Đề kiểm tra học kỳ I môn: Vật lý 6 thời gian: 45 phút

Đề kiểm tra học kỳ I môn: Vật lý 6 thời gian: 45 phút

Câu 1: Một bình chia độ đang chứa nước ở vạch 80cm3. Người ta bỏ vào bình một hòn đá, mực nước trong bình dâng lên tới 95cm3. Hỏi thể tích của hòn đá là bao nhiêu?

 A. 95cm3 B. 15cm3

 C. 80cm3 D. 175cm3

 Câu 2: Lực đàn hồi xuất hiện khi:

 A. Chỉ khi lò xo bị kéo dãn ra

 B. Chỉ khi lò xo bị nén ngắn lại

 C. Khi lò xo không bị kéo dãn ra cũng như không bị nén ngắn lại

 D. Cả 3 câu trên đều sai

 

doc 3 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1108Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ I môn: Vật lý 6 thời gian: 45 phút", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS Chu Văn An
Họ và tên: ..................................
Lớp: ...../......
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I
MÔN: VẬT LÝ 6
Thời gian: 45 phút (KKGĐ)
	A. TRẮC NGHIỆM: (4đ)
	Khoanh vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng (1đ)
	Câu 1: Một bình chia độ đang chứa nước ở vạch 80cm3. Người ta bỏ vào bình một hòn đá, mực nước trong bình dâng lên tới 95cm3. Hỏi thể tích của hòn đá là bao nhiêu?
	A. 95cm3	B. 15cm3
	C. 80cm3	D. 175cm3
	Câu 2: Lực đàn hồi xuất hiện khi:
	A. Chỉ khi lò xo bị kéo dãn ra
	B. Chỉ khi lò xo bị nén ngắn lại
	C. Khi lò xo không bị kéo dãn ra cũng như không bị nén ngắn lại
	D. Cả 3 câu trên đều sai
	Câu 3: Trong các vật sau đây vật nào được coi là mặt phẳng nghiêng?
	A. Cái kéo	B. Cái cầu thang gác
	C. Cái cân đòn	D. Cái búa nhổ đinh
	Câu 4: Sắt có khối lượng riêng là 7800 kg/m3 thì trọng lượng riêng của sắt là:	A. 7800 N/m3	C. 78000 kg/m3
	B. 78000N/m3	D. 780 N/m3
	Điền từ thích hợp vào chỗ trống (.......) 1đ
	Câu 5: Lực mà vật A tác dụng lên vật B có thể làm ..........................vật B, hoặc làm .......................... vật B. Hai kết quả này có thể cùng xảy ra.
	Câu 6: Khối lượng của một vật chỉ ..................................... chứa trong vật. 
	Câu 7: Dùng mặt phẳng nghiêng có thể kéo vật lên với lực kéo ................. trọng lượng của vật.
	Câu 8: Một vật có khối lượng 200g sẽ có trọng lượng ................................
Trong các câu sau đây câu nào đúng ghi (Đ), sai ghi (S) (1đ)
	Câu 9: Đơn vị đo khối lượng riêng là kg/m3
	Câu 10: Khối lượng của vật tăng thì khối lượng riêng của vật tăng
	Câu 11: Trọng lực có phương thẳng đứng và có chiều hướng về phía trái đất.
	Câu 12: Một chai nước 1 lít có thể chứa 150cm3 nước.
 Hãy nối cột bên trái và cột bên phải cho thích hợp (1đ) 
	Câu 13: Lò xo là ....................................	a. Lực kế	Câu 14: Lực hút của Trái đất là .............	b. Niu tơn
	Câu 15: Đơn vị đo lực là ........................	c. Kilôgam
	Câu 16: Dụng cụ đo lực là .....................	d. Trọng lực
	e. Vật có tính chất đàn hồi
g. Cân Robecvan	
	f. Lực đàn hồi
	B/ TỰ LUẬN: (7đ)
	Câu 1: (2đ) Người ta đổ 1kg dầu ăn vào ống đong có thể tích là 1 lít. Hỏi dầu có bị tràn ra ngoài không? Vì sao? Cho khối lượng riêng của dầu ăn 800kg/m3.
	Câu 2: (2đ) Một vật nặng được treo vào đầu một sợi dây. Hỏi:
	a. Vật nặng chịu tác dụng của những lực nào? Tại sao vật đứng yên?
	b. Nếu dùng kéo cắt đứt sợi dây thì có hiện tượng gì xảy ra? Vì sao?
	Câu 3: (2đ) 10 lit cát có khối lượng 15kg
Tính khối lượng riêng của cát?
Tính trọng lượng của một đống cát có thể tích 3 m3. 
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
MÔN: VẬT LÝ 6
	A. TRẮC NGHIỆM: (4đ)
	Câu 1: C	Câu 9: S
	Câu 2: D	Câu 10: S
	Câu 3: B	Câu 11: Đ
	Câu 4: B	Câu 12: Đ	
	Câu 5: Biến dạng, biến đổi chuyển động	Câu 13: Nối với e
	Câu 6: Lượng chất	Câu 14: Nối với d
	Câu 7: Nhỏ hơn	Câu 15: Nối với b
	Câu 8: 2N	Câu 16: Nối với a
	B/ TỰ LUẬN: (7đ)
	Câu 1: (2đ) Dầu sẽ tràn ra ngoài (1đ)
	Vì thể tích của 1kg dầu ăn là: V = 1,25dm3 (lít)	
	Thể tích dầu ăn 1,25 lít lớn hơn 1 lít. Nên dầu tràn ra (1đ)
	Câu 2: (2đ)
	a. (1đ) Quả nặng chịu tác dụng của 2 lực. Đó là lực hút Trái đất và lực của sợi dây (0,5đ)
	Vì hai lực này cân bằng 	(0,5đ)
	b. (1đ) Quả nặng bị rơi xuống đất	(0,5đ)
	Vì Trái đất tác dụng lực hút lên nó 	(0,5đ)
	Câu 3: (2đ) 
a/ Tính được khối lượng riêng của cát (có lời giải) 	1đ
	D (kg/m3)
	b/ (1đ) Trọng lượng riêng của cát
	d = 10.D = 10 . 1500 = 15 000 (N/m3)
	Trọng lượng của 3m3 cát
	P = d . v = 15 000 . 3 = 45. 000 (N)
	(câu b: cách giải khác nhưng đáp số đúng ghi điểm tối đa 1đ)
	ĐS: 	1500 kg/m3
	45 000 N

Tài liệu đính kèm:

  • docde kiem tra HKI.doc