Mục tiêu:
Thu thập thông tin để đánh giá xem HS có đạt được chuẩn kiến thức ,kĩ năng trong chương trình hay không,từ đó điều chỉnh PPDH và đề ra các giải pháp thực hiện cho các phần tiếp theo.
B.Xác định chuẩn KTKN:
Về kiến thức:
-Hiểu được khái niệm tập hợp, tập hợp con,số phần tử của tập hợp
-Biết được tập hợp số tự nhiên,thứ tự trên tập hợp số tự nhiên,các phép tính cộng ,trừ,nhân ,chia ,luỹ thừa trên tập hợp N.
Ngày Soạn: / /2010 Ngày KT: / /2010. Tiết 18 KIỂM TRA 1 TIẾT CHƯƠNG I.Môn Số học.Lớp 6. A. Mục tiêu: Thu thập thông tin để đánh giá xem HS có đạt được chuẩn kiến thức ,kĩ năng trong chương trình hay không,từ đó điều chỉnh PPDH và đề ra các giải pháp thực hiện cho các phần tiếp theo. B.Xác định chuẩn KTKN: Về kiến thức: -Hiểu được khái niệm tập hợp, tập hợp con,số phần tử của tập hợp -Biết được tập hợp số tự nhiên,thứ tự trên tập hợp số tự nhiên,các phép tính cộng ,trừ,nhân ,chia ,luỹ thừa trên tập hợp N. -Hiểu được tính chất của các phép tính ,thứ tự thực hiện các phép tính. Về kĩ năng: -viết tập hợp,đếm số phần tử của tập hợp -thực hiện các phép tính cộng,trừ,nhân,chia ,luỹ thừa -tìm một số chưa biết trong phép tính. C.Thiết lập ma trận đề kiểm tra: Nội dung chính biết hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao Tổng TN TL TN TL TL TL 1.Khái niệm về tập hợp,số phần tử của tập hợp,tập hợp con 1 0,5đ 1 0,5đ 2 1đ 2.Các phép toán trên tập hợp số tự nhiên 1 0,5đ 1 1đ 1 0,5đ 1 1đ 1 1đ 5 4đ 3.Thứ tự thực hiện các phép tính 2 2đ 2 2đ 1 1đ 5 5đ Tổng 2đ 3đ 3đ 2đ 10đ D.Thiết kế câu hỏi: Đề 1 I. Trắc nghiệm khách quan (2 điểm) Khoanh tròn câu đúng Câu 1. Tập hợp A = {xÎN*| x < 6} gồm các phần tử a) 0; 1; 2; 3 ; 4;5 b) 1; 2; 3; 4 ;5 c) 0; 1; 2; 3; 4;5;6 d) 1; 2; 3;4;5;6 Câu 2. Tập hợp nào dưới đây là tập hợp con của tập hợp A = {2; 3; 4; 5} a) B = {1; 2} b) C = {2; 3; 7} c) D = {2; 5} d) E = {4; 5; 6} Câu 3. Phép chia nào dưới đây không thực hiện được: a) 0 : 9 b) 7 : 6 c) 14 : 3 d) 21 : 0 Câu 4. 23 bằng a) 3 + 3 b) 2 + 2 + 2 c) 2.2.2 d) 2.3 II. Tự luận (8 điểm) Bài 1. (1 điểm) Viết các biểu thức sau dưới dạng một lũy thừa, rồi tính giá trị. a) 3 . 32 b) 54 : 52 Bài 2. (4 điểm) Thực hiện phép tính a) 4.8.9.25 c) 49.56 + 51.56 b) 4.32 - 5.22 d) 1000 : [120 - (22.4 + 4)] Bài 3.(2 điểm) Tìm số tự nhiên x, biết a) (x - 3) : 3 = 6 b)245-5(x+2)=15 Bài 4(1đ)Không tính cụ thể giá trị của A và B ,hãy cho biết giá trị của biểu thức nào lớn hơn và lớn hơn bao nhiêu đơn vị ? A=2222.2222 ; B=2220.2224 Đáp án và biểu điểm I. Trắc nghiệm khách quan:Mỗi câu chọn đúng 0,5 điểm Câu 1: b Câu 2: c Câu 3: d Câu 4: c II. Tự luận: Bài 1: (1 điểm) Viết các biểu thức sau dưới dạng một lũy thừa, rồi tính giá trị. a) 3 . 32 = 33 = 27 (0,5 đ) b) 54 : 52 = 52 = 25 (0,5 đ) Bài 2.(4điểm) Thực hiện phép tính Mỗi câu làm đúng 1 điểm a)4.8.9.25=(4.25).(8.9)=100.72=7200. b) 49.56 + 51.56 = (49 + 45).56 = 5600 c) 4.32 - 5.22 = 4.9- 5.4 = 36 - 20 = 16 d) 1000 : [120 - (22.4 + 4)] = 1000 : [120 -(4.4+4)] = 1000: 100 = 10 Bài 3: (2 điểm) Tìm x .Mỗi câu làm đúng 1 điểm a)) (x - 3) : 3 = 6 x - 3 = 6.3 = 18 x = 18 + 3 = 21 b)245-5(x+2)=15 5(x+2)=245-15 5(x+2)=230 x+2=230:5 x+2=46 x=46-2 x=44 Bài 4: (1 điểm) A=2222.2222=(2220+2).2222=2220.2222+2.2222 (0,25đ) B=2220.2224=2220.(2222+2)=2220.2222+2220.2 (0,25đ) A-B=2.2222-2.2220=2.(2222-2220)=2.2=4 (0,5đ) Vậy A lớn hơn B 4 đơn vị. Đề 2: I. Trắc nghiệm khách quan (2 điểm) Khoanh tròn câu đúng Câu 1: Tập hợp A = {xÎN*| x < 4} gồm các phần tử a) 0; 1; 2; 3 b) 1; 2; 3; 4 c) 0; 1; 2; 3; 4 d) 1; 2; 3 Câu 2: Tập hợp nào dưới đây là tập hợp con của tập hợp A = {2; 3; 4; 5} a) B = {1; 2} b) C = {2; 3; 7} c) D = {2; 5} d) E = {4; 5; 6} Câu 9: Trong các số sau số nào là lũy thừa của một số tự nhiên với số mũ lớn hơn 1 a) 5 b) 7 c) 9 d) 11 Câu 10: Đẳng thức nào dưới đây là Đúng: a) 23.22 = 26 b) 23.22.2 = 26 c) 24.22 = 28 d) 2.26 = 26 II: Tự luận (8điểm) Bài 2: (1 điểm) Viết các biểu thức sau dưới dạng một lũy thừa, rồi tính giá trị. a) 2 . 22 b) 65 : 63 Bài 1: (4 điểm) Thực hiện phép tính a) (3200 - 64) : 32 c) 81.57 + 19.57 b) 4.62 - 3.23 d) 900 : [120 - (22.4 + 4)] Bài 3: (2 điểm) Tìm x, biết a) (x - 74) - 46 = 0 b)285+3.(x-10)=300 Bài 4(1đ)Không tính cụ thể giá trị của A và B ,hãy cho biết giá trị của biểu thức nào lớn hơn và lớn hơn bao nhiêu đơn vị ? A=2222.2222 ; B=2220.2224 Đáp án và biểu điểm I. Trắc nghiệm khách quan:Mỗi câu chọn đúng 0,5 điểm Câu 1: d Câu 2: c Câu 3: c Câu 4: b II. Tự luận: Bài 1: (1 điểm) Viết các biểu thức sau dưới dạng một lũy thừa, rồi tính giá trị. a) 2 . 22 = 23 = 8 (0,5 đ) b) 65 : 63 = 62 = 36 (0,5 đ) Bài 2.(4điểm) Thực hiện phép tính . Mỗi câu làm đúng 1 điểm a)(3200-64):32=3200:32-64:32=100-2=98 b) 4.62 - 3.23 = 4.36- 3.8 = 144 - 24 = 120 c)81.57 + 19.57 = (81 + 19).57 = 5700 d) 900 : [120 - (22.4 + 4)] = 900 : [120 -(4.4+4)] = 900: 100 = 9 Bài 3: (2 điểm) Tìm x, Mỗi câu làm đúng 1 điểm a)(x - 74) - 46 = 0 x-74 =46 x =46+74 x =120. b)285+3(x-10)=300 3(x-10)= 300-285 3(x-10)=15 x-10=15:3 x-10=5 x=5+10 x=15 Bài 4: (1 điểm) .Tương tự như bài 4 đề 1. Ngày Soạn: 6/10/08 Ngày dạy:8/10/08 Tiết 19 §10. TÍNH CHẤT CHIA HẾT CỦA MỘT TỔNG A. Mục tiêu: Giúp học sinh: 1. Về kiến thức: +Nắm được các tính chất chia hết của một tổng +Biết sử dụng các kí hiệu ; 2. Về kỷ năng: +Nhận biết một tổng, một hiệu có chia hết cho một số không +Sử dung các kí hiệu ; 3. Về thái độ: Xem xét, cẩn thận B. Phương pháp: Đặt và giải quyết vấn đề C. Chuẩn bị của học sinh và giáo viên: GV: Bảng ghi các tính chất, các bài tập HS: Sgk, ghi nhớ về quan hệ chia hết D. Tiến trình lên lớp: I.Ổn định lớp:( 1') II. Kiểm tra bài cũ:(5') 1. Khi nào ta nói số tự nhiên a chia hết cho số tự nhiên b≠0? Cho ví dụ? 2. Khi nào ta nói số tự nhiên a không chia hết cho số tự nhiên b≠0? Cho ví dụ? Đáp án: 1. a = b.k 2. a = b.q + r (0< r < b) III.Bài mới: (32') Vấn đề: Có thể không tính tổng mà có thể biết tổng đó chia hết cho 1 số? Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung HĐ1: Nhắc lại về quan hệ chia hết (2') GV: Nếu a = b.k (b≠0) thì ta nói a chia hết cho b. Kí hiệu: a b HS: Ghi nhớ GV: Nếu a không chia hết cho b ta kí hiệu: a b HS: Ghi nhớ 1. Nhắc lại về quan hệ chia hết *Nếu a = b.k (b≠0) thì ta nói a chia hết cho b. Kí hiệu: a b *Nếu a không chia hết cho b ta kí hiệu: a b HĐ2: Tính chất 1 (15') GV: Yêu cầu học sinh thực hiện ?1 HS: Tổng chia hết cho 6 HS: Tổng chia hết cho 7 GV: Qua các ví dụ trên, các em có nhận xét gì? HS: Nếu mỗi số hạng của tổng đều chia hết cho cùng 1 số tổng chia hết cho số đó. GV: Nếu a chia hết cho m và b chia hết cho m thì a + b chia hết cho m. Ta có thể viết khẳng định này như sau: a m và b m Þ (a + b) m Kí hiệu "Þ" đọc là suy ra (hoặc kéo theo) HS: Ghi nhớ GV: Hãy cho biết các biểu thức sau có chia hết cho 3 không? a) 72 - 15 b) 36- 15 c) 15 + 36 + 72 HS: Đều chia hết cho 3 GV: Các em có nhận xét gì? HS: Nếu số bị trừ, số trừ đều chia hết cho cùng một số thì hiệu chia hết cho số đó HS: Nếu tất cả các số hạng của một tổng chia hết cho cùng một số thì tổng đó chia hết cho số đó GV: Tổng quát, ta có: a) a m và b m Þ (a - b) m b)a m và b m và c m Þ (a +b+c) m HS: Ghi nhớ GV: Không làm phép tính hãy giải thích vì sao các tổng, hiệu sau chia hết cho 11. a) 33 + 22 b) 88 - 55 c) 44 + 66 + 77 HS: a,c) Các số hạng đều chia hết cho 11 HS: b) Số bị trừ, số trừ đều chi hết cho 11 2. Tính chất 1 a m và b m Þ (a + b) m Kí hiệu "Þ" đọc là suy ra (hoặc kéo theo) Chú ý: a) a m và b m Þ (a - b) m b)a m và b m và c mÞ (a+b+c) m HĐ3: Tính chất 2 (15') GV: Yêu cầu học thực hiện ?2 HS: a) Tổng không chia hết cho 4 HS: b) Tổng không chia hết cho 5 GV: Các em có nhận xét gì? HS: Nếu a không chia hết cho m và b chia hết cho m thì a + b không chia hết cho m GV: Tổng quát: Nếu chỉ có một số hạng của tổng không chia hết cho một số, còn các số hạng khác đều chia hết cho số đó thì tổng không chia hết cho số đó. HS: Ghi nhớ GV: Nếu a > b mà a không chia hết cho m và b chia hết cho m thì a - b không chia hết cho m hoặc a chia hết cho m và b không chia hết cho m thì a - b không chia hết cho m HS: Ghi nhớ 2. Tính chất 2 *Nếu chỉ có một số hạng của tổng không chia hết cho một số, còn các số hạng khác đều chia jết cho số đó thì tổng không chia hết cho số đó *Nếu a không chia hết cho m và b chia hết cho m thì a - b không chia hết cho m; hoặc a chia hết cho m và b không chia hết cho m thì a - b không chia hết cho m. ( a > b) IV. Củng cố: (5') Giáo viên Học sinh Yêu cầu học sinh thực hiện ?3; ?4 Yêu cầu học sinh thực hiện bài tập 86 ?3: 80+16; 80-16; 32+40+24; ?4: 7 + 8 86) a) Đ b) S c) S V. Dặn dò và hướng dẫn học ở nhà: (2') 1. Ghi nhớ: Các tính chất chia hết của một tổng 2. Thực hiện bài tập: 83; 85; 87; 89 sgk/35, 36 - Tiết sau luyện tập Ngày Soạn: 11/10/08 Ngày dạy:13/10/08 Tiết 20 §11. DẤU HIỆU CHIA HẾT CHO 2, CHO 5 A. Mục tiêu: Giúp học sinh: 1. Về kiến thức: +Nắm được cơ sở lý luận của các dấu hiệu chia hết cho 2, cho 5 +Biết được dấu hiệu chia hết cho 2, cho 5 2. Về kỷ năng: +Nhận biết số chia hết cho 2, cho 5 3. Về thái độ: Chính xác B. Phương pháp: Đặt và giải quyết vấn đề C. Chuẩn bị của học sinh và giáo viên: GV: Phấn màu HS: Sgk, giấy nháp D. Tiến trình lên lớp: I.Ổn định lớp:( 1') II. Kiểm tra bài cũ:(5') Bài tập: Phát biểu tính chất chia hết của một tổng? Tìm x, để 6 + 12 + 18 + x Chia hết cho 6 Đáp án: x = 0; 6; 12; 18; 24. III.Bài mới: (33') Vấn đề: Cơ sở nào cho ta biết a chia hết cho 2, cho 5? Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung HĐ1: Nhận xét mở đầu (5’) GV: Viết 3 số có chữ số tận cùng là 0 HS: Thực hiện GV: Xét xem các số đó có chia hết cho 2, cho 5 không? HS: Các số đó chia hết cho 2, cho 5 GV: Các số có chữ số tận cùng là đều chia hết cho 2, cho 5 HS: Ghi nhớ 1. Nhận xét mở đầu *Các số có chữ số tận cùng là đều chia hết cho 2, cho 5 HĐ2: Dấu hiệu chia hết cho 2 (15’) GV: Xét số . Thay dấu * bởi chữ số nào thì n chia hết cho 2? HS: 0; 2; 4; 6; 8 GV: Vì sao? HS: mà 430 chia hết cho 2 nên để n chia hết cho 2 thì * là 0; 2; 4; 6; 8 GV: Tổng quát ta có kết luận gì? HS: Số có chữ số tận cùng là chữ số chẵn thì chia hết cho 2 GV: Thay dấu * bởi chữ số nào thì n không chia hết cho 2? HS: Các chữ số lẻ GV: Tổng quát ta có kết luận gì? HS: Số có chữ số tận cùng là chữ số lẻ thì không chia hết cho 2 GV: Yêu cầu học sinh thực hiện ?1 HS: Thực hiện 2. Dấu hiệu chia hết cho 2 *Số có chữ số tận cùng là chữ số chẵn thì chia hết cho 2. *Số có chữ số tận cùng là chữ số lẻ thì không chia hết cho 2 HĐ3: Dấu hiệu chia hết cho 5 (13’) GV: Xét số . Thay dấu * bởi chữ số nào thì n chia hết cho 5? HS: Chữ số 0 hoặc 5 GV: Vì sao? HS: mà 430 chia hết cho 5 nên để n chia hết cho 5 thì * phải chia hết cho 5 nên * là 0; 5 GV: Tổng quát ta có kết luận gì? HS: Số có chữ số tận cùng là chữ số 0 hoặc 5 thì chia hết cho 5 GV: Thay dấu * bởi chữ số nào thì n không chia hết cho 5? HS: Các chữ số khác 0 và 5 GV: Tổng quát ta có kết luận gì? HS: Số có chữ số tận cùng khác 0 và 5 thì không chia hết cho 5 GV: Yêu cầu học sinh thực hiện ?2 HS: Thực hiện 3. Dấu hiệu chia hết cho 5 *Số có chữ số tận cùng là chữ số 0 hoặc 5 thì chia hết cho 5. *Số có chữ số tận cùng khác 0 và 5 thì không chia hết cho 5 IV. Củng cố: (4') Giáo viên Học sinh Số như thế nào thì chi hết cho 2? Số như thế nào thì chi hết cho 5? *Số có chữ số tận cùng là chữ số chẵn thì chia hết cho 2. *Số có chữ số tận cùng là chữ số 0 hoặc 5 thì chia hết cho 5 V. Dặn dò và hướng dẫn học ở nhà: (2') 1. Ghi nhớ: Dấu hiệu chia hết cho 2, cho 5 2. Thực hiện bài tập: 91, 92, 93, 94, 95 sgk/38 Ngày Soạn: 31/10/07 Ngày dạy:................ Tiết 7 §6. ĐOẠN THẲNG A. Mục tiêu: Giúp học sinh: 1. Về kiến thức: +Biết định nghĩa đoạn thẳng 2. Về kỷ năng: +Vẽ đoạn thẳng +Vẽ hình theo diễn đạt 3. Về thái độ: Cẩn thận B. Phương pháp: Đặt và giải quyết vấn đề C. Chuẩn bị của học sinh và giáo viên: GV: Thước, phấn màu, Hình 33, 34, 35 HS: Sgk, giấy nháp D. Tiến trình lên lớp: I.Ổn định lớp:( 1') II. Kiểm tra bài cũ:(5') 1. Vẽ tia Ax 2. Vẽ tia Ay là tia đối của tia Ax III.Bài mới: (35') Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung HĐ1: Đọan thẳng AB là gì? (20') GV: Vẽ hai điểm A, B phân biệt HS: Vẽ GV: Đặt cạnh thước đi qua A, B rồi lấy đầu bút chì vạch theo cạnh thước từ A đến B. HS: Thực hiện GV: Nét vẽ vừa vẽ là hình ảnh của đoạn thẳng AB HS: Quan sát GV: Đoạn thẳng AB là hình như thế nào? HS: Đoạn thẳng AB là hình gồm điểm A, điểm B và tất cả các điểm nằm giữa điểm A và điểm B GV: A, B gọi là hai mút hoặc hai đầu của đoạn thẳng AB HS: Ghi nhớ GV: Cho hai điểm M, N. Vẽ đường thẳng MN HS: Vẽ GV: Trên đường thẳng MN có đoạn thẳng nào không? HS: Đoạn thẳng MN GV: Vẽ đoạn thẳng EF thuôc đường thẳng MN HS: Thực hiện GV: Có nhận xét gì về các đoạn thẳng EF với đường thẳng MN? HS: Là một phần của đường thẳng GV: Đoạn thẳng là một phần của đường thẳng chứa nó. HS: Ghi nhớ 1. Đọan thẳng AB là gì? *Đoạn thẳng AB là hình gồm điểm A, điểm B và tất cả các điểm nằm giữa điểm A và điểm B *Đoạn thẳng là một phần của đường thẳng chứa nó. HĐ2: Đoạn thẳng cắt đoạn thẳng, cắt tia, cắt đường thẳng (15') GV: Yêu cầu học sinh quan sát và vẽ các hình 33, 34, 35 HS: Thực hiện GV: Vẽ đoạn thẳng AB cắt đọan thẳng CD tại B HS: Vẽ GV: Vẽ đoạn CD cắt đoạn DE tại D HS: Vẽ GV: Vẽ tia Ox cắt đoạn AB tại B HS: Vẽ GV: Vẽ đường thẳng a cắt đoạn AB tại B 2. Đoạn thẳng cắt đoạn thẳng, cắt tia, cắt đường thẳng IV. Củng cố: (2') Giáo viên Học sinh Đoạn thẳng AB là hình như thế nào? *Đoạn thẳng AB là hình gồm điểm A, điểm B và tất cả các điểm nằm giữa điểm A và điểm B V. Dặn dò và hướng dẫn học ở nhà: (2') 1. Ghi nhớ: định nghĩa đoạn thẳng, cách vẽ đoạn thẳng 2. Thực hiện bài tập: 33, 34, 35, 36, 37, 38
Tài liệu đính kèm: