Giáo án lớp 6 môn học Sinh học - Tuần 5 - Tiết 9: Cấu tạo miền hút của rễ

Giáo án lớp 6 môn học Sinh học - Tuần 5 - Tiết 9: Cấu tạo miền hút của rễ

Kiến thức

- Học sinh nắm được cấu tạo và chức năng các bộ phận miền hút của rễ.

- Bằng quan sát nhận xét thấy được đặc điểm cấu tạo của các bộ phận phù hợp với chức năng của chúng.

2. Kĩ năng

- Rèn kĩ năng quan sát , thảo luận nhóm

II. ĐỒ DÙNG DẠY VÀ HỌC:

- GV: Tranh phóng to hình 10.1; 10.2; 7.4 SGK, bảng cấu tạo chức năng miền hút của rễ và các mảnh bìa ghi sẵn.

III. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG:

 

doc 4 trang Người đăng levilevi Lượt xem 940Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 6 môn học Sinh học - Tuần 5 - Tiết 9: Cấu tạo miền hút của rễ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 5 NS:28/09/10
Tiết 9
CẤU TẠO MIỀN HÚT CỦA RỄ 
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức
- Học sinh nắm được cấu tạo và chức năng các bộ phận miền hút của rễ.
- Bằng quan sát nhận xét thấy được đặc điểm cấu tạo của các bộ phận phù hợp với chức năng của chúng.
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng quan sát , thảo luận nhóm
II. ĐỒ DÙNG DẠY VÀ HỌC:
- GV: Tranh phóng to hình 10.1; 10.2; 7.4 SGK, bảng cấu tạo chức năng miền hút của rễ và các mảnh bìa ghi sẵn.
III. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG:
1. Kiểm tra bài cũ
 - Rễ gồm mấy miền ?nêu chức năng của mỗi miền?
2. Bài mới
Hoạt động 1: Cấu tạo miền hút của rễ
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
- GV treo tranh phóng to hình 10.1 và 10.2 SGK.
+ Lát cắt ngang qua miền hút và tế bào lông hút.
+ Miền hút gồm 2 phần vỏ và trụ giữa (chỉ giới hạn các phần trên tranh).
- GV kiểm tra bằng cách gọi HS nhắc lại.
- GV ghi sơ đồ lên bảng, cho HS điền tiếp các bộ phận 
Các bộ phận của miền hút:
Vỏ : Biểu bì, thịt vỏ
Trụ giữa: Bó mạch ( mạch giưa, mach rây)
 Ruột 
- GV cho HS nghiên cứu SGK trang 32.
- GV yêu cầu HS quan sát lại hình 10.2 trên bảng trao đổi trả lời câu hỏi:
- Vì sao mỗi lông hút là 1 tế bào?
- GV nhận xét và cho điểm HS trả lời đúng.
- HS theo dõi tranh trên bảng ghi nhớ được 2 phần vỏ và trụ giữa.
- HS xem chú thích của hình 10.1 SGK trang 32, ghi ra giấy các bộ phận của phần vỏ và trụ giữa, HS khác nhận xét, bổ sung.
- HS lên bảng điền nốt vào sơ đồ của GV, HS khác bổ sung.
- HS đọc nội dung ở cột 2 của bảng “Cấu tạo chức năng của miền hút”, ghi nhớ nội dung chi tiết cấu tạo của biểu bì, thịt vỏ, mạch rây, mạch gỗ, ruột.
- 1 HS đọc lại nội dung trên để cả lớp cùng nghe.
- HS chú ý cấu tạo của lông hút có vách tế bào, màng tế bào... để trả lời lông hút là tế bào.
Kết luận:
- Miền hút của rễ gồm 2 phần: vỏ và trụ giữa.
 + Vỏ cấu tạo gồm biểu bì và thịt vỏ.
 + Trụ giữa gồm bó mạch (có 2 loại bó mạch là mạch rây và mạch gỗ) và ruột.
Hoạt động 2: Chức năng của miền hút
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
- GV ch HS nghiên cứu SGK trang 32 bảng “Cấu tạo và chức năng của miền hút”, quan sát hình 7.4.
- Cho HS thảo luận theo 3 vấn đề:
- Cấu tạo miền hút phù hợp với chức năng thể hiện như thế nào?
- Lông hút có tồn tại mãi không?
- Tìm sự giống nhau và khác nhau giữa tế bào thực vật với tế bào lông hút?
- GV gợi ý: Tế bào lông hút có không bào lớn, kéo dài để tìm nguồn thức ăn.
- GV nghe, nhận xét phần trả lời của HS, đánh giá điểm để động viên những nhóm hoạt động tốt.
- Trên thực tế bộ rễ thường ăn sâu, lan rộng, nhiều rễ con, hãy giải thích?
- GV củng cố bài bằng cách như sách hướng dẫn.
- HS đọc cột 3 trong bảng kết hợp với hình vẽ 10.1 và cột 2 để ghi nhớ nội dung.
- Thảo luận đưa ra được ý kiến
+ Phù hợp cấu tạo chức năng biểu bì: các tế bào xếp sát nhau, bảo vệ. Lông hút là tế bào biểu bì kéo dài...
+ Lông hút không tồn tại mãi, già sẽ rụng.
+ Tế bào lông hút không có diệp lục.
- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- HS dựa vào cấu tạo miền hút, chức năng của lông hút trả lời.
IV. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ:
 - GV củng cố nội dung bài 
- HS trả lời câu hỏi 2, 3 GSK.
V. DẶN DÒ:
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK.
- Đọc mục “Em có biết”
Hoàn thành bài tập T33
Tuần 5 NS:29/09/10
Tiết 10
SỰ HÚT NƯỚC VÀ MUỐI KHOÁNG CỦA RỄ
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức
- Học sinh biết quan sát, nghiên cứu kết quả thí nghiệm để tự xác định được vai trò của nước và 1 số loại muối khoáng chính đối với cây.
- Xác định được con đường rễ cây hút nước và muối khoáng hoà tan.
- Hiểu được nhu cầu nước và muối khoáng của cây phụ thuộc vào những điều kiện nào?
- Tập thiết kế thí nghiệm đơn giản nhằm chứng minh cho mục đích nghiên cứu của SGK đề ra.
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng thao tác, bước tiến hành thí nghiệm.
- Biết vận dụng kiến thức đã học để bước đầu giải thích một số hiện tượng trong thiên nhiên.
3. Thái độ: 
Có ý thức bảo vệ động vật trông đất, bảo vệ môi trường, bảo vệ đất, chống thoái hoá đất...
II. ĐỒ DÙNG DẠY VÀ HỌC:
- GV: tranh hình 11.1; 11.2 SGK.
- HS: Kết quả của các mẫu thí nghiệm ở nhà.
III. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG:
1. Kiểm tra bài cũ
 - Kiểm tra kết quả bài tập của HS đã làm ở nhà.
2. Bài mới
Hoạt động 1: Nhu cầu nước của cây
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
+ Thí nghiệm 1: 
- GV cho HS nghiên cứu SGK, thảo luận theo 2 câu hỏi mục s thứ nhất.
- GV bao quát lớp, nhắc nhở các nhóm, hướng dẫn động viên nhóm HS yếu.
- Sau khi HS đã trình bày kết quả, GV thông báo kết quả của nhóm nếu cần.
+ Thí nghiệm 2
- GV cho các nhóm báo cáo kết quả thí nghiệm cân cây, quả, củ, hạt ở nhà.
- GV cho HS nghiên cứu SGK.
- GV lưu ý khi HS kể tên cây cần nhiều nước và ít nước tránh nhầm cây ở nước cần nhiều nước, cây ở cạn cần ít nước.
- Yêu cầu HS rút ra kết luận.
- HS hoạt động nhóm.
- Từng cá nhân trong nhóm đọc thí nghiệm SGK chú ý tới: điều kiện thí nghiệm, tiến hành thí nghiệm.
- Thảo luận nhóm, thống nhất ý kiến, ghi lại nội dung cần đạt được: đó là cây cần nước như thế nào và dự đoán cây chậu B sẽ héo dần vì thiếu nước.
- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Các nhóm báo cáo đưa ra nhận xét chung về khối lượng rau quả sau khi phơi khô là bị giảm.
- HS đọc mục £ SGK trang 35, thảo luận theo 2 câu hỏi ở mục s thứ 2 SGK trang 35, đưa ra ý kiến thống nhất.
- HS đưa được ý kiến: nước cần cho cây, từng loại cây, từng giai đoạn cây cần lượng nước khác nhau.
- HS trình bày ý kiến, các HS khác nhận xét, bổ sung.
Kết luận:
- Như mục £ SGK trang 35.
Hoạt động 2: Nhu cầu muối khoáng của cây
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
+ Thí nghiệm 3:
- GV treo tranh hình 11.1, cho HS đọc thí nghiệm 3 SGK trang 35.
- GV hướng dẫn HS thiết kế thí nghiệm theo nhóm: thí nghiệm gồm các bước
+ Mục đích thí nghiệm
+ Đối tượng thí nghiệm
+ Tiến hành: điều kiện và kết quả.
- GV nhận xét, bổ sung cho các nhóm vì đây là thí nghiệm đầu tiên các em tập thiết kế.
- GV cho HS đọc SGK trả lời câu hỏi mục s.
- GV nhận xét, đánh giá điểm cho HS.
- HS đọc SGK kết hợp quan sát tranh và bảng số liệu ở SGK trang 36, trả lời câu hỏi sau thí nghiệm 3.
+ Mục đích thí nghiệm: xem nhu cầu muối đạm của cây.
- HS trong nhóm sẽ thiết kế thí nghiệm của mình theo hướng dẫn của GV.
- 1 hoặc 2 HS trình bày thí nghiệm.
- HS đọc mục £ trả lời câu hỏi, ghi vào vở.
- 1 vài HS đọc lại câu trả lời.
Kết luận:
- Rễ cây chỉ hấp thụ muối khoáng hoà tan trong đất, cây cần 3 loại muối khoáng chính là: đạm, lân, kali.
IV. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ:
 - GV củng cố nội dung bài.
- HS trả lời 3 câu hỏi GSK.
V. DẶN DÒ:
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK.
- Đọc mục “Em có biết”.
- Xem lại bài “Cấu tạo miền hút của rễ”.

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet9-10.doc