Giáo án môn học Vật lý lớp 6 - Tiết 4 - Bài 4 : Đo thể tích vật rắn không thấm nước

Giáo án môn học Vật lý lớp 6 - Tiết 4 - Bài 4 : Đo thể tích vật rắn không thấm nước

Kiến thức

 Học sinh sử dụng bình tràn, bình chia độ để xác định được thể tích vật rắn không thấm nước có hình dạng bất kì.

 2. Kỹ năng

 Rèn kỹ năng quan sát tiến hành thí nghiệm, học sinh đo được thể tích của một vật rắn có hình dạng bất kì.

 3. Thái độ

 Học sinh tuân thủ các quy tắc đo và trung thực với kết quả mà mình đo được, hợp tác trong mọi công việc của nhóm.

 II. CHUẨN BỊ

 

doc 3 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1039Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Vật lý lớp 6 - Tiết 4 - Bài 4 : Đo thể tích vật rắn không thấm nước", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 5-9-09
Ngày giảng : 6A1 :.. 6A2 : 7-9-09 6A3 :.
Tiết 4 - Bài 4 : 
ĐO THể Tích vật rắn không thấm nước
 I. Mục tiêu
	1. Kiến thức
 Học sinh sử dụng bình tràn, bình chia độ để xác định được thể tích vật rắn không thấm nước có hình dạng bất kì.
	2. Kỹ năng 
 Rèn kỹ năng quan sát tiến hành thí nghiệm, học sinh đo được thể tích của một vật rắn có hình dạng bất kì.
	3. Thái độ 
 Học sinh tuân thủ các quy tắc đo và trung thực với kết quả mà mình đo được, hợp tác trong mọi công việc của nhóm.
 II. Chuẩn bị 
	1. Giáo viên : Tranh vẽ, bảng phụ.
	2. Học sinh 
-Mỗi nhóm : 1 bình chia độ, 1 chai có ghi sẵn dung tích, dây buộc, bình 
chứa, bình tràn. 
	-Học sinh kẻ sẵn bảng 4.1 
III. Phương pháp : 
Vấn đáp
Thực nghiệm
HĐ nhóm 
IV. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động 1 : Kiểm tra đầu giờ (5phút)
Hoạt động của HS
 Trợ giúp của GV
- Học sinh trả lời 
+ Có mấy cách đo thể tích chất lỏng, nêu các bước đo thể tích chất lỏng? 
- Giáo viên thống nhất ý kiến cho điểm.
Hoạt động 2 : Giới thiệu bài (5 phút)
- MT : Tạọ hứng thú học tập cho HS 
- ĐDDH : Một số vật có hình dạng khác nhau, thể tích khác nhau
- Phương pháp : Nêu vấn đề, vấn đáp.
- Học sinh suy nghĩ trả lời :
+ Dùng bình chia độ để đo như đo chất lỏng 
+ Dùng thước để đo 
+ Dùng bình chia độ có thể đo được thể tích của chất lỏng, làm thế nào để biết chính xác thể tích của cái đinh ốc và hòn đá? 
 Giáo viên đặt vấn đề vào bài : Vậy làm thế nào để đo được thể tích của một vật rắn không them nước dễ dàng, thuận lợi và chính xác ? Bài hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu.
Hoạt động 3 : Tìm hiểu cách đo thể tích vật rắn không thấm nước ( 15 phút)
- MT : HS nêu được cách đo thể tích vật rắn không thấm nước
- ĐDDH : Bảng phụ các hình 4.2 và 4.3
- Phương pháp : Vấn đáp, hđ nhóm
 I . Cách đo thể tích vật rắn không thấm nước
1. Dùng bình chia độ 
- Học sinh hoạt động theo nhóm mô tả :
C1 : - Đổ một lượng nước thích hợp vào bình chia độ, đo thể tích nước ban đầu
- Thả vật rắn không thấm nước vào bình chia độ, đo thể tích nước và vật rắn trong bình
- Thể tích vật là thể tích nước dâng lên.
2. Dùng bình tràn
- Học sinh thảo luận 
C2 : - Thả vật vào trong bình tràn
- Đo thể tích nước tràn ra chính là thể tích vật rắn.
C3 
thả chìm
dâng lên
thả
tràn ra
+ Yêu cầu học sinh hoạt động theo nhóm bàn nghiên cứu trả lời C1? (3’)
- Giáo viên hỏi thêm :
+ Tại sao phải buộc dây vào vật?
+ Yêu cầu xác định thể tích của hòn đá ?
+ Yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả ?
- Giáo viên thống nhất ý kiến Đưa ra cách đo thể tích bằng bình chia độ. 
+ Yêu cầu học sinh thảo luận theo nhóm bàn mô tả cách đo thể tích của vật rắn trong trường hợp vật rắn không bỏ lọt bình tràn? (4’)
+ Yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả? 
- Giáo viên thống nhất ý kiến. 
+ Yêu cầu học sinh hoạt động cá nhân trả lời C3? 
+ Yêu cầu học sinh nhận xét?
- Giáo viên thống nhất ý kiến. 
Hoạt động 4 : Thực hành đo thể tích vật rắn (15 phút)
- MT : HS vận dụng quy tắc đo thể tích vật rắn không thấm nước đo được thể tích của một vật rắn bất kì
- ĐDDH : 1 bình chia độ, 1 chai có ghi sẵn dung tích, dây buộc, bình chứa, bình tràn, bảng 4.1 
- Phương pháp : Hoạt động nhóm
- Học sinh hoạt động theo nhóm làm thí nghiệm 
Bảng 4.1 ( Bảng phụ )
Vật cần đo thể tích
Dụng cụ đo
Thể tích ước lượng (cm3)
Thể tích đo được (cm3)
GHĐ
ĐCNN
(1)...
(2)...
(3)...
(4)...
(5)...
- Giáo viên giới thiệu thí nghiệm, mục đích của thí nghiệm, dụng cụ thí nghiệm, cách tiến hành.
+ Yêu cầu học sinh hoạt động theo nhóm tiến hành làm thí nghiệm đo thể tích vật rắn và hoàn thành bảng 4.1?
- Giáo viên theo dõi các nhóm thực hiện.
+ Yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả? 
+ Nhóm khác nhận xét bổ sung?
- Giáo viên thống nhất ý kiến. 
Hoạt động 5 : Vận dụng (3 phút)
- MT : Vận dụng kiến thức vào thực tế
- ĐDDH : Ca, bát hoặc chậu đựng
- Phương pháp : Vấn đáp
II. Vận dụng 
C4 :
Cần phải đổ đầy nước vào ca và tránh làm tràn nước trong bát ra ngoài.
+ Yêu cầu học sinh trả lời C4? 
+ Yêu cầu học sinh nhận xét?
- Giáo viên thống nhất ý kiến. 
HĐ6 : Củng cố, hướng dẫn các hoạt động về nhà (3 phút)
+ Nêu các cách đo thể tích vật rắn không thấm nước?
+ Yêu cầu học sinh đọc phần ghi nhớ, phần có thể em chưa biết? 
*, Hướng dẫn học ở nhà :
+ Yêu cầu học sinh về nhà thực hiện C5, C6?
+ Yêu cầu học sinh về nhà học bài, làm các bài tập trong SBT? 
+ Yêu cầu học sinh xem trước bài mới? Chuẩn bị dụng cụ thí nghiệm?

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 4.doc