Giáo án lớp 6 môn Lí - Tiết 12 - Bài 11: Khối lượng riêng. Trọng lượng riêng

Giáo án lớp 6 môn Lí - Tiết 12 - Bài 11: Khối lượng riêng. Trọng lượng riêng

1. Kiến thức:

- Nắm vững định nghĩa khối lượng riêng, trọng lượng riêng của một chất.

- Vận dụng công thức m = D.V và P = d.V để tính khối lượng và trọng lượng của một vật.

2. Kĩ năng:

- Biết sử dụng bảng số liệu để tra cứu tìm khối lượng riêng, trọng lượng riêng của các chẩt.

- Đo được trọng lượng riêng của chất làm quả cân.

3. Thái độ:

- Có ý thức hợp tác nhóm.

- Vận dụng kiến thức học được để giải thích các hiện tượng trong thực tế đời sống.

 

doc 3 trang Người đăng levilevi Lượt xem 843Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 6 môn Lí - Tiết 12 - Bài 11: Khối lượng riêng. Trọng lượng riêng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 31.10.2009	Vật lý 6 Ngày dạy: 02.11.2009	 	Tiết 12
BÀI 11
KHỐI LƯỢNG RIÊNG. TRỌNG LƯỢNG RIÊNG
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức:
Nắm vững định nghĩa khối lượng riêng, trọng lượng riêng của một chất.
Vận dụng công thức m = D.V và P = d.V để tính khối lượng và trọng lượng của một vật.
Kĩ năng:
Biết sử dụng bảng số liệu để tra cứu tìm khối lượng riêng, trọng lượng riêng của các chẩt.
Đo được trọng lượng riêng của chất làm quả cân.
Thái độ:
Có ý thức hợp tác nhóm.
Vận dụng kiến thức học được để giải thích các hiện tượng trong thực tế đời sống.
II. CHUẨN BỊ:
 Cho mỗi nhóm học sinh: lực kế GHĐ 2,5N, một quả cân 200g, bình chia độ có GHĐ 250 cm3.
III. Tổ chức hoạt động dạy và học
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Ghi bảng
* Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ – Tổ chức tình huống học tập (5’)
Học sinh 1: Viết hệ thức liên hệ giữa trọng lượng và khối lượng của cùng một vật? Áp dụng tính trọng lượng của một người nặng 60kg?
Học sinh 2: Cho biết lực kế dùng để làm gì? Cho biết cách để đo một lực?
* Tổ chức tình huống học tập: Thời xưa, người ta làm thế nào để cân được một chiếc cột bằng sắt có khối lượng gần 10 tấn?
Bài 11
KHỐI LƯỢNG RIÊNG 
TRỌNG LƯỢNG RIÊNG
* Hoạt động 2: Xây dựng khái niệm khối lượng riêng và công thức tính khối lượng của một vật theo khối lượng riêng. (15’)
Yêu cầu học sinh đọc yêu cầu của câu C1.
Yêu cầu học sinh hoạt động nhóm để trả lời câu C1.
Giáo viên hỏi:
V = 1dm3 m = 7,8kg
V = 1m3 m = ?
V = 0,9m3 m = ?
Giáo viên gợi ý:
Ta có:
V= 1m3 sắt có m = 7800kg
7800kg của 1m3 sắt gọi là khối lượng riêng của sắt.
Giáo viên: vậy khối lượng riêng là gì?
Giáo viên hỏi: đơn vị của khối lượng riêng là gì?
Học sinh: đơn vị của khối lượng riêng là kg/m3
Giáo viên cho học sinh đọc bảng khối lượng riêng của các chất.
Yêu cầu học sinh cho nhận sét về số liệu đọc được ở bảng?
Học sinh: cùng 1m3 nhưng các chất khác nhau có khối lượng riêng khác nhau.
 Chính vì mỗi chất có khối lượng riêng khác nhau mà chúng ta có thể giải quyết câu hỏi ở đầu bài.
Giáo viên gợi ý: 
1m3 đá có m = ?
0,5m3 đá có m = ?
Học sinh: 1m3 đá có m = 2600kg 
 0,5m3 đá có m = 1300kg.
Giáo viên: 
+ Muốn biết khối lượng của một vật có nhất thiết phải cân không?
+ Nếu không cần cân thì ta phải làm như thế nào?
Từ phép toán ở câu C2, yêu cầu học sinh tìm các chữ trong khung điền vào chổ trống theo yêu cầu của câu C3.
I. Khối lượng riêng. Tính khối lượng của các vật theo khối lượng riêng.
1. Khối lượng riêng.
C1: Chọn phương án B.
V = 1dm3 m = 7,8kg
V = 1m3 m = ?
V = 0,9m3 m = ?
Khối lượng của một mét khối một chất được gọi là khối lượng riêng của chất đó.
Đơn vị của khối lượng riêng là kg/m3.
2. Bảng khối lượng riêng của một số chất.
Cùng có thể tích là 1 mét khối, các chất khác nhau có khối lượng riêng khác nhau.
3. Tính khối lượng của một vật theo khối lượng riêng.
C2: m = 0,5m3. 2600kg/m3 
 = 1300kg.
m = D.V
* Hoạt động 3: Tìm hiểu trọng lượng riêng (10)
Yêu cầu học sinh tìm hiểu trọng lượng riêng là gì?
Giáo viên khắc sâu: trọng lượng của một mét khối của một chất gọi là trọng lượng riêng của chất đó.
Giáo viên gợi ý cho học sinh hiểu được đơn vị trọng lượng riêng qua định nghĩa.
Yêu cầu học sinh hoàn thành câu C4.
Giáo viên kiểm tra.
Dựa vào công thức của bài trước: P = 10m. Yêu cầu học sinh xây dựng công thức d = 10D.
II. Trọng lượng riêng.
1. Trọng lượng của một mét khối của một chất gọi là trọng lượng riêng của chất đó.
2. Đơn vị của trọng lượng riêng là niutơn trên mét khối (N/m3)
C4: 
d là trọng lượng riêng (N/m3)
P là trọng lượng (N)
V là thể tích (m3)
3. Ta có mà P = 10m
 mà 
* Hoạt động 4: Xác định trọng lượng riêng của một chất (5’)
Yêu cầu học sinh tìm phương án xác định d?
Giáo viên gợi ý:
+ Biểu thức d = ? 
+ Dựa vào biểu thức d, cần phải xác định các đại lượng trong biểu thức bằng phương pháp nào?
Học sinh: dùng lực kế để đo trọng lượng quả cân, dùng bình chia độ để đo thể tích quả cân, dùng công thức d = P/V để tính trọng lượng riêng của quả cân.
III. Xác định trọng lượng riêng của một chất.
C5.
+ Ta cần: đo trọng lượng quả cân, đo thể tích quả cân, tính trọng lượng riêng của quả cân.
* Hướng dẫn 5: Vận dụng – củng cố - hướng dẫn về nhà (10’)
Yêu cầu học sinh cho biết:
+ Thế nào là khối lượng riêng của một chất? Đơn vị là gì? Công thức tính khối lượng thông qua khối lượng riêng và thể tích của vật?
+ Cùng một thể tích, các chất khác nhau có khối lượng riêng giống nhau không?
+ Không cần cân, làm cách nào để biết khối lượng của một thanh sắt?
+ Thế nào là trọng lượng riêng của một chất? Đơn vị của trọng lượng riêng là gì? Công thức tính trọng lượng riêng thông qua trọng lượng và thể tích của vật?
+ Công thức liên hệ giữa trọng lượng riêng và khối lượng riêng?
Yêu cầu học sinh làm câu C6.
Gọi học sinh lên bảng làm 
Yêu cầu học sinh về nhà làm câu C7. Ghi kết quả thu được vào vở.
Yêu cầu học sinh đọc phần “Có thể em chưa biết”.
* Hướng dẫn về nhà: 
Học bài, trả lời được các câu hỏi từ C1 đến C6 
Làm các bài tập trong sách bài tập
Tiến hành làm câu C7 và ghi kết quả vào vở. 
Chuẩn bị trước Mẫu báo cáo thực hành để tiết sau thực hành.
IV. Vận dụng.
C6:
V = 40dm3 = 0,04 m3
 m = D.V = 7800. 0,04 = 312kg.
 trọng lượng P = 10m = 3120N

Tài liệu đính kèm:

  • docTiết12 khối lượng riêng trọng lượng riêng.doc