Giáo án Lớp 6 - Môn Toán - Tuần học 03

Giáo án Lớp 6 - Môn Toán - Tuần học 03

• Ôn luyện cho HS về tính chất của phép cộng và phép nhân: tính chất giao hoán, kết hợp, tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng.

• HS biết vận dụng các tính chất vào bài toán tính nhanh và các bài toán khác.

• Hướng dẫn sử dụng máy tính bỏ túi để tính nhanh tổng nhiều số.

II.Chuẩn bị.

 

doc 6 trang Người đăng ducthinh Lượt xem 1202Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 6 - Môn Toán - Tuần học 03", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 3: Tiết 7 + 8 + 9
Ngày soạn: 03/09/2010
Ngày giảng: 06/09/2010
Tiết 7: LUYỆN TẬP
I.Mục tiêu.
Ôn luyện cho HS về tính chất của phép cộng và phép nhân: tính chất giao hoán, kết hợp, tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng.
HS biết vận dụng các tính chất vào bài toán tính nhanh và các bài toán khác.
Hướng dẫn sử dụng máy tính bỏ túi để tính nhanh tổng nhiều số.
II.Chuẩn bị.
GV:	Bảng phụ, phấn màu, MTBT.
HS: Sách giáo khoa, vở ghi, đồ dùng học tập.
III. Tiến trình dạy học.
Ổn định tổ chức.
Kiểm tra sĩ số: 
Kiểm tra bài cũ.
 - Nêu các tính chất phép cộng? Cho ví dụ?
 - Nêu các tính chất phép nhân? Cho ví dụ?
 3. Bài mới.
HĐ CỦA GV
HĐ CỦA HS
GHI BẢNG
Cho HS làm bài 31
HD HS làm bài
Chọn những số có tổng tròn chục, tròn trăm vào một nhóm.
Chú ý quy luật của các số hạng trong tổng
Cho HS làm tiếp bài 32
Nhờ các tính chất nào?
Phải sử dụng các tính chất một cách hợp lí.
Cho HS làm tiếp bài 34
Giáo viên giới thiệu các nút tối thiểu trên máy tính, học sinh cần nhớ
 Sử dụng tính tổng nhiều số
 Thực hành.
Học sinh nêu cách làm sử dụng tính chất giao hoán, kết hợp
HS1: 135 + 360 + 65 + 40 
= (135 + 65 ) + (360 + 40)
= 200 + 400 = 600
HS2: 463 + 318 + 137 + 22
= (463 + 137) + (318 + 22)
= 600 + 340 = 940
HS3: 20 + 21 + 22 + ... + 39 + 30 
= (20 + 30) + (21 + 29) + ...+ 
= 50 + 50 + ... + 50 + 25 
= 250 + 25 = 275
Học sinh nêu cách làm, đứng tại chỗ trả lời câu a.
2 HS lên bảng làm câu b, c.
HS nghe GV giới thiệu.
HS thực hành
Bài 31 (SGK-Tr.17).
a) 135 + 360 + 65 + 40 
= (135 + 65 ) + (360 + 40)
= 200 + 400 = 600
b) 463 + 318 + 137 + 22
= (463 + 137) + (318 + 22)
= 600 + 340 = 940
c) 20 + 21 + 22 + ... + 39 + 30 
= (20 + 30) + (21 + 29) + ...+ 
= 50 + 50 + ... + 50 + 25 
= 250 + 25 = 275
Bài 32 (SGK-Tr.17)
Tính nhẩm:
a)97 + 19 = 97 ( 3 + 16) 
 = (97 + 3) + 16
 = 100 + 16 = 116
b)996 + 45 = 996 + (4+ 41) 
 = ( 996 + 4) + 41 
 = 1000 + 41 = 1141
c)37 + 198 = (35 + 2) + 198 
 = 35 + ( 2 + 198)
 = 35 + 200 = 235
Bài 34 (SGK-Tr.17-18).
a/ 1364+4578=5942.
b/ 6453+1469=7922
c/ 5421+1469=6890
d/ 3124+1469=4593
e/ 1534+217+217+217=2185.
4.Củng cố.
- Nhắc lại các tính chất của phép cộng và phép nhân số tự nhiên?
- HS nhắc lại.
5.Hướng dẫn – Dặn dò.
- Cho HS đọc “ Có thể em chưa biết ”.
- BTVN: 35, 36, 37, 38 (SGK/19, 20) 
 ----------------------------------------------
Ngày soạn: 04/09/2010
Ngày giảng: 07/09/2010
Tiết 8: LUYỆN TẬP
I.Mục tiêu.
Củng cố kỹ năng tính tích hai hay nhiều số 
Khả năng sử dụng các phép toán vào các bài toán tính nhanh, nhẩm
Kỹ năng máy tính bỏ túi với nút dấu
II.Chuẩn bị.
GV:	Bảng phụ, phấn màu, MTBT.
HS: Sách giáo khoa, vở ghi, đồ dùng học tập.
III. Tiến trình dạy học.
1.Ổn định tổ chức.
Kiểm tra sĩ số: 6A 6B
2.Kiểm tra bài cũ.
 - Nêu các tính chất phép cộng, phép nhân số tự nhiên? Cho ví dụ?
 3. Bài mới.
HĐ CỦA GV
HĐ CỦA HS
GHI BẢNG
Cho HS làm bài 35
Cho HS làm bài Bài 36: Có thể nhẩm theo những cách nào?
Sử dụng những tính chất nào?
Tính chất kết hợp, tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng.
Cho HS làm bài Bài 37
Giới thiệu tính chất
a (b – c) = ab - ac
VD: 13. 99 = 13 . (100 – 1)
 = 13.100 – 13 = 1287
Cho HS làm bài Bài 38
GV giới thiệu cách sử dụng máy tính bỏ túi để thực hiện phép nhân.
HS tìm cách giải
Học sinh lên bảng.
3 HS lên bảng làm bài
a/ 16.19 = 16.(20-1)
=16.20-16 = 320-16 =304.
b/ 46.99 = 
46.(100-1) = 46.100 - 46
 = 4600 – 46 = 4554.
c/ 35.98=35.(100-2) =3500-35.2 = 3500 - 70 = 3430.
HS nghe GV giới thiệu.
HS thực hành
Bài 35(SGK-Tr.19).
15 . 2 . 6 = 15. 3. 4 = 5. 3 . 12 (Đều bằng 15.12).
8 . 18 = 8 . 2 . 9 = 4 . 4 . 9
Bài 36 (SGK-Tr.19)
Tính nhẩm 45 . 6
C1 = 9 . 5 . 6 = 9 . 30 = 270 
C2 = (40+5) .6 = 40 .6 + 5 . 6
 = 240+30 = 270
Tính nhẩm:
15 . 4 ; 25 . 12 ; 125 . 16 ; 34 . 11; 47 . 101
Bài 37 (SGK-Tr.20)
Tính nhẩm: 
16 . 19 ; 46 . 99; 35 . 98
a/ 16.19 = 16.(20-1)
=16.20-16 = 320-16 =304.
b/ 46.99 = 
46.(100-1) = 46.100 - 46
 = 4600 – 46 = 4554.
c/ 35.98=35.(100-2) =3500-35.2 = 3500 - 70 = 3430.
Bài 38. (SGK-Tr.20).
Tính: 375.376 =141 000;
 624.625=390 000.
 13.81.215=226 395
4.Củng cố.
Bài 39. (SGK-Tr.20).
 Tính chất số đặc biệt 142857
Khi nhân số đó với 2; 3; 4; 5; 6. Thì được tích là chính sáu chữ số đó viết theo thứ tự khác.
5.Hướng dẫn – Dặn dò.
- Học bài theo SGK.
- BTVN: Bài 58, 59, 60, 61 (SBT-Tr.10). 
 ----------------------------------------------
Ngày soạn: 06/09/2010
Ngày giảng: 09/09/2010
Tiết 9: PHÉP TRỪ VÀ PHÉP CHIA
I.Mục tiêu.
KTCB: HS hiểu được khi nào kết quả của phép trừ là một số tự nhiên, kết quả của phép chia là một số tự nhiên.
KNCB: HS nắm được quan hệ giữa các số trong phép trừ, phép chia hết, phép chia có dư.
Tư duy – Thái độ: Rèn cho HS vận dụng kiến thức về phép trừ và phép chia để giải một số bài toán thực tế.
II.Chuẩn bị.
GV:	Bảng phụ.
HS: Sách giáo khoa, vở ghi, đồ dùng học tập.
III. Tiến trình dạy học.
1.Ổn định tổ chức.
Kiểm tra sĩ số: 6A 6B
2.Kiểm tra bài cũ.
 ( Không kiểm tra )
Bài mới.
HĐ CỦA GV
HĐ CỦA HS
GHI BẢNG
HĐ 1: PHÉP TRỪ HAI SỐ TỰ NHIÊN
? Tìm x để 2 + x = 5
 để 6 + x = 5
? Khi nào ta có phép trừ hai số tự nhiên a và b.
Giáo viên giới thiệu cách tìm hiệu 2 số trên tia số, dùng mô hình tia số- Hình 14; 15; 16. (SGK-Tr.21).
Cho HS làm 
HS làm bài
HS trả lời
HS quan sát
a) a – a = 0
b) a – 0 = a
c) Điều kiện để có hiệu a - b là a ³ b
1.Phép trừ hai số tự nhiên
* Cho hai số tự nhiên a và b, nếu có số tự nhiên x sao cho b + x = a thì ta có phép trừ 
a – b = x.
* Trong phép trừ: a – b = c.
a là số bị trừ
b là số trừ
c là hiệu số.
a) a – a = 0
b) a – 0 = a
c) Điều kiện để có hiệu a - b là a ³ b
HĐ 2: PHÉP CHIA HẾT VÀ PHÉP CHIA CÓ DƯ
Tìm x N để 4 . x = 12 
 x N để 5 . x = 22 
? Nhắc lại mối quan hệ giữa các số trong phép chia
Không có x N để 5 . x = 22
GV cho HS làm miệng bài
22 = 4. 5. + 2, trong N phép chia 22 cho 5 là phép chia có dư, 22 : 5 có thương là 4 và dư là 2.
Nhắc lại mối quan hệ trong phép chia còn dư?
HS làm 
GV treo bảng phụ.
HS làm bài
Cho a, b, trong đó b 0, nếu sao cho b. x = a thì ta nói a chia hết cho b và ta có phép chia a : b = x.
HS trả lời
Với a, b N, b ¹ 0 ta luôn tìm được 2 số tự nhiên q và r duy nhất sao cho: 
 a = bq + r 0 < r < b
+) r = 0 
+) r ¹ 0 Phép chia có dư
HS hoạt động nhóm, đại diện nhóm lên bảng điền.
2. Phép chia hết và phép chia có dư
a. Phép chia hết:
* Cho a, b, trong đó b 0, nếu sao cho b. x = a thì ta nói a chia hết cho b và ta có phép chia a : b = x.
* Trong phép chia a: b = x
a là số bị chia
b là số chia
x là thương.
a) 0 : a = 0 (a ¹ 0)
b) a : a = 1 (a ¹ 0)
c) a : 1 = a
b. Phép chia có dư:
* Với a, b N, b ¹ 0 ta luôn tìm được 2 số tự nhiên q và r duy nhất sao cho: 
 a = bq + r 0 < r < b
+) r = 0 
+) r ¹ 0 Phép chia có dư
4.Củng cố - Luyện tập.
- Cho HS làm bài 44.
- HS làm bài
5.Hướng dẫn – Dặn dò.
- Học bài theo SGK.
- BTVN: Bài 41; 43; 44(c, e, g); 45; 47; 48; 49 (SGK-Tr.22-24).
 ----------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 3.doc