Giáo án lớp 6 môn học Số học - Tiết 53: Ôn tập học kỳ I

Giáo án lớp 6 môn học Số học - Tiết 53: Ôn tập học kỳ I

- Kiến thức: Ôn tập các kiến thức cơ bản về tập hợp, mối quan hệ giữa các tập N; N*; Z số và chữ số. Thứ tự trong N, trong Z, số liền trước, số liền sau. Biểu diễn một số trên trục số.

- Kĩ năng: HS so sánh các số nguyên, biểu diễn các số trên trục số.

- Thái độ: Cẩn thận, trung thực, sáng tạo

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Giáo viên: Bảng phụ ghi câu hỏi, bài tập, phấn màu, thước có chia độ.

- Học sinh: Vẽ một trục số, thước kẻ có chia khoảng.

III. PHƯƠNG PHÁP

- PP luyện tập và thực hành, vấn đáp

IV. TỔ CHỨC GIỜ HỌC

 

doc 6 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1180Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 6 môn học Số học - Tiết 53: Ôn tập học kỳ I", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: / /2011
Ngày giảng: / / 2011
Tiết 53: ÔN TậP HọC Kỳ I
I. MụC TIÊU
- Kiến thức: Ôn tập các kiến thức cơ bản về tập hợp, mối quan hệ giữa các tập N; N*; Z số và chữ số. Thứ tự trong N, trong Z, số liền trước, số liền sau. Biểu diễn một số trên trục số.
- Kĩ năng: HS so sánh các số nguyên, biểu diễn các số trên trục số. 
- Thái độ: Cẩn thận, trung thực, sáng tạo 
II. Đồ dùng dạy học
- Giáo viên: Bảng phụ ghi câu hỏi, bài tập, phấn màu, thước có chia độ.
- Học sinh: Vẽ một trục số, thước kẻ có chia khoảng.
III. Phương pháp
- PP luyện tập và thực hành, vấn đáp
IV. Tổ chức giờ học
1. Hoạt động 1: Ôn tập về tập hợp
- Phương pháp: Luyện tập và thực hành, vấn đáp
- Mục tiêu: Ôn tập các kiến thức cơ bản về tập hợp
- Thời gian: 15’
- Đồ dùng: Thước, phấn, bảng phụ
- Cách tiến hành: 
- GV: Để viết một tập hợp người ta dùng những cách nào ?
- Ví dụ.
- Một tập hợp có thể có bao nhiêu phần tử ? Cho VD ?
- GV: Khi nào tập hợp A được gọi là tập hợp con của tập hợp B. Cho VD ?
- Thế nào là hai tập hợp bằng nhau ?
- Giao của hai tập hợp là gì ? Cho VD.
1. Ôn tập về tập hợp
a) Cách viết tập hợp - kí hiệu:
- Để viết một tập hợp, dùng hai cách:
 + Liệt kê các phần tử của tập hợp.
 + Chỉ ra tính chất đặc chưng.
VD: A là tập hợp các số tự nhiên nhỏ hơn 4: A = {0 ; 1 ; 2 ; 3 }.
Hoặc A = {x ẻ N/ x < 4}.
b) Số phần tử của một tập hợp:
- Một tập hợp có thể có 1 phần tử, nhiều phần tử, vô số phần tử hoặc không có phần tử nào .
 VD: A = {3}.
 B = {- 2; -1 ; 0 ; 1 ; 2 ; 3}.
 N = {0 ; 1; 2 ; 3 ; .....}.
 C = ặ.
VD: Tập hợp các số tự nhiên x sao cho: x + 5 = 3.
c) Tập hợp con:
 A è B.
VD: K = {0 ; ± 1 ; ± 2}.
 H = {0 ; 1}
 H è K.
A è B ; B è A ị A = B.
d) Giao của hai tập hợp:
- Giao của hai tập hợp là một tập hợp gồm các phần tử chung của hai tập hợp đó.
* Kết luận: 
- Để viết một tập hợp, dùng hai cách:
 + Liệt kê các phần tử của tập hợp.
 + Chỉ ra tính chất đặc chưng.
- Một tập hợp có thể có 1 phần tử, nhiều phần tử, vô số phần tử hoặc không có phần tử nào 
- Giao của hai tập hợp là một tập hợp gồm các phần tử chung của hai tập hợp đó.
2. Hoạt động 2: Ôn tập về tập hợp N, Z
- Phương pháp: Luyện tập và thực hành, vấn đáp
- Mục tiêu: mối quan hệ giữa các tập N; N*; Z số và chữ số. Thứ tự trong N, trong Z, số liền trước, số liền sau. Biểu diễn một số trên trục số.
 HS so sánh các số nguyên, biểu diễn các số trên trục số. 
- Thời gian: 27’
- Đồ dùng: Thước, phấn, bảng phụ
- Cách tiến hành: 
- GV: Thế nào là tập N; N*; Z.
Biểu diễn các tập hợp đó.
- GV đưa các kết luận lên bảng phụ.
- Mối quan hệ giữa các tập hợp đó như thế nào ?
- GV đưa sơ đồ lên bảng.
- Tạo sao lại cần mở rộng tập N thành
 tập Z.
- Yêu cầu HS lên biểu diễn trên trục số: 3; 0 ; - 3 ; - 2 ; 1.
- Tìm số liền trước và số liền sau của số 0 ; (- 2).
- Nêu các quy tắc so sánh hai số nguyên ?
- GV đưa quy tắc so sánh lên bảng phụ.
-BT: a) Sắp xếp các số sau theo thứ tự tăng dần: 5 ; - 15 ; 8 ; 3 ; - 1 ; 0.
 b) Sắp xếp các số nguyên sau theo thứ tự giảm dần:- 97; 10 ; 0 ; 4 ; - 9 ; 100.
2. Ôn tập về tập hợp N, Z 
a) Khái niệm về tập N, tập Z:
+ Tập hợp N là tập hợp các số tự nhiên.
 N = {0 ; 1 ; 2 ; 3 ; ...}.
+ Tập N* = {1 ; 2 ; 3 ...}.
+ Z = { ... - 2 ; - 1 ; 0 ; 1 ; 2 ; ....}.
N* è N è Z.
- Để phép trừ luôn thực hiện được.
b) Thứ tự trong N, trong Z.
- Mỗi số tự nhiên đều là số nguyên.
- Mọi số nguyên âm đều nhỏ hơn số 0.
- Mọi số nguyên dương đều lớn hơn 
số 0.
 Mọi số nguyên dương đều nhỏ hơn bất kì số nguyên dương.
Bài tập:
a) - 15 ; - 1 ; 0 ; 3 ; 5 ; 8.
b) 100 ; 10 ; 4 ; 0 ; - 9 ; - 97.
*Kết luận:
+ Tập hợp N là tập hợp các số tự nhiên. N = {0 ; 1 ; 2 ; 3 ; ...}.
+ Tập N* = {1 ; 2 ; 3 ...}.
+ Z = { ... - 2 ; - 1 ; 0 ; 1 ; 2 ; ....}.
N* è N è Z.
3. Hoạt động 3:: Luyện tập về phép cộng, trừ số nguyên
- Phương pháp: Luyện tập và thực hành, vấn đáp
- Mục tiêu:Vận dụng kiến thức đã học vào giải bài tập
- Thời gian: 27’
- Đồ dùng: Thước, phấn, bảng phụ
- Cách tiến hành: 
Dạng 1: Thực hiện phép tính
- Thông qua bài tập g/v cho h/s ôn tập kiến thức về các phép tính trong N và phép cộng ; trừ trogn Z.
- Yêu cầu 2 h/s lên bảng làm bài tập nói rõ cách làm
- H/s dưới lớp làm vào vở ; nhận xét
H/s chỉ ra được : áp dụng t/chất ; phương pháp của phép nhân đối với phép cộng.
Phần c ; d
Lưu ý h/s tránh nhầm lẫn về dấu
? Phát biểu quy tắc cộng 2 số nguyên cùng dấu ? khác dấu ?
H/s : 
- Cộng 2 gt tuyệt đối
- Đắt trước kết quả dấu chung
? Phát biểu quy tắc trừ 2 số nguyên
H/s Để trừ số nguyên a cho số nguyên b ta lấy số a cộng số đối của b
Dạng 2: Tìm x
Yêu cầu cả lớp suy nghĩ làm bài 2
Tíh x biết
a. (12x -43).83 = 4.84
b. 720 : {41 - (2x - 5)} = 23.5
2 h/s lên bảng mỗi em 1 phần
H/s dưới lớp làm - nhận xét
Bài 1:
a. 160 -(23.52 - 6.25)
= 160 - (8.25 - 6.25)
= 160 - 25 (8 - 6)
= 160 - 50
= 110 ; 110 = 2.5.11
b. 4.52 - 32 : 24
= 4.25 - 32 : 16
= 100 - 2 - 98
98 = 2. 72
c. 21.35 - 3.25.7
= 21 (35 - 25)
= 21. 10 = 210
210 = 2.3.37
d. 85 (35 + 27) - 35(85 - 27)
= 85.35 + 85.27 - 35.85 + 35.27
= (85.35 - 35.85) + (35 + 85).27
= 0 + 27.150
= 3240
Bài số 2 : Tìm x biết
a. (12x - 43).83 = 4.84
12x - 64 = 4.84.83
12x - 64 = 32
12x = 96
x = 8
b. 720 :{41 - (2x -5)} = 23.5
720 : {41 - 2x + 5} = 40
46 - 2x = 18
2x = 28
x = 14
3. Tổng kết và hướng dẫn học ở nhà (3 ph)
- Ôn lại kiến thức đã học.
- BTVN : 11 ; 13 ; 15 SGK; 23 ; 27 ; 32 .
- Ôn tập quy tắc tìm GTTĐ của một số nguyên, quy tắc cộng hai số nguyên, trừ hai số nguyên, quy tắc bỏ dấu ngoặc.
- Ôn tập tính chất chia hết của một tổng, số NT , hợp số ; ƯCLN ; BCNN.
 *****************************************	
Ngày soạn: / /2011
Ngày giảng: / / 2011
Tiết 54. ÔN TậP HọC Kỳ I
I. MụC TIÊU
- Kiến thức: Củng cố các kiến thức đã học về tính chất chia hết của một tổng, các dấu hiệu chia hết cho 2 ; cho 5 ; cho 3 ; cho 9 , số nguyên tố và hợp số, ước chung và bội chung, ƯCLN và BCNN.
- Kĩ năng: HS tìm thành thạo các số hoặc tổng chia hết cho 2 ; cho 5 ; cho 3; cho 9. HS tìm thành thạo ƯCLN, BCNN của hai hay nhiều số.
- Thái độ: Nghiêm túc, cẩn thận, trung thực, sáng tạo 
II Đồ dùng dạy học
- Giáo viên: Bảng phụ ghi "dấu hiệu chia hết" , "cách tìm ƯCLN, BCNN" và bài tập.
- Học sinh: Làm câu hỏi ôn tập vào vở.
III. Phương pháp
- PP luyện tập và thực hành, vấn đáp, nhóm
IV. Tổ chức giờ học
1. Khởi động
- Mục tiêu: Kiểm tra bài cũ
- Thời gian: 8’
- Đồ dùng: Thước, phấn
- Cách tiến hành: 
- GV: 1) Phát biểu quy tắc tìm GTTĐ của một số nguyên. Chữa bài tập 29 .
 2) Phát biểu quy tắc cộng hai số nguyên cùng dấu, quy tắc cộng hai số nguyên khác dấu.
 Chữa bài tập 57 .
 Bài 29:
a) {- 6{ - {- 2{ = 6 - 2 = 4.
b) {- 5{. {- 4{ = 5 . 4 = 20.
c) {20{ : {- 5{ = 20 : 5 = 4.
d) {247{ + {- 47{ = 247 + 47 = 294.
 Bài 57:
a) 248 + (- 12) + 2004 + (- 236)
= [248 + (- 12) + (- 236)] + 2004
= 2004.
b) (- 298) + (- 300) + (- 302)
= [(- 298) + (- 302)] + (- 300)
= (- 600) + (- 300) 
= - 900.
2. Hoạt động 1: Ôn tập về tập hợp về tính chất chia hết và dấu hiệu chia hết. Số nguyên tố và hợp số
- Phương pháp: Vấn đáp, luyện tập và thực hành, nhóm
- Mục tiêu: Củng cố các kiến thức đã học về tính chất chia hết của một tổng, các dấu hiệu chia hết cho 2 ; cho 5 ; cho 3 ; cho 9 , số nguyên tố và hợp số
 HS tìm thành thạo các số hoặc tổng chia hết cho 2 ; cho 5 ; cho 3; cho 9
- Thời gian: 20’
- Đồ dùng: Thước, phấn, bảng phụ
- Cách tiến hành: 
Bài 1: Cho các số : 160 ; 534 ; 2511; 48309 ; 3825.
 Trong các số đã cho:
a) Số nào chia hết cho 2.
b) Số nào chia hết cho 3.
c) Số nào chia hết cho 9.
d) Số nào chia hết cho 5.
e) Số nào vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5.
f) Số nào vừa chia hết cho 2 , 5 , 9 ?
 Bài 2: Điển chữ số vào dấu * để:
a) 1*5* chia hết cho 5 và 9.
b) *46* chia hết cho cả 2 , 3 , 5 , 9.
Bài 3: Chứng tỏ rằng:
a) Tổng của ba số tự nhiên liên tiếp là một số chia hết cho 3.
b) Số có dạng abcabc bao giờ cũng chia hết cho 11.
GV gợi ý để HS làm.
Bài 4: Các số sau là nguyên tố hay hợp số ? Giải thích ?
a) a = 717.
b) b = 6 . 5 + 9 . 31.
c) c = 3 . 8. 5 - 9 . 13
- Yêu cầu HS nhắc lại định nghĩa số nguyên tố, hợp số.
- HS hoạt động theo nhóm bài 1.
- Yêu cầu một nhóm trình bày.
- HS lớp nhận xét, bổ sung.
- Hai HS lên bảng làm bài 2:
a) 1755 ; 1350.
b) 8460.
Bài 3:
a) Tổng của ba số tự nhiên liên tiếp là:
 n + n + 1 + n + 2
= 3n + 3 = 3 (n + 1) 3.
b) abcabc = abc000 + abc
 = abc . 1000 + abc
 = abc . (1000 +1)
 = 1001 . abc
 mà 1001 . abc 11
 Vậy abcabc 11.
Bài 4:
a) a = 717 là hợp số vì 717 3.
b) b = 3 (10 + 93) là hợp số vì 
 3 (10 + 93) 3.
c) c = 3 (40 - 93) = 3 là số nguyên tố.
* Kết luận: 
- Dấu hiệu chia hết cho 2,5, 9, 3
- ĐN số nguyên tố, hợp số
3. Hoạt động 2: Ôn tập về ƯC, BC, ƯCLN, BCNN
- Phương pháp: Luyện tập và thực hành, vấn đáp
- Mục tiêu: Củng cố các kiến thức đã học về ước chung và bội chung, ƯCLN và BCNN.
 HS tìm thành thạo ƯCLN, BCNN của hai hay nhiều số.
- Thời gian: 15’
- Đồ dùng: Thước, phấn, bảng phụ
- Cách tiến hành: 
Bài 5: Cho 2 số 90 và 252.
Hãy cho biết BCNN (90 ; 252) gấp bao nhiêu lần ƯCLN của hai số đó.
- Hãy tìm tất cả các ước chung của 90 và 252.
- Hãy cho biết 3 bội chung của 90 và 252.
- Muốn biết BCNN gấp ƯCLN bao nhiêu lần ?
- Tìm tất cả các ước chung của 90 và 252, ta phải làm thế nào ?
- Chỉ ra 3 BC (90 ; 252).
Bài 5:
Ta phải tìm BCNN và ƯCLN của 90 và 252.
 90 = 2.32. 5
 252 = 22. 32 . 7
ƯCLN (90 ; 252) = 2. 32 = 18.
BCNN (90 ; 252) = 22 . 32. 5 . 7 = 1260.
BCNN (90; 252) gấp 70 lần 
ƯCLN (90;252).
- Ta phải tìm tất cả các ƯC của ƯCLN.
Các ước của 18 là : 1; 2; 3; 6; 9; 18.
Vậy ƯC (90; 252) = {1;2;3;6;9;18}.
Ba bội chung của (90; 252) là:
 1260 ; 2520 ; 3780.
* Kết luận:
- ĐN ƯC, BC, ƯCLN, BCNN
- Cách tìm ƯC, BC, ƯCLN, BCNN
4. Tổng kết và hướng dẫn học ở nhà (2 ph)
- Ôn lại các kiến thức của 2 tiết ôn tập vừa qua.
- BTVN: 209 đến 213 .
	**************************************

Tài liệu đính kèm:

  • doct53,54.doc