Giáo án Vật lí 6 - Tiết số 01 đến tiết 17

Giáo án Vật lí 6 - Tiết số 01 đến tiết 17

1. Biết đo chiều dài trong một số tình huống thường gặp.

Biết đo thể tích theo phương pháp bình tràn.

2. Nhận dạng tác dụng của lực như là đẩy hoặc kéo của vật.

Mô tả được kết quả tác dụng của lực như làm biến dạng vật hay làm biến đổi chuyển động của vật.

Chỉ ra được hai lực cân bằng khi chúng cùng tác dụng vào một vật đang đứng yên.

3. Nhận biết được biểu hiện của lực đàn hồi như là lục do vật bị biến dạng đàn hồi tác dụng lên vật gây ra biến dạng.

So sánh lực mạnh, lực yếu dựa vào tác dụng của lực làm biến dạng nhiều hay ít.

Biết sử dụng lực kế để đo lực trong một số trường hợp thông thường và biết đơn vị lực là Newton.

4. Phân biệt khối lượng (m) và trọng lượng (P):

 

doc 51 trang Người đăng levilevi Lượt xem 790Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Vật lí 6 - Tiết số 01 đến tiết 17", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CƠ HỌC
MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG
1. Biết đo chiều dài trong một số tình huống thường gặp.
Biết đo thể tích theo phương pháp bình tràn.
2. Nhận dạng tác dụng của lực như là đẩy hoặc kéo của vật.
Mô tả được kết quả tác dụng của lực như làm biến dạng vật hay làm biến đổi chuyển động của vật.
Chỉ ra được hai lực cân bằng khi chúng cùng tác dụng vào một vật đang đứng yên.
3. Nhận biết được biểu hiện của lực đàn hồi như là lục do vật bị biến dạng đàn hồi tác dụng lên vật gây ra biến dạng.
So sánh lực mạnh, lực yếu dựa vào tác dụng của lực làm biến dạng nhiều hay ít.
Biết sử dụng lực kế để đo lực trong một số trường hợp thông thường và biết đơn vị lực là Newton.
4. Phân biệt khối lượng (m) và trọng lượng (P):
- Khối lượng là lượng vật chất chứa trong vật, còn trọng lượng là lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật. Trọng lượng là độ lớn của trọng lực.
- Khối lượng đo bằng cân, đơn vị là kilogam (kg), trọng lượng đo bằng lực kế, đơn vị là Newton,
- Trong điều kiện thông thường, khối lượng của vật không thay đổi còn trọng lượng có thay đổi chút ít tùy theo vị trí của vật đối với Trái Đất.
- Ở Trái Đất, một vật cố khối lượng 1kg trì trọng lượng được tính tròn là 10N. 
- Biết cách đo khối lượng của vật bằng cân đòn.
- Biết cách xác định khối lượng riêng (D) của vật, đơn vị là kg/m3 và trọng lượng riêng (d) của vật đơn vị là N/m3.
5. Biết sử dụng ròng rọc, đòn bẩy, mặt phẳng nghiêng để đổi hướng của lực hoặc dùng lực nhỏ để thắng lực lớn.
Tiết 1
BÀI MỘT
ĐO ĐỘ DÀI
I. MỤC TIÊU
Biết đo độ dài trong một số tình huống thông thường theo quy tắc đo, bao gồm:
Ước lượng chiều dài cần đo; Chọn thước đo thích hợp; Xác định GHĐ và ĐCNN của thước đo; Đặt thước đúng, đặt mắt để nhìn và đọc đúng kết quả đo; Biết tính giá trị trung bình các kết quả đo.
2. Rèn luyện tính trung thực thông qua việc ghi kết quả đo, ý thức hợp tác làm việc trong nhóm.
II. CHUẨN BỊ
Cho mỗi nhóm:
- Một thước kẻ có ĐCNN đến mm.
- Một thước dây hoặc thước met có ĐCNN đến 0,5 cm.
- Chép sẵn ra giấy bảng 1.1 “Bảng đo kết quả đo độ dài”.
- Tranh vẽ to minh họa ba trường hợp đầu cuối của vật không trùng với vạch chia gần sau 1 vạch chia, giữa 2 vạch chia và gần trước vạch chia tiếp theo.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định.
2. Bài mới
PHƯƠNG PHÁP 
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập
Hình 1
 Cho học sinh quan sát hình 1 và trả lời câu hỏi: Tại sao độ dài của cùng một đoạn dây, mà hai chị em lại có kết quả khác nhau? 
- Do gang tay của chị lớn hơn gang tay của em cho nên xảy ra tình trạng có hai kết quả đo khác nhau.
- Độ dài của gang tay trong mỗi lần đo có thể khác nhau, cách đặt tay không chính xác
Để tránh tranh cãi, hai chị em cần phải thống nhất điều gì?
Hoạt động 2: Ôn lại và ước lượng độ dài của một số đơn vị đo độ dài.
Giáo viên có thể đặt câu hỏi gợi ý: đơn vị đo độ dài là gì? Từ đó giới thiệu cho học sinh biết đơn vị đo chiều dài. Nh¾c HS tù «n môc I
I. ĐƠN VỊ ĐO ĐỘ DÀI
Hoạt động 3: Tìm hiểu dụng cụ đo độ dài
II. ĐO ĐỘ DÀI
1. Tìm hiểu dụng cụ đo:
Yêu cầu học sinh quan sát hình 2 và trả lời câu hỏi C4
C4. Thợ mộc dùng thước cuộn, học sinh dùng thước kẻ, người bán vải dùng thước mét.
Treo tranh vẽ to thước dài 20cm và ĐCNN 2mm yêu cầu xác định giới hạn đo và ĐCNN.
- Độ dài lớn nhất ghi trên thước là bao nhiêu?
- Khoảng cách giữa hai vạch liên tiếp là bao nhiêu?
Giáo viên thông báo:
Hình 2
Học sinh làm việc độc lập và trả lời:
20 cm
2 mm
- GHĐ của một thước là độ dài lớn nhất ghi trên thước.
- ĐCNN là độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước.
C5- Hãy cho biết GHĐ và ĐCNN của thước mà em đang có?
C5 - Học sinh trả lời theo kết quả thu được
C6- Chọn thước nào?
C6- a. thước 2.
 b. thước 3.
 c. thước 1.
Hoạt động 4: Đo độ dài
Dùng bảng 1.1 (xem Phụ lục) và hướng dẫn học sinh đo độ dài và ghi kết quả vào bảng: cách đặt thước và cách nhìn đọc kết quả sao cho chính xác.
Phân nhóm học sinh: yêu cầu các nhóm đồng loạt đo.
Sau đó tính trung bình các lần đo.
Phân công làm việc: dùng thước đo chiều dài bàn học và bề dày quyển sách Vật lý 6 và lên ghi kết quả vào bảng. Sau ba lần đo thu được các kết quả l1; l2; l3.
Ghi nhớ:
Đơn vị đo độ dài hợp pháp của Việt Nam là met (m).
Khi đo độ dài cần biết GHĐ và ĐCNN của thước.
Hoạt động 5: Thảo luận về cách đo độ dài.
I. CÁCH ĐO ĐỘ DÀI
Giáo viên dùng các câu hỏi C1 đến C5 để hướng dẫn thảo luận vào bài học. Chú ý uốn nắn các câu trả lời của học sinh.
Đối với C2, giáo viên cần chú ý khắc sâu ý: Trên cơ sở ước lượng gần đúng kết quả độ dài cần đo để chọn thước phù hợp khi đo. 
Lưu ý: dùng thước kẻ cũng có thể đo được chiều dài bàn học, cũ như dùng thước dây đo bề dày quyển sách. Nhưng không chọn như vậy vì độ chính xác không cao (do ĐCNN không phù hợp với vật cần đo).
C1: Tùy học sinh.
C2: Trong 2 thước đã cho (thước dây và thước kẻ) chọn thước dây để đo chiều dài bàn học, vì chỉ phải đo 1 hoặc 2 lần. Thước kẻ để đo chiều dài quyển sách vì có ĐCNN (1mm) nhỏ hơn bề dài quyển sách, nên kết quả đo chính xác hơn.
Nếu đặt đầu vật không trùng với vạch 0 thì điều gì sẽ xảy ra? Giáo viên thông báo cho học sinh trong trường hợp này có thể lấy kết quả bằng hiệu của hai giá trị tương ứng ở hai đầu vật.
C3: Đặt thước đo dọc theo chiều dài cần đo, vạch số 0 ngang với một đầu của vật.
C4: Đặt mắt nhìn theo hướng vuông góc với cạnh thước ở đầu kia của vật.
C5. Nếu đầu cuối của vật không trùng với vạch, thì đọc và ghi kết quả đo theo vạch chia gần nhất với đầu kia của vật.
Hoạt động 6: Rút ra kết luận:
Rút ra kết luận:
Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi C6: Hãy chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống.
Cho học sinh thảo luận theo nhóm và gọi rút ra kết luận, sau đó thống nhất và ghi vào vở.
a- Ước lượng độ dài cần đo.
b- Chọn thước có GHĐ và có ĐCNN thích hợp.
c- Đặt thước dọc theo độ dài cần đo sao cho một đầu của vật ngang bằng với vạch số 0 của thước.
d- Đặt mắt nhìn theo hướng vuông góc với cạnh thước ở đầu kia của vật.
e- Đọc và ghi kết quả theo vạch chia gần nhất với đầu kia của vật.
Hình 3
Hoạt động 7: Vận dụng: 
Hình 5
Hình 4
VẬN DỤNG
Yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi C7 đến C9 theo các hình 3, 4, 5
C7- c.
C8- c.
C9- (1), (2), (3): 7cm.
Yêu cầu học sinh đọc phần ghi nhớ và ghi vào vở.
Cách đo độ dài:
Ước lượng độ dài cần đo để chọn thước đo thích hợp.
Đặt thước và mắt nhìn đúng cách.
Đọc và ghi kết quả đúng quy định.
BTVN: C10- Học sinh tự kiểm tra và kết luận theo yêu cầu của SGK.
1-2.1 đến 1-2.11
CÓ THỂ EM CHƯA BIẾT
- Inch và dặm (mile) là đơn vị đo độ dài thường dùng của nước Anh và các nước sử dụng tiếng Anh.
1 inch = 2.54 cm, một đốt ngón tay của người lớn có chiều dài khoảng 1 inch. Tivi 21 inch có nghĩa là đường chéo màn hình dài 21 inch = 53.3 cm.
Để đo những khoảng cách rất lớn trong vũ trụ người ta không dùng đơn vị met hoặc kilomet, mà dùng đơn vị năm ánh sáng viết tắt là n.a.s.
1 n.a.s = 9461 tỷ km.
Tiết 2
BÀI BA
ĐO THỂ TÍCH CHẤT LỎNG
I. MỤC TIÊU
1. Kể tên được một số dụng cụ thường dùng để đo thể tích chất lỏng.
2. Biết xác định thể tích của chất lỏng bằng dụng cụ đo thích hợp.
II. CHUẨN BỊ
1 xô đựng nước.
Bình 1 đựng nước chưa biết dung tích (đầy nước).
Bình 2 đựng một ít nước, 1 bình chia độ, 1 vài loại ca đong
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Ổn định
Câu hỏi kiểm tra bài cũ:
- Trình bày cách đo độ dài. 
- Đọc như thế nào để có kết quả đo chính xác nhất?
Bài mới
PHƯƠNG PHÁP
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập.
Dùng tranh vẽ trong SGK hỏi: Làm thế nào để biết chính xác cái bình, cái ấm chứa được bao nhiêu nước?
Học sinh có thể phát biểu theo cảm tính theo tiêu mục bài học: đo thể tích.
- Làm thế nào để biết trong bình còn bao nhiêu nước?
Hoạt động 2: Ôn lại đơn vị đo thể tích
I. ĐƠN VỊ ĐO THỂ TÍCH
Mỗi vật dù to hay nhỏ, đều chiếm một thể tích trong không gian.
Hướng dẫn học sinh ôn lại các đơn vị đo thể tích: Đơn vị đo thể tích thường dùng là gì?
Giáo viên giới thiệu thêm: đơn vị đo thể tích chất rắn làm m3, chất lỏng là lit, minilit, cc
Đơn vị đo thể tích thường dùng là met khối (m3) và lít (l).
1 l = 1dm3; 1ml= 1cm3=1cc.
C1: Tìm số thích hợp điền vào chỗ trống:
- 1 m3 = 1.000 dm3 = 1.000.000 cm3.
- 1 m3 = 1.000 l = 1.000.000 ml =1.000.000cc
Hoạt động 3: Tìm hiểu về các dụng cụ đo thể tích
II. ĐO THỂ TÍCH CHẤT LỎNG
1. Tìm hiểu dụng cụ đo:
Hướng dẫn học sinh tự đọc sách rồi thảo luận các câu hỏi C3 đến C5.
 Hình 6
Trên hình 6: quan sát và cho biết tên các dụng cụ đo và cho biết GHĐ và ĐCNN của các dụng cụ đo?
- Ca đong có GHĐ 1l và ĐCNN 0.5l.
- Ca đong nhỏ có GHĐ và ĐCNN 0.5l.
- Can nhựa có GHĐ 5l và ĐCNN 1l.
Trên đường giao thông, những người bán lẻ xăng dầu sử dụng dụng cụ đong nào?
- Người ta có thể sử dụng các loại can, chai có dung tích cố định để đong.
Để lấy thuốc tiêm, nhân viên ytế thường dụng cụ nào?
- Dùng ống xilanh để lấy thuốc.
C3. Nếu không có dùng cụ đo thì em có thể dùng những dụng cụ nào để đo thể tích chất lỏng ở nhà?
- Có thể dùng những chai, can đã biết trước dung tích để đong thể tích chất lỏng.
C4. Trong phòng thí nghiệm các bình chia độ thường dùng là các bình thủy tinh có thang đo (hình 7)
 Hình 7: Các loại bình chia độ
C5. Điền vào chỗ trống
- Những dụng cụ dùng đo thể tích chất lỏng là chai, lọ, ca đong có ghi sẵng dung tích, các loại ca đong (xô, chậu, thùng) biết trước dung tích
Hoạt động 4: Tìm hiểu cách đo thể tích.
2. Tìm hiểu cách đo thể tích:
Yêu cầu học sinh làm việc cá nhân và trả lời các câu hỏi. Thống nhất và cho ghi vào vở.
Hình 8
C6. Ở hình 8, hãy cho biết cách đặt bình chia độ nào cho kết quả đo chính xác?
- Hình b: Đặt thẳng đứng.
C7. Xem hình 8, hãy cho biết cách đặt mắt nào cho biết kết quả chính xác?
- Cách b: Đặt mắt nhìn ngang với mực chất lỏng ở giữa bình.
C8. Hãy đọc thể tích:
a- 70 cm3; b- 50 cm3; c- 40 cm3.
 Rút ra kết luận:
Yêu cầu học sinh thảo luận và lần lượt trả lời các ý trong câu hỏi C9 để rút ra kết luận cuối cùng.
Lưu ý: ước lượng bằng mắt để lựa chọn loại bình chia độ có GHĐ và ĐCNN thích hợp.
Chọn từ thích hợp trong khung điền vào chỗ trống: Khi đo thể tích chất lỏng bằng bình chia độ cần:
a- Ước lượng thể tích cần đo.
b- Chọn bình chia độ có GHĐ và có ĐCNN thích hợp.
c- Đặt bình chia độ thẳng đứng.
d- Đặt mắt nhìn ngang với độ cao mực chất lỏng trong bình.
e- Đọc và ghi kết quả đo theo vạch chia gần nhất với mực chất lỏng.
Hoạt động 5: Thực hành
3. Thực hành:
Dùng bình 1 và 2 để minh họa lại hai caâu hỏi đã đặt ra ở đầu bài. Nêu mục đích thí nghiệm: xác định thể tích chất lỏng bằng bình chia độ.
Chia nhóm yêu cầu thực hành và quan sát các nhóm làm việc.
* Chuẩn  ...  nghiệm, Giáo viên hướng dẫn học sinh rút ra kết luận.
Hãy cho biết lực kéo vật trên MPN phụ thuộc vào cách kê MPN như thế nào?
Giáo viên hướng dẫn học sinh đề ra các phương án trả lời dựa vào bảng kết quả thí nghiệm thu được.
Lực kéo trên MPN càng nhỏ (hoặc càng lớn) khi:
- MPN có độ nghiêng càng ít (càng nhiều).
- Kê đầu MPN càng thấp (càng cao).
- Dùng MPN có độ dài càng lớn (càng nhỏ).
- Tăng độ dài đồng thời giảm độ cao của MPN.
Hướng dẫn học sinh ghi phần ghi nhớ vào vở.
Dùng MPN có thể kéo vật lên với một lực kéo nhỏ hơn trọng lượng của vật.
Mặt phẳng càng nghiêng ít, thì lực cần để kéo vật trên mặt phẳng đó càng nhỏ.
Hoạt động 4: Vận dụng và củng cố.
4. Vận dụng:
Nêu hai ví dụ về MPN.
- Hình 32, người ta dùng MPN để lăn những chiếc thùng lên sàn xe ôtô.
- Ở nhà, ta thường làm con dốc dùng để đẩy xe vào trong nhà một cách dễ dàng hơn.
Tại sao khi lên dốc càng thoai thoải, càng dễ dàng hơn.
Dốc càng thoai thoải tức là độ nghiêng càng ít, khi đó lực nâng khi đi càng nhỏ, như vậy người ta thấy sẽ dễ dàng hơn.
Ở hình 35 chú Bình đã dùng một lực 500N đưa một thùng phuy 2000N lên sàn xe. Nếu sử dụng tấm ván dài hơn thì chú Bình sử dụng lực nào có lợi hơn?
Ta đã biết với cùng một độ cao, độ dài MPN càng lớn thì lực nâng càng nhỏ.
Nếu sử dụng MPN dài hơn thì chú Bình sẽ sử dụng lực nâng F < 500N.
Để củng cố cho học sinh, Giáo viên đặt câu hỏi:
Cho biết lợi ích của MPN?
Lực kéo vật trên MPN phụ thuộc vào độ nghiêng của MPN như thế nào?
BTVN: 14.1 đến 14.5 SBT.
Hình 35
PHỤ LỤC BÀI HỌC
1. Bảng Kết quả thí nghiệm:
Lần đo
Mặt phẳng nghiêng
Trọng lượng của vật P=F1
Cường độ của lực kéo vật F2
Lần 1
Độ nghiêng lớn
F1=..............N
F2=......................N
Lần 2
Độ nghiêng vừa
F2=......................N
Lần 3
Độ nghiêng nhỏ
F2=......................N
CÓ THỂ EM CHƯA BIẾT
Các kim tự tháp của Ai Cập được xây dựng cách đây 2000 năm, là một trong những kỳ quan của nhân loại. Trong số các kim tự tháp này có “Kim tự tháp Lớn” cao 138m, được xây dựng bằng 2300000 tảng đá, mỗi tảng đá nặng khoảng 25000N. Trong hình 36, người họa sĩ tưởng tượng cảnh những người nô lệ dùng MPN để kéo những tảng đá khổng lồ lên xây kim tự tháp.
RÚT KINH NGHIỆM
Ngày soạn: 02/12/2011
Tiết 16
ÔN TẬP
I. MỤC TIÊU
Củng cố và hệ thống kiến thức cho học sinh	.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Tổ chức ôn tập
Cho học sinh nhắc lại một số kiến thức trọng tâm đã học trong Học kỳ 1. Chú ý cho phát biểu chuẩn xác các thuật ngữ vật lý.
2. Cần nhấn mạnh các kiến thức về lực và khối lượng tạo cơ sở vững chắc để giải bài tập vật lý một cách thành thạo.
Lực là gì? Thế nào là hai lực cân bằng?
Trình bày các dấu hiệu để nhận biết có lực tác dụng vào vật?
Giữa khối lượng và trọng lượng của cùng một vật có một quan hệ gì với nhau?
KLR và TLR của vật là gì?
Công thức và đơn vị.
Cho biết hệ thức liên hệ giữa KLR và TLR của cùng một vật.
Để đo độ dài ta dùng thước.
Để đo thể tích chất lỏng có thể dùng bình chia độ, ca đong...
Thể tích của vật rắn bất kỳ không thấm nước có thể đo được bằng cách:
a. Thả chìm vào chất lỏng đựng trong bình chia độ. Thể tích của phần chất lỏng dâng lên bằng thể tích của vật.
b. Khi vật rắn không bỏ lọt bình chia độ, thì thả vật đó vào trong bình tràn. Thể tích của phần chất lỏng tràn ra bằng thể tích của vật.
Người ta dùng cân để đo khối lượng.
Khi vật này đẩy hoặc kéo vật kia, ta nói vật này tác dụng lực lên vật kia.
Hai lực cân bằng là hai lực mạnh như nhau, có cùng phương nhưng ngược chiều.
Lực tác dụng lên một vật có thể làm biến động chuyển động của vật đó hoặc làm nó bị biến dạng.
Giữa trọng lượng và khối lượng của cùng một vật có hệ thức P=10m, trong đó P là trọng lượng của vật đo bằng Newton còn m là khối lượng đo bằng kilogam.
- KLR của một chất được xác định bởi khối lượng của một đơn vị thể tích (1m3) chất đó: D=m/V.
- Đơn vị KLR là kg/m3.
- TLR được xác định bởi trọng lượng của đơn vị thể tích (1m3) chất đó.
- Công thức tính TLR theo KLR là d=10D.
Hoạt động 2: Luyện tập
Hướng dẫn giải
1. Biết 10 lít cát có khối lượng 15kg.
a. Thể tích của một tấn cát.
b. Trọng lượng của 3m3 cát.
1a. 
10 l= 1 dm3=10.10-3m3.
KLR của cát
 Vậy thể tích cát 
b. P=10m=10DV=10.1,5.103.3=45000N
2. 1kg kem giặt VISO có thể tích 900cm3. Tính KLR của kem giặt và so sánh với KLR của nước. 
2. Thể tích V= 900cm3=9.10-4m3
Áp dụng công thức tính KLR ta tính được KLR của kem giặt là 1111 kg/m3, vậy KLR của kem giặt lớn hơn KLR của nước.
Ngày soạn: 15/12/2011
Tiết 17
KIỂM TRA HỌC KÌ
I. MỤC TIÊU
Kiểm tra kiến thức của học sinh nhằm đánh giá kết quả học tập của học sinh.
II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
	ĐỀ BÀI
Phßng GD §T HuyÖn Gia L©m
Tr­êng THCS §×nh xuyªn
Hä vµ tªn: ..
Líp: ..
®Ò kiÓm tra häc k× I 
N¨m häc: 2009 – 2010
-----------------------------
MOÂN THI: VËt lÝ 6 - §Ò sè I
Thêi gian: 45’ ( kh«ng kÓ thêi gian ph¸t ®Ò).
I. Bµi tËp tr¾c nghiÖm. ( 4 ®iÓm)
C©u 1: §Ó ®o thÓ tÝch mét l­îng chÊt láng ­íc chõng kho¶ng 120 cm3, cã thÓ dïng b×nh ®o thÓ tÝch nµo sau ®©y lµ hîp lý nhÊt?
A. B×nh cã GH§ 1 lÝt, §CNN lµ 1 mm3 B. B×nh cã GH§ 150 cm3, §CNN lµ 1 mm3 
C. B×nh cã GH§ 1,5 lÝt, §CNN lµ 1 mm3 D. B×nh cã GH§ 200 cm3, §CNN lµ 1 mm3
C©u 2: Muèn ®o chiÒu dµi 1 c¸i bót ch×, em sÏ dïng th­íc nµo?
A. Th­íc gç cã GH§ 50cm vµ §CNN 1cm. 
B. Th­íc kÎ cã GH§ 20cm vµ §CNN 1mm.
C. Th­íc nhùa cã GH§ 10cm vµ §CNN 5cm. 
D. Th­íc d©y cã GH§ 1m vµ §CNN 1cm.
C©u 3: Khi nÐn qu¶ bãng th× lùc cña tay ta ®· lµm cho qu¶ bãng:
A. chØ biÕn d¹ng	 B. chØ biÕn ®æi chuyÓn ®éng
C. võa thay ®æi chuyÓn ®éng võa bÞ biÕn d¹ng 	 D. kh«ng cã hiÖn t­îng nµo xÈy ra.
C©u 4: C¸i bµn ®øng yªn trªn nÒn nhµ v×?
A. chÞu t¸c dông cña trong lùc B. chÞu t¸c dông cña mÆt ®Êt
C. kh«ng chÞu t¸c dôngcña lùc nµo. D. chÞu t¸c dông cña hai lùc c©n b»ng.
C©u 5: Nèi mét mÖnh ®Ò thÝch hîp ë cét A víi mét mÖnh ®Ò thÝch hîp ë cét B (1 ®iÓm)
1. §Ó ®o khèi l­îng cña mét gãi hµng 
2. §Ó ®o träng l­îng riªng cña n­íc 
3. §Ó ®o lùc kÐo cña tay 
4. §Ó ®o khèi l­îng riªng cña c¸c qu¶ c©n.
A. ta cÇn sö dông mét c¸i c©n.
B. ta cÇn sö dông mét c¸i lùc kÕ.
C. ta cÇn sö dông mét c¸i c©n vµ mét c¸i b×nh chia ®é.
D. ta cÇn sö dông mét c¸i lùc kÕ vµ mét c¸i b×nh chia ®é.
C©u 6 : Chän c¸c gi¸ trÞ thÝch hîp ®iÒn vµo chç trèng. (800kg/m3; 1000kg/m3; 7800kg/m3;11300kg/m3)
 A. Khèi l­îng riªng cña ch× lµ ..
Khèi l­îng riªng cña dÇu ¨n lµ .
Khèi l­îng riªng cña n­íc lµ 
Khèi l­îng riªng cña s¾t lµ ...
II. Bµi tËp tù luËn. ( 7 ®iÓm) 
1. T×m sè thÝch hîp ®iÒn vµo chç trèng: ( 2 §)
a. 4800mm = .m b. 0,5m3 = .cm3 
c. 6700g = kg d. P = 86N ® m = .. kg 
2. LÇn l­ît treo vµo cïng mét lß xo c¸c vËt cã khèi l­îng sau: m1 = 3kg ; m2 = 0,5kg ; m3 = 0,9kg ; m4 = 1,8kg . Em h·y cho biÕt tr­êng hîp nµo ®é biÕn d¹ng cña lß xo lµ lín nhÊt, nhá nhÊt? Gi¶i thÝch. ( 2 ®)
3. H·y tÝnh khèi l­îng cña gç trªn 3 xe chë gç biÕt mçi xe chøa 5m3 gç vµ khèi l­îng riªng cña gç lµ 800kg/m3( 2 ®)
Phßng GD §T HuyÖn Gia L©m
Tr­êng THCS §×nh xuyªn
Hä vµ tªn: ..
Líp: ..
®Ò kiÓm tra häc k× i 
N¨m häc 2008 – 2009
------------------------------------------
m«n thi : vËt lÝ 6 - §Ò Sè II
Thêi gian: 45’ kh«ng kÓ ph¸t ®Ò.
I. Bµi tËp tr¾c nghiÖm. ( 4 ®iÓm)
C©u 1: §Ó ®o thÓ tÝch mét l­îng chÊt láng ­íc chõng kho¶ng 80 cm3, cã thÓ dïng b×nh ®o thÓ tÝch nµo sau ®©y lµ hîp lý nhÊt?
A. B×nh cã GH§ 100 cm3, §CNN lµ 1 mm3 B. B×nh cã GH§ 10 cm3, §CNN lµ 1 mm3 
C. B×nh cã GH§ 1,5 lÝt, §CNN lµ 1 mm3 D. B×nh cã GH§ 8 lÝt, §CNN lµ 1 mm3
C©u 2: Muèn ®o v¶i ®Ó may 1 bé quÇn ¸o ngñ em sÏ dïng th­íc nµo?
A. Th­íc gç cã GH§ 50cm vµ §CNN 0,5cm. 
B. Th­íc d©y cã GH§ 2m vµ §CNN 5cm.
C. Th­íc d©y cã GH§ 1m vµ §CNN 1cm. 
D. Th­íc kÎ cã GH§ 30cm vµ §CNN 0,5cm.
C©u 3: Khi ®¸ qu¶ bãng th× lùc cña bµn ch©n ta ®· lµm cho qu¶ bãng:
A. ChØ biÕn d¹ng	 B. ChØ biÕn ®æi chuyÓn ®éng
C. Võa biÕn ®æi chuyÓn ®éng võa bÞ biÕn d¹ng 	 D. kh«ng cã hiÖn t­îng nµo xÈy ra.
C©u 4: Bãng ®Ìn treo trªn trÇn nhµ ®øng yªn v×:
A. Kh«ng chÞu t¸c dông cña vËt nµo. B. ChÞu t¸c dông cña lùc kÐo cña sîi d©y.
B. ChÞu t¸c dông cña träng lùc D. chÞu t¸c dông cña 2 lùc c©n b»ng 
C©u 5: Nèi mét mÖnh ®Ò thÝch hîp ë cét A víi mét mÖnh ®Ò thÝch hîp ë cét B (1 ®iÓm)
1. §Ó ®o träng l­îng riªng cña dÇu 
2. §Ó ®o khèi l­îng cña mét tói ®­êng 
3. §Ó ®o khèi l­îng riªng cña c¸c hßn bi s¾t
4. §Ó ®o lùc kÐo cña tay
A. ta cÇn sö dông mét c¸i c©n.
B. ta cÇn sö dông mét c¸i lùc kÕ.
C. ta cÇn sö dông mét c¸i c©n vµ mét c¸i b×nh chia ®é.
D. ta cÇn sö dông mét c¸i lùc kÕ vµ mét c¸i b×nh chia ®é.
C©u 6 : Chän c¸c gi¸ trÞ thÝch hîp ®iÒn vµo chç trèng. (1000kg/m3; 2600kg/m3; 8900kg/m3;11300kg/m3) (1 ®iÓm)
 A. Khèi l­îng riªng cña ch× lµ .
Khèi l­îng riªng cña ®¸ lµ .
Khèi l­îng riªng cña n­íc lµ .
Khèi l­îng riªng cña ®ång lµ .
II. Bµi tËp tù luËn. ( 6 ®iÓm) 
1. T×m sè thÝch hîp ®iÒn vµo chç trèng: ( 2 §)
a. 200m = .m b. 1dm3 = .m3
c. 4,2kg = g d. m = 860g ® P = .. N
2. LÇn l­ît treo vµo cïng mét lß xo c¸c vËt cã khèi l­îng sau: m1 = 1kg ; m2 = 1,5kg ; m3 = 0,8kg ; m4 = 1,2kg . Em h·y cho biÕt tr­êng hîp nµo ®é biÕn d¹ng cña lß xo lµ lín nhÊt, nhá nhÊt? Gi¶i thÝch. ( 2 ®)
3. H·y tÝnh khèi l­îng cña ®¸ trªn 3 xe chë ®¸ biÕt mçi xe chøa 4m3 ®¸ vµ khèi l­îng riªng cña ®¸ lµ 2600kg/m3( 2 ®)
Phßng GD §T huyÖn Gia L©m
Tr­êng THCS §×nh xuyªn
§¸p ¸n biÓu ®iÓm chÊm thi häc k× I
M«n VËt lÝ 6
§Ò lÎ
I. Bµi tËp tr¾c ngiÖm.
1. B (0,5®) 2. B (0,5®) 3. A (0,5 ®) 4. D (0,5 ®)
5. ( 1 ®): 1 –A 2 – D 3 –B 4 –C 
6. ( 1 ® )
A. 11300kg/m3 B. 800kg/m3 C. 1000kg/m3 D. 7800kg/m3
II. Bµi tËp tù luËn.
1. a) 4,8 (0,25®) b) 500 000 (0,25®) c) 6,7(0,25®) d) 8,6(0,25®)
2. §é biÕn d¹ng cña lß xo lín nhÊt khi treo vËt cã khèi l­îng 3kg. ( 0,75 ®)
 §é biÕn d¹ng cña lß xo nhá nhÊt khi treo vËt cã khèi l­îng 0,5kg. ( 0,75 ®)
GT: Do vËt cã m cµng lín th× cã P cµng lín nªn lùc ®µn håi sinh ra cµng lín do ®ã ®é biÕn d¹ng cµng lín. ( 0,5 ®)
Phßng GD §T huyÖn Gia L©m
Tr­êng THCS §×nh xuyªn
§¸p ¸n biÓu ®iÓm chÊm thi häc k× I
M«n VËt lÝ 6
§Ò ch½n
I. Bµi tËp tr¾c ngiÖm.
1. A(0,5®) 2. C (0,5®) 3. C (0,5 ®) 4. D (0,5 ®)
5. ( 1 ®): 1– D 2 – A 3– C 4 –B
6. ( 1 ® )
A. 11300kg/m3 B. 2600kg/m3 C. 1000kg/m3 D.8900kg/m3
II. Bµi tËp tù luËn.
1. a) 200 000 (0,25®) b) 0,001 (0,25®) c) 4200(0,25®) d) 8,6(0,25®)
2. §é biÕn d¹ng cña lß xo lín nhÊt khi treo vËt cã khèi l­îng 1,5kg. ( 0,75 ®)
 §é biÕn d¹ng cña lß xo nhá nhÊt khi treo vËt cã khèi l­îng 0,8kg. ( 0,75 ®)
GT: Do vËt cã m cµng lín th× cã P cµng lín nªn lùc ®µn håi sinh ra cµng lín do ®ã ®é biÕn d¹ng cµng lín. ( 0,5 ®)

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an VL6 da giam tai HK I.doc