Giáo án lớp 6 môn Số học - Tiết 30: Luyện tập (tiếp)

Giáo án lớp 6 môn Số học - Tiết 30: Luyện tập (tiếp)

1. Kiến thức

 - Củng cố, khắc sâu cho hs kiến thức về ước chung & bội chung của hai hay nhiều số

2. Kỹ năng

 - Rèn kĩ năng tìm ước chung & bội chung. Tìm giao của hai tập hợp.

 - Vận dụng vào các bài tập thực tế.

3. Thái độ

 - Cẩn thận, chính xác, khoa học.

II. Đồ dùng dạy học

1. Giáo viên

 

doc 7 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1112Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 6 môn Số học - Tiết 30: Luyện tập (tiếp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 
Ngày giảng:
Tiết 30. luyện tập
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
	- Củng cố, khắc sâu cho hs kiến thức về ước chung & bội chung của hai hay nhiều số
2. Kỹ năng 
	- Rèn kĩ năng tìm ước chung & bội chung. Tìm giao của hai tập hợp.
	- Vận dụng vào các bài tập thực tế.
3. Thái độ
	- Cẩn thận, chính xác, khoa học.
II. Đồ dùng dạy học
1. Giáo viên 
	- Bảng phụ, thước thẳng.
2. Học sinh 
	- Học bài, làm các bài tập đã cho.
III. Phương pháp
 - Đàm thoại, vấn đáp, tích cực hoá hoạt động của hs.
IV. Tổ chức giờ học 
Hoạt động 1
Khởi động
7’
Mục tiêu
 Kiểm tra, đánh giá tình hình học bài ở nhà và việc tiếp thu kiến thức cũ của HS.
Các bước tiến hành
 Hs1: Thế nào là ước chung của hai hay nhiều số? Làm bài tập 169a, 170a (sbt - tr22)
 Hs2: Thế nào là bội chung của hai hay nhiều số? Làm bài tập 169b, 170b (sbt - tr22)
- Gv: Kiểm tra bài làm ở nhà của hs dưới lớp.
+ Y/c hs khác nhận xét, bổ xung
- Gv: Nhận xét, đánh giá cho điểm.
2 hs đồng thời lên bảng
Hs1: K/n sgk - tr51.
Hs2. K/n sgk - tr53
Bài 169
a. 8 không là ước chung của 24 & 30 vì 
30 8
b. 240 BC(30, 40) vì 240 30, 240 40
Bài 170
a. Ư(8) = {1; 2; 4; 8}
Ư(12) = {1; 2; 3; 4; 6; 12}
ƯC(8, 12) = {1; 2; 4}
b. BC(8, 12) = {0; 24; 36; ...}
Hoạt động 2
Tổ chức luyện tập
35’
Mục tiêu
- Củng cố, khắc sâu cho hs kiến thức về ước chung & bội chung của hai hay nhiều số.
- Rèn kĩ năng tìm ước chung & bội chung. Tìm giao của hai tập hợp.
- Vận dụng vào các bài tập thực tế.
Đồ dùng dạy học
 - Bảng phụ
Các bước tiến hành
Dạng 1: Các bài tập liên quan đến tập hợp
+ Y/c 1 hs đọc bài 136 sgk
+ Y/c 2 hs đồng thời lên bảng viết 2 tập hợp A & B. 
+ Y/c hs khác nhận xét, bổ xung
- Gv: Nhận xét, chốt kiến thức
+ Y/c 1 hs nhắc lại định nghĩa giao của hai tập hợp?
+ Y/c hs viết tập hợp M?
+ Y/c 1 hs trả lời ý a?
+ Y/c 1 hs lên bảng t/h ý b. Hs khác làm vào vở & nhận xét.
- Gv: Nhận xét, chốt lại các kiến thức: Tập con, giao của hai tập hợp...
- Gv: Đưa bảng phụ bài tập 137 sgk lên bảng. Y/c hs đọc, thảo luận nhóm t/h ( 4’).
+ Y/c 1 nhóm lên bảng trình bày kết quả.
- Gv: Kiểm tra bài của 1 số nhóm dưới lớp.
+ Y/c hs khác nhận xét, bổ xung
- Gv: Hỏi thêm: Tìm giao của hai tập hợp N & N *?
Dạng 2:
- Gv đưa bảng phụ bài 138 lên bảng
+ Y/c 1 hs đọc đề bài, hs khác theo dõi sgk
- Gv: Y/c các nhóm thảo luận hoàn thiện bài (4’)
+ Y/c 1 đại diện lên bảng điền kq vào bảng phụ
Lưu ý: phép chia nào ko t/h được thì đánh dấu gạch chéo.
+ Y/c hs khác nhận xét, bổ xung
- Gv: Hỏi thêm
+ Tại sao cách chia a & c thực hiện được còn b không t/h được?
+ Trong các cách chia trên cách chia nào số bút & số vở ở mỗi phần thưởng là ít nhất? Nhiều nhất?
Bài thêm: 
- Gv đọc đề bài
Một lớp học có 24 nam & 18 nữ. Có bao nhiêu cách chia tổ sao cho số nam & số nữ trong mỗi tổ là như nhau? 
Gợi ý: G/sử gọi a là số cách chia tổ. Vậy a có quan hệ ntn với số 24 & 18? Hãy tìm a?
- Gv: Liên hệ thực tế với lớp mình xem có bao nhiêu cách chia tổ?
- Gv: Chốt lại các kiến thức đã áp dụng.
Bài 136. sgk
+ 1 hs đọc y/c của bài
+ 2 hs đồng thời lên bảng thực hiện.
Tập hợp A các số tự nhiên nhỏ hơn 40 là bội của 6.
Giải:
A = {0; 6; 12; 18; 24; 30; 36}
Tập hợp B các số tự nhiên nhỏ hơn 40 là bội của 9.
Giải:
B = {0; 9; 18; 27; 36}
+ 1 hs nhắc lại
M = A B
a. M = {0; 18; 36}
b. M A; M B
Bài 137. sgk - tr53.
Hs đọc & thảo luận
+ Đại diện 1 nhóm lên bảng báo cáo kết quả.
a. A B = {cam, chanh}
b. A B = {Các hs giỏi cả văn & toán}
c. A B = B
d. A B = 
e. N N* = N*
Bài 138 ( sgk - tr54 ) Bảng phụ
+ 1 hs đọc đề bài
+ HS thảo luận & làm ra giấy
Cách chia
Số phần thưởng
Số bb ở mỗi phần thưởng
Số vở ở mỗi phần thưởng
a
4
6
8
b
6
/
/
c
8
3
4
+ HS: Vì 4 & 8 là ước chung của 24 & 32 còn 6 thì không phải.
+ HS: Số bút & số vở ở mỗi phần thưởng ít nhất là cách c. Nhiều nhất là cách a.
+ Hs ghi vở
+ HS: a là ước chung của 24 & 18
Giải:
Số cách chia tổ là số ước chung của 24 & 18.
ƯC(24, 18) = {1; 2; 3; 6}
Vậy có 4 cách chia tổ.
+ HS liên hệ & trả lời.
+ HS nghe giảng.
V. Tổng kết: 3'
	- Ôn lại các kiến thức về tìm ước, ước chung.
	- Làm các bài tập 171, 172, 173 sbt - tr23
	- Đọc trước bài 17
* * * * * * * * * *
Ngày soạn: 
Ngày giảng:
Tiết 31. Ước chung lớn nhất
I. Mục tiêu 
1. Kiến thức
	- Biết khái niệm: Ước chung lớn nhất
	- Hs hiểu thế nào hai số nguyên tố cùng nhau, ba số nguyên tố cùng nhau.
2. Kỹ năng 
	- Hs biết tìm ước chung lớn nhất hai hay nhiều số bằng cách phân tích các số đó ra thừa số nguyên tố.
3. Thái độ
	- Có ý thức học tập tốt.
II. Đồ dùng dạy học
1. Giáo viên 
	- Bảng phụ, thước thẳng
2. Học sinh 
	- Ôn lại các kiến thức đã học về ước.
III. Phương pháp
- Đàm thoại, vấn đáp, tích cực hoá hoạt động của hs.
IV. Tổ chức giờ học 
Hoạt động 1
Khởi động
5’
Mục tiêu
- Kiểm tra kiến thức cũ. Tạo hứng thú học tập cho hs.
Các bước tiến hành
Câu hỏi:
Nêu cách tìm ước của 1 số tự nhiên lớn hơn 1?
AD: Tìm Ư(12)? Ư(28)? ƯC (12,28)?
- Gv: Nhận xét, đánh giá cho điểm
- Gv: Đặt vấn đề
+ Số lớn nhất trong tập ước chung là số nào?
Vậy số 4 đó ngoài là ƯC còn có gì đặc biệt? Có cách nào khác để tìm ước chung ko? Bài mới
1 hs lên bảng, hs khác làm vào vở
Cách tìm ước: sgk - tr44
AD:
Ư(12) = {1; 2; 3; 4; 6; 12}
Ư(28) = {1; 2; 4; 7; 14; 28}
ƯC(12, 28) = {1; 2; 4}
Hs: số 4
Hoạt động 2
Tìm hiểu ước chung lớn nhất
14’
Mục tiêu
- Biết khái niệm: Ước chung lớn nhất
Các bước tiến hành
- Gv: Ghi lại kết quả kiểm tra đầu giờ lên bảng.
- Gv: Giới thiệu số lớn nhất trong tập hợp ước chung đó gọi là ước chung lớn nhất của 12 & 28. Kí hiệu
* Vậy thế nào là ƯCLN của hai hay nhiều số?
- Gv: Nhận xét, chốtlại khái niệm như sgk.
+ Y/c 1 hs nhắc lại khái niệm
+ Nêu nhận xét về mqh giữa ƯC(12, 28) & ƯCLN(12, 28)?
- Gv: Chốt lại như nd nhận xét sgk - tr54.
- Gv: Nhấn mạnh như vậy có thể tìm ƯC thông qua ƯCLN
- Gv: Giới thiệu nội dung chú ý sgk - tr55
+ Y/c 1 hs đọc chú ý.
- Gv: Đưa ra 1 vd minh hoạ. Y/c hs lấy các vd khác.
Chuyển ý: Ta đã biết phân tích 1 số ra thừa số nguyên tố vậy dựa vào đó có thể tìm ƯCLN không? Mục 2
1. Ước chung lớn nhất
Hs ghi vào vở
VD1: Tìm tập hợp các ước chung của 12 & 28.
Giải:
Ư(12) = {1; 2; 3; 4; 6; 12}
Ư(28) = {1; 2; 4; 7; 14; 28}
ƯC(12, 28) = {1; 2; 4}
+ Hs ghi vở:
Số lớn nhất trong tập hợp ước chung của 12 & 28 là số 4. Số đó gọi là ước chung lớn nhất của 12 & 28
* Kí hiệu: 
ƯCLN(12, 28) = 4
+ Hs trả lời theo ý hiểu.
* Khái niệm: sgk - tr54
+ Hs nhắc lại khái niệm
+ Hs: Tất cả các ƯC của 12 & 28 đều là ước của ƯCLN
* Nhận xét: sgk - tr54
* Chú ý: sgk - tr55
1 hs đọc cả lớp chú ý lắng nghe.
VD2: ƯCLN(1, 57) = 1
Hs lấy ví dụ
Hoạt động 3
Tìm ƯCLN bằng cách phân tích các số ra thừa số nguyên tố
17’
Mục tiêu
 -Hs biết tìm ước chung lớn nhất hai hay nhiều số bằng cách phân tích các số đó ra thừa số nguyên tố.
 - Hs hiểu thế nào hai số nguyên tố cùng nhau, ba số nguyên tố cùng nhau.
Đồ dùng dạy học
 - Bảng phụ
Các bước tiến hành
- Gv nêu ví dụ 2
Tìm ƯCLN(36, 84, 168)?
+ Hãy phân tích các số 36, 84, 168 ra TSNT?
+ Y/c hs đọc kết quả.
+ Số nào là TSNT chung của ba số trên trong dạng phân tích? Tìm TSNT chung với số mũ nhỏ nhất?
- Gv: Để có ƯC ta lập tích các TSNT chung & để có ƯCLN ta lập tích các TSNT chung với số mũ nhỏ nhất của nó. 
+ Y/c hs thực hiện tìm ƯCLN?
+ Hãy rút ra qui tắc tìm ƯCLN?
- Gv: Đưa bảng phụ nội dung qui tắc như sgk
- Gv: Nhấn mạnh tìm ƯCLN của 2 hay nhiều số lớn hơn 1.
Củng cố:
+ Y/c cá nhân hs làm ?1 & trả lời
+ Y/c hs khác nhận xét, bổ xung
- Gv: Nhận xét, chốt kiến thức
+ Y/c 1 hs đọc ?2 sgk - tr55
- Gv: Chia lớp thành 3 dãy mỗi dãy t/h 1 ý (3’)
+ Đại diện 3 dãy lên bảng trình bày.
+ Y/c hs khác nhận xét, bổ xung
- Gv: Nhận xét, chốt kiến thức
- Gv: Giới thiệu 8 & 9 được gọi là 2 số nguyên tố cùng nhau. Số 8, 12, 15 được gọi là 3 số nguyên tố cùng nhau.
* Vậy thế nào là 2 số (ba số ) nguyên tố nhau?
- Gv: Y/c hs đọc chú ý sgk - tr55
- Gv: Nhấn mạnh nội dung 2 chú ý sgk.
2. Tìm ƯCLN bằng cách phân tích các số ra thừa số nguyên tố
VD2: Tìm ƯCLN(36, 84, 168)
+ Cá nhân hs t/h.
+ Hs đọc kết quả.
Giải:
36 = 22.32
84 = 22.3.7
168 = 23.3.7
+ Hs số 2 & 3. Số mũ nhỏ nhất của 2 là 2, của 3 là 1.
+ HS chú ý lắng nghe
+ HS thực hiện
ƯCLN (36, 84, 168 ) = 22.3 = 12
+ HS nêu qui tắc theo ý hiểu
* Qui tắc: sgk - tr55
HS đọc trên bảng phụ
?1. Tìm ƯCLN(12, 30)
Cá nhân hs thực hiện & trả lời
12 = 22.3
30 = 2.3.5
ƯCLN(12, 30) = 2.3 = 6
?2.
Các dãy t/h theo y/c của gv.
* 8 = 23; 9 = 32 ƯCLN(8,9) = 1
* 8 = 23; 12 = 22.3; 15 = 3.5 
ƯCLN(8, 12, 15) = 1
* 24 = 23.3; 16 = 24; 8 = 23 
ƯCLN( 24, 16, 8 ) = 8
+ Hs trả lời theo ý hiểu.
* Chú ý: sgk - tr55
Hoạt động 4
Củng cố
6’
Mục tiêu
 - Củng cố, khắc sâu kiến thức cơ bản của bài.
Các bước tiến hành
- Gv: Chốt lại kiến thức về ƯCLN, cách tìm ƯCLN bằng cách phân tích các số ra thừa số nguyên tố.
+ Y/c hs đọc bài 139
+ Y/c cá nhân hs t/h phần b, c.
Gợi ý: Lưu ý sử dụng nội dung chú ý ở mục 2.
+ Y/c hs khác nhận xét, bổ xung
- Gv: Nhận xét, chốt kiến thức
+ Hs chú ý lắng nghe.
Bài 139.
+ 1 hs đọc bài
+ 2 hs đồng thời lên bảng t/h.
b. 24 = 23.3; 84 = 22.3.7; 180 = 22.32.5
ƯCLN(24, 84, 180) = 22.3 = 12
c. ƯCLN(60, 180) = 60 ( 180 60 )
V. Tổng kết: 3'
	- Học thuộc bài
	- Đọc trước mục 3
	- Làm các bài tập 139a,d. 140, 141, 142 sgk - tr56.
	- Giờ sau luyện tập.
* * * * * * * * * *

Tài liệu đính kèm:

  • docSo 6 in t30-31.doc