Giáo án lớp 6 môn Lí - Tiết 8 - Bài 8: Trọng lực – đơn vị lực

Giáo án lớp 6 môn Lí - Tiết 8 - Bài 8: Trọng lực – đơn vị lực

1. Kiến thức:

- Học sinh hiểu được trọng lực hay trọng lượng là gì?

- Học sinh nêu được phương và chiều của trọng lực.

- Nắm được đơn vị đo cường độ của lực là Niutơn.

 2. Kỹ năng:

- Học sinh biết vận dụng kiến thức thu nhận được vào thực tế và kỹ thuật: sử dụng dây dọi để xác định phương thẳng đứng.

 3. Thái độ:

- Học sinh có ý thức vận dụng kiến thức vào cuộc sống.

Hợp tác nhóm làm thí nghiệm để thu được kiến thức cần thiết

 

doc 3 trang Người đăng levilevi Lượt xem 876Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 6 môn Lí - Tiết 8 - Bài 8: Trọng lực – đơn vị lực", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 03.10.2009	Vật Lý 6 Ngày dạy: 05.10.2009	Tiết 8 
BÀI 8
TRỌNG LỰC – ĐƠN VỊ LỰC
I. Mục tiêu:
	1. Kiến thức:
Học sinh hiểu được trọng lực hay trọng lượng là gì?
Học sinh nêu được phương và chiều của trọng lực.
Nắm được đơn vị đo cường độ của lực là Niutơn.
	2. Kỹ năng:
Học sinh biết vận dụng kiến thức thu nhận được vào thực tế và kỹ thuật: sử dụng dây dọi để xác định phương thẳng đứng.
	3. Thái độ:
Học sinh có ý thức vận dụng kiến thức vào cuộc sống.
Hợp tác nhóm làm thí nghiệm để thu được kiến thức cần thiết.
II. Chuẩn bị:
Đối với giáo viên: Bảng phụ có ghi các câu C3, C4, C5.
Đối với mỗi nhóm học sinh:
1 giá treo 
1 lò xo.
1 quả nặng 100 g có móc treo.
1 dây dọi.
1 khay nước.
1 chiếc êke.
III. Tổ chức quá trình dạy và học.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Ghi bảng
* Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ - tổ chức tình huống học tập (5’)
Học sinh 1: Cho biết khi lực tác dụng lên một vật thì có thể có những kết quả gì xảy ra? cho ví dụ minh hoạ?
* Tổ chức tình huống học tập: các em có bao giờ hỏi tại sao trái đất hình tròn mà sao chúng ta lại không bị rơi ra khỏi trái đất? Một vật khi ta ném thẳng lên sau 1 thời gian thì nó cũng lại rơi xuống đất?
BÀI 8 
TRỌNG LỰC – ĐƠN VỊ LỰC
* Hoạt động 2: Làm thí nghiệm phát hiện trọng lực? (15’)
Giáo viên yêu cầu học sinh nêu phương án làm thí nghiệm?
Giáo viên bố trí thí nghiệm cho học sinh quan sát và yêu cầu học sinh trả lời: lò xo có tác dụng lực vào quả nặng không? lực mà lò xo tác dụng lên quả nặng đó có phương và chiều như thế nào? Tại sao quả nặng vẫn đứng yên?
Giáo viên cầm viên phấn trên tay, yêu cầu học sinh thử dự đoán xem khi thầy buông tay viên phấn sẽ như thế nào?
Học sinh dự đoán.
Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát xem khi buông tay thì viên phấn sẽ như thế nào?
Yêu cầu học sinh nhớ lại bài hôm trước và trả lời điều gì chứng tỏ có lực tác dụng vào viên phấn? Lực đó có phương và chiều như thế nào?
Từ thí nghiệm trên, Giáo viên treo bảng phụ ghi câu C3 và yêu cầu các nhóm thảo luận trong 2 phút rồi lên bảng hoàn thành câu C3.
Gọi đại diện một nhóm lên hoàn thành và yêu cầu các nhóm khác nhận xét.
Giáo viên chốt lại và đánh giá kết quả thảo luận của các nhóm.
Yêu cầu học sinh cho biết: Trái Đất tác dụng lên các vật một lực như thế nào? Gọi là gì? Người ta thường gọi độ lớn của trọng lực là gì?
I. Trọng lực là gì?
 1. Thí nghiệm.
C1: Lò xo có tác dụng lực lên quả nặng. Lực đó có phương thẳng đứng theo phương của lò xo và có chiều hướng lên.Quả nặng đứng yên là vì có một lực kéo vật đi xuống cân bằng với lực kéo với lò xo.
C2: viên phấn đang đứng yên bổng chuyển động chứng tỏ có lực tác dụng lên viên phấn. Lực đó có phương thẳng đứng chiều hướng xuống.
C3: cân bằng Trái Đất 
  biến đổi lực hút  Trái Đất
2. Kết luận: 
a.Trái Đất tác dụng lực hút lên mọi vật. Lực này gọi là trọng lực.
b. Người ta còn gọi cường độ ( độ lớn) của trọng lực tác dụng lên một vật là trọng lượng của vật đó.
* Hoạt động 3: Tìm hiểu phương và chiều của trọng lực (10’)
Giáo viên giới thiệu cho học sinh biết thêm về dây dọi: Dây dọi gồm một quả nặng treo vào đầu một sợi dây mềm.
Giáo viên hỏi: dây dọi được người thợ xây dùng để làm gì?
Giáo viên lắp thí nghiệm như hình 8.2 và yêu cầu học sinh cho biết phương của dây dọi như thế nào? Vì sao lại có phương như vậy?
Từ thí nghiệm, giáo viên treo bảng phụ có ghi câu C4 và yêu cầu các nhóm học sinh làm hoàn thành câu C4
Giáo viên gọi 1 nhóm bất kì lên bảng hoàn thành và yêu cầu các nhóm khác nhận xét.
Giáo viên kiểm tra và chốt lại.
Yêu cầu cá nhân học sinh làm câu C5.
Giáo viên yêu cầu học sinh nhận xét, giáo viên kiểm tra chốt lại.
II. Phương và chiều của trọng lực
 1. Phương và chiều của trọng lực.
C4: 
a. cân bằng  dây dọi  thẳng đứng.
b.  từ trên xuống dưới 
 2. Kết luận
C5  thẳng đứng  từ trên xuống dưới.
* Hoạt động 4: Tìm hiểu đơn vị của trọng lực. (8’)
Giáo viên thông báo: đơn vị lực hợp pháp chúng ta dùng là Niutơn. Trọng lựng của quả cân 100g được tính tròn là 1N.
Giáo viên đưa ra các câu hỏi yêu cầu cá nhân học sinh trả lời: 
m = 1kg P = .
m = 50g P = .
m = 10kg P = 
P = 10N m = ..
III. Đơn vị lực
Đơn vị của lực là Niutơn
Khối lượng vật 100g P= 1N
* Hoạt động 5: Vận dụng – củng cố: (5’)
Giáo viên yêu cầu học sinh bố trí thí nghiệm như yêu cầu của câu C6 và cho biết phương của mặt nước (nằm ngang) và phương của dây dọi hợp với nhau một góc bao nhiêu độ?
Từ thí nghiệm đó khẳng định lại: trọng lực có phương thẳng đứng và có chiều hướng từ trên xuống dưới.
Giáo viên đặt các câu hỏi để củng cố lại bài học: 
Trọng lực là gì?
phương và chiều của trọng lực như thế nào?
Cường độ của trọng lực được gọi là gì?
Đơn vị của lực là gì?
Trọng lượng của quả cân có khối lượng 10kg là bao nhiêu?
Có bạn viết 10kg = 100N. Bạn đó viết đúng hay sai? Vì sao?
Giáo viên hương dẫn học sinh đọc phần có thể em chưa biết.
IV. Vận dụng.
C6: dây dọi có phương vuông góc với mặt nước. Chứng tỏ phương của trọng lực cũng là phương thẳng đứng.
* Hoạt động 6: Hướng dẫn về nhà (2’)
Yêu cầu học sinh về nhà học thuộc phần ghi nhớ ở cuối bài.
Làm các bài tập 8.1; 8.2 SBT
Hướng dẫn học sinh làm bài 8.3:

Tài liệu đính kèm:

  • docTiết 8 Trọng lực - đơn vị lực.doc