* Củng cố các mục tiêu ở tiết 1, cụ thể là: Biết đo độ dài trong một số tình huống thông thường theo quy tắc đo, bao gồm:
- Ước lượng chiều dài cần đo.
- Chọn thước đo thích hợp.
- Xác định GHĐ và ĐCNN của thước đo.
- Đặt mắt để nhìn và đọc kết quả đo đúng.
- Biết tính giá trị trung bình các kết quả đo.
* Rèn tính trung thực thông qua việc ghi kết quả đo.
II. CHUẨN BỊ:
- Vẽ to hình 2.1, 2.2, 2.3 (SGK)
Ngày soạn: Ngày dạy: Tuần: Tiết PPCT: Bài 2: ĐO ĐỘ DÀI (tt) I. MỤC TIÊU: * Củng cố các mục tiêu ở tiết 1, cụ thể là: Biết đo độ dài trong một số tình huống thông thường theo quy tắc đo, bao gồm: - Ước lượng chiều dài cần đo. - Chọn thước đo thích hợp. - Xác định GHĐ và ĐCNN của thước đo. - Đặt mắt để nhìn và đọc kết quả đo đúng. - Biết tính giá trị trung bình các kết quả đo. * Rèn tính trung thực thông qua việc ghi kết quả đo. II. CHUẨN BỊ: - Vẽ to hình 2.1, 2.2, 2.3 (SGK) III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC: 1.Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ: - Đơn vị đo độ dài hợp pháp của nước Việt Nam là gì? Kí hiệu? - Khi dùng thước đo cần biết gì? Giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất là gì? - Làm bài tập 1 ,2, 3 SBT. 3. Các hoạt động dạy- học : Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung Hoạt động 1: Thảo luận về cách đo độ dài. ô Yêu cầu HS nhớ lại bài thực hành ở tiết trước và thảo luận nhóm để trả từ câu C1 đến C5: - Các em đã chọn dụng cụ nào để đo? Vì sao các em lại chọn dụng cụ đó? - Các em đặt thước đo thế nào? - Các em đặt mắt như thế nào để đọc kết quả đo? - Nếu đầu cuối của vật không ngang bằng với vạch chia thì đọc kết quả đo như thế nào? * Dùng hình vẽ 2.1; 2.2; 2.3 để hướng dẫn HS trả lời. - Giáo viên thống nhất câu trả lời của học sinh và cho học sinh ghi vào vở. ô Học sinh thảo luận nhóm trả lời câu C1 đến C5: - HS trả lời +Thước dây đo chiều dài bàn học vì thước dây dài nên chỉ cần đo 1 hoặc 2 lần. + Thước kẻ đo SGK vì thuớc kẻ có ĐCNN nhỏ hơn thước dây nên chính xác hơn. - HS: Đặt thước đo dọc theo chiều dài cần đo, vạch số 0 đặt ngang với một đầu của vật. - HS: Đặt mắt nhìn theo hướng vuông góc với cạnh thước ở đầu kia của vật. - HS: Đọc và ghi kết quả theo vạch chia gần nhất với đầu kia của vật. I. Cách đo độ dài: - Ước lượng độ dài cần đo. - Chọn thước có GHĐ và ĐCNN thích hợp. - Đặt thước đo dọc theo chiều dài cần đo sao cho vạch số 0 đặt ngang với một đầu của vật. - Đặt mắt nhìn theo hướng vuông góc với cạnh thước ở đầu kia của vật. - Đọc và ghi kết quả theo vạch chia gần nhất với đầu kia của vật. Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh rút ra kết luận. ô Yêu cầu HS làm việc cá nhân câu C6: - Gọi từng HS lên làm. - Giáo viên thống nhất kết quả. ô Từng học sinh hoàn thành câu C6: (1) độ dài (2) GHĐ (3) ĐCNN (4) dọc theo (5) ngang bằng với (6) vuông góc (7) gần nhất Hoạt động 4: Vận dụng – Củng cố – Dặn dò. ô Yêu cầu HS làm câu C7: - Treo hình vẽ 2.1 cho HS quan sát xem cách đặt thước như thế nào là đúng. - Gọi cá nhân HS làm. ô Yêu cầu HS làm câu C8: - Treo hình 2.2 cho HS quan sát xem cách đặt mắt như thế nào là đúng? - Thống nhất câu trả lời cho HS. ô Yêu cầu HS làm câu C9: - Cho HS xem hình 2.3 và hướng dẫn HS trả lời: - Mũi cây bút chì gần số nào nhất? - Vậy kết quả được đọc thế nào? ô Giáo viên cho HS đọc và làm câu C10: - Đo chiều cao, độ dài sải tay em dùng thước gì? - Đo vòng tay, bàn chân dùng thước gì? - Yêu cầu HS đo. * Củng cố: - Cho HS nhắc lại cách đo độ dài. - Cho học sinh đọc: “Có thể em chưa biết” * Dặn HS về nhà học bài và làm các bài tập trong SBT * HS quan sát trả lời: - C7: Câu C. - C8: Câu C. - C9: a. l1 = 7cm b. l2 = 7cm c. l3 = 7cm - HS: thước cuộn. - HS: thước dây. - HS đo. - HS nhắc lại. - HS đọc bài. II- Vận dụng: - C7: Câu C. - C8: Câu C. - C9: a. l1 = 7cm b. l2 = 7cm c. l3 = 7cm IV. Rút kinh nghiệm:
Tài liệu đính kèm: