Giáo án lớp 6 môn học Số học - Tiết 17: Luyện tập

Giáo án lớp 6 môn học Số học - Tiết 17: Luyện tập

- Kiến thức: Củng cố các khái niệm về tập hợp, các phép tính cộng, trừ, nhân, chia, nâng lên luỹ thừa.

- Kĩ năng:- Rèn kĩ năng tính toán.

 - Rèn tính cẩn thận, chính xác trong tính toán.

- Thái độ: Hợp tác, trung thực, cẩn thận.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Giáo viên: Chuẩn bị bảng phụ (các phép tính cộng, trừ, nhân, chia, nâng lên luỹ thừa, trang 62 SGK).

- Học sinh: Chuẩn bị câu hỏi 1, 2, 3, 4 phần ôn tập tr.61.

III. PHƯƠNG PHÁP

 

doc 2 trang Người đăng levilevi Lượt xem 2065Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 6 môn học Số học - Tiết 17: Luyện tập", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: / /2011
Ngày giảng: / / 2011
Tiết 17. Luyện tập
I. MụC TIÊU
- Kiến thức: Củng cố các khái niệm về tập hợp, các phép tính cộng, trừ, nhân, chia, nâng lên luỹ thừa.
- Kĩ năng:- Rèn kĩ năng tính toán.
 - Rèn tính cẩn thận, chính xác trong tính toán.
- Thái độ: Hợp tác, trung thực, cẩn thận.
II. Đồ dùng dạy học
- Giáo viên: Chuẩn bị bảng phụ (các phép tính cộng, trừ, nhân, chia, nâng lên luỹ thừa, trang 62 SGK).
- Học sinh: Chuẩn bị câu hỏi 1, 2, 3, 4 phần ôn tập tr.61.
III. Phương pháp
- PP đặt và giải quyết vấn đề, luyện tập và thực hành
IV. Tổ chức giờ học
1. Khởi động
- Mục tiêu: Kiểm tra bài cũ
- Thời gian: 10 phút
- Đồ dùng: 
- Cách tiến hành:
- HS1: Phát biểu và viết dạng tổng quát các tính chất của phép cộng và phép nhân.
- HS2: Luỹ thừa mũ n của a là gì ? Viết công thức nhân, chia hai luỹ thừa cùng cơ số.
- HS3: Khi nào phép trừ các số tự nhiên thực hiện được.
 Khi nào ta nói số tự nhiên a chia hết cho số tự nhiên b
2. Hoạt động 1: Luyện tập
- Phương pháp: luyện tập và thực hành
- Mục tiêu:+ Hệ thống lại cho HS các khái niệm về tập hợp, các phép tính cộng, trừ, nhân, chia, nâng lên luỹ thừa.
 + Rèn kĩ năng tính toán.
 + Rèn tính cẩn thận, chính xác trong tính toán.
- Thái độ: Hợp tác, trung thực, cẩn thận.
- Thời gian: 29 phút
- Đồ dùng: bảng phụ, bảng nhóm 
- Cách tiến hành:
- GV đưa bảng phụ: Tính số phần tử của tập hợp:
a) A = {40 ; 41 ; 42 ; ... ; 100}.
b) B = {10 ; 12 ; 14 ; ... ; 98}.
c) C = {35 ; 37 ; 39 ; ... ; 105}.
 Muốn tính số phần tử của tập hợp trên ta làm thế nào ?
-HS : Dãy số trong tập hợp trên là dãy số cách đều lên ta lấy số cuối trừ số đầu chia cho khoảng cách các số rồi cộng với 1 ta sẽ được số phần tử của tập hợp.
- Gọi 3 hs lên bảng thực hiện
Bài 2. Tính nhanh:
a) (2100 - 42) : 21
b) 2 . 31 . 12 + 4. 6. 42 + 8. 27. 3
- Yêu cầu 2 HS lên bảng làm.
- Gv chốt KT t/c của phép cộng và phép nhân các số tự nhiên
Bài 3: Thực hiện các phép tính sau:
a) 3. 52 - 16 : 22
b) (39 . 42 - 37. 42) : 42
c) 2448 : {119 - (23 - 6)}
- GV yêu cầu HS nhắc lại thứ tự thực hiện các phép tính. Sau đó gọi 3 HS lên bảng.
- Gv chốt KT thứ tự thực hiện các phép tính
Bài 4: Tìm x biết:
a) (x - 47) - 115 = 0
b) (x - 36) : 18 = 12
c) 2x = 16
d) x50 = x.
- Gv chốt cách tìm số bị trừ, số trừ, số bị chia, số chia tong phép trừ và phép chia
Bài 1:
a) Số phần tử của tập hợp A là:
 (100 - 40): 1 + 1 = 61 (phần tử).
b) Số phần tử của tập hợp B là:
 (98 - 10): 2 + 1 = 45 (phần tử).
c) Số phần tử của tập hợp C là:
 (105 - 35): 2 + 1 = 36 (phần tử).
Bài 2:
a) (2100 - 42) : 21
= 2100 : 21 - 42 : 21
= 100 - 2 = 98.
b) 2. 31. 12 + 4. 6. 42 + 8. 27. 3
= 24. 31 + 24. 42 + 24. 27
= 24 (31 + 42 + 27) 
= 24. 100 = 2400.
Bài 3:
a) 3. 52 - 16 : 22
= 3. 25 - 16 : 4
= 75 - 4 = 71.
b) (39 . 42 - 37. 42) : 42
= 42 (39 - 37) : 42
= 42 . 2 : 42 = 2.
c) 2448 : {119 - (23 - 6)}
= 2448 : 102 = 24.
Bài 4:
a) (x - 47) - 115 = 0
 x - 47 = 115 + 0
 x = 117 + 47
 x = 162.
b) (x - 36) : 18 = 12
 x - 36 = 12 . 18
 x = 216 + 36 = 252.
c) 2x = 16
 2x = 24 ị x = 4.
d) x50 = x ị x ẻ {0 ; 1}.
Kết luận:
- Cách tìm số phần tử của một tập hợp
- T/c của phép cộng và phép nhân các số tự nhiên
- T/c của phép trừ và phép chia
- Luỹ thừa với số mũ tự nhiên, nhân chia hai luỹ thừa cùng cơ số
- Thứ tự thực hiện các phép tính
3. Tổng kết và hướng dẫn học ở nhà ( 4 phút))
- Nhắc lại cách viết một tập hợp, thứ tự thực hiện phép tính trong một biểu thức (không có ngoặc, có ngoặc).
- Cách tìm một thành phần trong các phép tính cộng, trừ, nhân, chia.
VN: Ôn tập lại các phần đã học, xem lại các dạng bài tập đã làm. Tiết sau kiểm tra 1 tiết.

Tài liệu đính kèm:

  • doct17.doc