Giáo án lớp 6 môn học Số học - Tiết 1 - Bài 1: Tập hợp. Phần tử của tập hợp

Giáo án lớp 6 môn học Số học - Tiết 1 - Bài 1: Tập hợp. Phần tử của tập hợp

1/ Mục tiêu:

a. Kiến thức: Học sinh làm quen với các khái niệm tập hợp bằng cách lấy các ví dụ về tập hợp, nhận biết được một đối tượng cụ thể thuộc hay không thuộc một tập hợp đã cho trước.

b. Kỹ năng: Học sinh biết viết một tập hợp theo diễn đạt bằng lời của bài toán, biết sử dụng các kí hiệu hay

c. Thái độ: Rèn cho học sinh tư duy linh hoạt khi dùng những cách khác nhau để viết một tập hợp.

 

doc 5 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1113Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 6 môn học Số học - Tiết 1 - Bài 1: Tập hợp. Phần tử của tập hợp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 15/08/2010 
Ngày giảng: 
6A: 18/08/2010
6B: 18/08/2010
CHƯƠNG I: ÔN TẬP VÀ BỔ TÚC VỀ SỐ TỰ NHIÊN
Tiết 1. § 1. TẬP HỢP. PHẦN TỬ CỦA TẬP HỢP
1/ Mục tiêu:
a. Kiến thức: Học sinh làm quen với các khái niệm tập hợp bằng cách lấy các ví dụ về tập hợp, nhận biết được một đối tượng cụ thể thuộc hay không thuộc một tập hợp đã cho trước.
b. Kỹ năng: Học sinh biết viết một tập hợp theo diễn đạt bằng lời của bài toán, biết sử dụng các kí hiệu hay 
c. Thái độ: Rèn cho học sinh tư duy linh hoạt khi dùng những cách khác nhau để viết một tập hợp.
2/ Chuẩn bị của GV và HS:
a. Chuẩn bị của giáo viên: SGK, giáo án, phấn màu, phiếu học tập 1, 2, 4 (Sgk - 6), bảng phụ viết đầu bài các bài tập củng cố.
b. Chuẩn bị của học sinh: Đọc trước bài: Tập hợp - Phần tử của tập hợp. Bảng con, phấn.
3/ Tiến trình bài dạy:
a. Kiểm tra bài cũ: (3')
Kiểm tra đồ dùng học tập, sách vở của HS và yêu cầu HS đối với việc học tập bộ môn. 
GV: Dặn dò học sinh chuẩn bị đồ dùng học tập: Thức kẻ, bút chì, bẳng con, giấy nháp, Eke, đo độ, compa.
- Sách vở bộ môn: + Sách giáo khoa, sách bài tập.
 + Vở: Vở lí thuyết, vở bài tập.
GV: Giới thiệu nội dung của chương I: Các kiến thức về số tự nhiên là chìa khoá để mở cửa vào thế giới các con số. Trong Chương I bên cạnh việc ôn tập và hệ thống hoá các nội dung về số tự nhiên đã học ở bậc tiểu học, còn thêm nhiều nội dung mới: Phép nâng lên luỹ thừa, số nguyên tố và hợp số, ước chung và bội chung. Những kiến thức nền móng và quan trọng này sẽ mang đến cho chúng ta nhiều hiểu biết mới mẻ và thú vị. (Ghi chương I)
Bài hôm nay chúng ta sẽ làm quen về tập hợp - Phần tử của tập hợp. Ta hãy làm quen với tập hợp và các kí hiệu ,.
b. Dạy nội dung bài mới:
Gv
Cho học sinh quan sát hình 1 trong sách giáo khoa rồi giới thiệu: Tập hợp các đồ vật (sách, bút) đặt trên bàn ( hình 1).
1. Các ví dụ: (6’)
- Tập hợp các đồ vật (sách, bút) đặt trên mặt bàn.
Hs
Nghe giáo viên giới thiệu.
Gv
Lấy thêm 1 số ví dụ thực tế ở ngay trong lớp trong trường:
- Tập hợp những chiếc bàn trong lớp học.
- Tập hợp các cây trong sân trường.
- Tập hợp các HS của lớp 6A.
- Tập hợp các số tự nhiên nhỏ hơn 4.
Tb?
Hãy lấy ví dụ về tập hợp ?
- Tập hợp các chữ cái a, b, c.
Hs
Tập hợp các ngón tay của một bàn tay, v...v...
Gv
Giới thiệu tiếp các ví dụ về tập hợp trong SGK.
- Tập hợp các học sinh của lớp 6A.
- Tập hợp các số tự nhiên nhỏ hơn 4.
- Tập hợp các chữ cái a, b, c.
K?
Hãy tìm các ví dụ về tập hợp ?
Gv
Các em đã được biết thế nào là tập hợp. Vậy cách viết của tập hợp như thế nào? Và kí hiệu ra sao ta sang phần 2.
Gv
Ta thường dùng các chữ cái in hoa đề đặt tên tập hợp.
Ví dụ: Gọi A là tập hợp các số tự nhiên nhỏ hơn 4. Ta viết:
A = {0; 1; 2; 3 } hay A = {1; 0; 2; 3 }, .
Giới thiệu cách viết tập hợp:
- Các phần tử của tập hợp được đặt trong 2 dấu ngoặc nhọn {} cách nhau bởi dấu chấm phảy " ; "(nếu phần tử là số) hoặc dấu phẩy "," (nếu phần tử là chữ).
- Mỗi phần tử được liệt kê 1 lần, thứ tự liệt kê tuỳ ý.
2. Cách viết và các kí hiệu: (24')
- Đặt tên tập hợp bằng các chữ cái in hoa: A; B; C; D; H; T ...
- Gọi A là tập hợp các số tự nhiên nhỏ hơn 4. Ta viết :
A = {0; 1; 2; 3}
hay A ={1; 0; 2; 3}, 
 Các số 0; 1; 2; 3 được gọi là phần tử của tâp hợp A. 
K?
Hãy viết tập hợp B các chữ cái a, b, c ? Cho biết các phần tử của tập hợp B ?
- Gọi B là tập hợp các chữ cái a, b, c Ta viết:
Hs
Lên bảng viết - Cả lớp viết vào bảng con.
B ={ b, c, a }.
B = {a, b, c} hay B = {b, c, a} .... Các chữ cái a, b, c là các phần tử của tập hợp B.
các chữ cái a, b, c là phần tử của tập hợp B.
Hs
Nhận xét bài của bạn.
Tb?
Số 1 có là phần tử của tập hợp A không ?
Hs
Số 1 là phần tử của tập hợp A
* Kí hiệu: 
Gv
Giới thiệu: kí hiệu 1A đọc là 1 thuộc A hoặc 1 là phần tử của A.
+) 1 Î A đọc là 1 thuộc A hoặc 1 là một phần tử của 
Tb?
Số 5 có phải là phần tử của tập hợp A không?
tập hợp A.
Hs
Số 5 không phải là phần tử của tập hợp A
Gv
Kí hiệu: 5A đọc là 5 không thuộc A hoặc 5 không là phần tử của A.
+) 5 Ï A đọc là 5 không thuộc A hoặc 5 không là phần tử của tập hợp A.
Gv
Cho học sinh làm bài tập sau: Hãy dùng kí hiệu ,hoặc chữ thích hợp để điền vào các ô vuông cho đúng.
 a B ; 1 B ; B
Hs
Lên bảng làm - Cả lớp làm vào nháp.
 a B; 1 B ; c B hoặc a B
Hs
Nhận xét bài của bạn.
Gv
Đưa tiếp bài tập củng cố ( bảng phụ ).
Bài tập: Trong cách viết sau cách viết nào đúng, cách viết nào sai:
Cho A = {0; 1; 2; 3 } và B = {a, b, c} 
a, a A ; 2 A ; 5 A ; 1 A.
b, 3 B ; b B ; c B.
Hs
Đứng tại chỗ trả lời
a) aÎA sai; 5ÏA đúng; 2ÎA đúng; 1ÏA sai.
b) 3 Î B sai; b Î B đúng; cÎB đúng.
Gv
Chốt lại:
- Cách đặt tên: Thường dùng các chữ cái in hoa để đặt tên tập hợp.
- Các kí hiệu: Î: Thuộc, Ï: Không thuộc.
- Cách viết tập hợp: Các phần tử của tập hợp được đặt trong 2 dấu ngoặc nhọn { } cách nhau bởi dấu chấm phảy " ; " ( nếu phần tử là số) hoặc dấu phẩy " , " ( nếu phần tử là chữ).
- Mỗi phần tử được liệt kê 1 lần, thứ tự liệt kê tuỳ ý.
Gv
Đó chính là nội dung phần chú ý (Sgk - 5) (Chữ in nghiêng).
* Chú ý (Sgk – 5).
Hs
Một em dọc nội dung chú ý.
Gv
Giới thiệu cách viết tập hợp A bằng 2 cách:
- Tập hợp A các số tự nhiên nhỏ hơn 4 ta viết A = {0; 1; 2; 3 }. Ta gọi đó là : cách viêt liệt kê các phần tử của tập hợp.
- Ngoài ra ta còn viêt:
A = {x N / x < 4}
Trong cách viết này ta chỉ ra tính chất đặc trưng cho các phần tử x của tập hợp A là:
 x là số tự nhiên (x Î N)
 x nhỏ hơn 4 x < 4)
K?
Để viết tập hợp A các số tự nhiên nhỏ hơn 4 ta có mấy cach viết ?
Hs
Có hai cách viết:
- Viết liệt kê tất cả các phần tử của tập hợp A.
- Hoặc: Chỉ ra tính chất đặc trưng cho các phần tử x của tập hợp A đó là x ÎN và x < 4.
* Cách viết tập hợp theo tính chất đặc trưng của tập hợp đó:
+) Ví dụ : Tập hợp A các số tự nhiên nhỏ hơn 4.
A = {xÎN/ x< 4}
Gv
Tính chất đặc trưng cho các phần tử của 1 tập hợp là tính chất mà nhờ đó ta nhận biết được phần tử nào thuộc tập hợp, phần tử nào không thuộc tập hợp.
Hs
Một em đọc phần đóng khung trong (Sgk – 5).
* Tổng quát : (Sgk - 5)
Gv
Người ta còn minh họa tập hợp bằng một vòng kín ở hình 2. Trong đó mỗi phần tử được biểu diễn bởi một dấu chấm bên trong vòng kín đó (hay còn gọi là sơ đồ ven).
* Minh hoạ tập hợp bằng sơ đồ ven: (Sgk - 5)
Gv
Gv
Cho học sinh làm ? 1 , ? 2 cho học sinh làm theo nhóm.
+ Nhóm 1: ? 1 Viết tập hợp D các số tự nhiên nhỏ hơn 7 rồi điền kí hiệu thích hợp vào ô vuông. 2 ÿ D ; 10 ð D
+ Nhóm 2: ? 2 Viết tập hợp các chữ cái trong từ " NHA TRANG".
Gọi đại diện các nhóm nhận xét, kiểm tra nhanh.
Lưu ý: Học sinh ? 2 mỗi phần tử của tập hợp chỉ liệt kê một lần do đó tập hợp chỉ phải viết là M = {N, H, T, R, A, G}.
?1 (Sgk - 5)
 Giải:
Tập hợp D các số tự nhiên nhỏ hơn 7 là: 
 D = {0; 1; 2; 3; 4; 5; 6 }
 hay: D ={x Î N/ x< 7}
 2 Î D ; 10 Ï D.
?2 (Sgk - 5)
 Giải:
Gọi tập hợp các chữ cái trong từ "NHA TRANG" là M : M = {N, H, T, R, A, G}.
Gv
Để củng cố những kiến thức đã học ta sang phần 3.
c. Củng cố - Luyện tập: (7’)
Gv
Cho HS làm bài tập 3; 4 (Sgk - 6). 
3. Luyện tập:
Hs
Làm dưới lớp – 1 học sinh lên bảng làm.
* Bài tâp 3: (Sgk - 6)
 Giải:
x Ï A; y Î B; b Î A; b Î B.
* Bài tập 4: (Sgk - 6)
 Giải:
A = {15; 26 }; B ={1; a, b}
M = {bút} ; H = {sách, vở}
Gv
Gọi HS dưới lớp nhận xét kết quả.
Lưu ý cho HS các phần tử của tập hợp không nhất thiết phải cùng loại -VD tập hợp B có thể gồm cả chữ và cả số.
d. Hướng dẫn về nhà: (2')
- Lấy các ví dụ về tập hợp. Học kỹ phần chú ý trong Sgk.
- Bài tập 4, 5 (Sgk - 6): Từ bài 1 8 (Sbt - 3,4).
- Hướng dẫn bài 4 (H3): Viết tập hợp như sau: A = {15; 26}.
- Đọc trước: “Tập hợp các số tự nhiên”.	

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 1.doc