ? Giáo viên hỏi: Để tiến hành thí nghiệm (h 13.3) phải cần những dụng cụ gì ? Tiến hành TN ntn ? 
HS : Nêu được mục đích thí nghiệm, dụng cụ cần thiết và cách tiến hành thí nghiệm.
- Giáo viên phát dụng cụ và các nhóm tiến hành đo.
- Theo dõi, nhắc nhỡ Hs điều chỉnh lực kế, cách cầm lực kế để đo lực chính xác.
Gọi đại diện nhóm trình bày kết quả Tn của nhóm mình.
- Từ kết quả thí nghiệm em hãy hoàn thành C1
 C1: Lực kéo vật lên bằng trọng lượng của vật.
GV: Yêu cầu học sinh trả lời C2. 
- Yêu cầu học sinh thảo luận để thống nhất câu trả lời C3
 Cần nhiều người, tư thế kéo không chuẩn bị (dễ ngã, không lợi dụng được trọng lượng có thể..)
I. Kéo vật lên theo phương thẳng đứng:
1. Đặt vấn đề: (SGK)
2/ Thí nghiệm:
 Kết quả thí nghiệm : (Bảng 13.1)
Nhận xét: F = P
(C1: Lực kéo vật lên bằng trọng lượng của vật.)
3/ Rút ra kết luận:
 Khi kéo vật lên theo phương thẳng đứng cần phải dùng lực ít nhất bằng trọng lượng của vật.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về các loại máy cơ đơn giản
	Hoạt động của giáo viên học sinh	
Nội dung
Yêu cầu học sinh đọc SGK phần II và quan sát hình 13.4, 13.5, 13.6 trả lời các câu hỏi:
- Kể tên các loại máy cơ đơn giản thường dùng trong thực tế ?
- Nêu thí dụ về một số trường hợp sử dụng máy cơ đơn giản ?
II. Các máy cơ đơn giản.
 Các máy cơ đơn giản thường dùng là : mặt phẳng nghiêng, đòn bẩy, ròng rọc. Giúp cho con người làm việc dễ dàng hơn
Hoạt động 3: Vận dụng
	Hoạt động của giáo viên học sinh	
Nội dung
GV : Yêu cầu cả lớp trả lời C4, C5, C6 trong 5 phút sau đó gọi học sinh trả lời.
HS : trả lời C4. 
C5: Không, vì tổng lực kéo của cả 4 người: 400.4 = 1600 (N) < trọng lượng của bê tông
III. Vận dụng.
C5: Trọng lượng của ống bê tông là : Từ P = 10m -> P = 2 000N Tổng lực kéo của bốn người :
F = 4. 400 = 1 600N
So sánh ta thấy F < P 
Vậy, bốn người này không thể kéo trực tiếp vật lên theo phương thẳng đứng được.
IV/ Củng cố:
	- Qua bài học này em ghi nhớ điều gì ? 
V/ Hướng dẫn:
	- Về nhà tìm những thí dụ sử dụng máy cơ đơn giản trong cuộc sống.
	- Làm bài tập từ 13.2 đến 13.4 (SBT)
	- Kẻ bảng 14.1 vào giấy để giờ sau học
Ngày soạn:
Tiết 15	 Bài 15: mặt phẳng nghiêng	 
A. Mục tiêu:
Kiến thức: - Nêu được thí dụ sử dụng mặt phẳng nghiêng trong cuộc sống và chỉ rỏ ích lợi của chúng.
- Biết sử dụng mặt phẳng nghiêng hợp lý trong từng trường hợp
Kĩ năng: - Sử dụng lực kế.
- Làm thí nghiệm kiểm tra độ lớn của lực kéo phụ thuộc vào độ cao (chiều dài)
 mặt phẳng nghiêng.
Thái độ : Trung thực khi đọc và ghi kết quả, có ý thức vận dụng kiến thức vào thực tiễn
B. Phương pháp: Phương pháp tích cực (thực hành TN + trực quan+ nêu vấn đề)
C. chuẩn bị: - Cho mỗi nhóm: 2 lực kế có GHĐ từ 2N trở lên, 1 khối trụ kim loại có trục quay ở giữa nặng 2N ( nếu không thau bằng xe lăn có trọng lượng nặng 2N), 1 mp nghiêng, 1 phiếu học tập: bảng 14.1
D. Tiến trình bài dạy:
	I. ổn định: 
	II.Bài cũ:
	- Phát biểu nội dung phần ghi nhớ, làm bài tập 13.1, 13.2.
	- Học sinh khác làm bài tập 13.3, 13.4
	III. Bài mới
1/ Đặt vấn đề: 
 - Giáo viên treo hình 14.1 những người trong hình này đã dùng cách nào để đưa ống cống lên, họ đã khăc phục những khó khăn so với kéo vật lên trực tiếp như thế nào ? Những người này đã sử dụng loại máy cơ đơn giản nào để để đưa ống bê tông lên ? Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu được vấn đề này.
2/ Triển khai bài dạy:
 Hoạt động 1: Trả lời phần đặt vấn đề
Hoạt động của giáo viên học sinh
Nội dung
GV Yêu cầu học sinh đọc SGK phần đặt vấn đề.
- HS dự đoán -> trả lời câu hỏi (ở vấn đề 1, 2) 
1 Đặt vấn đề. 
 (SGK)
Hoạt động 2: Học sinh làm thí nghiệm
Hoạt động của giáo viên học sinh
Nội dung
GV cần phải có những dụng cụ gì để làm TN?
HS nêu dụng cụ TN.
GV giới thiệu dụng cụ, cách lắp dụng cụ.
 Nêu cách làm giảm độ nghiêng của MPN ?
HS Các nhóm thảo luận đưa ra phương án làm giảm độ nghiêng của MPN.
GV: Hướng dẫn cách làm giảm độ nghiêng của MPN và cách đo theo các bước.
- Các nhóm nhận dụng cụ làm thí nghiệm (C1).
Bước 1: Đo trọng lượng F1 của vật.
Bước 2: Đo lực kéo F2 ( ở độ nghiêng lớn)
Bước 3: Đo lực kéo F2 ( ở độ nghiêng vừa)
Bước 4: Đo lực kéo F2 ( ở độ nghiêng nhỏ)
HS - Các nhóm nhận dụng cụ làm thí nghiệm theo yêu cầu C1.
 Giáo viên uốn nắn cách làm thí nghiệm của một số nhóm còn yếu.
- Sau khi làm xong thí nghiệm yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo kết quả thí nghiệm. GV ghi kết quả tóm tắt của các nhóm vào bảng phụ kẽ sẵn
GV yêu cầu HS trả lời C2.
- Học sinh cử đại diện báo cáo kết quả trước lớp
- Các nhóm thảo luận cách làm giảm độ nghiêng của mpn.
2. Thí nghiệm. 
Kết quả thí nghiệm: 
 Bảng (14.1SGK)
Lần đo
MPN
P = F1
F2
1
Độ nghiêng nhỏ
2
Độ nghiêng vừa
3
Độ nghiêng lớn
Hoạt động 3: Rút ra kết luận từ kết quả thí nghiệm
Hoạt động của giáo viên học sinh
Nội dung
GV từ kết quả thí nghiệm -> các em rút ra kết luận gì ? Trả lời câu hỏi ở phần ĐVĐ như thế nào ?
Học sinh làm việc cá nhân dựa vào bảng kết quả thí nghiệm toàn lớp trả lời 2 vấn đề đặt ra ở đầu bài.
- Học sinh dựa vào kết quả TN để rút ra kết luận.
3. Rút ra kết luận.
- Dùng mặt phẳng nghiêng có thể kéo vật lên với lực kéo nhỏ hơn trọng lượng của vật.
- Mặt phẳng càng nghiêng ít, thì lực cần để kéo vật trên mặt phẳng đó càng nhỏ.
Hoạt động 4: Vận dụng
Hoạt động của giáo viên học sinh
Nội dung
Yêu cầu học sinh làm C3, C4, C4 vào vở trong vòng 4 phút.
C3: Nêu 2 thí dụ về sử dụng mpn.
C4 : Tại sao khi lên dốc càng thoai thoải càng dễ hơn ?
Gọi học sinh trả lời C5
- Học sinh làm cá nhân C3, C4, C5.
4. Vận dụng.
Giải thích : Khi dùng tấm ván dài hơn thì độ nghiêng của tấm ván sẽ giảm (mặt phẳng càng nghiêng ít) thì lực kéo vật trên mặt phẳng đó càng nhỏ. 
Chọn F < 500N
 Hoặc :
- Khi sử dụng tấm ván ngắn để đưa thùng phuy lên thì lực dùng để kéo vật là F = 500N.
- Khi sử dụng tấm ván dài hơn để đưa thùng phuy lên thì lực dùng để kéo vật là F < 500N.
IV. Củng cố:
- Qua bài học này em ghi nhớ điều gì ? 
V. Hướng dẫn:
	- Học thuộc phần ghi nhớ.
	- Tìm 2 ví dụ về sử dụng mpn trong cuộc sống.
	- Làm các bài tập: 14.1 đến 14.5 ( SBT)
 - Kẻ bảng 15.1 vào giấy (hoặc vở)để giờ sau học.
Ngày soạn:
Tiết 16	 
Bài 15: đòn bẩy
A/ Mục tiêu:
Kiến thức:
	- Học sinh nêu được các ví dụ về đòn bẩy và sử dụng đòn bẩy trong cuộc sống.
	- Xác định được điểm tựa (0), các lực tác dụng lên đòn bẩy đó ( điểm 01, 02 và lực F1, F2)
	- Biết sử dụng đòn bẩy trong các công việc thích hợp ( biết thay đổi vị trí của các điểm 0, 01, 02 cho phù hợp với yêu cầu sử dụng)
Kĩ năng: 
 - Biết đo lực ở mọi trường hợp.
Thái độ : Cẩn thận nghiêm túc và trung thực
B/ Phương pháp:	Thực nghiệm + vấn đáp 
C/ Phương tiện:	 
	- Cho mỗi nhóm: 1 lực kế có GHĐ = 5N , 1 khối trụ kim loại có móc nặng 2N, 
1 giá đỡ có thanh ngang có đục lỗ đều để treo vật và móc lực kế
	- Cho cả lớp: 1 gậy, 1 vật nặng, 1 vật kế để minh hoạ hình 15.2 (SGK) tranh vẽ to hình 15.2, 15.2; 15.3; 15.4 SGK, phiếu học tập 15.1
D/ Tiến trình bài dạy:
	I. ổn định: 
	II.Bài cũ:
- Phát biểu nội dung phần ghi nhớ bài mặt phẳng nghiêng và chữa bài tập 14.1,14.2
	III. Bài mới
1/ Đặt vấn đề: 
- Như SGK
2/ Triển khai bài dạy:
a) Hoạt động 1: Tìm hiểu cấu tạo của đòn bẩy
Hoạt động của giáo viên học sinh
Nội dung
- GV: Treo tranh và giới thiệu các hình vẽ 15.2, 15.3
Yêu cầu học sinh tự đọc phần I và cho biết: các vật được gọi là đòn bẩy đều có 3 yếu tố, đó là những yếu tố nào ?
? Có thể dùng đòn bẩy mà thiếu 1 trong 3 yếu tố đó được không ?
- Y/c học sinh trả lời C1 trên tranh vẽ hình 15.2; 15.3.
- Yêu cầu học sinh lấy thêm ví dụ về công dụng làm việc dựa trên nguyên tắc của đòn bẩy, chỉ rỏ 3 yếu tố của đòn bẩy trên dụng cụ đó.
- HS quan sát và trả lời theo điều khiển của GV.
GV tóm tắt, kết luận về cấu tạo. với cấu tạo như vậy đòn bẩy giúp côn người làm việc nhẹ nhàng hơn như thế nào?
Mỗi đòn bẩy đều có:
- Điểm tựa O
- Điểm tác dụng của lực F1 là O1
- Điểm tác dụng của lực F2 là O2
Hoạt động 2: Tìm hiểu đòn bẩy giúp con người làm việc dễ dàng hơn như thế nào ?
Hoạt động của giáo viên học sinh
Nội dung
GV: Y/c HS đọc mục II phần 1
- Trong hình 15.4 các điểm O, 01, 02 là gì ? 
- Khoảng cách 001 và 002 là gì? 
- Vấn đề ta cần nghiên cứu trong bài học này là gì? 
HS trả lời theo điều khiển của GV.
Gv chốt lại.
So sánh lực kéo F2 và trọng lượng F1 của vật khi thay đổi các khoảng cách 001, 002
Gv ghi tóm tắt: Muốn F2 < F1 thì 001 và 002 phải thỏa mãn điều kiện gì?
Cho HS dự đoán - Kiểm tra dự đoán như thế nào? Dùng dụng cụ gì?
- Học sinh làm TN và nêu dụng cụ
Tổ chức cho HS làm việc theo nhóm
HS nêu cách tiến hành TN 
+ Lưu ý HS: Điều chỉnh lực kế ở tư thế cầm ngược. Cách lắp TN để thay đổi 001, 002
- ghi kết quả vào bảng 15.1
- Học sinh trả lời câu hỏi để nắm vững mục đích TN
Tiến hành TN và ghi kết quả
Tổ chức cho HS – kết luận
Cho biết độ lớn của lực kéo khi khoảng cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng của P lớn hơn ( nhỏ hơn, bằng)Khoẳng cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng của lực kéo .
1/ Đặt vấn đề:
Muốn F2 < F1 thì 001 và 002 phải thỏa mãn điều kiện gì?
2/ Thí nghiệm:
Dụng cụ: ( như hình 15.4)
Tiến hành đo:
- Đo F1
- Đo F2 khi: 001< 002
 F2 khi: 001= 002
 F2 khi: 001> 002
c) Hoạt động 3: Rút ra kết luận
Hoạt động của giáo viên học sinh
Nội dung
Tổ chức cho HS điền từ vào C3 như mục đích cần nghiên cứu F2 < F1
nên 001 F2 < F1
3/ Kết luận: SGK
Khi 002 > 001 thì F2 < F1
d) Hoạt động 4: Vận dụng
Hoạt động của giáo viên học sinh
Nội dung
- Cá nhân học sinh suy nghĩ trả lời các câu hỏi C4, C5, C6.
- Trình bày trước lớp khi GV Y/c học sinh nhận xét câu trả lời của bạn
4/ Vận dụng:
 IV/ Củng cố:
	- Qua bài học này em ghi nhận được điều gì ?
	V/ Hướng dẫn:
	- Lấy 3 ví dụ trong thực tế các dụng cụ làm việc dựa trên nguyên tắc đòn bẩy, chỉ ra 3 yếu tố của nó. Học phần ghi nhớ.
 - Bài tập về nhà: 15.1 đến 15.5

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an ly 6 hay lam.doc