Giáo án lớp 6 môn học Sinh học - Tuần 14 - Tiết 28 - Bài 25: Thực hành quan sát biến dạng của lá

Giáo án lớp 6 môn học Sinh học - Tuần 14 - Tiết 28 - Bài 25: Thực hành quan sát biến dạng của lá

 I/ Mục tiêu bài học:

- Nêu được đặc điểm, hình thái, chức năng một số lá biến dạng, từ đó hiểu được

ý nghĩa hình hạng của lá.

- Biết quan sát nhận biết từ tranh mẫu.

- Có ý thức bảo vệ thực vật.

II/ Đồ dùng dạy học:

- Mẫu: đậu Hà Lan, củ hành, dong ta ,xương rồng.

-Tranh: cây nắp ấm , bèo đất.

III/ Hoạt động dạy học :

 1. Ổn định :

 2. Kiểm tra bài cũ: :( 5 phút)

 

doc 3 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1333Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 6 môn học Sinh học - Tuần 14 - Tiết 28 - Bài 25: Thực hành quan sát biến dạng của lá", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	Tuần 14
 	 Tiết 28 
 Bài 25: THỰC HÀNH QUAN SÁT BIẾN DẠNG CỦA LÁ
	I/ Mục tiêu bài học:
- Nêu được đặc điểm, hình thái, chức năng một số lá biến dạng, từ đó hiểu được 
ý nghĩa hình hạng của lá.
- Biết quan sát nhận biết từ tranh mẫu.
- Có ý thức bảo vệ thực vật.
II/ Đồ dùng dạy học:
- Mẫu: đậu Hà Lan, củ hành, dong ta ,xương rồng.
-Tranh: cây nắp ấm , bèo đất.
III/ Hoạt động dạy học :
 1. Ổn định :
 2. Kiểm tra bài cũ: :( 5 phút) 
 - Sự thoát hơi nước qua lá có ý nghĩa gì?
- Những điều kiện bên ngoài nào ảnh hưởng đến sự thoát hơi nước của lá?
3. Mở bài: Lá ngoài chức năng chế taọ chất hữu cơ nuôi cây, lá còn có một số 
chức năng khác phù hợp với đặc điểm cấu tạo của chúng.
4. Bài mới:
* Hoạt động 1: Tìm hiểu về một số lá biến dạng: :( 18 phút)
HĐGV
HĐHS
- GV yêu cầu học sinh hoạt động nhóm, qsát hình, trả lời câu hỏi SGK trang 83.
- Quan sát giúp đỡ các nhóm yếu.
- GV yêu cầu các nhóm trao đổi kết quả.
- GV sửa bằng cách cho chơi trò chơi “thi điền bảng liệt kê “.
- GV treo bảng liệt kê cho các nhóm bóc thăm sát định tên mẫu vật. 
- Yêu cầu mỗi nhóm lấy các mảnh bìa có ghi sẵn đặc điểm hình thái chức năng gắn vào các ô cho phù hợp .
- GV thông báo luật chơi : 1 người chọn cho một người gắn vào còn một người điều chỉnh.
- GV nhận xét thông báo đáp án đúng.
- Hoạt động của nhóm:
- HS trong nhóm cùng quan sát mẫu, kết hợp hình 25.1,25.7 trang 84 SGK.
- HS đọc thông tin trả lời câu hỏi SGK.
+ Trong nhóm thống nhất ý kiến hoàn thành bảng vào vở bài tập.
+ Đại diện nhóm trình bài, nhóm khác bổ sung.
- HS bốc thăm tên mẫu: 3 người lên chọn mảnh bìa gắn vào vị trí.
- Trước khi gắn phải quan sát mẫu hoặc tranh.
- Các nhóm khác nhận xét
- Học sinh nhắc lại các loại lá biến dạng về đặc điểm hình thái , chức năng chủ yếu của nó.
* Tiểu kết: 1. Đặc điểm chức năng một số lá biến dạng:
Tên mẫu vật
Đặc điểm hình thái chủ yếu của lá biến dạng
Chức năng
Tên lá biến dạng
1. Xương rồng
-Lá có dạng gai nhọn
-Làm giảm sự thoát hơi nước
-Lá biến thành hoa, lá biến thành gai
2. Lá đậu hà lan
- Lá ngọn có dạng tua cuốn.
-Giúp cây leo lên cao.
-Tua cuốn
3. Lá cây mây
-Lá ngọn có dạng tay móc.
-Giúp cây bám leo lên cao.
-Tay móc
4. Củ riềng
-Lá phủ trên thân rễ có dạng vảy mỏng nâu nhạt.
-Che chở bảo vệ cho chồi của thân re.ã
-Lá vảy
5. Củ hành
-Bẹ lá phình to thành vảy dày màu trắng.
-Chứa chất dự trữ cho cây.
-Lá dự trữ
6. Cây bèo đất
-Trên lá nhiều lông tuyến tiết chất dính thu hút và tiêu hóa mồi.
-Bắt và tiêu hóa mồ.
-Lá bắt mồi
7. Cây nắp ấm
-Gân lá phát triển thành bình có nắp đậy, thành bình có tuyến tiết chất dịch thu hút và tiêu hóa sâu bọ.
- Bắt và tiêu hóa sâu bọ chuôi vào thành bình.
- Lá bắt mồi
* Hoạt động 2: Ý nghĩa biến dạng của lá (14phút)
- Mục tiêu: so sánh đặc điểm chức năng của lá biến dạng với lá bình thường để khái quát về ý nghĩa biến dạng của lá.
HĐGV
HĐHS
- Cho HS xem bảng ở hoạt động 1 nêu ý nghĩa của lá biến dạng.
- Có nhận xét gì về đặc điểm cấu tạo hình thái của lá biến dạng so với lá bình thường.
- Những đặc điểm biến dạng đó có tác dụng gì đối với cây.
- Hs xem lại đặc điểm hình thái và chức năng chủ yếu của lá biến dạng ở hoạt động 1 kết hợp gợi ý của GV thấy được ý nghĩa biến dạng của lá.
- 1 vài HS trả lời, hs khác bổ sung nếu cần.
* TIỂU KẾT: Ý nghĩa biến dạng của lá
 Lá 1 số loại cây đã biến đổi hình thái thích hợp với các chức năng khác nhau trong những hoàn cảnh khác nhau.
Ví dụ : lá biến thành gai, tua cuốn, gai móc.
 5/ Kiểm tra đánh giá: :( 5 phút) 
- Sự biến dạng của lá có ý nghĩa gì? Vì sao lá của xương rồng biến dạng thành gai?
- Có những loại lá biến dạng nào? Chức năng của mỗi loại là gì?
 6/ Dặn dò:( 3 phút) 
- Học bài,trả lời câu 1,2,3 SGK trang 85.
- Chuẩn bị ôn lại các kiến thức đã học tiết sau sửa bài tập.

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 28.doc