Kể tên một số dụng cụ đo chiều dài.
- Biết xác định GHĐ và ĐCNN của dụng cụ đo
2, Kỹ năng: - Biết ước lượng gần đúng 1 số đo độ dài cần đo
- Biết đo độ dài của 1 số vật thông thường.
- Biết tính giá trị TB của kết quả đo.
- Biết sử dụng thước đo phù hợp với vật cần đo.
3, Thái độ: - Cẩn thận, tỷ mỉ, có ý thức hợp tác trong nhóm.
NS: 12/9/06 Chương I: Cơ học NG:14/9/06 Tiết 1 - Bài 1: Đo độ dài A/ Mục tiêu: I/ Mục tiêu: 1, Kiến thức: - Kể tên một số dụng cụ đo chiều dài. - Biết xác định GHĐ và ĐCNN của dụng cụ đo 2, Kỹ năng: - Biết ước lượng gần đúng 1 số đo độ dài cần đo - Biết đo độ dài của 1 số vật thông thường. - Biết tính giá trị TB của kết quả đo. - Biết sử dụng thước đo phù hợp với vật cần đo. 3, Thái độ: - Cẩn thận, tỷ mỉ, có ý thức hợp tác trong nhóm. II/ Chuẩn bị: 1, Giáo viên: Mỗi nhóm 1 thước dây, 1 thước cuộn. 2, Học sinh: Mỗi nhóm 1 thước kẻ và ĐCCNN là 1 mm B/ các hoạt động dạy - học: I/ ổn định: II/ Kiểm tra: III/ Bài mới: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh HĐ1: Giới thiệu kiến thức cơ bản của chương - Yêu cầu HS đọc SGK xem chương nghiên cứu gì? HĐ 2: Tạo tình huống, ôn lại một số đơn vị đo độ dài. - Yêu cầu HS quan sát hình vẽ. Hỏi: Tại sao độ dài của cùng 1 đoạn dây mà 2 chị em lại có kết quả khác nhau? Hỏi: Ngoài nguyên nhân trên còn có nguyên nhân nào khác? GV: Cách đo của người em có thể không chính xác và cách đọ của người em không đúng. Hỏi: Để khỏi tranh cãi, 2 chị em phải thống nhất với nhau điều gì? -> bài mới... Hỏi: Đơn vị đo độ dài trong hệ thống đo trường hợp nào của nước ta phải là gì? ký hiệu - Yêu cầu HS thực hiện C1. -> GV kiểm tra, chỉnh sửa kết quả. GV: Trong các đơn vị đo độ dài đó, đơn vị chính là mét. Vì vậy trong các phép tính toán phải đưa về đơn vị chính xác là mét. - Giới thiệu thêm 1 số đơn vị đo độ dài sử dụng trong thực tế. - Yêu cầu HS đọc và thực hiện C2. - Yêu cầu thực hiện C3. -> GV sửa cách đo của HS sau khi kiểm tra phương pháp đo. Hỏi: Độ dài ước lượng và độ dài đo bằng thước có giống nhau không? HĐ3: Tìm hiểu dụng cụ đo độ dài. Yêu cầu HS quan sát hình 1.1 -> trả lời C4 -> GV giới thiệu khái niệm GHĐ và ĐCNN của thước đo. -> Yêu cầu HS vận dụng trả lời C5. -> GV treo tranh vẽ phóng to -> giới thiệu các xác định GHĐ và ĐCNN của thước đo. - Yêu cầu HS thực hiện C6, C7. Hỏi: Tại sao lại chọn thước đo đó? - GV: Khi đo phải ước lượng độ dài để chọn thước có GHĐ và ĐCNN phù hợp. HĐ4: Vận dụng đo độ dài (10/) - Yêu cầu đọc SGK, thực hiện theo yêu cầu SGK. Hỏi: Vì sao em chọn thước đo đó? Hỏi: Tính giá trị trung bình như thế nào? Đọc SGK -> Nêu các ví dụ nghiên cứu của chương Quan sát hình vẽ -> Trả lời câu hỏi. II/ Đơn vị đo độ dài. Học sinh trao đổi và cùng nhớ lại các đơn vị đo độ dài đã học. - Cá nhân thực hiện C1. -> Cá nhân thực hiện C2. + Ước lượng 1m chiều dài bàn. + Đo bằng thước kiểm tra. + Nhận xét giá trị ước lượng và giá trị đo được. - Ước lượng độ dài 1 gang tay -> kiểm tra bằng thước. III/ Đo độ dài. - Nhóm học sinh thực hiện C4. Ghi vở: -GHĐ là độ dài lớn nhất ghi trên thước -ĐCNN là độ dài giữa hai vạch chia liền nhau. - Tìm GHĐ, ĐCNN của một số thước của nhóm. - Cá nhân thực hiện C6, C7. + Chọn thước đo có GHĐ và ĐCNN phù hợp với độ dài của vật đo giúp ta đo chính xác. - Đọc SGK. - Thực hành đo và ghi kết quả vào bảng 1.1. IV/ Củng cố: - Đơn vị đo đọ dài là gì? Khi dùng thước cần phải chú ý điều gì? V/ Hướng dẫn học bài: - Học thuộc phần ghi nhớ. - BTVN: 1 - 2.1 + 1 - 2.3 (SBT). C/ Rút kinh nghiệm: NS:19/9/06 NG:21/9/06 Tiết 2 - Bài 2: Đo độ dài (tiếp theo) A/ Mục tiêu: I/ Mục tiêu: 1, Kỹ năng: - Củng cố việc xác định GHĐ và ĐCNN của thước; cách xác định gần đúng độ dài cần đo để chọn thước đo cho phù hợp. - Rèn luyện kỹ năng đo chính xác độ dài của vật và ghi kết quả. - Biết tính giá trị độ dài trung bình đo được. 2, Tình cảm, thái độ: Có ý thức tự giác, trung thực thông qua bản báo cáo kết quả. II/ Chuẩn bị: 1, Giáo viên: Phóng to hình 2.1; 2.2; 2.3.+Thước dây, thước cuộn. 2, Học sinh: Thước kẻ, thước cuộn. B/ Các hoạt động dạy - học: I/ ổn định: II/ KiểM tra: - Học sinh 1: Kể tên đơn vị đo chiều dài? Đơn vị nào là đơn vị chính? Đổi dơn vị sau: 1km = ........ m 1mm = ........ m. 1m = ......... km 1cm = ......... m. - Học sinh 2: GHĐ và ĐCNN của dụng cụ đo là gì? (Giáo viên kiểm tra cách xác định GHĐ và ĐCNN trên thước). III/ Bài mới: Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của học sinh HĐ1: Thảo luận về cách đo độ dài (15/) - Yêu cầu học sinh thảo luận C1,C2, C3, C4, C5, -> Giáo viên kiểm tra phiếu học tập của nhóm. -> Đánh giá độ chính xác của từng nhóm qua từng câu C1, C2, C3, C4, C5. Hỏi: Em đã chọn dụng cụ nào để đo? Tại sao? Hỏi: Tại sao không dùng thước kẻ để đo chiều dài bàn học và ngược lại? - Giáo viên: Trên cơ sở ước lượng gần đúng độ dài cần đo để chọn dụng cụ thích hợp khi đo. Hỏi: Em đã đặt thước đo như thế nào? Nếu đặt 1đầu của vật cần đo trùng với một vạch khác vạch 0 của thước được không? Khi đó độ dài cần đo được tính như thế nào? => Cách đo này chỉ dùng khi một đầu của thước bị gãy hoặc vạch 0 bị mờ. Hỏi: Đặt thước lệch đi không dọc theo độ dài cần đo được không? Hỏi: Đặt mắt như thế nào để đọc kết quả đo? Đặt mắt nhìn xiên sang phải (trái) để đọc kết quả đo có được không? -> Giáo viên treo tranh vẽ minh hoạ 3 trường hợp đầu cuối của vật không trùng với vạch chia để thống nhất cách đọc và ghi kết quả đo. HĐ2: Hướng dẫn học sinh rút ra kết luận (8/) - Yêu cầu học sinh thực hiện C6. Hướng dẫn học sinh thảo luận toàn lớp để đưa ra kết luận chung. HĐ3: Vận dụng (10/) - Giáo viên treo tranh vẽ 2.1; 2.3; 2.3 và 2.4. -> Yêu cầu học sinh thực hiện C7, C8, C9 . I, Cách đo độ dài. Học sinh thảo luận theo nhóm và ghi ý kiến vào phiếu HT. Thước kẻ đo chiều dài bàn học -> đo nhiều lần -> sai số nhiều. + Đo được: Độ dài cần đo bằng giá trị trùng với mép cuối của vật trừ đi giá trị trùng với mép đầu của vật. + Không. + Đặt mắt nhìn vuông góc với vạch chia trên thước. Cá nhân thực hiện C6 Ghi vở. II, Vận dụng. Cá nhân học sinh thực hiện C7, C8, C9. Iv/ Củng cố: - Nhắc lại cách đo độ dài? - 2 học sinh đọc mục ghi nhớ V/ Hướng dẫn học bài: - Học thuộc phần ghi nhớ. - Nghiên cứu bài 3 “Đo thể tích” + một vài loại ca đong, các loại chai 0,5l; 1l .... C/ Rút kinh nghiệm: NS:26/9/06 NG:28/9/06 Tiết 3 - Bài 3: Đo thể tích chất lỏng A/ Mục tiêu: I/ Mục tiêu: 1, Kiến thức : - Biết một số dụng cụ đo thể tích chất lỏng. - Biết xác định thể tích của chất lỏng bằng dụng cụ đo thích hợp. 2, Kỹ năng: Biết sử dụng cụ đo thể tích chất lỏng. 3. Thái độ: Rèn tính trung thực, tỉ mỉ, thận trọng khi đo thể tích chất lỏng và báo cáo kết quả đo thể tích chất lỏng. II/ Chuẩn bị: 1, Giáo viên: 1 số vật đựng chất lỏng, 1 số ca có sẵn nước. Mỗi nhóm 2 -> 3 loại bình chia độ. 2, Học sinh: Mỗi nhóm mang một số loại chai, ca đựng chất lỏng nghiên cứu bài ở nhà. B/ Các loại hoạt động dạy - học: I/ ổn định: II/ Kiểm tra: - Học sinh 1: GHĐ và ĐCNN của thước đo là gì? Tại sao trước khi đo độ dài em thường ước lượng rồi mới chon thước? - Học sinh 2: Chữa bài tập 1 - 2.7 + 1 - 2.8 (SBT). III/ Bài mới: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh HĐ1: Tạo tình huống HT (5/) Hỏi: Bài học hôm nay của chúng ta đặt ra câu hỏi gì? Em có phương án nào trả lời câu hỏi đó? HĐ2: Ôn lại đơn vị đo thể tích (5/) - Yêu cầu học sinh đọc thông tin trong SGK. Hỏi: Đơn vị đo thể tích là gì? Hỏi: Đơn vị đo thể tích thường dùng làm gì? - Yêu cầu học sinh thực hiện C1 . HĐ3: Tìm hiểu về các dụng cụ đo thể tích chất lỏng (8/) Yêu cầu học sinh quan sát hình 3.1 (SGK). -> trả lời C2. - Yêu cầu học sinh đọc và trả lời C3, C4, C5. (Mỗi câu 2 em trả lời, các em khác nhận xét) -> Giáo viên điều chỉnh để học sinh ghi vở. Hướng dẫn học sinh cách xác định ĐCNN của dụng cụ đo: Điểm số khoảng chia giữa 2 số gần nhau trên thang chia rồi lấy giá trị hiệu số giữa 2 vạch chia đó chia cho số khoảng chia. HĐ4: Tìm hiểu cách đo thể tích chất lỏng (8/) - Yêu cầu học sinh thảo luận và trả lời C6, C7, C8. - Yêu cầu cá nhân học sinh thực hiện C9. HĐ5: Thực hành đo thể tích chất lỏng chứa trong bình (10/). Hỏi: Hãy nêu phương án đo ther tích của nước trong ấm và trong bình? -> Yêu cầu 2 nhóm đo thể tích của nước trong bình 1 và bình 2 bằng ca đong còn 2 nhóm đo bằng BCĐ. -> Yêu cầu học sinh so sánh 2 kết quả đo -> nêu nhận xét. - Đọc phần mở bài. -> 2 -> 3 học sinh nêu phương án. I, Đơn vị đo thể tích. - Đọc nội dung trong SGK -> Trả lời câu hỏi. Đơn vị đo thể tích thường dùng là :Mét khối(m3) và lít (l) . - Hoàn thành C1. II, Đo thể tích chất lỏng 1/ Tìm hiểu dụng cụ đo thể tích: - Quan sát hình 3.1 và trả lời C2. Những dụng cụ đo thể tích chất lỏng gồm:Ca đong, can,bình chia độ. - Cá nhân học sinh thực hiện C3, C4, C5. - Học sinh vận dụng xác định ĐCNN của bình chia độ trong hình 3.2a: + Số khoảng chia giữa 2 số 20ml và 40ml là: 10 khoảng. + ĐCNN = = 2ml. - Nhóm học sinh thảo luận và trả lời C6, C7, C8. -> Đại diện nhóm trình bày kết quả (nêu vì sao lại trả lời như vậy). - Cá nhân thực hiện C9. - Học sinh đề ra yêu cầu về dụng cụ và lên lựa chọn dụng cụ. - Các nhóm thực hành đo thể tích của nước trong bình 1 và bình 2 theo 2 cách. - So Sánh 2 kết quả -> nhận xét. IV/ Củng cố: - Bài học hôm nay đã giúp chúng ta trả lời câu hỏi ban đầu của tiết học như thế nào? (2 -> 3 học sinh trình bày ý kiến). - Yêu cầu học sinh thực hiện bài tập 3.1 + 3.2 (SBT). V/ Hướng dẫn học bài. + Học thuộc phần ghi nhớ. + BTVN: 3.3 -> 3.7 (SBT) + Nhiên cứu bài “Đo thể tích vật rắn không thấm nước”. C/ Rút kinh nghiệm: NS:3/10/06 NG:5/10/06 Tiết 4: Đo thể tích vật rắn không thấm nước A/ Mục tiêu: I/ Mục tiêu: 1, Kiến thức: - Biết sử dụng các dụng cụ đo để xác định thể tích của vật rắn có hình dạng bất kì không thấm nước. - Tuân thủ quy tắc đo và trung thực với các số liệu mà mình đo được. 2, Kỹ năng: - Biết đo thể tích của vật rắn có hình dạng bất kỳ không thấm nước bằng BCĐ và bình tròn. 3, Thái độ: - Trung thực, tỉ mĩ khi làm thí nghiệm. - Có tinh thần hợp tác trong nhóm. II/ Chuẩn bị: 1, Giáo viên: Mỗi nhóm BCĐ, 1 chai (ca đong) đã biết dung tích 1 bình đặt dưới bình tràn. 2, Học sinh: Mỗi nhóm 1 vật rắn, không thấm nước. Nghiên cứu bài ở nhà. B/ Các hoạt động dạy học: I/ ổn định: II/ Kiểm tra: (Đứng tại chỗ) - HS1: Muốn xác định dung tích của 1 bình chứa thể tích của 1 lượng lỏng -> ta dùng dụng cụ nào? III/ Bài mới: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh HĐ1: Tạo tình huống học tập (5/) GV đặt vấn đề như SGK HĐ2: Tìm hiểu cách đo thể tích của những vật rắn không thấm nước. - GV giới thiệu 2 vật cần đo thể tích (2 hòn đá): 1 vật bỏ ... triểm tra sự tác động của nhiệt độ vào tốc độ bay hơi -> ta phải làm như thế nào? -> Chốt lại cách làm thí nghiệm kiểm tra. Hỏi: Trong thí nghiệm này -> cần những dụng cụ nào? Hỏi: Tiến hành thí nghiệm như thế nào? ->Y/c các nhóm làm thí nghiệm. - GVhướng dẫn HS thảo luận: Hỏi: Tại sao phải dùng 2 đĩa có diện tích lòng đĩa như nhau: Hỏi: Tại sao phải đặt hai đĩa trong cùng một phòng không có gió? Tại sao chỉ hơ nóng một đĩa? Hỏi: Kết quả thí nghiệm chứng tỏ điều gì? HĐ5: Vạch kế hoạch thí nghiệm kiểm tra tác động của gió và mặt thoáng vào tốc độ bay hơi. -Y/c HS suy nghĩ, vạch kế hoạch kiểm tra tác động của gió (hay diện tích mặt thoáng) vào tốc độ bay hơi. -> GV chỉ ra cho HS thấy kế hoạch đúng để HS về làm ( hoặc chỗ sai, thừa cần sửa) HĐ6: Vận dụng: GV hướng dẫn HS trả lời C9, C10 HS liên hệ kiến thức ở lớp 4 để trả lời: + Thể rắn : nước đá + Thể lỏng: nước + Thể hơi : hơi nước I/ Sự bay hơi. 1,Nhớ lại những điều đã học ở lớp 4 về sự bay hơi. Cá nhân liên hệ thực tế lấy 2 ví dụ -> ghi vở. 2, Sự bay hơi nhanh hay chậm phụ thuộc vào những yếu tố nào? - Cá nhân quan sát hình 26.2 và rút ra nhận xét về cách phơi, số quần áo -> So sánh 2 hình tương ứng và rút ra nhận xét về tốc độ bay hơi. - Cá nhân hoàn thành C4. b/Thí nghiệm kiểm tra dự đoán Cá nhân nghiên cứu SGK ->trả lời câu hỏi: “Giữ nguyên diện tích mặt thoáng, không có gió tác động, nhưng thay đổi nhiệt độ”. - HS đọc nội dung thực hành trong SGK ->nêu lại các bước làm. ->Tiến hành làm thí nghiệm. + Để diện tích mặt thoáng của chất lỏng như nhau. +Để loại trừ tác động của gió và để nhiệt độ của hai đĩa khác nhau. - Cá nhân vận dụng, lập kế hoạch làm thí nghiệm kiểm tra sự tác động của gió (dt/ mặt thoáng) vào tốc độ bay hơi. -> Báo cáo trước lớp. -> Thảo luận chung tìm phương án tổng hợp nhất. 4/ Vận dụng. Vận dụng kiến thức trả lời C9, C10 IV/ Củng cố: Yêu cầu học sinh đọc mục ghi nhớ V/ Hướng dẫn học bài: + Học thuộc phần ghi nhớ + BTVN: 26.1 -> 26.3 (SBT) + Nghiên cứu bài 27 “Sự bay hơi và sự ngưng tụ” NS: NG: Tiết 31: Sự bay hơi và sự ngưng tụ (tiếp) A/ Mục tiêu: I/ Mục tiêu: - Nhận biết được ngưng tự là quá trình ngược lại của bay hơi. - Tìm được ví dụ thực tế về hiện tượng ngưng tụ. - Biết cách thực hành thí nghiệm để kiểm tra dự đoán về sự ngưng tụ xẩy ra nhanh hơn khi nhiệt độ giảm. - Thực hành được thí nghiệm trong bài và rút ra kết luận. - Sử dụng đúng thuật ngữ: Dự đoán, thí nghiệm, kiểm tra dự đoán. II/ Chuẩn bị: 1, Giáo viên: Mỗi nhóm cốc thuỷ tinh giống nhau, nước pha màu, nước đá đập nhỏ, nhiệt kế. 2, Học sinh: Nghiên cứu bài. B/ các hoạt động dạy - học: I/ ổn định: II/ Kiểm tra: III/ Bài mới: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh HĐ1: Tạo tình huống và trình bày dự đoán về sự ngưng tụ (10/) - GV làm thí nghiệm: Đỗ nước nóng vào cốc, HS quan sát thấy hơi bay nước bốc lên, dùng đĩa không đậy vào cốc nước. Hỏi: Quan sát mặt đĩa và rút ra nhận xét? -> GV giới thiệu về sự ngưng tụ. - Ngưng tụ là quá trình ngược với bay hơi. Ta CT2 cho chất lỏng bay hơi nhanh bằng cách tăng nhiệt độ của chất lỏng. Vậy muốn sự ngưng tụ xẩy ra nhanh ta cần tăng hay giảm nhiệt độ? HĐ2: Làm thí nghiệm kiểm tra dự đoán (20/) - GV: Trong không khí có hơi nước. Vậy bằng cách nào đó giảm nhiệt độ không khí ta có thể làm cho hơi nước ngưng tụ nhanh hơn không? -> ta làm thí nghiệm trong (SGK). GV hướng dẫn HS bố trí thí nghiệm . -> Điều khiển lớp trả lời C1-> C5. Hỏi: Từ thí nghiệm trên ta rút ra được kết luận gì? HĐ3: Vận dụng. GV hướng dẫn HS thảo luận và trả lời các câu C6, C7, C8. - GV hướng dẫn HS làm bài tập 26- 27.9 (SBT) II, Sự ngưng tụ. 1, Tìm cách quan sát sự ngưng tụ. Quan sát thí nghiệm rút ra nhận xét Thảo luận và nêu dự đoán +Cần giảm nhiệt độ. 2, Thí nghiệm kiểm tra. Thảo luận phương án thí nghiệm và trình bày trước lớp. Nhóm HS làm thí nghiệm theo dõi nhiệt độ, quan sát hiện tượng xẩy ra ở mặt ngoài cốc. 3, Rút ra kết luận. Thảo luận ,trả lời C1->C5 Khi giảm nhiệt độ của hơi,sự ngưng tụ xảy ra nhanh hơn. 4,Vận dụng. Cá nhân vận dụng kiến thức trả lời các câu hỏi C6, C7, C8 -> thảo luận chung và rút ra câu trả lời đúng. - Đọc nội dung bài tập 26 - 27.9 (SBT) -> Tham gia thảo luận IV/ củng cố: - Thế nào là sự bay hơi? Sự ngưng tụ? -> Yêu cầu 2 HS đọc nội dung phần ghi nhớ (SGK). V/ Hướng dẫn học bài: - Học thuộc phần ghi nhớ - BTVN: 26 - 27.4 -> 26 - 27.8 (SBT) - Nghiên cứu bài: “Sự sôi” + chuẩn bị tờ giấy có kẻ ô vuông. C/ Rút kinh nghiệm: NS: NG Tiết 32: Sự sôi A/ Mục tiêu: I/ Mục tiêu: - Mô tả được hiện tượng sôi và kể tên được các đặc điểm của sự sôi. - Biết cách thực hành thí nghiệm, theo dõi thí nghiệm và khai thác các số liệu thu thập được từ thí nghiệm. II/ Chuẩn bị: 1,Giáo viên: Mỗi nhóm HS 1 giá đỡ, kẹp, kiềng, lưới đốt, nhiệt kế thuỷ ngân, cốc thuỷ tinh, đèn cồn. 2, Học sinh: Giấy kẻ ô vuông + Nghiên cứu bài. B/ các hoạt động dạy - học: I/ ổn định: II/ Kiểm tra: ? HS1: + Hãy điền vào sơ đồ sau: Lỏng Hơi + Tốc độ bay hơi phụ thuộc gì? ? III/ bài mới: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh HĐ1: Tạo tình huống học tập (5/) - Yêu cầu HS đọc mẫu đối thoại trong SGK. Hỏi: Theo em, bạn nào nói đúng? -> Muốn biết ai đúng, ai sai thì chúng ta phải làm thí nghiệm -> Bài mới HĐ2: Làm thí nghiệm về sự sôi (25/) - Yêu cầu HS đọc các bước thực hành trong 3 phút. -> GV nhắc lại các bước chính của thí nghiệm (treo bảng phụ ghi tóm tắt các bước). - GV hướng dẫn HS bố trí thí nghiệm (hình 28.1): Đỗ nước vào cốc thuỷ tinh (khoảng 100ml) điều chỉnh nhiệt kế để bầu thuỷ ngân không chạm vào cốc. -> GV theo dõi, kiểm tra cách lắp ráp thí nghiệm của các nhóm; nhắc nhở HS đảm bảo an toàn khi làm thí nghiệm. - Yêu cầu HS đọc C5 HĐ3: Vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian khi đun nước (10/) - Hướng dẫn HS vẽ đường biểu diễn trên giấy kẻ ô vuông. -> Yêu cầu nhận xét đường biểu diễn H’: Khoảng thời gian nào nước tăng nhiệt độ H’: Nước sôi ở nhiệt độ nào? Trong suốt thời gian sôi, nhiệt độ của nước có thay đổi không? Đường biểu diễn có đặc điểm gì? - Đọc mẫu đối thoại và nêu nhận xét. I, Thí nghiệm về sự sôi. Cá nhân đọc kỹ các bước làm thí nghiệm - Nhóm HS nhận dụng cụ -> bố trí thí nghiệm theo sự hướng dẫn của GV. -> Thực hành phân công trong nhóm: + 1 bạn theo dõi thời gian. + 1 bạn theo dõi hiện tượng xẩy ra trên mặt nước. + 1 bạn theo dõi hiện tượng xẩy ra trong lòng cốc. + 1 bạn ghi kết quả vào bảng 28.1 - Sau khi làm xong, ghi kết quả vào vở Đọc C5 xác định đúng mục đích TN (ai đúng ai sai) 2, Vẽ đường biểu diễn. - Dựa vào kết quả thu được từ TN vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian khi đun nước. - Ghi lại nhận xét về đường biểu diễn. IV/ Củng cố: Yêu cầu nhắc lại những đặc điểm của đường biểu diễn. V/ Hướng dẫn học bài: - Vẽ lại đường biểu diễn vào vở và nhận xét - BTVN: 28 - 29.4 + 28 - 29.6 ( SBT ) C/ Rút kinh nghiệm: NS: NG: Tiết 33: Sự Sôi ( tiếp ) A, Mục tiêu: I, Mục tiêu: - Nhận biết được hiện tượng và đặc điểm của sự sôi. - Vận dụng được kiến thức về sự sôi để giải thích một số hiện tượng đơn giản có liên quan đến các đặc điểm của sự sôi. II, Chuẩn bị: 1, Giáo viên: Bộ TN về sự sôi (SGK) 2, Học sinh: Bảng 28.1 + đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ của nước theo thời gian. B, Các hoạt động dạy - học I, ổn định II, Kiểm tra: III, Bài mới: HĐ Của GV HĐ Của HS HĐ1: Tạo tình huống HT (5/) Mô tả lại TN về sự sôi ( 20) - Yêu cầu đại diện nhóm dựa vào bộ TN trên bàn mô tả lại TN về sự sôi mà nhóm đã thực hiện: Cách bố trí TN sự phân công trong nhóm, hiệu quả của thí nghiệm - Đ/ Khiển HS thảo luận kết quả TN. Hỏi: ở nhiệt độ nào bắt đầu xuất hiện các bọt khí ở đáy bình? Hỏi: ở nhiệt độ nào bắt đầu thấy các bọt khí tách khỏi đáy bình và đi lên mặt nước? - Yêu cầu HS trả lời tiếp C3, C4. - Yêu cầu đọc phần chú ý trong SGK. Hỏi: ở điều kiện tiêu chuẩn, nước sôi ở nhiệt độ nào? Hỏi: ở điều kiện tiêu chuẩn rượu sôi ở nhiệt độ nào? HĐ2: Rút ra kết luận (5/) - Yêu cầu HS trả lời C6 - GV quan sát sửa sai cho HS. HĐ3: Vận dụng. - Yêu cầu HS vận dụng kiến thức trả lời C7, C8, C9. Hỏi: Em có nhận xét gì về đặc điểm của sự sôi? Đại diện 1 nhóm mô tả lại thí nghiệm. -> Nhóm khác bổ sung nhận xét II/ Nhiệt độ sôi. - Dựa vào bảng kết quả trả lời các câu hỏi. -> Ghi vào vở. - Đọc phần chú ý -> Trả lời câu hỏi Hoàn thành C6 vào bảng nhỏ -> ghi vở kết luận - 3 HS nhắc lại nội dung phần kết luận. III/Vận dụng. Vận dụng kiến thức để trả lời các câu hỏi IV/ Củng cố: - 2 HS nhắc lại đặc điểm của sự sôi - Từ đặc điểm của sự sôi và sự bay hơi -> chỉ ra sự khác nhau giữa chúng? Sự bay hơi Sự sôi - Xẩy ra ở bất kỳ nhiệt độ nào. ________________________ - CL biến thành hơi chỉ xẩy ra trên mặt thoáng - Xẩy ra 1 nhiệt độ xác định. ____________________________ CL biến thành hơi xẩy ra ở cả mặt thoáng và trong lòng CL. V/hướng dẫn học bài: +Học bài theo SGK +BTVN: Các bài tập trong SBT C/ Rút kinh nghiệm: NS: NG: Tiết 35: Tổng kết chương II: Nhiệt học A/Mục tiêu: I/Mục tiêu: - Nhắc lại được kiến cơ bản có liên quan đến sự nở vì nhiệt và sự chuyển thể của các chất. - Vận dụng được một cách tổng hợp những kiến thức đã học để giải thích các hiện tượng có liên quan. II/ Chuẩn bị: 1, Giáo viên: Tổng kết kiến thức của chương. 2, Học sinh: Ôn tập lại các kiến thức của chương. B/ Các hoạt động dạy - học: I/ ổn định: II/ Kiểm tra: III/ Bài mới: HĐ1: Ôn tập. GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi phần ôn tập (chú ý: với mỗi nội dung, yêu cầu HS tóm tắt lại thí nghiệm để CT2 rút ra đợc nội dung này). HĐ2: Vận dụng. - Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi 1, 2, 3 - Hớng dẫn HS trả lời C4. - Phần 4.d -> treo bảng phụ vẽ hình 30.2 -> yêu cầu HS lên đánh dấu vào bảng. Yêu cầu HS trả lời câu 5, câu 6. HĐ3: Trò chơi ô chữ. - Chia lớp thành 2 đội chơi -> GV hớng dẫn, phổ biến luật chơi ( có 2 bảng phụ kẻ sẵn các ô chữ hình 20.4) I, Ôn tập: - Cá nhân trả lời các câu hỏi đã đợc chuẩn bị. (-> Thảo luận nhóm, tóm tắt lại thí nghiệm). II, Vận dụng - Cá nhân trả lời các câu 1, 2, 3. - Thảo luận theo nhóm bàn để trả lời câu 4. - Tham gia đánh dấu vào bảng phụ theo yêu cầu câu 4d. - Cá nhân trả lời câu 5, câu 6. Tham gia trò chơi theo hớng dẫn của GV. IV/Củng cố: GV nhắc lại kiến thức của chương V/hướng dẫn học bài: +Học bài theo SGK,ôn lai các kiến thức đã học. C/ Rút kinh nghiệm
Tài liệu đính kèm: