Mục tiêu: Sau khi học xong bài này học sinh cần nắm:
1/ Kiến thức: Phân biệt được vật sống và vật không sống, nêu được những đặc điểm chủ yếu của cơ thể sống.
Nêu được một vài ví dụ cho thấy sự đa dạng của sinh vật, kể tên được 4 nhóm sinh vật chính.
2/ Kĩ năng: - Rèn luyện cho học sinh kỉ năng quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp
3/ Thái độ: - Bước đầu giáo dục cho học sinh biết yêu thương và bảo vệ thực vật
B.Phương pháp:
Hoạt động nhóm, quan sát tìm tòi - nghiên cứu
C.Chuẩn bị :
GV: Vật mẫu ( cây đậu, con gà, hòn đá .)
Tiết 1 Ngày soạn: / /2010 Bài 1-2: đặc điểm chung của cơ thể sống nhiệm vụ của sinh học A.Mục tiêu: Sau khi học xong bài này học sinh cần nắm: 1/ Kiến thức: Phân biệt được vật sống và vật không sống, nêu được những đặc điểm chủ yếu của cơ thể sống. Nêu được một vài ví dụ cho thấy sự đa dạng của sinh vật, kể tên được 4 nhóm sinh vật chính. 2/ Kĩ năng: - Rèn luyện cho học sinh kỉ năng quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp 3/ Thái độ: - Bước đầu giáo dục cho học sinh biết yêu thương và bảo vệ thực vật B.Phương pháp: Hoạt động nhóm, quan sát tìm tòi - nghiên cứu C.Chuẩn bị : GV: Vật mẫu ( cây đậu, con gà, hòn đá.) Bảng phụ mục 2 SGK HS: Tìm hiểu trước bài D. Tiến trình lên lớp. 1. ổn định : 6A:................................ 6B:................................ 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: a, Đặt vấn đề: Hằng ngày chúng ta tiếp xúc với các loại đồ vật: Cây cối, các con vật khác nhau. Đó là giới vật xung quanh chúng ta, chúng boa gồm vật sống và vật không sống. Nhiệm vụ sinh học là gì? b, Triển khai bài: Hoạt động thầy trò Nội dung HĐ1: GV yêu cầu hs quan sát môi trường xung quanh và cho biết: ? Hãy nêu tên 1 số cây cối, con vật đồ vật mà em biết. GV chọn ra mỗi loại 1 đồ vật cho hs thảo luận (Cây đậu, con gà, hòn đá) GV chia nhóm, mỗi nhóm cử nhóm trưởng, thư kí, giao nhiệm vụ cho từng nhóm, nhóm trưởng điều hành. ? Cây đậu, con gà cần điều kiện sống gì. ?Hòn đá có cần điều kiện giống 2 loại trên không. ? Qua thảo luận em rút ra đặc điểm giống nhau và khác nhau giữa vật sống và vật không sống. Các nhóm thảo luận - Đại diện nhóm trả lời GV nhận xét, kết luận HĐ 2: GV yêu cầu học sinh tìm hiểu thông tin mục 2, các nhóm hoàn thành lệnh sau mục 2 rồi điền vào phiếu học tập HS đại diện các nhóm báo cáo kêt quả, bổ sung, GV nhận xét, kết luận. ? Qua kết quả bảng phụ trên hãy cho biết cơ thể sống có đặc điểm gì chung. HS trả lời, GV kết luận HĐ 3: GV giới thiệu nhiệm vụ chủ yếu của sinh học, các phần mà hoc sinh được học ở THCS. HS đọc thông tin mục 2 SGK, tìm hiểu và cho biết: ? Nhiệm vụ sinh học là gì ? ? nhiệm vụ thực vật học là gì ? HS trả lời, bổ sung, gv nhận xét 1, Nhận dạng vật sống và vật không sống. * Vật sống thì lớn lên và sinh sản * Vật không sống thì không lớn lên 2.Đặc điểm chung của cơ thể sống. (Bảng phụ kẻ sẵn ở giấy rôky) - Cơ thể sống có những đặc điểm quan trọng: + Có sự trao đổi chất với môi trường (lấy chất cần thiết và loại bỏ chất thải) để tồn tại. + Lớn lên và sinh sản 3, Nhiệm vụ của sinh học. - Nhiệm vụ sinh học: là nghiên cứu đặc điểm cấu tạo, hoạt động sống,các điều kiện sống của sinh vật, cũng như các mối quan hệ giữa các sinh vật với nhau và với môi trường. Từ đó biết cách sử dụng hợp lí chúng để phục vụ đời sống của con người - Nhiệm vụ thực vật học: ( SGK ) 4. Củng cố: Cơ thể sống có đặc điểm gì? Nhiệm vụ của sinh học là gì? 5. Dặn dò: Học bài cũ và làm bài tập 2 SGK. Xem trước bài mới Kẻ phiếu học tập -------------------------------- Tiết 2 Ngày soạn: / /2010 Bài 3: đặc điểm chung của thực vật A. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này học sinh cần nêu được. 1/ Kiến thức: - Nêu đặc điểm của thực vật, và sự đa dạng phong phú của chúng. - Nêu được đặc điểm chung và vai trò của thực vật. 2/ Kĩ năng: - Rèn luyện cho học sinh kỉ năng quan sát, phân tích, tổng hợp và hoạt động nhóm. 3/ Thái độ: - Bước đầu giáo dục cho học sinh biết yêu thương thiên nhiên, bằng cách bảo vệ chúng. B. Phương pháp: Quan sát tìm tòi và hoạt động nhóm C. Chuẩn bị: GV: - Tranh hoặc ảnh một số khu rừng, một vườn cây, sa mạc - Đèn chiếu, phim trong(nếu có), bảng phụ HS: Sưu tầm các loại tranh ảnh, báo chí, bìa lịch.về thực vật sống ở các môi trường khác nhau. D. Tiến trình lên lớp: 1. ổn định: 6A.................................. 6B.................................. 2. Bài cũ: Nhiệm vụ của sinh học là gì? Kể tên 3 loại sinh vật có ích,3 loại sinh vật có hại mà em biết ? 3. Bài mới: a. Đặt vấn đề: Thực vật rấtđa dạng và phong phú, giữa chúng có đặc điểm gì chung ? Để phân biệt được hôm nay chúng ta tìm hiểu vấn đề này? b. Triển khai bài: Hoạt động thầy trò Nội dung HĐ 1: - GV cho HS quan sát H 3.1-4SGK, GV treo tranh lên bảng cho học sinh quan sát yêu cầu: - Các nhóm thảo luận hoàn thiện lệnh mục 1 SGK - GV yêu cầu các nhóm trình bày kết quả, nhóm khác bổ sung - GV nhận xét, kết luận HĐ 2: - HS thực hiện lệnh mục 2 SGK, các nhóm hoàn thành phiêu học tập. - GV treo bảng phụ gọi một vài học sinh điền kết quả vào, HS các nhóm khác nhận xét, bổ sung, gv kết luận - HS nghiên cứu các hiện tượng ở mục 2 SGK cho biết: ? Em có nhận xét gì về các hiện tượng trên. - HS trả lời, bổ sung, gv nhận xét. - GV yêu cầu học sinh tìm hiểu thồng tin mục 2 SGK cho biết: ? Từ kết quả bảng trên và nhận xét 2 hiện tượng trên, em rút ra thực vật có đặc điểm gì chung. - HS trả lời, bổ sung - GV nhận xét, kết luận * GV cho học sinh đọc phần ghi nhơ SGK: 1, Sự đa dạng và phong phú của thực vật: - Thực vật trong tự nhiên rất phong phú và đa dạng, chúng sống khắp nơi trên trái đất - Thực vật trên trái đất có khoảng 250.000- 300.000 loài, ở Việt Nam có khoảng 12.000 loài, có nhiều dạng khác nhau, thích nghi với từng môi trường sống 2, Đặc điểm chung của thực vật. (Bảng phụ) -Tuy thực vật đa dạng nhưng chúng có một số đặc điểm chung: + Tự tổng hợp được chất hữu cơ + Phần lớn không có khả năng di chuyễn + Phản ứng chậm với các kích thích từ môi trường ngoài. 4. Củng cố: 1, Thực vật có đa dạng và phong phú không? 