Giáo án Lớp 6 - Môn Toán - Tuần 20 - Tiết 59 - Bài 9: Qui tắc chuyển vế

Giáo án Lớp 6 - Môn Toán - Tuần 20 - Tiết 59 - Bài 9: Qui tắc chuyển vế

I/ Mục tiêu:

- Hiểu và vận dụng đúng các tính chất: Nếu a = b thì a + c = b + c và ngược lại, nếu a = b thì b = a

- Hiểu và vận dụng qui tắc chuyển vế

II/ Chuẩn bị:

- GV: Chiếc cân bàn, hai quả cân 1kg và hai nhóm đồ vật có khối lượng bằng nhau

- HS: Xem trước bài ở nhà

 

doc 3 trang Người đăng ducthinh Lượt xem 1410Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 6 - Môn Toán - Tuần 20 - Tiết 59 - Bài 9: Qui tắc chuyển vế", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN : 20
Tiết 59 Ngày soạn:
§ 9. QUI TẮC CHUYỂN VẾ
I/ Mục tiêu: 
Hiểu và vận dụng đúng các tính chất: Nếu a = b thì a + c = b + c và ngược lại, nếu a = b thì b = a
Hiểu và vận dụng qui tắc chuyển vế
II/ Chuẩn bị: 
GV: Chiếc cân bàn, hai quả cân 1kg và hai nhóm đồ vật có khối lượng bằng nhau
HS: Xem trước bài ở nhà
III/ Tiến trình tiết 
Ổn định lớp và kiểm tra bài cũ
Kiểm tra bài cũ 
3. Bài mới
NỘI DUNG 
PHƯƠNG PHÁP
1. Tính chất của đẳng thức
Một số tính chất thường dùng của đẳng thức:
* Nếu a = b thì a + c = b + c
* Nếu a + c = b + c thì a = b
* Nếu a = b thì b = a
2. Ví dụ 
Tìm số nguyên x biết: 
x + 3 = -5
x + 3+ (– 3) = -5 + (-3)
 x = -5 –3
 x = -8
3. Qui tắc chuyển vế
Qui tắc: Khi chuyển một số hạng từ vế này sang vế kia của một đẳng thức ta phải đổi dấu của số hạng đó: dấu “+” đổi thành dấu “-” và dấu “-” đổi thành dấu “+”
VD: Tìm số nguyên x biết: 
a, x – 2 = - 6
 x = - 6 + 2
 x = - 4
b, x – (-5) = 12
 x + 5 = 12
 x = 12 – 5
 x = 7 
Luyện tập tại lớp
Bài 66(SGK): tìm x biết:
a, 4 – (27- 3) = x – (13- 4)
 4 – 24 = x – 9
 - 20 = x – 9
 - 20 + 9 = x
 -11 = x
Vậy x = -11
b, x – (-12) = - 9 + (-14)
 x + 12 = - 23
 x = - 23 – 12
 x = - 35
GV: Cho HS thực hiện ?1, từ đó HS rút ra nhận xét
GV: Điều chỉnh và rút ra nhận xét: Khi cân thăng bằng nếu đồng thời ta cho hai vật nặng như nhau vào hai đĩa cân thì cân vẫn thăng bằng. Ngược lại nếu ta lấy bớt từ hai đĩa cân hai vật nặng như nhau thì cân vẫn thăng bằng
GV: Tương tự đẳng thức cũng có tính chất đó
GV: Giới thiệu sơ lược cho học sinh khái niệm đẳng thức: Mỗi đẳng thức có hai vế, mỗi vế là một biểu thức, vế phải là biểu thức ở bên phải dấu “=”, vế trái là biểu thức ở bên trái dấu “=”
H: Từ thực hiện ?1, cho biết nếu a = b thì 
a + c như thế nào với b + c?
HS: a + c = b + c
H: Ngược lại, nếu a + c = b + c thì a như thế nào với b?
HS: a = b
GV: Giới thiệu ba tính chất của đẳng thức
GV: Nêu VD, trình bày lên bảng và giải thích cơ sở của từng bước
* Cộng vào hai vế của đẳng thức với – 3, vế trái chỉ còn x vì tổng của hai số đối nhau 3 và – 3 bằng 0
GV: Yêu cầu HS làm ?2
GV(dẫn dắt đến qui tắc chuyển vế)
Từ đẳng thức x + 3 = -5 ta được đẳng thức:
 x = -5 – 3
H: Có nhận xét gì khi chuyển một số hạng từ vế này sang vế kia của một đẳng thức?
GV: Giới thiệu qui tắc chuyển vế như trong SGK
GVHD: Để tìm x ta chuyển – 2 từ vế trái sang vế phải và đổi dấu của nó thành + 2
GVHD: Thực hiện bỏ dấu ngoặc ở vế trái 
 (- (-5)= + 5)sau đó mới chuyển vế(chuyển + 5 từ vế trái sang vế phải và đổi dấu thành 
- 5)
Củng cố: GV cho HS làm ?3
GV: Giới thiệu nhận xét SGK
Nếu x + a = b thì x = b – a
Vậy hiệu b – a là số mà khi cộng số đó với a thì được b do đó phép trừ là phép toán ngược của phép toán cộng và phép trừ trong Z cũng đúng với phép trừ trong N
Chú ý: Trong trường hợp số hạng cần chuyển có cả dấu của phép tính và dấu của số hạng, nên qui từ hai dấu về một dấu rồi mới thực hiện việc chuyển vế
GV: Bổ sung thêm câu thêm câu b
HS: 2 HS lên bảng
HS dưới lớp làm vào vở
HS: Nhận xét 
GV: Sửa lỗi
4/ Củng cố:
Tính chất của đẳng thức
Qui tắc chuyển vế
 5/ Dặn dò: Học bài, làm bài 61 67; 70; 71(SGK); 101; 102; 103; 110; 111 (SBT)

Tài liệu đính kèm:

  • docso hoc6.59.doc