Giáo án lớp 6 môn học Vật lí - Tiết 23: Sự nở vì nhiệt của chất khí

Giáo án lớp 6 môn học Vật lí - Tiết 23: Sự nở vì nhiệt của chất khí

Hs nắm được:

 + Chất rắn nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.

 + Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau.

+ Các chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn.

 + Tìm được thí dụ về sự nở vì nhiệt của chất khí trong thực tế.

 + Giải thích được 1 số hiện tượng đơn giản về sự nở vì nhiệt của chất khí.

- Hs có kỹ năng làm TN, mô tả được hiện tượng xảy ra và rút ra kết luận cần thiết.

- Biết cách đọc biểu bảng để rút ra kết luận.

- Rèn luyện cho Hs tính cẩn thận, trung thực.

 

doc 3 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1057Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 6 môn học Vật lí - Tiết 23: Sự nở vì nhiệt của chất khí", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:...................
Ngày giảng:
6A:................................
6B:.................................
 Tiết 23
 Sự nở vì nhiệt của chất khí
A- Mục tiêu:
- Hs nắm được:
	+ Chất rắn nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.
	+ Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau.
+ Các chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn.
	+ Tìm được thí dụ về sự nở vì nhiệt của chất khí trong thực tế.
	+ Giải thích được 1 số hiện tượng đơn giản về sự nở vì nhiệt của chất khí.
- Hs có kỹ năng làm TN, mô tả được hiện tượng xảy ra và rút ra kết luận cần thiết.
- Biết cách đọc biểu bảng để rút ra kết luận.
- Rèn luyện cho Hs tính cẩn thận, trung thực.
B- Chuẩn bị:
- Đồ dùng:
	+ Gv: Bảng phụ kẻ bảng 20.1.
	+ Cho mỗi nhóm: 
- Bình thuỷ tinh có nút cao su đục lỗ, ống thuỷ tinh thẳng xuyên qua nút.
- Miếng bìa có chia vạch lồng vào ống thuỷ tinh, khăn lau.
- Những điểm cần lưu ý:
+ Dùng nước xà phòng bôi quanh nút cao su, lỗ cắm ống thuỷ tinh để làm TN thành công.
- Kiến thức bổ xung:
C- Các hoạt động trên lớp:
I- ổn định tổ chức:
 + Tổng số lớp 6A....có mặt:............................................................
 + Tổng số lớp 6B....có mặt:.............................................................
II- Kiểm tra bài cũ:
H1: Phát biểu kết luận về sự nở vì nhiệt của chất lỏng. Chữa bài tập 19.1 (SBT).
Gv: ĐVĐ: Tại sao về mùa hè ta bơm căng bánh xe đạp và để ngoài trời nắng thì bánh xe sẽ bị nổ? Còn về mùa đông  thì bánh xe không bị nổ?
III- Bài mới:
Phương pháp
Nội dung
Hs: Nghiên cứu TN SGK. Nêu dụng cụ cần có trong TN.
- Dự đoán hiện tượng xảy ra khi áp 2 bàn tay vào bình?
Hs: Hoạt động nhóm làm TN.
- Chú ý quan sát hiện tượng xảy ra với giọt nước màu.
- Yêu cầu làm TN theo đúng các bước.
Gv: Kiểm tra – uốn nắn.
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả TN.
- Trong TN giọt nước màu có tác dụng gì?
Hs: Thảo luận nhóm trả lời C1; C2. 
- Giải thích sự tăng thể tích khí trong bình?
Gv: Khái quát: Các chất rắn, lỏng, khí đều nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi.
- Các chất đó giãn nở vì nhiệt giống và khác nhau như thế nào?
Gv: Treo bảng 20.1
Hs: Quan sát – so sánh rút ra nhận xét.
- Chú ý: Sự nở của chất khí chỉ đúng khi áp suất chất khí không đổi.
- Nhận xét sự nở vì nhiệt của các chất khí khác nhau?
- So sánh sự nở vì nhiệt của các chất lỏng, rắn khác nhau?
- Trong các chất: Khí, lỏng, rắn chất nào nở vì nhiệt nhiều nhất, ít nhất?
Hs: Vận dụng lần lượt trả lời C6; C7; C8. 
- Trọng lượng riêng của 1 chất được xác định bằng công thức nào?
1- Thí nghiệm
2- Trả lời câu hỏi
C1: Giọt nước màu đi lên chứng tỏ thể tích không khí trong bình tăng, không khí nở ra.
C2: Giọt nước màu đi xuống chứng tỏ thể tích không khí trong bình giảm, không khí co lại.
C3: Do không khí trong bình bị nóng lên.
C4: Do không khí trong bình bị lạnh đi.
* Bảng độ tăng thể tích của 1000 cm3 khi nhiệt độ tăng thêm 500C.
3- Rút ra kết luận
- Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau.
- Các chất lỏng, rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.
- Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn.
4- Vận dụng
C6: 
(1)- Tăng (3)- ít nhất
(2)- Lạnh đi (4)- Nhiều nhất
C7:Khi quả bóng bị bẹp vào nước nóng,không khí trong quả bóng bị nóng lên,nở ra làm cho quả bóng phồng lên như cũ
C8: Trọng lượng riêng của không khí được xác định:
 d = 10.
 Khi nhiệt độ tăng thì m không đổi; V tăng do đó d giảm.
 Vậy không khí nóng nhẹ hơn không khí lạnh.
IV- Củng cố:
Phát biểu kết luận về sự nở vì nhiệt của các chất rắn, lỏng, khí.
Trả lời bài tập 20.1. (Kết quả: C).
 Bài 20.2. (Kết quả: C).
V- Hướng dẫn học ở nhà:
Học thuộc phần ghi nhớ.
Làm bài tập 20.3 -> 20.6 (25 –SBT).
Đọc trước bài “Một số ứng dụng của sự nở vì nhiệt ”.
D- Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docT23.doc