Đ 1 . LÀM QUEN VỚI SỐ NGUYÊN ÂM
I - MỤC TIÊU : Qua bài này học sinh cần :
- Biết được nhu cầu cần thiết phải mở rộng tập hợp số tự nhiên .
- Có kỹ năng nhận biết và đọc đúng các số nguyên âm qua các ví dụ cụ thể và có kỹ năng biểu diễn các số tự nhiên và các số nguyên âm trên trục số .
II – CHUẨN BỊ :
GV : Bảng phụ ghi các ví dụ và bài tập vận dụng.
Tuần : 13 Ngày soạn : 08/11/2009 Tiết: 40 Ngày dạy: Tên bài giảng : chương ii : Số nguyên Đ 1 . làm quen với số nguyên âm I - Mục tiêu : Qua bài này học sinh cần : Biết được nhu cầu cần thiết phải mở rộng tập hợp số tự nhiên . Có kỹ năng nhận biết và đọc đúng các số nguyên âm qua các ví dụ cụ thể và có kỹ năng biểu diễn các số tự nhiên và các số nguyên âm trên trục số . Ii – chuẩn bị : GV : Bảng phụ ghi các ví dụ và bài tập vận dụng. HS : Học và chuẩn bị bài trước ở nhà. Iii - Nội dung và các hoạt động trên lớp : Hoạt động 1 : Kiểm tra nề nếp tổ chức lớp và sự chuẩn bị học tập của học sinh . Hoạt động 2 : Giới thiệu sơ lược nội dung của chương Số nguyên Phần hướng dẫn của giáo viên và hoạt động học sinh Phần nội dung cần ghi nhớ Hoạt động 3 : Các ví dụ HS thử trả lời câu hỏi ở phần hình chữ nhật tròn GV giới thiệu một vài số nguyên âm, cách nhận dạng số nguyên âm, cách đọc số nguyên âm . Với nhiệt độ, dấu - đằng trước có ý nghĩa gì ? HS làm bài tập ?1 GV giới thiệu từng ví dụ và HS làm các bài tập ?2, ?3 . Qua các ví dụ , ta dùng số nguyên âm để biểu thị những gì ? có lợi ích gì ? 1 . Các ví dụ: Một số tự nhiên khác 0 mà đằng trước nó có thêm dấu trừ thì được gọi là một số nguyên âm . Người ta dùng số nguyên âm và số tự nhiên để biểu thị các đại lượng có hướng ngược nhau . Hoạt động 4 : Trục số HS hãy vẽ một tia số . Cho biết tia số dùng để làm gì ? Biểu thị vài số tự nhiên trên tia số . Làm thế nào để biễu diễn được các số nguyên âm ( biểu thị đại lượng có hướng ngược với hướng số tự nhiên ) => vẽ tia đối của tia số => Trục số . GV vẽ trên bảng một trục số nằm ngâng và giới thiệu các khái niệm điểm gốc, chiều dương , chiều âm . HS làm bài tập ?4 SGK GV giới thiệu thêm dạng trục số thẳng đứng 2. Trục số: ã ã ã ã ã ã ã ã ã ã -4 -3 -2 -1 0 1 2 3 4 5 Điểm 0 được gọi là điểm gốc của trục số. Chiều từ trái sang phảI gọi là chiều dương. Chiều từ phải sang tráI gọi là chiều âm. Chú ý : ( SGK) Hoạt động 5 : Củng cố - Dặn dò HS làm các bài tập 1, 3 và 4 trang 68 SBK Toán. GV nhấn mạnh lại những nội dung của bài học . Bài tập về nhà: bài số 2 và 5 SGK . GV hướng dẫn học sinh lam bài tập về nhà Chuẩn bị cho tiết sau : Tập hợp các số nguyên . Tuần : 14 Ngày soạn :15/11/2009 Tiết : 41 Ngày dạy: Tên bài giảng : Đ 2 . tập hợp các số nguyên I - Mục tiêu : Qua bài này học sinh cần : Biết được tập hợp các số nguyên , điểm biểu diễn số nguyên a trên trục số, số đối của số nguyên . Bước đầu hiểu được rằng có thể dùng số nguyên để biểu thị đại lượng có hai hướng ngược nhau . HS có ý thức liên hệ bài học với thực tiễn . Ii – chuẩn bị: GV : Bảng phụ ghi đề bài tập vận dụng. HS : Học và chuẩn bị bài trước ở nhà. Iii - Nội dung và các hoạt động trên lớp : Hoạt động 1 : Kiểm tra nề nếp tổ chức lớp và sự chuẩn bị học tập của học sinh . Hoạt động 2 : Kiểm tra bài cũ Câu hỏi 1 : Hãy vẽ một trục số . Chỉ rõ điểm gốc , điểm biểu thị số -4, -2 . Làm bài tập 4a SGK Câu hỏi 2 : Làm thế nào để nhận dạng được một số nguyên âm ? Hãy vẽ một trục số . Đọc và ghi các số nguyên âm nằm giữa -8 và -4 vào trục số Phần hướng dẫn của giáo viên và hoạt động học sinh Phần nội dung cần ghi nhớ Hoạt động 3 : Số nguyên Thế nào là số nguyên dương ? cách ghi, cách đọc . Số nguyên âm bao gồm các số nào ? GV giới thiệu tập hợp các số nguyên và ký hiệu HS có thể phát biểu tập Z bằng cách khác Cho biết mối quan hệ của hai tập N và Z ? Số 0 có phải là số nguyên ? số nguyên âm ? số nguyên dương? GV giới thiệu khái niệm điểm a trên trục số . HS làm bài tập ?1 Tập hợp số nguyên thường được sử dụng để làm gì ? => Nhận xét HS làm bài tập ?2 và ?3 . từ ?3 HS nêu nhận xét rằng có hai kết quả khác nhau nhưng cách trả lời giống nhau => hoạt động 4 Tập hợp {... ; -3 ; -2 ; -1 ; 0 ; 1 ; 2 ; ...} gồm các số nguyên âm, số 0 và các số nguyên dương là tập hợp các số nguyên . Ký hiệu là Z Vậy Z = {... ; -3 ; -2 ; -1 ; 0 ; 1 ; 2 ; ...} Chú ý : Số 0 Điểm a Nhận xét : SGK Hoạt động 4 : Số đối GV nêu khái niệm số đối thông qua hình ảnh trên trục số . Trên trục số, khi nào hai số đối nhau ? Không có trục số, ta biết được hai số đối nhau bằng cách nào ? Cho biết vị trí các điểm 2005 và - 2005 đối với điểm 0 trên trục số . Có số nào không có số đối ? HS làm bài tập ?4 * Đối số: Các số 1 và -1, -2 và 2 , 3 và -3 v.v... là các số đối nhau . Hoạt động 5 : Củng cố và dặn dò HS làm các bài tập 6, 7 và 9 trên lớp . Nói tập hợp các số nguyên là tập hợp các số nguyên âm và nguyên dương . Đúng hay sai ? Về nhà : HS học bài theo SGK và làm các bài tập 8 , 10 . Chuẩn bị bài mới cho tiết sau : Thứ tự trong tập hợp các số nguyên . Tuần :14 Ngày soạn : 15/11/2009 Tiết : 42 Ngày dạy : Tên bài giảng : Đ 3 . thứ tự trong tập hợp các số nguyên I - Mục tiêu : Qua bài này học sinh cần : Biết cách so sánh hai số nguyên . Có kỹ năng tìm được giá trị tuyệt đối của một số nguyên . Rèn cho HS khả năng so sánh hai số nguyên tính chính xác. Ii - chuẩn bị : GV : Bảng phụ ghi đề bài tập vận dụng. HS : Học và chuẩn bị bài trước ở nhà. Ii - Nội dung và các hoạt động trên lớp : Hoạt động 1 : Kiểm tra nề nếp tổ chức lớp và sự chuẩn bị học tập của học sinh . Hoạt động 2 : Kiểm tra bài cũ Câu hỏi 1 : Tập hợp các số nguyên bao gồm những số nào ? Có thể nói tập hợp các số nguyên gồm tất cả các số nguyên dương và tất cả các số nguyên âm được hay không ? Vì sao ? Đọc và cho biết những điều ghi sau đây có đúng không ? - 2 ẻ N ; 6 ẻ N ; 0 ẻ N ; 0 ẻ Z ; -1 ẻ N Câu hỏi 2 : Trên trục số, điểm a điểm -a và điểm 0 có quan hệ với nhau như thế nào ? Tìm các số đối của các số 7 ; 3 ; -5 ; -20 ; - 2 ; 5 . Nói mọi số tự nhiên đều là số nguyên . Đúng hay sai . Điều ngược lại có đúng không ? Phần hướng dẫn của thầy giáo và hoạt động học sinh Phần nội dung cần ghi nhớ Hoạt động 3 : So sánh hai số nguyên HS vẽ trục số và biểu diễn các điểm 2 ; 5 ; -3 ; 0 ;-1 trên trục số . So sánh hai số tự nhiên trên trục số => so sánh hai số nguyên . Trên trục số vừa smới vẽ, hãy cho biết số 2 lứon hơn (bé hơn) những số nào ? Làm bài tập ?1 và ?2 SGK . Có thể nói số nguyên dương (âm) đều lớn hơn (nhỏ hơn) số 0 không ? Có thể nói số nguyên dương (âm) đều lớn hơn (nhỏ hơn) bất kỳ một số nguyên âm (dương) không ? Thế nào là hai số nguyên liền nhau , liền trước , liền sau (tương tự như trong tập số tự nhiên) ? HS làm bài tập 11 SGK Khi biểu diễn trên trục số nằm ngang, điểm a nằm bên trái điểm b thì ta nói số nguyên a bé hơn số nguyên b . Ký hiệu a < b Chú ý : SGK Hoạt động 4 : Giá trị tuyệt đối của một số nguyên . Thế nào là một giá trị tuyệt đối của một số nguyên ? Cách viết . HS đọc các ví dụ trong SGK . HS làm bài tập ?3 và ghi kết quả bằng ký hiệu giá trị tuyệt đối . Nói giá trị tuyệt đối của một số nguyên là một số tự nhiên . Đúng hay sai ? Tương tự, GV đặt các câu hỏi để HS lần lượt rút ra các nhận xét như SGK . Làm thế nào để có thể tìm nhanh một giá trị tuyệt đối của một số nguyên ? HS làm bài tập 14 SGK Khoảng cách từ điểm a đến điểm 0 trên trục số là giá trị tuyệt đối của số nguyên a . Ký hiêu | a | Nhận xét : SGK Hoạt động 5 : Củng cố HS làm các bài tập 12a, 13a, 15 trong SGK tại lớp . Sắp xếp tăng dần các số sau : |5| ; -4 ; 2 ; -1 ; 0 ; |-2005| Hoạt động 6 : Dặn dò HS học thuộc các định nghĩa và ghi nhớ các nhận xét . Làm các bài tập 16 đến 21 SGK . Tiết sau : Luyện tập . Tuần :14 Ngày soạn : 15/11/2009 Tiết : 43 Ngày dạy : Tên bài giảng : Đ 3 . thứ tự trong tập hợp các số nguyên ( tiếp) I - Mục tiêu : Qua bài này học sinh cần : Rèn kỹ năng nhận biết số tự nhiên, số nguyên, củng cố khái niệm tập hợp số nguyên Rèn kỹ năng so sánh hai số nguyên, tìm số đối và giá trị tuyệt đối của một số nguyên . Ii - chuẩn bị : GV : Bảng phụ ghi đề bài tập. HS : Học và chuẩn bị bài trước ở nhà. Iii - Nội dung và các hoạt động trên lớp : Hoạt động 1 : Kiểm tra nề nếp tổ chức lớp và sự chuẩn bị học tập của học sinh . Hoạt động 2 : Kiểm tra bài cũ Câu hỏi 1 : Tập hợp các số nguyên bao gồm những số nào ? Giải bài tập 18 SGK. Câu hỏi 2 : Giá trị tuyệt đối của một số nguyên a là gì ? làm thế nào để tìm nhanh giá trị tuyệt đối của một số nguyên . Lầm bài tập 20 SGK . Câu hỏi 3 : Không có trục số, làm thế nào để so sánh hai số nguyên âm ? Sắp xếp các số sau đây theo thứ tự giảm dần : -7 ; -25 ; | 368| ; | -2005| ; 0 ; 7 . Phần hướng dẫn của giáo viên và hoạt động học sinh Phần nội dung cần ghi nhớ Hoạt động 3 : Tập hợp các số nguyên Bài tập 16 : Đọc và nhận xét các ký hiệu . Bài tập 17 : Số nguyên âm là gì ? Số nguyên dương là gì ? Số 0 có phải là số nguyên dương, nguyên âm không ? Số nguyên gồm mấy bộ phận nào? Bài tập 16 : a) Đ b) Đ c) Đ d) Đ e) Đ f) S g) S Bài tập 17 : Không thể ,vì còn thiếu số 0 . Hoạt động 4 : So sánh hai số nguyên Bài tập 18 : Muốn biết một số nguyên là âm hay dương ta phải làm gì ? (so sánh với 0) Bài tập 19 : Dấu +, dấu - trước một số nguyên là hình thức để nhận biết số nguyên dương , nguyên âm . Bài tập 18 : a) Chắc b) Chưa chắc c) Chưa chắc d) Chắc Bài tập 19 : a) 0 < +2 b) -15 < 0 c) -10 < +6 hoặc -10 < -6 d) +3 < +9 hoặc -3 < +9 Hoạt động 5 : Số đối - Giá trị tuyệt đối của một số nguyên Bài tập 20 : Có thể xem giá trị tuyệt đối của một số nguyên là một số tự nhiên ? Có thể xem đây là các phép toán trên N ? Bài tập 21 : Muốn tìm nhanh một số đối của một số nguyên cho trước ta làm như thế nào ? Muốn tìm nhanh một giá trị tuyệt đối của một số nguyên cho trước ta làm như thế nào ? Bài tập 20 : A = |-8| - |-4| = 8 - 4 = 4 B = |-7|.|-3| = 7.3 = 21 C = |18| : |-6| = 18 : 6 = 3 D = |153| +|-53| = 153 + 53 = 206 Bài tập 21 : Số đối của số -4 là 4 ; của 6 là -6 ; của |-5| là -5 ; của |3| là -3 ; của 4 là -4 Hoạt động 6 : Hai số nguyên liền nhau Bài tập 22 : Thế nào là hai số nguyên liền nhau ? Thế nào là số nguyên liền trước (liền sau) ? Giữa hai số nguyên liền nhau có số nguyên nào khác không ? Trên trục số , hai số nguyên liền nhau có vị trí như thế nào ? Có nhận xét gì về số liền trước, liền sau của một số nguyên ? Sómánh nhận xét này với số tự nhiên . Bài tập 22 : a) Số nguyên liền sau của 2 là 3; của -8 là -7 ; của 0 là 1 , của -1 là 0 . b) Số nguyên liền trước của -4 là -5 ; của 0 là -1 ; của 1 là 0 ; của -25 là -26 c) Số nguyên cần tìm là số 0 Nhận xét : Một số nguyên đều có một số liền trước và một số liền sau Hoạt động 7 : Dặn dò Hoàn chỉnh các bài tập đã hướng dẫn . Chuẩn bị bài học cho tiết sau : Cộng hai số nguyên cù ... động học sinh Phần nội dung cần ghi nhớ Hoạt động 3 : Xét dấu - So sánh với 0 , với chính nó Bài tập 95 : Qua bài kiểm, ta có nhận xét gì về dấu của một luỹ thừa số âm . Bài tập 97 : Muốn so sánh một tích với số 0, ta làm như thế nào khi không thực hiện phép tính ? (Xét có thừa số bằng 0 không, xét số thừa số âm) Bài tập 95 : (-1)3 = (-1).(-1).(-1) = -1 Có 03 = 0 ; 13 = 1 Bài tập 97 : (-16).1253.(-8).(-4).(-3) >0 vì có 4 (chẵn) thừa số âm . 13.(-24).(-15).(-8).4 < 0 vì có 3 (lẻ) thừa số âm . Hoạt động 4 : Thực hiện phép tính Bài tập 98 : Khi tính giá trị của một biểu thức ta thường làm như thế nào ? GV chú ý cách trình bày lời giải của HS . Bài tập 100 : HS loại bỏ kết quả là số âm . Vì sao ? Thực hiện tính để dược kết quả là 18 Bài tập 98 : a) Khi a = 8 ta có A = (-125).(13).(-8) = [(-125).(-8)].(-13) = (1000).(-13) = -13000 b) Khi b = 20 ta có : B = (-1).(-2).(-3).(-4).(-5).20 = -2400 Bài tập 100 : Đáp số B Hoạt động 5 :Dặn dò HS hoàn chỉnh các bài tập đã sửa chữa và hướng dẫn . Làm thêm các bài tạp 142 -149 SBT Toán 6 tập I trang 72-73 Tiết sau : Bội và ước cảu một số nguyên . tuần 22: Ngày soạn :16/01/2010 Tiết : 65 Ngày dạy : Tên bài giảng : Đ 13 . bội và ước của một số nguyên i- Mục tiêu : Qua bài này học sinh cần : 1. Về mặt kiến thức: - Biết các khái niệm bội và ước của một số nguyên , khái niệm "chia hết cho" . - Hiểu được ba tính chất có liên quan đến khái niệm "chia hết cho". 2. Về mặt kĩ năng: - Biết cách tìm bội và ước của một số nguyên . ii- chuẩn bị: GV: - Bảng phụ ghi đề bài tập,các kết luận của SGK. HS - Ôn tập bội và ước của số tợ nhiên,tính chất chia hết của một tổng. iii-tiến trình dạy học: Hoạt động 1 : Kiểm tra nề nếp tổ chức lớp và sự chuẩn bị học tập của học sinh . Hoạt động 2 : Kiểm tra bài cũ Câu hỏi 1 : Cho hai số tự nhiên a và b (b khác 0) . 1) Khi nào ta nói a chia hết cho b ? 2)Tìm các số tự nhiên x, biết a) x ẻ B(6) b) xẻƯ(6) Phần hướng dẫn của giáo viên và hoạt động học sinh Phần nội dung cần ghi nhớ Hoạt động 3 : Bội và ước của một số nguyên HS làm bài tập ?1 theo nhóm . Nêu nhận xét . GV nhắc lại khái niệm chia hết cho trong tập hợp số tự nhiên . tương tự HS phát biểu khái niệm này trong tập hợp số nguyên . HS làm bài tập ?3 SGK Muốn tìm B(a), Ư(a) với a ẻ Z, ta làm như thế nào cho nhanh ?(ta tìm B(|a|), Ư(|a|) rồi bổ sung thêm các số đối của B(|a|), Ư(|a|)) GV nêu các chú ý trong SGK và HS làm bài tập ?4 Cho a, b ẻZ, bạ0 . Nếu có q ẻZ sao choa a = bq thì ta nói a chia hết cho b hay a là bội của b hay b là ước của a . Chú ý : SGK Hoạt động 4 : Tính chất GV giới thiệu các tính chất của phép chia hết trong số nguyên . HS diễn đạt các tính chất này bằng lời . HS làm các ví dụ tương tự như SGK Hoạt động 5 : Củng cố - Dặn dò HS làm các bài tập 101,102 104 và 105 tại lớp . Hướng dẫn HS làm bài tập 103 bằng bảng cộng . Soạn và trả lời các câu hỏi ôn tập chương và làm các bài tập 107 - 121 SGK Tiết sau : Ôn tập chương II : số nguyên . Tuần : 22 Ngày soạn :16/01/2010 Tiết : 66 Ngày dạy : Tên bài giảng : Đ 13 . bội và ước của một số nguyên I - Mục tiêu : Qua bài này học sinh cần : 1. Về mặt kiến thức : - Nắm được thế nào là ước và bội của một số nguyên. - Biết cách tim ước và bội của một số nguyên. 2. Về mặt kĩ năng : - Rèn kỹ năng tìm ước và bội. - Rèn kĩ năng vận dụng kién thức đã học trong tập hợp số tự nhiên vào giải toán trong tập hợp số nguyên. 3. Về mặt thái độ : - Có ý thức chọn lọc kiến thức để giải bài tập . ii-chuẩn bị: GV : Bảng phụ ghi câu hỏi kiểm tra bài cũ và bài tập luyện tập. HS : Chuẩn bị bài trước ở nhà. iii- tiến trình dạy học: Hoạt động 1 : Kiểm tra nề nếp tổ chức lớp và sự chuẩn bị học tập của học sinh . Hoạt động 2 : Kiểm tra bài cũ Câu hỏi : Tìm các ước của 6 và -6 . Tìm 5 bội của 3 và -3 . Phần hướng dẫn của giáo viên và hoạt động học sinh Phần nội dung cần ghi nhớ Hoạt động 3 : Bội và ước của các số nguyên Bài tập 102: Vận dụng quy tắc tìm bội và ước của các số nguyên lam bài tập . Bài tập 102 : ư(-3) = {1; 3 } ư(6) = {1; 2; 3; 6} ư(11) = {1; 11 } ư(-1) = {1} Hoạt động 4 : áp tính chất Bài tập 104: Vận dụng phép nhân hai số nguyên để tìm x. Vận dụng giá trị tuyệt đối của một số để tìm x . Bài tập 106 : Hai số đối nhau có đặc điểm gì ? từ đó vận dụng làm bài tập . Bài tập 104 : 15x = - 75 x = - 75 : 15 x = - 5 3. = 18 = 18 : 3 = 6 x = 6 hoặc x = -6 Bài tập 106: Có hai số nguyên khác nhau mà a b và b a đó chính là hai số đối nhau : Ví dụ : 2 -2 và -2 2 Hoạt động 5 :Dặn dò HS hoàn chỉnh các bài tập đã sửa chữa và hướng dẫn . Làm thêm các bài tạp 142 -149 SBT Toán 6 tập I trang 72-73 Tiết sau : Bội và ước cảu một số nguyên . Tuần : 22 Ngày soạn :16/01/2010 Tiết : 67 Ngày dạy : Tên bài giảng : ôn tập chương ii i-Mục tiêu : Qua bài này học sinh cần : 1. Về mặt kiến thức: - Ôn tập và củng cố các kiến thức đã được học trong chương II . 2. Về mặt kĩ năng: - Rèn luyện và củng cố các kỹ năng thực hiện các phép tính , các quy tắc chuyển vế, quy tắc dấu ngoặc trong phép tính các số nguyên . ii- chuẩn bị: GV - Bảng phụ ghi quy tắc lấy giá trị tuyệt đối của một số nguyên, quy tắc cộng, trừ, nhân số nguyên. HS : Làm các câu hỏi ôn tập chương . iii- tiến trình dạy học: Hoạt động 1 : Kiểm tra nề nếp tổ chức lớp và sự chuẩn bị học tập của học sinh . Hoạt động 2 : Kiểm tra bài cũ (kết hợp trong quá trình ôn tập) Phần hướng dẫn của giáoviên và hoạt động học sinh Phần nội dung cần ghi nhớ Hoạt động 3 : Ôn tập lý thuyết HS trả lời các câu hỏi ôn tập chương theo cách nhóm này hỏi nhóm kia trả lời nhóm còn lại nhận xét . GV dùng bảng phụ đã chuẩn bị sẵn cũng như các sơ đồ khối đã sử dụng trong các tiết dạy trước đây để hệ thống hoá các kiến thức trong chương . Trong quá trình thực hiện hoạt động 3 trên dấy, GV kết hợp cho HS giải các bài tập 107 - 111 để minh hoạ các kiến thức vừa ôn tập . Hoạt động 4 : Giải các bài tập tổng hợp Bài tập 112 : GV hướng dấnH hình thành được biểu thức thông qua lời của đề toán . HS nêu cách giả bài toán này cùng với các yêu cầu về kiến thức đã áp dụng . Bài tập 114 : Thứ tự các số nguyên và tính tổng dựa trên các tính chát giao hoán, kết hợp và đặc điểm của các số đối nhau . Bài tập 115 : Tìm số nguyên khi biết giá trị tuyệt dối của nó .(Dựa vào tính chất hai số nguyên đối nhau thì có giá trị tuyệt đối bằng nhau và ngược lại). Bài tập 118 : Tìm số nguyên dừa trên một biểu thức nào đó (Ta sử dụng các quy tắc chuyển vế, dấu ngoặc và các tính chất của các phép tính) Bài tập 119 : Thực hiện dãy các phép tính có chú ý đến dấu ngoặc và các tính chất cơ bản của các phép tính . Bài tập 112 : Theo đề ta có biểu thức a - 10 = 2a - 5 Suy ra 2a - a = -10 + 5 hay a = -5 Vậy hai số cần tìm là -5 và -10 Bài tập 114 : Đáp số : a) Tổng bằng 0 b) Tổng bẳng -5 c) Tổng bằng 21 Bài tập 115 : Đáp số : a) a = 5 , a =-5 b) a = 0 c) không có a d) a = 5 , a =-5 e) a = 2 , a = -2 Bài tập 118 : a) x = 25 b) x = -5 c) x =1 Bài tập 119 : a) A = 15.12 -3.5.10 = 15 .12 -15.10 = 15.(12-10) = 15.2 = 30 b) B = 45 -9.(13+5) = 45 - (9.13 + 9.5) = 45 -117 -45 = -117 c) C = 29.(19-13) - 19.(29-13) = 29.19 - 29.13 -19.29 + 19.13 = 13(19-29) = 13.(-10) = -130 Hoạt động 5 : Dặn dò : Học kỹ và thuộc các quy tắc , các tính chất và các khái niệm trong chương . Làm các bài tập còn lại và hoàn thiên các bài tập đã sửa , đã hướng dẫn . Làm thêm các bài tập 162 - 168 SBT Toán 6 tập I trang 75 - 76 . Tiết sau : Kiểm tra cuối chương . Tuần 22 Ngày soạn : 16/01/2010 Tiết : 68 Ngày dạy : Tên bài giảng : ôn tập chương ii I - Mục tiêu : Qua bài này học sinh cần : 1. Về mặt kiến thức: - Ôn tập và củng cố các kiến thức đã được học trong chương II . 2. Về mặt kĩ năng: - Rèn luyện và củng cố các kỹ năng thực hiện các phép tính , các quy tắc chuyển vế, quy tắc dấu ngoặc trong phép tính các số nguyên . Ii - chuẩn bị: GV - Bảng phụ ghi quy tắc lấy giá trị tuyệt đối của một số nguyên, quy tắc cộng, trừ, nhân số nguyên. HS : Làm các câu hỏi ôn tập chương . Iii - tiến trình dạy học: Hoạt động 1 : Kiểm tra nề nếp tổ chức lớp và sự chuẩn bị học tập của học sinh . Hoạt động 2 : Kiểm tra bài cũ (kết hợp trong quá trình ôn tập) Phần hướng dẫn của giáoviên và hoạt động học sinh Phần nội dung cần ghi nhớ Hoạt động 3 : Ôn tập lý thuyết HS trả lời các câu hỏi ôn tập chương theo cách nhóm này hỏi nhóm kia trả lời nhóm còn lại nhận xét . GV dùng bảng phụ đã chuẩn bị sẵn cũng như các sơ đồ khối đã sử dụng trong các tiết dạy trước đây để hệ thống hoá các kiến thức trong chương . Trong quá trình thực hiện hoạt động 3 trên dấy, GV kết hợp cho HS giải các bài tập để minh hoạ các kiến thức vừa ôn tập . Hoạt động 4 : Giải các bài toán điền số có suy luận cao Bài tập 113 : Tìm tổng các số có thể được điền . Tìm tổng các số trong một cột (một hàng ...) Với cách đánh dấu như hình bên, ta có thể tìm ô nào trước . Cho biết kết quả . Bài tập 121 - Tích của ba ô liên tiếp bằng 120 nên các ô cách nhau 2 ô đều bằng nhau . Do đó , ta có thể điền được số nào vào các ô nào ? - Từ bước đó ta có thể suy ra các số còn lại trong các ô bằng cách nào ? 2 3 -2 -3 1 5 4 -1 0 F E A D C 5 4 B 0 Bài tập 113 Bài tập 121 : A B 6 C D E F G H -4 I -4 B 6 -4 D 6 -4 G 6 -4 I -4 5 6 -4 5 6 -4 5 6 -4 5 Hoạt động 5 : Dặn dò : Học kỹ và thuộc các quy tắc , các tính chất và các khái niệm trong chương . Làm các bài tập còn lại và hoàn thiên các bài tập đã sửa , đã hướng dẫn . Làm thêm các bài tập 162 - 168 SBT Toán 6 tập I trang 75 - 76 . Tiết sau : Kiểm tra cuối chương . Tuần 23: Ngày soạn : 21/01/2010 Tiết : 68 Ngày dạy : Tên bài giảng : kiểm tra chương ii đề bài Câu 1 : (3 điểm) Tính a) (-16) . 12 d) (- 34).(- 4) b) (- 15) + (-40) e) ( -2500) .( -100) c) (52) + ( -70) f) ( -11)2 Câu 2 : (2 điểm) Điền đúng( Đ) hoặc sai ( S) vào chỗ trống cho đúng . a) a = - (- a) b) = - c) Cho a N* thì ( -a) là số nguyên âm Câu 3: ( 2 điểm) Sắp xếp các số nguyên sau theo thứ tự tăng dần. -12, 137, -205, 0, 49, -583 b) So sánh tích sau với 0. ( - 420).( -89).(58).(-47) Câu 4: (3 điểm) Tìm số nguyên x biết 9 - 25 = ( 7 - x) - ( 25 + 7) 2. - 1 = 3 Đáp án Câu 1: a) b) (-15)+(-40) = -(15 + 40)= (-55) c) (52) +(-70) = 52 - 70 = (-18) Câu 2: a) Đúng b) Sai c) Đúng Câu 3: a) -583,205,-12,0,49,137 b) ( - 420).( -89).(58).(-47 )< 0
Tài liệu đính kèm: