Giáo án lớp 6 môn Số học - Tiết 4: Ghi số phần tử của một tập hợp , tập hợp con

Giáo án lớp 6 môn Số học - Tiết 4: Ghi số phần tử của một tập hợp , tập hợp con

a) Kiến thức:

 - Học sinh hiểu được số phần tử của một tập hợp khái niệm tập hợp con và 2 tập hợp bằng nhau.

b) Kĩ năng:

 - Học sinh biết tìm số phần tử của một tập hợp rèn kỹ năng nhận biết 1 tập hợp có là tập hợp con của tập hợp khác không .

 - Rèn luyện cho học sinh tính chính xác khoa học.

 

doc 3 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1228Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 6 môn Số học - Tiết 4: Ghi số phần tử của một tập hợp , tập hợp con", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 21/08/2010 
 Ngày giảng: 24/08/2010. Lớp 6A
TIẾT 4: GHI SỐ PHẦN TỬ CỦA MỘT TẬP HỢP , TẬP HỢP CON
1. Mục tiêu bài dạy:
a) Kiến thức:
 - Học sinh hiểu được số phần tử của một tập hợp khái niệm tập hợp con và 2 tập hợp bằng nhau.
b) Kĩ năng:
 - Học sinh biết tìm số phần tử của một tập hợp rèn kỹ năng nhận biết 1 tập hợp có là tập hợp con của tập hợp khác không .
 - Rèn luyện cho học sinh tính chính xác khoa học.
c) Thái độ:
 - Có thái độ nghiêm túc trong học tập, yêu thích môn học, ham mê tìm tòi.
2. Chuẩn bị: 
a) Giáo viên : Giáo án, SGK, đồ dùng dạy học.
b) Học sinh: Đọc trước bài , đồ dùng học tập 
3. Phần thể hiện ở trên lớp:
a) Kiểm tra bài cũ: ( 5’ ) 
Làm bài 14 SGK 
Dùng 3 số 0,1, 2 viết thành các số tự nhiên có 3 chữ số khác nhau : 
Trả lời :
120, 102, 201, 210
b) Bài mới:
ĐVĐ: Tập hợp A có bao nhiêu phần tử ? Làm thế nào để biết được mối quan hệ giữa 2 tập hợp nào đó ta nghiên cứu bài hôm nay.
TG
10’
10’
18’
Hoạt động của giáo viên
Tập hợp A có mấy phần tử 
Trong tập hợp B có mấy phần tử ?
Nói C có 100 phần tử có đúng không ? vì sao? 
Tập hợp N có bao nhiêu phần tử ?
Tập hợp D không có phần tử nào đúng không?
Trong tập hợp H có mấy phần tử ?
Trong tập hợp X có mấy phần tử ?
Khi nào X ?
Mỗi tập hợp có bao nhiêu phần tử ? 
1 học sinh nhắc lại nội dung nhận xét ?
Nhận xét gì về 2 tập hợp E và F ? 
Khi nào E là tập con của F ? 
Muốn cho A là tập con của B thì có điều kiện gì?
A có là tập con của A không ? Vì sao ? 
Xét xem trong 3 tập hợp M, A, B tập hợp nào là tập con của tập hợp nào ? 
Các nhóm cùng làm so sánh kết quả ?
Nhắc lại nội dụng chú ý 
Các nhóm cùng thực hiện giải bài 16 
Tập hợp A các số tự nhiên x mà 
 x – 8 = 12 thì A có bao nhiêu phần tử? 
Tập hợp B có bao nhiêu phần tử ? 
Tập hợp C có bao nhiêu phần tử ?
Tập hợp D có mấy phần tử ? vì sao ? 
1 Học sinh lên bảng cả lớp cùng làm bài 18 rồi so sánh kết quả ?
A = { 0 } ta nói A = đúng hay không ? vì sao ? 
Hoạt động của giáo học sinh
1. Số phần tử của một tập hợp: 
Ví dụ: Cho các tập hợp
 A = {5 } A có 1 phần tử 
B = { x,y } B có 2 phần tử 
C = { 0,1,2, 99, 100 } Có 101 phần tử 
N = { 0,1,2, } N có vô số phần tử 
D = { 0 } D có 1 phần tử 
E = { bút, thước } E có 2 phần tử 
H = { x N/ x 10 } có 11 phần tử
X = { x Î N / x + 5 = 2} không có phần tử nào X = ( rỗng ) 
b. Chú ý : Tập X là tập không có phần tử nào .
Nhận xét : ( SGK – 12 ) 
2.Tập hợp con: 
a) Ví dụ: cho 2 tập hợp 
 E= { x,y } ; F = { x,y,e,d,} 
Kí hiệu E Ì F 
b) Kí hiệu : ( SGK – 13 ) 
 xÎB => x Î A thì B Ì A hay 
 A É B 
c) áp dụng:
SGH - 13
Cho 3 tập hợp 
M = { 1,5 } ; A = { 1,3,5,} ; B = { 5,1,3 }
M Ì A; M Ì B ; A Ì B ; B Ì A
d. Chú ý : 
Nếu A Ì B và B Ì A => A = B 
c) Bài tập củng cố : 
Bài 16 ( SGK – 12 ) 
a) A={ x Î N / x – 8 = 12} = {20 }
A chỉ có 1 phần tử 
b) B ={ x Î N / x + 7 = 7 } = { 0 }
B chỉ có 1 phần tử 
c) C = { x Î N / x.0 = 0 } có vô số phần tử .
d) D = { x Î N / x.0 = 3 } = 
Bài 18 ( SGK – 12 ) 
A = { 0 } => A ¹ vì A có 1 phần tử 0, còn không có phần tử nào.
d) Hướng dẫn học bài và làm bài tập ở nhà: ( 2’ )
 - Xem kỹ nội dung bài , các ví dụ
 - Làm các bài tập 17,18, 19,20,21,22,23 ( SGK- 14)
 - Đọc bài đọc thêm.
 Hướng dẫn Bài 20 ( SGK -19 ) 
A = { 15,24 }
a. 15 Î A 
b. {15 } Ì A 
c. { 15,24 } = A 

Tài liệu đính kèm:

  • docToan tiet 4.doc