Giáo án lớp 6 môn học Số học - Tiết 47: Tính chất của phép cộng số nguyên

Giáo án lớp 6 môn học Số học - Tiết 47: Tính chất của phép cộng số nguyên

I/ Mục tiêu:

 1. Kiến thức:

 - Biết được 4 tính chất cơ bản của phép cộng các số nguyên. Giao hoán, kết hợp, cộng

 với số 0, cộng với số đối

 - Hiểu và vận dụng các tính chất cơ bản của phép cộng để tính nhanh và tính toán hợp lý.

 2. Kỹ năng:

 - Làm được các bài tập trong SGK

 - Rèn kỹ năng tính toán, tính nhanh cho học sinh

 3. Thái độ: Cẩn thận, chính xác khi làm bài tập

II/ Đồ dùng:

 

doc 2 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1123Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 6 môn học Số học - Tiết 47: Tính chất của phép cộng số nguyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 22/ 11/ 2012 Ngày giảng: 
Tiết 47. TÍNH CHẤT CỦA PHÉP CỘNG SỐ NGUYÊN
I/ Mục tiêu:
 1. Kiến thức:
 - Biết được 4 tính chất cơ bản của phép cộng các số nguyên. Giao hoán, kết hợp, cộng 
 với số 0, cộng với số đối
 - Hiểu và vận dụng các tính chất cơ bản của phép cộng để tính nhanh và tính toán hợp lý.
 2. Kỹ năng:
 - Làm được các bài tập trong SGK
 - Rèn kỹ năng tính toán, tính nhanh cho học sinh
 3. Thái độ: Cẩn thận, chính xác khi làm bài tập
II/ Đồ dùng:
 - GV: - Bảng phụ ?1. 
 - HS: Ôn các tính chất của phép cộng các số tự nhiên
III/ Phương pháp: Phương pháp phân tích, tổng hợp; so sánh. Kĩ thuật tư duy, động não.
IV/ Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định tổ chức:
2. Khởi động: Kiểm tra( Thời gian: 5 phút).
? Phát biểu quy tắc cộng hai số nguyên âm 
? Phát biểu quy tắc cộng hai số nguyên khác dấu 
- HS nêu 
3. Các hoạt động dạy học
HĐ - GV
HĐ - HS
Ghi bảng
Hoạt động 1. Tìm hiểu các tính chất phép cộng số nguyên
a) Mục tiêu: HS phát biểu được các tính chất của phép cộng số nguyên
b) Đồ dùng: Bảng phụ trình bày ví dụ.
c) Thời gian: 25 phút.
 d) Tiến hành:
- Yêu cầu HS làm ?1. 
? Thực hiện phép tính này như thế nào
- Gọi 3 HS đứng tại chỗ trình bầy
? So sánh kết quả trong hai phép tính ở phần a, b, c
? Từ ?1. ta rút ra nhận xét gì về phép cộng các số nguyên
- Yêu cầu HS viết dạng tổng quát và phát biểu bằng lời
? Nêu thứ tự thực hiện phép tính trong biểu thức
- Yêu cầu HS đứng tại chỗ trình bày 
? Muốn cộng tổng hai số với số thứ ba ta có thể làm như thế nào 
- Yêu cầu HS viết dạng tổng quát
- GV giới thiệu phần chú ý
? Một số nguyên cộng với số 0 kết quả như thế nào, lấy ví dụ
- Yêu cầu HS viết công thức tổng quát
- Thực hiện phép tính
(-12) + 12 = ?
(14) + (-14) =?
? Tổng của hai số nguyên đối nhau bằng bao nhiêu
? Nếu a + b = 0 thì a và b là hai số như thế nào với nhau
- Yêu cầu HS làm ?3
? Tính tổng của các số nguyên a ta làm thế nào 
? -3 a là những số nào 
- GV gọi HS trình bày
- Áp dụng quy tắc cộng hai số nguyên cùng dấu và khác dấu
- 3 HS đứng tại chỗ trình 
bầy
- Kết quả trong hai phép tính ở mỗi phần đều bằng nhau
- Phép cộng các số nguyên có tính chất giao hoán 
- Tổng hai số nguyên không đổi nếu ta đổi chỗ các hạng tử
- Thực hiện trong ngoặc trước
- HS đứng tại chỗ trình bầy
- Ta có thể lấy số thứ nhất cộng với tổng số thứ hai và số thứ ba
- HS viết dạng tổng quát
- HS theo dõi lắng nghe 
- Một số nguyên cộng với số 0 kết quả bằng chính số đó
(-10) + 0 = -10
5 + 0 = 5
- Viết công thức tổng quát
(-12) + 12 = 0
(14) + (-14) =0
- Tổng của hai số nguyên đối nhau bằng 0
- a và b là hai số đối nhau
- HS làm ?3
- Tìm các số nguyên a
a = -2; -1; 0; 1; 2
- HS trình bày cách làm
1. Tính chất giao hoán
?1. Tính và so sánh kết quả
a) (-3) + (-2) = -5
 (-2) + (-3) = -5
b) (-5) + 7 = 2
 7 + (-5) = 2
c) (-8) + (+4) = -4
 (+4) + (-8) = -4
 * Tổng quát
2. Tính chất kết hợp
?2 . Tính và so sánh kết quả
[(-3) + 4] +2 = 1 + 2 = 3
(-3) +( 4 + 2) =(-3) + 6=3
[(-3) +2] + 4 = (-1) +4 = 3
* Tổng quát
Chú ý (SGK- 78)
3. Cộng với số 0
Ví dụ:
(-10) + 0 = -10
5 + 0 = 5
4. Cộng với số đối
- Số đối của a là -a
- Số đối của –a là -(-a) = a
Ví dụ: Số đối của 7 là -7
 Số đối của -7 là 7
?3
a = -2; -1; 0; 1; 2
(-2) + (-1) + 0 + 1 + 2
= [(-2) + 2] + [(-1) + 1] + 0
= 0
3.2 Hoạt động 2. Luyện tập
a) Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức vao giải bài tập
b) Đồ dùng: Bảng phụ trình bày trục số bài 4.
c) Thời gian: 15 phút.
d) Tiến hành:
- Yêu cầu HS làm bài 36/78
? Thực hiện phép tính em làm như thế nào
- Hãy thực hiện
- GV nhận xét và chốt lại
- Cho HS làm bài tập 37
? Tính tổng các số nguyên x em làm thế nào
- Làm tương tự như ?3
- Gọi 1 HS lên bảng
- GV nhận xét và chốt lại
 làm 
+Áp dụng tính chất giao hoán a + b = b + a
- HS trình bày cách làm
- HS làm bài tập 37
+ Tìm các số nguyên x rồi tiến hành cộng
- 1 HS lên bảng làm 
- HS cùng giải và nhận xét
2. Luyện tập
Bài 36/78
a) 126+(-20)+2004+(-106)
= 126 +[(-20)+(-106)] +2004
= 126 + (-126) +2004
= 0 + 2004 = 2004
Bài 37/78
a) -5 < x < 5
x = -4; -3; -2; -1; 0; 1; 2; 3; 4
Tính tổng:
(-4)+(-3)+(-2)+(-1)+0+1+2
+3+4 = [(-4) + 4]+[(-3) + 3]+[(-2)+2]+[(-1)+1]+0 = 0
4. Hướng dẫn về nhà:
	- Học thuộc các tính chất của phép cộng các số nguyên 
	- Làm bài tập 36b, 37a, 39 (SGK – 78, 79)
- Hướng dẫn: Bài 36, 37 làm tương tự như hai phần đã chữa
	 Bài 39 áp dụng tính chất giao hoán của phép cộng

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 47 theo chuan KTKN.doc