2, Đặc điểm chung của thực vật là gì? 5. Dặn dò: Học bài củ, trả lời các câu hỏi sau bài. Đọc mục em có biết. Xem trước bài mới, HS chuẩn bị phiếu học tập. ---------------------- Ngày soạn: / /2010 Tiết 3 Bài 4: có phảI tất cả các thực vật đềU có hoa A. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này học sinh cần nắm. 1/ Kiến thức: - HS phân biệt được thực vật có hoa và thực vật không có hoa, dựa vào đặc điểm của cơ quan sinh sản. 2/ Kĩ năng: - Phân biệt được cây một năm và cây lâu năm. Nêu các ví dụ cây có hoa và cây không có hoa. - Rèn luyện kỉ năng quan sát, nhận biết, so sánh và hoạt động nhóm. 3/ Thái độ: - Giáo dục cho học sinh có ý thức bảo vệ thực vật. B. Phương pháp: Quan sát, hoạt động nhóm C. Chuẩn bị: GV:- Tranh phóng to hình 4.1-2 SGK, bìa, băng keo - Mẫu vật thật một số cây (cây còn non, cây đã có hoa và cây không có hoa) HS: - chuẩn bị một số cây: cải, lúa, rêu - Thu thập một số tranh ảnh về các cây có hoa và không có hoa D. Tiến trình lên lớp: 1. ổn định: 6A................................ 6B................................. 2. Bài cũ: Đặc điểm chung của thực vật là gì ? Kể tên một số môi trường sống của thực vật ? 3. Bài mới: a. Đặt vấn đề: Thực vật có một số đặc điểm chung, nhưng nếu quan sát kỉ các em nhận ra sự khác nhau giữa chúng. Vậy chúng khác nhau như thế nào? Để biết được hôm nay chúng ta tìm hiểu vấn đề này. b. Triển khai bài: Hoạt động thầy trò Nội dung HĐ1: - GV yêu cầu HS quan sát hình 4.1 và đối chiếu với bảng bên cạnh. GV dùng sơ đồ câm yêu cầu HS xác định các cơ quan của cây, nêu chức năng chủ yếu của các cơ quan đó. - HS quan sát vật mẫu, tranh ảnh, các nhóm tiến hành thảo luận. ? Xác định cơ quan sinh sản và cơ quan sinh dưỡng của cây rồi tách thành 2 nhóm. - HS đại diện các nhóm trả lời, bổ sung, GV nhận xét, kết luận. - GV yêu cầu HS quan sát hình 4.2 SGK, các nhóm thảo luận hoàn thiện bảng 4.2 - GV treo bảng phụ, HS các nhóm lên bảng điền kết quả vào, các nhóm nhận xét và bổ sung HS tìm hiểu thông tin mục 1 SGK, đồng thời kết hợp bảng trên cho biết: ? Đặc điểm của thực vật có hoa và thực vật không có hoa? - HS trả lời, GV nhận xét, kết luận - Để củng cố gv yêu cầu HS làm bài tập sau mục 1 SGK. HĐ2: - GV yêu cầu học sinh thảo luận nhóm hoàn thiện lệnh mục 2 SGK. ? Kể tên những cây có vòng đời kết thúc trong vòng 1 năm? ? Kể tên một số cây lâu năm, Trong vòng đời có nhiều lần ra hoa kết quả. - HS trả lời, bổ sung từ đó các em rút ra kết luận. - GV nhận xét, kết luận 1. Thực vật có hoa và thực vật không có hoa. (Bảng phụ 4.1 câm) (Bảng phụ 4.2) -Thực vật có hoa là những thực vật mà cơ quan sinh sản là hoa, quả, hạt. -Thực vật không có hoa là thực vật cơ quan sinh sản không phải là hoa, quả, hạt. - Thực vật có hoa gồm 2 cơ quan: cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản + Cơ quan sinh dưỡng gồm: Rễ, thân, lá có chức năng nuôi dưỡng cây. + Cơ quan sinh sản gồm: Hoa, quả, hạt có chức năng duy trì và phát triển nòi giống. 2,Cây một năm và cây lâu năm. - Cây một năm là những cây sống trong vòng 1 năm. - Cây lâu năm là những cây sống nhiều năm, 4. Củng cố: 1. Thực vật không có hoa khác thực vật có hoa ở những điểm nào? 2. Phân biệt cây một năm và cây lâu năm . 5. Dặn dò: - Về nhà học bài cũ, trả lời câu hỏi và làm bài tập SGK - Đọc trước bài 5 - Chuẩn bị mẫu cây rêu Ngày soạn: / /2010 Tiết 4 Chương I: tế bào thực vật Bài 5: kính lúp, kính hiển vi và cách sử dụng A. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này học sinh cần nắm. 1/ Kiến thức: - Nhận biết được các bộ phận của kính lúp, kính hiểu vi và biết cách sử dụng 2/ Kĩ năng: - Rèn luyện kỉ năng sử dụng kính lúp, kính hiển vi 3/ Thái độ: - Có ý thức giữ gìn và bảo vệ kính lúp, kính hiển vi khi sử dụng. B. Phương pháp: Quan sát, giải thích C. Chuẩn bị: GV: - Kính lúp, kính hiển vi - Tranh hình 5.1-3 SGK HS: - Chuẩn bị cây hoặc một vài bộ phận của cây như: cành, lá D. Tiến trình lên lớp: 1. ổn định: 6A................................ 6B................................. 2. Bài cũ: Nêu sự giống nhau và sự khác nhau giữa thực vật có hoa và thực vật không có hoa? 3. Bài mới: a. Đặt vấn đề: Muốn có hinh ảnh phóng to hơn vật thật ta phải dùng kính lúp hay kính hiển vi. Vậy kính lúp và kính hiển vi là gì ? Cấu tạo như thế nào ? b. Triển khai bài: Hoạt động thầy trò Nội dung HĐ 1: - GV yêu cầu HS tìm hiểu thông tin mục 1 SGK, đồng thời phát một nhóm 1 kính lúp. - Các nhóm trao đổi trả lời câu hỏi: ? Trình bày cấu tạo của kính lúp. ? Kính lúp có tác dụng gì. - HS các nhóm trả lời, bổ sung - GV nhận xét , kết luận. - HS quan sát hình 5.2, rồi cho biết: ? Cách quan sát mẫu vật bằng kính lúp như thế nào. - HS trả lời, GV kết luận. HĐ 2: - GV yêu cầu HS tìm hiểu thông tin mục 2 SGK, phát cho một nhóm 1 kính hiển vi (tranh) cho biết: ? Kính hiển vi có cấu tạo gồm mấy bộ phận chính. ? Hãy kể tên các bộ phận đó. ? Kính hiển vi có tác dụng gì. - HS trả lời, bổ sung. - GV nhận ... ên nhân, hậu quả và cách khắc phục sự đa dạng của TV. 3. Bài mới: a. Đặt vấn đề: Trong thiên nhiên có những dạng sinh vật rất nhỏ bé mà bằng mắt thường chúng ta không thể nhìn thấy được, những chúng lại có vai trò rất quan trọng đối với đời sống và sức khỏe của con người. b. Triển trai bài: Hoạt động thầy trò Nội dung HĐ 1: - GV y/c hs quan sát H 50.1 và tìm hiểu Ê mục 1 sgk: - HS các nhóm thảo luận trả lời câu hỏi: ? Vi khuẩn có những hình dạng như thế nào. ? Vi khuẩn có đặc điểm cấu tạo ra sao. ? Vi khuẩn có khả năng di chuyển được không. - HS đại diện nhóm ktrả lời, nhận xét bổ sung. - GV chốt lại kiến thức. HĐ 2: - GV y/c hs tìm hiểu Ê mục 2 sgk cho biết: ? Vi khuẩn có màu sắc giống TV hay không. ? Vi khuẩn có diệp lục không. ? Vi khuẩn dinh dưỡng bằng cách nào. - HS trả lời, nhận xét, bổ sung - GV chốt lại kiến thức HĐ 3: - GV y/c hs tìm hiểu Ê mục 3 sgk . - HS các nhóm thực hiện s mục 3 sgk. - HS trả lời, nhận xét, bổ sung - GV chốt lại kiến thức HĐ 4: - GV y/c hs tìm hiểu nội dung Ê và quan sát hình 50.2 sgk - Các nhóm thảo luận hoàn thành bài tập s mục a sgk. - HS đại diện nhóm lên hoàn thành bảng phụ, hs khác nhận xét và bổ sung. - GV y/c hs dựa vào bảng phụ và thong tin cho biết: ? Vi khuẩn có vai trò gì trong thiên nhiên. ? Vi khuẩn có vai trò gì trong nong nghiệp và trong công nghiệp. - HS trả lời, nhận xét, bổ sung - GV chốt lại kiến thức - GV y/c hs tìm hiểu Ê mục b sgk cho biết: ? Vi khuẩn có tác hịa gì đến sức khỏe con người. Cho ví dụ minh họa. ? Nếu thức ăn không được ướp lạnh, phơi khô thì như thế nào. - HS trả lời, nhận xét, bổ sung - GV chốt lại kiến thức HĐ 5: - GV y/c hs tìm hiểu Ê mục 5 sgk cho biết: ? Vi rút có hình dáng, kích thước và cấu tạo như thế nào. ? Vi rút sống ở đâu và có tác hại như thế nào. - HS trả lời, nhận xét, bổ sung - GV chốt lại kiến thức 1. Hình dạng, kích thước vàc cấu tạo của vi khuẩn. - Vi khuẩn là những sinh vật rất nhỏ bé (TB có kích thước từ 1 đến vài phần nghìn mm), có hình dạng khác nhau: hình cầu, hình que, hình xoăn.. - Vi khuẩn có cấu tạo đơn giản, TB chưa có nhân chính thức. 2. Cách dinh dưỡng. - Hầu hết vi khuẩn không có diệp lục, sinh dưỡng bằng hình thức hoại sinh và kí sinh (trừ 1 số VK tự dưỡng) Ư gọi là sống dị dưỡng. 3. Phân bố và số lượng. - Vi khuẩn phân bố rộng rãi trong thiên nhiên.(trong môi trường đất, nước, không khí.) - Vi khuẩn có số lượng rất lớn. VD: Xem tài liệu mục 3 sgk 4. Vai trò của vi khuẩn. a. Vi khuẩn có ích. (Bảng phụ) * Vai trò trong thiên nhiên: - Phân hũy chất hữu cơ thành vô cơ để cây sử dụng. - Phân hũy chất hữu cơ Ư Cácbon (Than đá và dầu lữa) * Vai trò trong công nghiệp và trong nông nghiệp. - Vi khuẩn kí sinh ở rễ cây họ đậu Ư nốt sần có khả năng cố định đạm. - Vi khuẩn lên men chua, tổng hợp P, vitamin B12, axít glutamíc. b. Vi khuẩn có hại. - Một số Vk kí sinh ở người, ĐV Ư gây bệnh cho người và ĐV. - Một số VK làm thức ăn ôi thiu, thối rữa. - Một số Vk làm ô nhiễm môi trường 5. Sơ lược về virút. - Hình dạng: Hình cầu, que, khối nhiều mặt - Kích thước: Rất nhỏ từ 12 - 50 phần triệu mm. - Cấu tạo: Đơn giản chưa có cấu tạo TB, chưa phải là dạng cơ thể sống điển hình. - Đời sống: Kí sinh trên cơ thể khác - Tác hại: gây bệnh cho vật chủ. 4. Củng cố: GV sử dụng 2 câu hỏi cuối bài 5. Dặn dò: Học bài cũ, trả lời câu jhỏi cuối bài Xem trớc bài mới. Tiết 62 Ngày soạn: /4/2010 Bài 51: Nấm A. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này học sinh cần nắm. 1/ Kiến thức:- HS nắm được đặc điểm cấu tạo và dinh dưỡng của nấm mốc trắng và nấm rơm. 2/ Kĩ năng: - Rèn luỵên cho hs kĩ năng quan sát, phân tích, hoạt động nhóm. 3/ Thái độ:- Giáo dục cho hs biết tầm quan trọng của nấm B. Phương pháp: Quan sát, thảo luận C. Chuẩn bị: GV: Tranh 51.1-3 sgk HS: Chuẩn bị 1 số loài nấm D. Tiến trình lên lớp: 1. ổn định: 6A: 6B: 2. Bài cũ: 5’ ? Vi khuẩn có vai trò gì trong thiên nhiên vaf trong đời sống con người. 3. Bài mới: a. Đặt vấn đề: Đồ đặc hay quần áo để lâu nơi thấp sẽ thấy xuất hiện những chấm đen, đó là do 1 số nấm mốc gây nên. Nấm mốc là tên gọi chung của nhiều loại mốc mà cơ thể rất nhỏ bé, chúng thuộc nhóm nấm. Nấm cũng gồm cả những loại lớn hơn, thường sống trên đất ẩm, rơm rạ hoặc thân cây gỗ mục.. b. Triển trai bài: A. mốc trắng và nấm rơm Hoạt động thầy trò Nội dung HĐ 1: - GV y/c hs tìm hiểu nội dung Ê mục I và quan sát hình 51.1 sgk cho biết: ? Mốc trắng có hình dạng , màu sắc cấu tạo như thế nào. ? Mốc trắng có hình thức dinh dưỡng như thế nào, sinh sản ra sao. ? Ngoài mốc trắng ra còn có những loại nào nữa. - HS thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi - HS trả lời, nhận xét, bổ sung - GV chốt lại kiến thức HĐ 2: - GV cho hs quan sát nấm rơm cho biết: ? Hãy chi ra các phần của nấm rơm. ? Cơ quan sinh dưỡng gồm những bộ phận nào. ? Tế bào nấm rơm có cấu tạo ra sao. - HS trả lời, nhận xét, bổ sung - GV chốt lại kiến thức I. Mốc trắng. 1. Hình dạng và cấu tạo của mốc trắng. * Hình dạng: Dạng sợi * Màu sắc: Không màu * Cấu tạo: dạng sơi phân nhánh nhiều, bên trong có chất TB và nhiều nhân (không có vách ngăn giữa các TB). * Dinh dưỡng: Hoại sinh * Sinh sản: Bằng bàoc tử. 2. Một loài vài mốc khác. - Mốc trắng, mốc xanh, mốc rượu II. Nấm rơm. - Nấm rơm cấu tạo gồm 2 phần: + Cơ quan sinh dưỡng: Gòm sợi nấm và cuống nấm. + Cơ quan sinh sản: Gồm mũ nấm và các phiến mỏng.(sợi nấm gồm nhiều TB phân biệt bằng vách ngăn, một TB có 2 nhân.) 4. Củng cố: ? Sử dụng câu hỏi sau bài để củng cố. ? GV hướng dẫn hs làm bài tgập 3 sau bài. 5. Dặn dò: Học bài cũ trả lời câu hỏi cuối bài Đọc mục em có biết Xem trước bài mới g b ũ a e Tiết 63 Ngày soạn: /4/2010 Bài : Nấm (tiếp theo) A. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này học sinh cần nắm. 1/ Kiến thức:HS nắm được một vài điều kiện thích nghi cho sự phát triển của nấm từ đó liên hệ áp dụng. Nêu được một vài ví dụ về các loài nấm có ích và có hại. 2/ Kĩ năng: - Rèn luỵên cho hs kĩ năng quan sát, phân tích, hoạt động nhóm 3/ Thái độ:- Giáo dục cho hs biết cách ngăn chặn sự phát triển của nấm có hại, phòng ngừa 1 số bệnh ngoài da. B. Phương pháp: Quan sát, họat động nhóm C. Chuẩn bị: GV: Tranh hình 51.5-7 sgk HS: Tìm hiểu trước bài D. Tiến trình lên lớp: 1. ổn định: 6A: 6B: 2. Bài cũ: ? Nấm có đặc điểm giống và khác vi khuẩn như thế nào. 3. Bài mới: a. Đặt vấn đề: Trong tự nhiên có rất nhiều loại nấm khác nhau, nhưng chúng có nhiều đặc điểm giống nhau về điều kiện sống, cách dinh dưỡng. Để biết được hôm nay chúng ta tìm hiểu vấn đề này qua bài học này. b. Triển trai bài: Hoạt động thầy trò Nội dung HĐ 1: - GV y/c hs dựa vào hiểu biết của mình và kiến thức tiết trước. - Các nhóm thảo luận trả lời 3 câu hỏi s mục I sgk. - HS đại diện các nhóm trả lời, nhận xét, bổ sung. - GV chốt lại kiến thức. - GV y/c hs tìm hiểu Ê mục 1 sgk cho biết: ? Nấm phát triển trong điều kiện nào. - HS trả lời, nhận xét, bổ sung - GV chốt lại kiến thức - GV y/c hs tìm hiểu Ê mục 2 sgk cho biết: ? Nấm không có diệp lục vậy chúng dinh dưỡng bằng hình thức nào. - HS trả lời, nhận xét, bổ sung - GV chốt lại kiến thức - GV y/c hs lấy một vài ví dụ để chững minh. HĐ 2: - GV y/c hs tìm hiểu nội dung Ê và quan sát hình 51.5 sgk cho biết: ? Nấm có vai trò như thế nào đối với thiên nhiên và con người. - HS trả lời, nhận xét, bổ sung - GV chốt lại kiến thức và lấy 1 vài ví dụ làm dẫn chững để chứng minh điều đó. - GV y/c hs tìm hiểu nội dung Ê và quan sát hình 51.6-7 sgk cho biết: ? Nấm có những tác hại như thế nào đối với TV và đối với con người. - HS trả lời, nhận xét, bổ sung - GV chốt lại kiến thức B. Đặc điểm sinh học và tầm quan trọng của nấm. I. Đặc điểm sinh học. 1. Điều kiện phát triển của nấm. * Nấm phát triển trong điều kiện: - Sử dụng chất hữu co có sẳn - Nhiệt độ thích hợp. 2. Cách dinh dưỡng. - Nấm là cơ thể dị dưỡng dinh dưỡng bằng 3 hình thức: + Hoại sinh + Kí sinh + Cộng sinh. II. Tầm quan trọng của nấm. 1. Nấm có ích. * Nấm có tầm quan trọng lớn đối với đời sóng con người và thiên nhiên. - Phân giải chất hữu cơ thành chất vô cơ - Sản xuấn rượu, bia, chế biết 1 số thực phẩm, làm men nở bột mì - Làm thức ăn - Làm thuốc 2. Nấm có hại. - Nấm kí sinh gây bệnh cho TV và con người. - Nấm mốc làm hang thức ăn, đồ ding - Nấm độc gây ngộ độc cho người và động vật. 4. Củng cố: GV sử dụng câu hỏi cuối bài để đánh giá. 5. Dặn dò: Học bài cũ trả lời câu hỏi cuối bài Đọc mục em có biết Xem trước bài mới g b ũ a e Tiết 64 Ngày soạn: /4/2010 Bài 52: địa y A. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này học sinh cần nắm. 1/ Kiến thức:- HS nhận biết được địa y trong thiên nhiên qua đặc điểm hình dạng, màu sắc và nơi sống. Hiểu được thành phần cấu tạo của địa y, hiểu thế nào là hình thức cộng sinh. 2/ Kĩ năng: - Rèn luyện cho hs kĩ năng quan sát, nhận biết, so sánh, phân tích, hoạt động nhóm. 3/ Thái độ:- Giáo dục cho hs biết bảo vệ các loài địa y có lợi B. Phương pháp: Quan sát, hoạt động nhóm C. Chuẩn bị: GV: Tranh hình 52.1-2 sgk HS: Tìm hiểu trước bài D. Tiến trình lên lớp: 1. ổn định: 6A: 6B: 2. Bài cũ: ? Nấm có ích lợi gì ? Kể tên một số loài nấm có lợi mà em biết. 3. Bài mới: a. Đặt vấn đề: Nếu để ý nhìn trên thân các cây gỗ lớn ta thấy có những mảng vảy màu xanh xám bám chặt vào vỏ cây, đó chính là địa y. Vậy địa y là gì ? Hôm nay chúng ta tìm hiểu bài này. b. Triển trai bài: Hoạt động thầy trò Nội dung HĐ 1: - GV y/c hs tìm hiểu nội dung Ê và quan sát hình 52.1-2 sgk. - HS các nhóm thảo luận trả lời các câu hỏi: ? Địa y là gì. ? Địa y có hình dạng gì. ? Địa y có cấu tạo như thế nào. - HS đại diện các nhóm trả lời, nhận xét, bổ sung. - GV chốt lại kiến thức HĐ 2: - GV y/c hs tìm hiểu Ê mục 2 sgk cho biết: ? Địa y có vai trò gì. - HS trả lời, nhận xét, bổ sung - GV chốt lại kiến thức 1. Hình dạng, cấu tạo địa y. - Địa y là dạng sinh vật đặc biệt gồm tảo vàc nấm tọa thành (cộng sinh), thường sống bám trên cây gỗ lớn, trên đá - Hình dạng: gồm 2 loại + Dạng vảy + Dạng cành - Cấu tạo: gồm những tế bào màu xanh nằm xen lẫn với những sợi nấm chằng chịt không màu. 2. Vai trò của địa y. - Sinh vật tiên phong mở đường. - Làm thức ăn cho động vật ở Bắc cực. - Dùng chế biến rượu, nước hoa, phẩm nhuộm, làm thuốc 4. Củng cố: ? Địa y có những hình dạng nào ? Chúng mọc ở đâu. ? Thành phần cấu tạo của địa y là gì. ? Vai trò của địa y trong thực tế. 5. Dặn dò: Học bài cũ trả lời câu hỏi cuối bài Xem trước bài mới g b ũ a e
Tài liệu đính kèm: