. Mục tiêu : Sau bài này học sinh phải :
1. Kiến thức :
- Trình bày được đặc điểm cấu tạo cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản của dương xỉ
- Biết cách nhận dạng 1 cây thuộc dương xỉ
- Nói rõ được nguồn gốc hình thành các mỏ than đá
2. Kỹ năng :
- Rèn kỹ năng quan sát thực hành
3. Thái độ :
- Yêu và bảo vệ thiên nhiên
Tuần : 24 Ngày soạn : 13/02/2011 Tiết : 47 Ngày giảng : 16/02/2011 BÀI 39 :QUYẾT – CÂY DƯƠNG XỈ I. Mục tiêu : Sau bài này học sinh phải : 1. Kiến thức : - Trình bày được đặc điểm cấu tạo cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản của dương xỉ - Biết cách nhận dạng 1 cây thuộc dương xỉ - Nói rõ được nguồn gốc hình thành các mỏ than đá 2. Kỹ năng : - Rèn kỹ năng quan sát thực hành 3. Thái độ : - Yêu và bảo vệ thiên nhiên II. Chuẩn bị: 1.GV : Mẫu vật : cây dương xỉ,tranh cây dương xỉ , tranh hình 39.2 phóng to 2.HS : Học bài,đọc trước bài mới III. Hoạt động dạy học: 1. Mở bài: Quyết là tên gọi chung của một nhóm thực vật ( trong đó có cây dương xỉ) sinh sản bằng bào tử như rêu , nhưng khác rêu về cấu tạo cơ quan sinh dưỡng và sinh sản . vậy ta hãy xem sự khác nhau đó như thế nào ? 2. Phát triển bài: Hoạt động 1 : Quan sát cây dương xỉ: * Mục tiêu : * Tiến trình: a. Cơ quan sinh dưỡng * Mục tiêu : Chỉ ra nơi thường sống , nêu được các đặc điểm của cơ quan sinh dưỡng * Tiến trình: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh -Yêu cầu quan sát cây dương xỉàtrả lời câu hỏi: +Cơ quan sinh dưỡng của cây dương xỉ có cấu tạo như thế nào? +Hãy so sánh với cây rêu,tìm đặc điểm tiến hóa - HS hoạt động nhóm :Quan sát từng bộ phận của cây dương xỉ,chú ý lá non.Ghi phiếu học tập - Đại diện nhom trình bày nội dung phiếu. RÊU DƯƠNG XỈ -Rễ:Sợi có khả năng hút(rễ giả) - Rễ thật Thân:Nhỏ,không phân cành Hình trụ nằm ngang -Lá :Nhỏ,1đường gân -Lá già, cuống lá dài,phiến lá xẻ thùy. -Lá non:đầu cuộn tròn có lông trắng Mạch dẫn:chưa có Chính thức * Tiểu kết 1 a : Lá già có cuống dài , lá non cuống tròn , thân ngầm hình trụ , rễ thật có mạch dẫn b. Túi bào tử và sự phát triển của dương xỉ : * Mục tiêu : Nắm được đặc điểm của túi bào tử,đặc điểm sai khác trong quá trình phát triển của dương xỉ so với rêu * Tiến trình: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Yêu cầu HS lật mặt dưới lá giààTìm túi bào tử - Yêu cầu quan sát h.39.2 đọc kĩ chú thích và trả lời câu hỏi: + Vòng cơ có tác dụng gì? + Cơ quan sinh sản và sự phát triển của túi bào tử àSo sánh với rêu -GV cho HS làm bài tập: Điền vào chỗ trống..những từ thích hợp : Mặt dưới lá dương xỉ có những đốm chứa.vách túi bào tử có một vòng cơ màng tế bào dày lên rất rõ, vòng cơ có tác dụng.khi túi bào tử chín.Bào tử rơi xuống đất sẽ nảy mầm và phát triển thành.rồi từ đó mọc ra..Dương xỉ sinh sản bằng.như rêu nhưng khác rêu ở chỗ códo bào tử phát triển thành. -GV chốt đáp án:túi bào tử,đẩy bào tử bay ra, nguyên tản, cây dương xỉ con, bào tử, nguyên tản. -GV yêu cầu HS rút ra kết luận - HS quan sát H.39.2 SGKà Thảo luận nhóm àtrả lời câu hỏi - HS thảo luận hoàn thành bài tập,đại diện nhóm trình bày câu trả lời đúng nhất,nhóm khác nhận xét bổ sung - HS lắng nghe - HS tự rút ra kết luận * Tiểu kết 1 b : - Dương xĩ sinh sản bằng bào tử , bào tử nẩy mầm thành nguyên tản , dương xỉ con mọc ra từ nguyên tản . - Sự phát triển của dương xỉ thêm giai đoạn nguyên tản - Cơ quan sinh sản là túi bào tử Hoạt động 2 : Một vài loại dương xỉ thường gặp * Mục tiêu : Nêu sự đa dạng của nhóm cây này à nhận thấy đặc điểm chung của lá non ( cuộn tròn ) * Tiến trình: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Quan sát hình 39.A , 39. B Þ Rút ra - Nhận xét đặc điểm chung - Nêu đặc điểm nhận biết 1 cây thuộc dương xỉ - HS quan sát - Phát biểu - Sự đa dạng hình thái . Đặc điểm chung ( căn cứ vào lá non đầu cuộn tròn ) * Tiểu kết 2 : - Dương xỉ có nhiều loại , chúng sống được cả ở trên cạn lẫn ruộng nước , có đặc điểm chung là lá non cuôi lại như rêu Hoạt động 3 : Quyết cổ đại và sự hình thành than đá * Mục tiêu : Thấy được sự hình thành than đá * Tiến trình: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - YC HS đọc thông tin mục 3/130 trả lời câu hỏi - Than đá được hình thành như thế nào ? - HS nghiên cứu thông tin à nêu lên nguồn gốc của than đá từ dương xỉ cổ * Tiểu kết 3 : - Quyết cổ đại có nhiều loại thân gỗ , cây cao lớn - Các rừng quyết cổ xưa vùi lấp , do tác dụng của vi khuẩn , sức nóng sức ép của tầng trên quả đất dần dần hình thành than đá 3. Kết luận chung : Gọi 1 HS đoc phần kết luận chung cuối bài 4. Kiểm tra đánh giá : Sử dụng 1,2,3 câu hỏi SGK cuối bài 5. Dặn dò : - Học bài, Đọc phần em có biết, Ôn các bài chương VII 6. Rút Kinh Nghiệm:. Tuần : 24 Ngày soạn : 14/02/2011 Tiết : 48 Ngày giảng : 17/02/2011 Ôn Tập I. Mục tiêu : Sau bài này học sinh phải 1. Kiến thức : - Giúp học sinh nắm được cấu tạo của hoa , quả hạt . - Điều kiện cần cho hạt nẩy mầm 2. Kỹ năng : - Tổng hợp 3.Thái độ: - Nghiêm túc trong làm bài II. Chuẩn bị: 1. GV : Hệ thống câu hỏi 2. HS : Các kiến thức đã học III.Hoạt động dạy hcọ: 1. Mở bài: 2. Phát triển bài: Hoạt động 1 : Tìm hiểu một số câu hỏi SGK *Mục tiêu: Giúp HS nhớ lại kiến thức đã học * Tiến trình: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Thụ phấn là gì ? 2. Thụ tinh là gì ? 3. Thế nào là giao phấn ? Hoa tự thụ phấn ? 4. Nêu đặc điểm của hoa thụ phấn nhờ sâu bọ ? 5. Nêu đặc điểm của hoa thụ phấn nhờ gió 6. Quả và hạt do bộ phận nào tạo thành ? 7. Trình bày các loại quả chính 8. Hạt gồm những bộ phận nào ? 9. Nêu những đặc điểm thích nghi với cách phát tán của quả và hạt 10. Hạt nẩy mầm cần những điều kiện nào ? -Là hiện tượng hạt phấn tiếp xúc với đầu nhụy - Là quá trình kết hợp giữa TB sinh dục ♂ TB sinh dục ♀ tại noãn để tạo thành hợp tử + Hoa giao phấn : là những hoa có hạt phấn chuyển đến đầu nhụy của hoa khác – Nhị và nhụy không chín cùng 1 lúc . + Hoa tự thụ phấn : hoa có hạt phấn rơi vào đầu nhụy cua 3chính hoa đó gọi là hoa tự thụ phấn – nhị và nhụy không chín cùng lúc . - Màu sắc sặc sỡ - Mùi thơm - Mật ngọt , đĩa mật nằm ở đáy hoa - Hạt phấn và đầu nhụy có chất dính - Hoa có dạng đặc biệt - Hoa thường tập trung ở ngọn cây - bao hoa tiêu giảm - Chỉ nhị dài , bao phấn treo lủn lẳng - Hạt phấn nhiều , nhỏ , nhẹ - Đầu nhụy dài có chùm lông quét - Sau thụ tinh - Hợp tử à phôi - Noãn à hạt chứa phôi - Bầu à quả chứa hạt - Các bộ phận khác của hoa héo đi và rụng ( một số ít loại cây ở quả có dấu tích của 1 số bộ phận của hoa ) Các loại quả Quả khô ( Vỏ quả cứng mỏng ) Quả thịt ( khi chín vỏ mềm nhiều thịt ) Quả khô nẻ ( khi chín vỏ quả tự nẻ ) Quả khô không nẻ ( khi chín vỏ quả không tự nẻ ) Quả mọng Quả mềm chứa đầy thịt Quả hạch Có hạch cứng bao bọc - Vỏ - Phôi : + lá mầm + chồi mầm + Rễ mầm + Thân mầm - Chất dinh dưỡng dự trữ ( lá mầm + phôi nhũ ) - Phát tán nhờ gió : quả có cánh hoặc có túm lông nhẹ - Phát tán nhờ động vật : quả có hương thơm vị ngọt , quả có nhiều gai góc bám . Hạt có vỏ cứng - Tự phát tán : vỏ quả tự nứt , để hạt tự tung ra ngoài - Cần đủ nước , nhiệt độ thích hợp , không khí , ngoài ra cần hạt chắc , không sâu , còn phôi 3. Dặn dò : Về nhà học bài , giờ sau kiểm tra 1 tiết 4. Rút Kinh Nghiệm:
Tài liệu đính kèm: