Giáo án lớp 6 môn Lí - Tiết 2 - Bài 2: Đo độ dài (tiếp theo)

Giáo án lớp 6 môn Lí - Tiết 2 - Bài 2: Đo độ dài (tiếp theo)

1. Kiến thức:

- Củng cố cho học sinh những kiến thức đã học ở bài 1.

 2. Kỹ năng:

- Củng cố việc xác định GHĐ và ĐCNN của thước.

- Củng cố cách xác định gần đúng độ dài cần đo để chọn thước đo cho phù hợp.

- Rèn kỷ năng đo chính xác độ dài của vật và ghi kết quả đo.

- Biết tính giá trị trung bình của đo độ dài.

 3. Thái độ:

- Cẩn thận, trung thực, nghiêm túc.

 

doc 3 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1172Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 6 môn Lí - Tiết 2 - Bài 2: Đo độ dài (tiếp theo)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 23.08.2009	Vật lý 6 Ngày dạy: 24.08.2009	Tiết 2
BÀI 2
ĐO ĐỘ DÀI (tiếp theo)
I. Mục tiêu:
	1. Kiến thức:
Củng cố cho học sinh những kiến thức đã học ở bài 1.
	2. Kỹ năng:
Củng cố việc xác định GHĐ và ĐCNN của thước.
Củng cố cách xác định gần đúng độ dài cần đo để chọn thước đo cho phù hợp.
Rèn kỷ năng đo chính xác độ dài của vật và ghi kết quả đo.
Biết tính giá trị trung bình của đo độ dài.
	3. Thái độ:
Cẩn thận, trung thực, nghiêm túc.
II. Chuẩn bị:
Mỗi nhóm học sinh:
Thước đo có ĐCNN: 0,5cm.
Thước đo có ĐCNN: 1mm
Thước dây, thước cuộn, thước kẹp.
- Cả lớp: Hình vẽ phóng to 2.1, 2.2, 2.3 trong sách giáo khoa.
III. Tổ chức hoạt động dạy và học
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Ghi bảng
* Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (10’)
+ Thế nào là giới hạn đo và Độ chia nhỏ nhất của một thước đo?
+ Đơn vị đo độ dài hợp pháp của nước Việt Nam là gì? Bao gồm các Đơn vị nào?
Sửa Bài tập 1.2-2 (B); 1.2-5 (Thước thẳng, thước kẻ, thước dây, thước cuộn, thước kẹp).
* Hoạt động 2: Thảo luận cách đo độ dài (7’)
- Giáo viên hướng dẫn học sinh trả lời các câu hỏi:
C1: Em hãy cho biết độ dài ước lượng và kết quả đo thực tế khác nhau bao nhiêu?
- Học sinh ước lượng và đo thực tế ghi vào vở trung thực.
- GV: Nếu giá trị chênh lệch khoảng vài phần trăm (%) thì xem như tốt.
C2: Em đã chọn dụng cụ đo nào? Tại sao?
- Học sinh: Chọn thước dây để đo chiều dài bàn học sẽ chính xác hơn, vì số lần đo ít hơn chọn thước kẻ đo.
Ước lượng gần đúng độ dài cần đo để chọn dụng cụ đo thích hợp.
C3: Em đặt thước đo như thế nào?
- Học sinh: Đặt thước đo dọc theo độ dài cần đo, vạch số 0 ngang với một đầu của vật.
C4: Đặt mắt nhìn như thế nào để đọc và ghi kết quả đo?
- Học sinh: Đặt mắt nhìn theo hướng vuông góc với cạnh thước ở đầu kia của vật.
C5: Dùng hình vẽ minh họa 3 trường hợp để thống nhất cách đọc và ghi kết quả đo.
- Học sinh: Nếu đầu cuối của vật không ngang bằng với vạch chia thì đọc và ghi kết quả đo theo vạch chia gần nhất với vật.
I. Cách đo độ dài.
C1: 
C2: Chọn thước dây để đo chiều dài bàn học sẽ chính xác hơn, vì số lần đo ít hơn chọn thước kẻ đo.
C3: Đặt thước đo dọc theo độ dài cần đo, vạch số 0 ngang với một đầu của vật.
C4: Đặt mắt nhìn theo hướng vuông góc với cạnh thước ở đầu kia của vật.
C5: Nếu đầu cuối của vật không ngang bằng với vạch chia thì đọc và ghi kết quả đo theo vạch chia gần nhất với vật.
* Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh rút ra kết luận (10’)
- Giáo viên: treo bảng phụ có ghi câu C6. Hướng dẫn học sinh thảo luận nhóm và hoàn thành câu C6.
C6: Hãy chọn từ thích hợp trong khung để điền vào chổ trống trong các câu sau:
Khi đo độ dài cần:
Ước lượng (1)  cần đo.
Chọn thước có (2)  và có (3)  thích hợp.
Đặt thước (4)  độ dài cần đo sao cho một đầu của vật (5)  vạch số 0 của thước.
Đặt mắt nhìn theo hướng (6)  với cạnh thước ở đầu kia của vật.
Đọc và ghi kết quả đo theo vạch chia (7)  với đầu kia của thước.
* Rút ra kết luận:
a. Ước lượng độ dài cần đo.
b. Chọn thước có GHĐ và có ĐCNN thích hợp.
c. Đặt thước dọc theo độ dài cần đo sao cho một đầu của vật ngang bằng với vạch số 0 của thước.
d. Đặt mằt nhìn theo hướng vuông góc với cạnh thước ở đầu kia của vật.
e. Đọc và ghi kết quả đo theo vạch chia gần nhất với đầu kia của vật.
* Hoạt động 4: Vận dụng (10’)
- Giáo viên hướng dẫn học sinh hoàn thành lần lượt các câu từ C7 đến C10.
C7: Trong các hình sau đây, hình nào vẽ vị trí đặt thước đúng để đo chiều dài bút chì?
Không đặt thước dọc theo chiều dài bút chì.
Đặt thước dọc theo chiều dài bút chì, nhưng một đầu không ngang bằng với vạch số 0.
Đặt thước dọc theo chiều dài bút chì, vạch số 0 ngang bằng với một đầu của bút chì.
C8: Trong các hình sau đây, hình nào vẽ vị trí đặt mắt đúng để đọc kết quả đo?
Đặt mắt nhìn theo hướng xiên sang phải.
Đặt mắt nhìn theo hướng xiên sang trái.
Đặt mắt nhìn theo hướng vuông góc với cạnh của thước tại đầu của vật.
C9: Quan sát kĩ hình 2.3 và ghi kết quả đo tương ứng.
l = (1) .
l = (2) .
l = (3) .
C10: Kinh nghiệm cho thấy độ dài của sải tay một người thường gần bằng chiều cao của người đó. Độ dài vòng nắm tay thường gần bằng chiều dài của bàn chân người đó.
 Hãy kiểm tra lại xem có đúng không?
II. Vận dụng.
C7: Câu c.
C8: Câu c.
C9: Câu a, b, c đều bằng 7 cm.
C10: 
* Hoạt động 5: Củng cố - hướng dẫn về nhà (8’)
- Giáo viên yêu cầu học sinh: Nhắt lại toàn bộ qui trình đo, cách đo:
+ Thế nào là đặt thước và mắt nhìn đúng qui cách ?
+ Thế nào là đọc kết quả đo đúng qui cách ?
+ Xử lí kết quả đo thế nào ?
Học sinh: Vài em nhắt lai phần ghi nhớ trong SGK
Học sinh: Trả lời 1-2.7, 1-2.8 , SBT/5
- Về nhà học bài làm bài tập 1-2.9 , 1-2.10
 * Tiết sau mỗi nhóm chuẩn bị :
+ Một chai nhựa và một cốc đựng nước
+ Một bình chia độ có độ ĐCNN là 1cm Và GHĐ là 200cm
+ Một ca đong 0,5lít
+ Một bơm tiêm thuốc (không có kim) 5cm

Tài liệu đính kèm:

  • docTiết 2 đo độ dài (tt).doc