1. Kiến thức:
- Biết tập hợp các số nguyên bao gồm số nguyên dương, số 0 và các số nguyên âm.
- Biết khái niệm số dương, số âm qua những ví dụ cụ thể.
2.Kỹ năng:
- Biết biểu diễn các số nguyên trên trục số.
- Phân biệt được các số nguyên dương, các số nguyên âm và số 0.
- Tìm và viết được số đối của một số nguyên.
II. Phương tiện dạy học:
1. Giáo viên: sgk, bài soạn.
2. Học sinh: học bài và xem trước bài.
Ngày soạn: 12/11/2011 Tuần: 14 Tiết: 41 THỨ TỰ TRONG TẬP HỢP CÁC SỐ NGUYÊN I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Biết tập hợp các số nguyên bao gồm số nguyên dương, số 0 và các số nguyên âm. - Biết khái niệm số dương, số âm qua những ví dụ cụ thể. 2.Kỹ năng: - Biết biểu diễn các số nguyên trên trục số. - Phân biệt được các số nguyên dương, các số nguyên âm và số 0. - Tìm và viết được số đối của một số nguyên. II. Phương tiện dạy học: 1. Giáo viên: sgk, bài soạn. 2. Học sinh: học bài và xem trước bài. III. Tiến trình dạy học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ. (6 phút) ? Viết 3 số nguyên âm và đọc. ? Viết các số tại các điểm đánh dấu trên trục số. - GV nhận xét và cho điểm. -1 HS lên bảng trả lời Hoạt động 2: Số nguyên. (20 phút) - GV sử dụng hình vẽ trục số để giới thiệu số nguyên dương ,số nguyên âm, số 0 và tập Z. + Các số: 1; 2; 3; ...là các số nguyên dương. (hoặc ghi: +1; +2; +3; ..) + Các số: -1; -2; -3;...là các số nguyên âm. + Tập hợp các số nguyên dương, các số nguyên âm và số 0 là tập hợp các số nguyên. Kí hiệu: Z Z= {...-3; -2; -1; 0; 1; 2; 3;...} - Hãy lấy ví dụ về số nguyên dương; số nguyên âm? Số 0 có phải là số nguyên dương? Có phải là số nguyên âm không? Điểm biểu diễn số nguyên a trên trục số gọi là điểm gì ? - GV gọi HS đọc chú ý sgk/69. - Hãy lấy ví dụ về các đại lượng có 2 hướng ngược nhau ? - GV nêu nhận xét sgk/69. - GV yêu cầu HS làm ?1 - Yêu cầu HS làm ?2 Cho HS đọc đề bài và trả lời. - Cho HS làm ?3 sgk - HS nghe giảng và ghi bài. - HS lấy ví dụ về số nguyên dương, số nguyên âm. Số 0 không là số nguyên dương cũng không là số nguyên âm Điểm biểu diễn số nguyên a trên trục số gọi là điểm a - HS đọc chú ý sgk/69. - Nhiệt độ trên, dưới 00C, độ cao trên dưới mực nước biển, số tiền nợ, số tiền có... - HS đọc: Số biểu thị điểm C là 4; điểm D là - 1; điểm E là - 4. - HS đọc đề bài và trả lời: a) Cách A 1 mét b) Cách A 1 mét - HS trả lời: a) Cả hai trường hợp ốc sên đều cách A 1m b) a. + 1m b. - 1m Hoạt động 3: Số đối. (11 phút) - GV vẽ trục số nằm ngang và yêu cầu 1 HS lên bảng biểu diễn 2 điểm +1 và -1. Nêu nhận xét về vị trí của điểm + 1 và - 1 trên trục số so với với điểm 0 ? - GV ghi bảng: 1 và -1 là hai số đối nhau (hay 1 là số đối của -1; -1 là số đối của 1) - GV cho HS lên bảng biểu diễn tiếp cặp số 2 và -2. Nêu nhận xét. GV giới thiệu trường hợp đặc biệt: Số đối của 0 là 0 - Lấy ví dụ về hai số đối nhau ? - Cho HS làm ?4 sgk - Tìm số đối của số sau: 7; -3 HS lên bảng biểu diễn số 2 và -2 trên trục số và nêu nhận xét HS lấy ví dụ HS: Số đối của 7 là -7 Số đối của -3 là 3 Hoạt động 3: Củng cố. (7 phút) Người ta dùng số nguyên để biểu thị các đại lượng như thế nào? Tập hợp Z gồm những số nào? - Cho HS làm bài tập 6 trang 70sgk. - HS trả lời. - HS làm bài tập 6 trang 70 sgk. Hoạt động 4: Hướng dẫn về nhà. (1 phút) - Học bài. - Làm bài tập 7,9 sgk.
Tài liệu đính kèm: