Giáo án lớp 6 môn Lí - Tiết 1 đến 20

Giáo án lớp 6 môn Lí - Tiết 1 đến 20

A. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

-HS xác định được giới hạn đo (GHĐ) , độ chia nhỏ nhất ( ĐCNN) của dụng cụ đo

2. Kĩ năng:

 -Rèn luyện được các kỹ năng sau đây:

- Biết ước lượng gần đúng một số độ dài cần đo.

- đo độ dài trong một số tình huống thông thường.

- Biết tính giá trị trung bình các kết quả đo.

3. Thái độ:

-Rèn luyện tính cẩn thận, ý thức hợp tác làm việc trong nhóm.

B. Chuẩn bị:

*GV: giáo an+ thước kẻ có chia khoảng, tranh vẽ

*HS mỗi nhóm:

 - một thước kẻ có ĐCNNđến mm

 

doc 66 trang Người đăng levilevi Lượt xem 872Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 6 môn Lí - Tiết 1 đến 20", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 04/ 9/ 2007
Ngày giảng: 05/ 9/ 2007 (6A- 6B)
 Chương I: Cơ học
 Tiết 1: Bài 1: Đo độ dài
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
-HS xác định được giới hạn đo (GHĐ) , độ chia nhỏ nhất ( ĐCNN) của dụng cụ đo
2. Kĩ năng:
 -Rèn luyện được các kỹ năng sau đây:
Biết ước lượng gần đúng một số độ dài cần đo.
đo độ dài trong một số tình huống thông thường.
Biết tính giá trị trung bình các kết quả đo.
3. Thái độ:
-Rèn luyện tính cẩn thận, ý thức hợp tác làm việc trong nhóm.
B. Chuẩn bị:
*GV: giáo an+ thước kẻ có chia khoảng, tranh vẽ
*HS mỗi nhóm:
 - một thước kẻ có ĐCNNđến mm
một thước dây hoặc thước mét có ĐCNN đến 0,5 cm
chép sẵn ra giấy bảng 1.1 “bảng kết quả đo độ dài”
+Chuẩn bị cho cả lớp:
tranh vẽ to một thước kẻ có GHĐ là 2 mm; tranh vẽ to bảng1.1
*p2: tích cực hoá hoạt động của học sinh.
 C/ tiến trình lên lớp:
 1/ ổn định lớp:
sĩ số :
 2/ kiểm tra :( 5phút)
kiểm tra tình hình chuẩn bị sách, vở ,đồ dùng học tập dùng cho bộ môn
giáo viên đưa ra một số nội quy ,quy định riêng cho bộ môn
 3/ Bài mới:
Hoạt động của thầy
 Hoạt động của trò
Ghi bảng
Hoạt động 1:tổ chức tình huống học tập:( 3 phút)
- giáo viên cho học sinh quan sát tranh vẽ và trả lời câu hỏi 
đặt ra ở đầu bài
-học sinh quan sát tranh vẽ và trả lời câu hỏi đặt ra ở đầu bài :
- GV dự kiến các phương án học sinh có thể trả lời:
+ gang tay của 2 chị em không gíông nhau, của chị dài hơn của em.
-GV tiếp tục đặt câu hỏi vào bài học: “ Để khỏi tranh cãi 2 chị em cần phải thống nhất với nhau điều gì ? ” .Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta trả lời câu hỏi này.
+độ dài của gang tay trong mỗi lần đo có thể không như nhau
Hoạt động 2: ôn lại và ước lượng độ dài của một số đơn vị đo độ dài ( 10 phút )
I/ đơn vị đo độ dài :
1/ôn lại một số đơn vị đo độ dài:
* Hướng dẫn học sinh ôn lại một số đơn vị đo độ dài đã học ở lớp dưới
*C2/ước lượng độ dài của 1m:
-HS ôn lại một số đơn vị đo độ dài như SGK
-Đơn vị đo độ dài trong hệ thống đơn vị đo lường hợp pháp của nước ta là: mét (m), đêximet (dm), centimet (cm), milimét (mm),và lớn hơn mét là kilômét ( km ).
C1/ 1m=10dm; 1m=100cm.
1cm=10mm.
1km=1000m.
2/ Ước lượng độ dài
-yêu cầu học sinh từng bàn quyết định đánh dấu độ dài ước lượng 1m trên mép bàn học và dùng thước kiểm tra xem ước lượng của nhóm so với độ dài thật khác nhau bao nhiêu?
-HS hoạt động theo nhóm bàn
C2/
*C3/ ước lượng độ dài gang tay:yêu cầu từng học sinh ước lượng độ dài gang tay của bản thân và tự kiểm tra xem ước lượng của em so với độ dài kiểm tra khác nhau bao nhiêu?
-GV có thể giới thiệu thêm 1 số đơn vị đo độ dài của Anh hay gặp trong các sách truyện như: 
1inh( inch ) = 2,54 cm
1ft ( foot ) = 30,48 cm
-HS hoạt động cá nhân theo yêu cầu của GV
C3/
Hoạt động 3: tìm hiểu dụng cụ đo độ dài ( 5 phút ) 
II.Đo dộ dài:
1.Tìm hiểu dụng cụ đo độ dài:
C4:thợ mộc dùng thước dây (thước cuộn ) ; HS dùng thước kẻ ; người bán vải dùng thước mét ( thước 
thẳng )
-khi sử dụng bất kỳ dụng cụ đo nào cũng cần biết giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của nó
*giới hạn đo (GHĐ ) của thước là độ dài lớn nhất ghi trên thước.
*độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của thước là độ dài giữa 2 vạch chia liên tiếp trên thước
- Yêu cầu HS quan sát hình 1.1 SGK và trả lời câu hỏi C4
-Treo tranh to thước dài 20 cm và có ĐCNN 2mm yêu cầu 1-2 HS xác định GHĐ và ĐCNN của thước này.Thông qua đó, GV giới thiệu cách xác định GHĐ và ĐCNN của một thước đo.
-cho HS thực hành xác định GHĐ và ĐCNN của thước
-yêu cầu HS làm C5, C6, C7 vào vở. 
hoạt động 4 : đo độ dài ( 20 phút )
dùng bảng kết quả đo độ dài đã vẽ to để hướng dẫn HS đo độ dài và ghi kết quả đo vào bảng 1.1
-HS làm việc cá nhân quan sát hình 1.1 và trả lời câu hỏi C4
-làm việc cá nhân, trả lời câu hỏi và thực hành xác định ĐCNN của một số thước đo độ dài theo hướng dẫn của GV.
*Cá nhân HS làm vào vở C4,C5, C6, C7
 trình bày bài làm của mình theo sự điều khiển của GV.
2.Đo độ dài:
a.Chuẩn bị:
- một thước dây , thước kẻ học sinh.
Bảng 1.1: bảng kết quả đo độ dài (SGK- trang 8)
b. tiến hành đo:(SGK- 8)
- phân nhóm giới thiệu và phát dụng cụ đo cho nhóm HS để đo bề dày cuốn SGK vật lý6
- trong thời gian HS thực hành,GV quan sát các nhóm làm việc và chuẩn bị cho hoạt động của bài tiếp theo
- phân công nhbau làm những công việc cần thiết.
- thực hành đo độ dài theo nhóm và ghi kết quả vào bảng 1.1
- cho HS đọc phần ghi nhớ
-HS đọc phần ghi nhớ
* ghi nhớ( SGK-8)
4. Hướng dẫn- dặn dò:
-dặn HS về nhà đọc trước mục I ở bài số 2 để chuẩn bị cho tiết học sau
-bài tập về nhà từ bài 1-2.2 đến 1-2.6 (SBT –trang 4 ) 
D.rút kinh nghiệm:
Ngày soạn : 24.8.2009
Ngày giảng: 26.8.6A , 27.8.6B
 Tiết 2
 Bài 2: Đo độ dài ( tiếp)
I.Mục tiêu : 
1.Kiến thức: 
 - Học sinh xác định được GHĐ và ĐCNN của thước 
 - Biết cách đo độ dài theo qui tắc đo gồm :
 + ước lượng chiều dài cần đo . 
 + chọn thước đo thích hợp. 
 + xác định GHĐ và ĐCNN của thước đo. 
 + đặt thước đo đúng.
 + đặt mắt để nhìn và đọc kết quả đo đúng.
2. Kĩ năng:
 - Đo chính xác độ dài của vật và ghi kết quả đo .
 - Biết tính giá trị trung bình của đo độ dài, chọn thước đo thích hợp. Biết ghi các kết quả đo đúng. 
3. Thái độ :
 - Rèn tính trung thực thông qua việc ghi kết quả đo. 
II.Đồ dùng dạy học : 
 1. GV: SGK ,SGV 
 - Tranh vẽ to hình 2.1,2.2 ( SGK ) 
 - Hình vẽ to minh hoạ cả 3 trờng hợp đầu cuối của vật không trùng với vạch chia gần sau một vạch chia, giữa hai vạch chia và gần trước vạch chia tiếp theo của thước. 
2. HS : SGK
 - Học và chuẩn bị bài ở nhà.
III. Phương pháp :
 - Vấn đáp ,đàm thoại , hoạt động nhóm
IV.Tổ chức giờ học : 
 Hoạt động 1 : khởi động 
MT : Gây hứng thú học tập cho học sinh 
ĐD :
Cách tiến hành :
1.Kiểm tra :( 5p)
? Đơn vị đo độ dài hợp pháp của nước ta là gì ? thế nào là giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của một thước ? 
2.Bài mới: ĐVĐ
 Hoạt động của thầy 
Hoạt động của trò
Ghi bảng
HĐ2 : Cách đo độ dài 
(18 p)
MT : Học sinh biết được cách đo độ dài của một vât theo các bước cụ thể .
ĐD : 
Cách tiến hành :
Yêu cầu H/S thảo luận theo nhóm để trả lời các câu hỏi từ C1 đến C5 
*đối với C1: sau khi gọi một vài nhóm trả lời ,GV nên đánh giá kết quả ước lượng độ dài đối với từng vật của các nhóm
* Đối với C2 : HS thường chọn đúng dụng cụ đo 
* Đối với C3: GV thông báo cách đo này chỉ nên sử dụng khi đầu thước bị gẫy hoặc khi vạch số 0 bị mờ và thống nhất câu trả lời là cần đặt thước sao cho một đầu của vật trùng với vạch số 0 của thước
*Đối với C4: GV khẳng định cần đặt mắt nhìn theo hướng vuông góc với cạnh thước ở đầu kia của vật
*Đối với C5: GV thống nhất cách đọc và ghi kết quả đo theo vạch chia gần nhất với đâu kia của vật.
- H/S thảo luận theo nhóm để trả lời câu hỏi
- H/S đại diện nhóm trình bày câu trả lời theo sự điều khiển của GV
- H/S ghi vở từ C1 đến C5
-H/S tìm từ thích hợp trong khung để điền vào chỗ trống.
I.cách đo độ dài:
1.trả lời câu hỏi :
C1.
C2. Trong hai thướcđã cho chọn thước dây để đo chiều dài bàn học,chọn thước kẻ để đo chiều dầy SGK vật lý 6
C3. Đặt thước đo dọc theo chiều dài cần đo, vạch số không ngang với một đầu của vật
C4. Đặt mắt nhìn theo hướng vuông góc với cạnh thước ở đầu kia của vật.
C5. Nếu đầu cuối của vật không ngang bằng (trùng) với vạch chia thì đọc và ghi kết quả đo theo vạch chia gần nhất.
HĐ3: Rút ra kết luận: (8 phút).
MT: Học sinh trình bày được các bước đo độ dài của một vật .
ĐD: bảng phụ
Cách tiến hành :
- Yêu cầu học sinh làm việc cá nhân với câu C6 và ghi vào vở theo hướng dẫn chung.
- Hướng dẫn học sinh thảo luận toàn lớp để thống nhất phần kết luận 
-H/S làm việc cá nhân, điền từ thích hợp vào chỗ trống như SGK yêu cầu và ghi kết quả vào vở.
- Tham gia thảo luận theo hướng dẫn của giáo viên
2.rút ra kết luận:
C6: 1- độ dài
GHĐ
ĐCNN
dọc theo
ngang bằng với
vuông góc
gần nhất
HĐ4: Vận dụng (12 p)
MT : Học sinh biết vận dụng vào tình huống cụ thể.
ĐD  :
Cách tiến hành :
Giáo viên cho học sinh lần lượt làm các câu từ C7 đến C10 trong SGK.
Hướng dẫn HS thảo luận theo như hướng dẫn thảo luận chung.
- GV cho học sinh đọc 
phần:’’có thể em chưa biết’’
Học sinh làm từ câu C7 đến C10 (SGK)
H/S đọc phần :”có thể em chưa biết ”
II. Vận dụng:
C7.c
C8.c
C9.(1),(2),(3): 7cm
C10. 
V.Hướng dẫn học ở nhà: (2p)
- Học bài theo SGK và vở ghi
- Làm bài tập từ bài 1-2.7 đến 1-2.11 (SBT – 5 )
Ngày soạn:..............................................................
Ngày giảng.............................................................
Tiết 3 : Bài 3: Đo thể tích chất lỏng
A.Mục tiêu : 
1.kiến thức : 
- Biết một số dụng cụ đo thể tích chất lỏng. 
- Biết cách xác định thể tích của chất lỏng bàng dụng cụ đo thích hợp.
2.kỹ năng :
- Biết sử dụng cụ đo thể tích chất lỏng.
3.thái độ : 
- Rèn tính trung thực ,tỉ mỉ ,thận trọng khi đo thể tích chất lỏng và báo cáo kết quả đo thể tích chất lỏng.
B.Chuẩn bị : 
1.GV :- Tranh vẽ to bảng 3.1 (SGK-14) 
 - Bảng phụ ,
2.HS : - Một số vật đựng chất lỏng,một số ca để sẵn chất lỏng( nước ) 
 - Mỗi nhóm 2đến 3 loại bình chia độ
C.tổ chức hoạt động dạy học: 
1.ổn định lớp :
-sĩ số: 
2.kiểm tra bài cũ:(7 phút )
HS1: GHĐ và ĐCNN của thước đo là gì? tại sao trước khi đo độ dài ta thường ước lượng rồi mới chọn thước?
HS2: làm bài tập 1-2.7,1-2.8,1-2.9 (SBT-5)
3.bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi bảng
*Hoạt động 1:tổ chức tình huống học tập (3 phút) 
GV cho HS đọc phần mở bài
? bài học hôm nay của chúng ta đặt ra câu hỏi gì ? theo em có phương án nào trả lời câu hỏi đó
-HS đọc
-Lần lượt khoảng 3 em nêu ra phương án của mình.
*Hoạt động 2: tìm hiểu đơn vị đo thể tích (5 phút) - Yêu cầu HS đọc phần thông báo và trả lời câu hỏi
+ đơn vị đo thể tích là gì ? + đơn vị đo thể tích thường dùng là gì ?
C1 : GV đưa lên bảng phụ
- GV yêu cầu cả lớp dùng bút chì điền vào SGK và một HS lên bảng điền vào bảng phụ.
- Gọi HS khác nhận xét phần điền bảng phụ của bạn.
- GV thống nhất phương án cần điền.
- HS làm việc cá nhân trả lời đơn vị đo thể tích và đơn vị đo thể tích thường dùng
điền vào chỗ trống của câu C1
HS lên bảng nhận xét
I.đơn vị đo thể tích:
- Đơn vị đo thể tích thường dùng là mét khối ( m3 )và lít ( l )
1lít = 1 dm3
1mm = 1cm3= ( 1cc ) 
C1:
1000 ; (2) 1 000 000 
( 3) 1000 (4) 1 000 000 
(5) 1 000 000
*Hoạt động 3: đo thể tích chất lỏng phần II(5 phút) 
- GV giới thiệu bình chia độ giống hoặc gần giống như hình 3.2 
- Gọi HS trả lời câu hỏi C2;C3;C3;C4;C5.
- Mỗi câu 2 em trả lời ,các em khác nhận xét.
- GV điều chỉnh để H ...  tiêu : Kích thích tính tò mò tìm hiểu kiến thức mới của học sinh
* Đồ dùng : 
* Cách tiến hành : Vấn đáp .
 ở bài trước ta đã dùng mặt phẳng nghiêng để đưa được ống bê tông lên với lực kéo nhỏ hơn trọng lượng của vật .
Để có phương án khác : 1số người quyết định dùng cần vọt để nâng ống bê tông lên . Liệu làm như thế có dễ dàng hơn không ? trong cuộc sống hàng ngày có rất nhiều dụng cụ làm việc dựa trên nguyên tắc của đòn bẩy . vậy đòn bẩy có cấu tạo như thế nào ? nó giúp con người làm việc nhẹ nhàng hơn ra sao ? chúng ta cùng nghiên cứu bài hôm nay :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ghi bảng
Hoạt động 2 : Tìm hiểu cấu tạo của đòn bẩy. (10p)
* Mục tiêu : Nêu được cấu tạo của đòn bẩy , Xác định được điểm tựa 
( 0 ) các lực tác dụng lên đòn bẩy đó ( điểm 01 , 02 ,và lực f1 ,f2.).
* Đồ dùng : tranh vẽ hình 15.2 , 15.3
* Cách tiến hành : Vấn đáp .
- GV treo tranh vẽ và giới thiệu các hình vẽ 15.2, 15.3
- Yêu cầu HS tự đọc phần I và cho biết : các vật được gọi là đòn bẩy đều phải có 3 yếu tố , đó là những yếu tố nào ?
- Có thể dùng đòn bẩy mà thiếu 1 trong 3 yếu tố đó được không ? 
- GV chốt lại và cho HS ghi vở .
- Gọi 1 HS lên bảng trả lời câu C1 , chỉ ra trên tranh vẽ to hình 15.2 và hình 15.3 .
- GV gợi ý cho HS nhận xét về 1 số dặc điểm của các đòn bẩy ở 3 hình vẽ 15.1 , 15.2 , 15.3 để giúp HS không lúng túng khi lấy thí dụ khác về đòn bẩy trong thực tế .
- Yêu cầu HS lấy thêm thí dụ về dụng cụ làm việc dựa trên nguyên tắc đòn bẩy chỉ rõ 3 yếu tố của đòn bẩy trên dụng cụ đó 
- HS quan sát tranh vẽ của GV .
 - HS đọc phần 1 và suy nghĩ để trả lời câu hỏi của GV .
- 1 hoặc 2 HS trả lời câu hỏi .
- HS khác nhận xét .
- HS ghi vở .
- HS làm việc cá nhân trả lời câu hỏi C1 , tham gia thảo luận trên lớp và bổ xung ý kiến nếu cần :
+ ở H 15.1: điểm 01 , 02 ở về 2 phía của điểm tựa 0 .
+ ở hình 15.2 : điểm 01,, 02 ở về 1 phía của điểm tựa 0 .
+ ở hình 15.3 : 3 diểm 0 , 01 02 không thẳng hàng .
- 1 vài HS lấy ví dụ về dụng cụ làm việc dựa trên nguyên tắc của đòn bẩy và ghi vào vở 
I. Tìm hiểu cấu tạo của đòn bẩy : 
Ba yếu tố của đòn bẩy là :
+điểm tựa 0 .
+ điểm tác dụng của lực F1 là điểm 01.
+ điểm tác dụng của lực F2 là điểm 02 .
C1 :
( 1 ) – 01
( 2 ) – 0
( 3 ) - 02
( 4 ) - 01
( 5 ) – 0
( 6 ) – 02
Hoạt động 3 : Tìm hiểu xem đòn bẩy giúp con người làm việc dễ dàng hơn như thế nào? (17p)
* Mục tiêu : Tiến hành được thí nghiệm , nêu được cách sủ dụng đòn bẩy .
* Đồ dùng : bộ đồ dùng thí nghiệm hình 15.4
* Cách tiến hành : Vấn đáp , hoạt động nhóm .
- GV cho HS nghiên cứu vấn đề (SGK- 48) .
? trong H15.4 các điểm O ,O1,,O2là gì.
? khoảng cách 0 01,, 0 02 là gì .
? vấn đề ta cần nghiên cứu trong bài học hôm nay là gì 
? muốn F2 < F1 thì 0 01 và
 0 02 phải thoả mãn điều kiện gì ? 
- Tổ chức cho HS làm thí nghiệm so sánh lực kéo F2và trọng lượng của F1 của vật khi thay đổi vị trí của các điểm 0 , 01 , 02
- Yêu cầu HS hoạt động theo nhóm .
- GV hướng dẫn HS thực hiện thí nghiệm , uốn nắn những động tác chưa đúng kĩ thuật .
- GVthống nhất kết quả cho HS ghi vào vở .
- Yêu cầu HS rút ra kết luận hoàn thành câu C3 .
- Hướng dẫn HS thảo luận đi đến kết luận . 
- HS đọc SGK .
- HS trả lời .
+ 001 khoảng cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng của trọng lượng vật .
+ 002 khoảng cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng của lực kéo .
- HS muốn F2 < F1 thì 
002 > 0 01 .
- HS nắm vững mục đích của thí nghiệm .đọc SGK tìm hiểu cách làm thí nghiệm .
- Tiến hành thí nghiệm dưới sự hướng dẫn của GV 
mỗi HS ghi kết quả thí nghiệm của nhóm mình vào bảng 15.1 .
- Cá nhân HS tìm từ thích hợp để điền vào chỗ trống hoàn thành câu C3 .
II. Đòn bẩy giúp con người làm việc dễ dàng hơn như thế nào ?
1. Đặt vấn đề :
- muốn lực nâng vật lên nhỏ hơn trọng lượng vật thì các khoảng cách 001 và 002 phải thoả mãn điều kiện gì?
2. Thí nghiệm : 
a. Chuẩn bị :( SGK –48)
b. Tiến hành đo :
C2 : 
3. Rút ra kết luận :
C3 :
(1)- nhỏ hơn;
(2)- lớn hơn;
Hoạt động 4 : Ghi nhớ và vận dụng (10 phút).
* Mục tiêu : lấy được các thí dụ sử dụng đòn bẩy trong thực tế , Xác định được điểm tựa ( 0 ) các lực tác dụng lên đòn bẩy đó ( điểm 01 , 02 ,và lực f1 ,f2.) trong các ví dụ thực tế .
* Đồ dùng : tranh vẽ hình 15.5
* Cách tiến hành : Vấn đáp .
- GV yêu cầu HS làm câu C4,C5, C6.
- Tìm thí dụ sử dụng đòn bẩy trong thực tế ? 
- Hãy chỉ ra điẻm tựa , các điểm tác dụng của lực F1 , F2 lên đòn bẩy trong hình 15.5 ? 
- Hãy chỉ ra cách cải tiến việc sur dụng đòn bẩy ở hình 15.5 để giảm lực kéo hơn?
- Lưu ý HS cách diễn đạt.
- Cho HS ghi nhớ kiến thức ngay tại lớp .
- Cá nhân HS trả lời câu hỏi của GV.
- Hs nêu 1 số thí dụ sử dụng đòn bẩy trong thực tế 
C5 : + Điểm tựa : chỗ mái chèo tựa vào mạn thuyền ; trục bánh xe cút kít ; ốc giữ chặt hai nửa kéo ; trục quay bập bênh.
+ Điểm tác dụng của lực F1 : chỗ nước đẩy vào mái chèo chỗ giữa mặt đáy thùng xe cút kít chạm vào thanh nối ra tay cầm; chỗ giấy chạm vào lưỡi kéo; chỗ một bạn ngồi.
+ Điểm tác dụng của lực F2: chỗ tay cầm mái chèo; chỗ tay cầm xe cút kít; chỗ tay cầm kéo; chỗ bạn thứ 2 ngồi.
- HS đọc phần ghi nhớ .
4. Vận dụng :
C4 :
C5 : + Điểm tựa : chỗ mái chèo tựa vào mạn thuyền ; trục bánh xe cút kít ; ốc giữ chặt hai nửa kéo ; trục quay bập bênh.
+ Điểm tác dụng của lực F1 : chỗ nước đẩy vào mái chèo chỗ giữa mặt đáy thùng xe cút kít chạm vào thanh nối ra tay cầm; chỗ giấy chạm vào lưỡi kéo; chỗ một bạn ngồi.
+ Điểm tác dụng của lực F2: chỗ tay cầm mái chèo; chỗ tay cầm xe cút kít; chỗ tay cầm kéo; chỗ bạn thứ 2 ngồi.
C6: đặt điểm tựa gần ống bê tông hơn; buộc dây kéo xa điểm tựa hơn; buộc thêm gạch, khúc gỗ hoạc các vật nặng khác vào phía cuối đòn bẩy.
* Ghi nhớ : (SGK –49)
3. Hướng dẫn về nhà (5 phút ).
- lấy 3 VD trong thực tế các dụng cụ làm việc dựa trên nguyên tắc đòn bẩy, chỉ ra 3 yếu tố của nó.
- bài tập 15.1đến 15.5 (SBT-20). 
Ngày soạn : 11/01/2010
Ngày giảng: 13/01(6A);14/01(6B)
tiết 20 Bài 16 ròng rọc.
I.Mục tiêu :
1.Kiến thức 
- Mô tả được cấu tạo của các loại ròng rọc 
- Lấy được 2 ví dụ về sử dụng ròng rọc trong cuộc sống và chỉ rõ được lợi ích của chúng .
2.Kĩ năng
- Tiến hành được thí nghiệm .
- Sử dụng ròng rọc trong những công việc thích hợp .
II. Chuẩn bị :
1.Giáo viên
+ 1 lực kế có GHĐ từ 2N trở lên .
+ 1 khối trụ kim loại có móc, nặng 2N, 1 ròng rọc cố định, 1 ròng rọc động 
+ Tranh vẽ to hình 16.1 , 16.2 ; bảng 16.1 ( SGK )
2.Học sinh : sgk , vẽ sẵn bảng 16.1 vào vở 
III.Phương pháp 
- Nêu và giải quyết vấn đề 
- Vấn đáp , hoạt động nhóm 
IV.Tổ chức giờ học 
1.ổn định tổ chức 
2.Bài mới .
Hoạt động 1: tổ chức tình huống học tập (2p)
* Mục tiêu : Kích thích tính tò mò tìm hiểu kiến thức của học sinh
* Đồ dùng : tranh vẽ hình 16.1
* Cách tiến hành : sử dụng kĩ thuật động não 
- GV đặt vấn đề như SGK .
3.Bài mới .
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ghi bảng
Hoạt động 2: Tìm hiểu cấu tạo ròng rọc(10p)
* Mục tiêu : Mô tả được cấu tạo của ròng rọc , kể tên được 2 loại ròng rọc 
* Đồ dùng : tranh vẽ hình 16.2
* Cách tiến hành : Vấn đáp .
- GV treo hình 16.2a,b lên bảng ) .
- mắc 1 bộ ròng rọc động , ròng rọc cố định lên bàn GV .
- GV giới thiệu chung về ròng rọc 1 bánh xe có rãnh , quay quanh 1 trục , có móc treo ? theo em như thế nào là ròng rọc cố định , ròng rọc động? 
- HS quan sát 
- HS nghiên cứu SGK và trả lời câu hỏi theo yêu cầu của GV 
I.Tìm hiểu về ròng rọc.
C1 : 
+ ròng rọc cố định : khi kéo dây bánh xe quay xung quanh trục cố định .
+ ròng rọc động : khi kéo dây bánh xe vừa quay vừa chuyển động cùng với trục của nó . 
Hoạt động 3: Tìm hiểu xem ròng rọc giúp con nhười làm việc dể dàng hơn như thế nào? (16p)
* Mục tiêu : Tiến hành được thí nghiệm từ đó thấy được ròng rọc giúp con người làm việc dễ dàng hơn
* Đồ dùng : bộ ròng rọc cố định , ròng rọc động , quả nặng , lực kế 
* Cách tiến hành : Hoạt động nhóm 
- Ta xét 2 yếu tố của lực kéo vật ở ròng rọc :
+ hướng của lực .
+ cường độ của lực .
- tổ chức HS hoạt động nhóm nêu phương án kiểm tra và đồ dùng cần thiết để lám thí nghiệm ..
- GV hướng dẫn HS cách lắp thí nghiệm và các bước tiến hành thí nghiệm
Dựa vào kết quả thí nghiệm của nhóm để làm C3 và rút ra nhận xét . 
- HS thảo luận trong nhóm đề ra phương án kiểm tra , chọn dụng cụ cần thiết .
- Các nhóm cử đại diện trình bày phương án thí nghiệm .
- Các nhóm nhận dụng cụ thí nghiệm và tiến hành theo sự hướng dẫn của GV.
- HS trình bày kết quả thảo luận nhóm câu C3.
Cử đại diện trình bày nhận xét của nhóm ,Các nhóm khác bổ sung nếu cần . 
II. Ròng rọc giúp con người làm việc dễ dàng hơn như thế nào ? 
1. Thí nghiệm
a, chuẩn bị ( SGK – 51 ).
b,tiến hành đo :
C2 :
Lực
chiều của lực
cường độ 
không dùng ròng rọc
rr cố định
rr động
Hoạt động 4 : Rút ra kết luận (8p)
* Mục tiêu : Rút ra được kết luận về sự lợi ích của việc sử dụng ròng rọc 
* Đồ dùng : 
* Cách tiến hành : Vấn đáp .
- Yêu cầu HS làm việc cá nhân dựa vào bảng kết quả thí nghiệm để rút ra nhận xét .
 - Gọi học sinh đứng tại chỗ nêu nhận xét 
- Điều khiển học sinh nhận xét bổ sung 
- GV yêu cầu học sinh rút ra kết luân bằng cách tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống 
- Gọi hs nhận xét 
- Gv chốt lại 
- Cá nhân HS chọn từ thích hợp hoàn thành câu C4 .
- Nhận xét bổ sung 
- Tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống 
- Nhận xét 
2. Nhận xét : 
C3 : 
a, chiều của lực kéo vật lên trực tiếp và chiều của lực kéo vật qua ròng rọc cố định là khác nhau (ngược nhau) .Độ lớn của 2 lực này như nhau .
b, chiều của lực kéo vật lên trực tiếp so với chiều của lực kéo vật qua ròng rọc động là không thay đổi . Độ lớn của lực kéo vật lên trực tiếp lớn hơn độ lớn của lực kéo vật qua ròng rọc động 
3, Rút ra kết luận :
C4 : 
a, - cố định
b, - động 
Hoạt động 5 : Ghi nhớ và vận dụng (8p)
* Mục tiêu : Trả lời được các câu hỏi C5, C6, C7
* Đồ dùng : tranh vẽ hình 16.6
* Cách tiến hành : Vấn đáp .
- Yêu cầu HS trả lời C5 ,C6 .
- Dùng ròng rọc có lợi gì ? 
- Câu C7 hỏi :
?Sử dụng ròng rọc ở hình 16.6 giúp con người làm việc dễ dàng hơn như thế nào. 
C6 : 
+ dùng ròng rọc cố định được lợi về hướng .
+ dùng ròng rọc động được lợi về lực .
HS làm bài theo yêu cầu của GV .
III. Vận dụng :
C5 : ròng rọc dùng để kéo nước , kéo vữa ... 
C6 : 
+ dùng ròng rọc cố định được lợi về hướng .
+ dùng ròng rọc động được lợi về lực .
C7 : sử dụng hệ thống ròng rọc cố định và ròng rọc động có lợi hơn vì vừa được lợi về độ lớn , vừa được lợi về hướng của lực kéo .
4.Hướng dẫn về nhà (1p)
- Lấy 2 thí dụ về sử dụng ròng rọc .
- Làm bài tập 16.1 đế 16.4 ( SBT - 21) 

Tài liệu đính kèm:

  • docvatli6 hay.doc