A. Mục tiêu
- Kiểm tra việc nắm kiến thức của học sinh từ bài 1 đến bài 8.
- Rèn cho HS kĩ năng làm bài kiểm tra.
- Rèn tính tự giác, độc lập, sáng tạo trong khi làm bài.
B. Đề
Phần A: Trắc nghiệm (4điểm)
I/ Hãy khoanh tròn vào câu trả lời mà em cho là đúng nhất (3 điểm)
1. Giới hạn đo (GHĐ) của thước là:
A. Độ dài lớn nhất ghi trên thước B. Độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước.
C. Cả A, B đều đúng D. Cả A,B đều sai
2. Để làm giảm sai số trong khi đo độ dài của một vật, ta nên:
A. Đặt mép thước song song và vừa sát với vật cần đo.
B. Đặt mắt nhìn theo hướng vuông góc với cạnh thước.
C. Đặt một đầu của vật đúng vạch số 0 của thước.
D. Phải thực hiện cả 3 thao tác A,B,C.
Tiết 10 kiểm tra 45 phút Họ và tên: . Lớp: Điểm Lời phê của giáo viên A. Mục tiêu - Kiểm tra việc nắm kiến thức của học sinh từ bài 1 đến bài 8. - Rèn cho HS kĩ năng làm bài kiểm tra. - Rèn tính tự giác, độc lập, sáng tạo trong khi làm bài. B. Đề Phần A: Trắc nghiệm (4điểm) I/ Hãy khoanh tròn vào câu trả lời mà em cho là đúng nhất (3 điểm) 1. Giới hạn đo (GHĐ) của thước là: A. Độ dài lớn nhất ghi trên thước B. Độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước. C. Cả A, B đều đúng D. Cả A,B đều sai 2. Để làm giảm sai số trong khi đo độ dài của một vật, ta nên: A. Đặt mép thước song song và vừa sát với vật cần đo. B. Đặt mắt nhìn theo hướng vuông góc với cạnh thước. C. Đặt một đầu của vật đúng vạch số 0 của thước. D. Phải thực hiện cả 3 thao tác A,B,C. 3. Trong các đơn vị sau đây, đơn vị nào dùng cho trọng lực? A. Mét (m) B. Kilôgam (kg) C. Niutơn (N) D. Mét khối (m3) 4. Trọng lượng của một quả cân 200g là: A. 2N B. 20N C. 200N D. Cả A, B, C đều sai. 5. Dụng cụ nào trong các dụng cụ sau đây có thể dùng để đo thể tích chất lỏng? A. Bình chia độ B. Cân C. Thước D. Cả A, B, C đều đúng 6. Khi sử dụng bình tràn và bình chứa để đo thể tích vật rắn không thấm nước thì thể tích của vật bằng thể tích nào? A. Thể tích phần nước tràn ra từ bình tràn sang bình chứa. B. Thể tích bình tràn C. Thể tích nước còn lại trong bình tràn D. Thể tích bình chứa II/ Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống (1 điểm) 1. Lực đẩy mà lò so lá tròn tác dụng lên xe lăn đã làm xe. 2. Lực mà tay ta ép vào lò xo đã làm lò xo. Phần B. Tự luận (6 điểm) 1 .Tìm số thích hợp điền vào chỗ () trong các phép đổi đơn vị sau: a, 15,8 cm = mm; b, 0,18 km = m c, 1,2 m3 = lít; d, 13 yến = kg 2. Thế nào là hai lực cân bằng? Lấy ví dụ minh hoạ? 3. Trên vỏ túi bột giặt OMO có ghi 500g. Số đó chỉ gì? 4. Trọng lực là gì? Trọng lực có phương và chiều như thế nào? C. Đáp án Phần A: Mỗi ý đúng được 0,5 điểm I/ Hãy khoanh tròn vào câu trả lời mà em cho là đúng nhất (3 điểm). 1 2 3 4 5 6 A D C A A A II/ Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống (1 điểm) a, biến đổi chuyển động của b, biến dạng Phần B. Tự luận (6 điểm) 1 . Mỗi ý đúng được 0,5 điểm a, 158; b, 180; c, 1200; d, 130 2. – Hai lực cân bằng là hai lực mạnh như nhau cùng phương nhưng ngược chiều và cùng tác dụng vào một vật. (1đ) - HS lấy VD đúng được 1 điểm. 3. Số đó chỉ lượng bột giặt OMO trong túi. (1 đ) 4. Trọng lực là lực hút của Trái đất (0,5đ) Trọng lực có phương thẳng đứng, có chiều hướng về phía Trái đất. (0,5đ) NS: 26/10/09 NG: 27/10/09 Tiết 11 kiểm tra 45 phút A. Mục tiêu - Kiểm tra việc nắm kiến thức của học sinh từ bài 1 đến bài 9. - Rèn cho HS kĩ năng làm bài kiểm tra. - Rèn tính tự giác, độc lập, sáng tạo trong khi làm bài. B. Đề Phần A: Trắc nghiệm (4điểm) I/ Hãy khoanh tròn vào câu trả lời mà em cho là đúng nhất (3 điểm). 1. Mắt ta nhìn thấy một vật? A. Vì ta mở mắt hướng về phía vật. B. Vì mắt ta phát ra các tia sáng chiếu lên vật. C. Vì có ánh sáng từ vật truyền vào mắt ta. D. Vì vật được chiếu sáng 2. Vật nào dưới đây không phải là nguồn sáng? A. Mặt Trời. B. Ngọn nến đang cháy. C. Vỏ chai sáng chói ngoài trời nắng. D. Đèn ống đang sáng. 3. ánh sáng bóng đèn truyền đi theo đường thẳng cho nên dùng ống ta mới quan sát thấy bóng đèn trong hộp kín. A. rỗng và thẳng. B. rỗng và cong. C. thẳng hoặc cong. D. không trong suốt 4. Gương cầu lồi có mặt phản xạ là mặt . A. ngoài của một phần mặt cầu. B. trong của một phần mặt cầu. C. cong. D. lồi 5. Chùm tia tới song song gặp gương cầu lõm có chùm tia phản xạ là chùm sáng . A. song song. B. hội tụ. C. phân kì. D. bất kì. 6. Cùng một vật lần lượt đặt trước ba gương, cách gương cùng một khoảng, gương nào tạo được ảnh ảo lớn nhất? A. Gương phẳng. B. Gương cầu lõm. C. Gương cầu lồi. D. Ba gương cho ảnh ảo bằng nhau. II/ Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống (1 điểm) 1. Đường truyền của ánh sáng được biểu diễn bằng một ..(1).. có hướng gọi là ..(2).. 2. Trong môi trường ..(3).. và ..(4).. ánh sáng truyền đi theo đường thẳng. Phân B. Tự luận (6 điểm) 1 .Nêu tính chất của ảnh tạo bởi gương phẳng? 2. Chiếu một tia sáng SI lên một gương phẳng (Hình vẽ dưới) a, Vẽ tia phản xạ? b, Tính góc phản xạ? 300 I S 3. ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi có những tính chất gì giống và khác với ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng? 4. Trên ôtô, xe máy người ta thường lắp một gương cầu lồi phía trước người lái xe để qua sát ở phía sau mà không lắp một gương phẳng. Làm thế có lợi gi? Đáp án Phần A. Trắc nghiệm: I/ Mỗi câu đúng được 0,5 điểm. 1 2 3 4 5 6 C C A A B B II/ Mỗi chỗ đúng được 0,25 điểm (1). đường thẳng; (2). tia sáng; (3). trong suốt; (4). đồng tính Phần B- Tự luận (6 điểm) 1. - ảnh tạo bởi gương phẳng không hứng được trên màn chắn gọi là ảnh ảo. (0,5đ) - ảnh bằng vật (0,5đ) - Khoảng cách từ ảnh đến gương bằng khoảng cách từ ảnh đến gương. (0,5đ) 2. a, I S K 300 300 i i’ b, Góc tới i = 900 – 300 = 600 (0,5 đ) Góc phản xạ i’ = i = 600 (0,5 đ) 3. – Giống nhau: đều là ảnh ảo không hứng được trên màn chắn (0,75đ) - ảnh ảo tạo bởi gương cầu lồi nhỏ hơn vật còn ảnh ảo tạo bởi gương phẳng thì bằng vật (0,75 đ) 4. Vì vùng nhìn thấy của gương cầu lồi rộng hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng có cùng kích thước nên người điều khiển ôtô, xe máy sẽ quan sát được nhiều ở phía đằng sau hơn tránh được tai nạn xảy ra. (1 đ)
Tài liệu đính kèm: