Giáo án lớp 6 môn học Sinh học - Tuần 32 - Tiết 62 - Bài 50: Vi khuẩn (tiếp)

Giáo án lớp 6 môn học Sinh học - Tuần 32 - Tiết 62 - Bài 50: Vi khuẩn (tiếp)

. Kiến thức

- Kể được các mặt có ích và có hại của vi khuẩn đối với thiên nhiên và đời sống con người.

- Hiểu được những ứng dụng thực tế của vi khuẩn trong đời sống và sản xuất.

- Nắm được những nét đại cương về virut.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng quan sát.

3. Thái độ: Giáo dục ý thức giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường để tránh tác hại của vi khuẩn gây ra.

II. Chuẩn bị:

 1/ Gv: Tranh phóng to Hình 50.2; 50.3 SGK.

 2/ Hs: Xem bài trước ở nhà, viết bài tập điền khuyết vào vở bài tập

 

doc 23 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1655Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 6 môn học Sinh học - Tuần 32 - Tiết 62 - Bài 50: Vi khuẩn (tiếp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 25/03/2010
Ngày dạy: 04/04/2011
Tuần 32
Tiết 62
Bài 50: Vi khuẩn (tiếp)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Kể được các mặt có ích và có hại của vi khuẩn đối với thiên nhiên và đời sống con người.
- Hiểu được những ứng dụng thực tế của vi khuẩn trong đời sống và sản xuất.
- Nắm được những nét đại cương về virut.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng quan sát.
3. Thái độ: Giáo dục ý thức giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường để tránh tác hại của vi khuẩn gây ra.
II. Chuẩn bị:
	1/ Gv: Tranh phóng to Hình 50.2; 50.3 SGK.
	2/ Hs: Xem bài trước ở nhà, viết bài tập điền khuyết vào vở bài tập
III. Tiến trình:
1. Ổn định: KTSS(1’)
2. KTBC: (4’) Hình dạng, cấu tạo và cách di chuyển của vi khuẩn?
3. Bài mới
* Hoạt động 1: Vai trò của vi khuẩn: (20’)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
a. Vi khuẩn có ích:
Gv Treo tranh và yêu cầu Hs quan sát kĩ hình 50.2, đọc chú thích và làm bài tập điền từ.
Gv có thể gợi ý cho HS 2 hình tròn: là vi khuẩn.
Gv chốt lại các khâu quá trình biến đổi xác động vật, lá cây rụng " vi khuẩn biến đổi thành muỗi khoáng " cung cấp lại cho cây.
Gv Gọi Hs đọc thông tin đoạn cuối trang 162
Gv Yêu cầu Hs thảo luận nhóm (4’) trả lời, đại diện báo cáo , nhận xét bổ sung
+ Vi khuẩn có vai trò gì trong tự nhiên và trong đời sống con người?
(Gv giải thích khái niệm cộng sinh)
Gv sửa chữa, bổ sung.
Gv cho HS giải thích hiện tượng thực tế.
VD: Vì sao dưa, cà ngâm vào nước muối sau vài ngày hoá chua?
- GV chốt lại vai trò có ích của vi khuẩn.
b. Vấn đề 2: Tìm hiểu tác hại của vi khuẩn
Yêu cầu Hs thảo luận nhóm (4’) trả lời, đại diện báo cáo , nhận xét bổ sung
+ Hãy kể tên một vài bệnh do vi khuẩn gây ra?
+ Các loại thức ăn để lâu ngày dễ bị ôi thiu vì sao? Muốn thức ăn không bị ôi thiu phải làm như thế nào?
Gv Nhận xét và cung cấp các bệnh do vi khuẩn gây ra:
VD: Bệnh tả do vi khuẩn tả
 Bệnh lao do trực khuẩn lao
- GV phân tích cho HS có những vi khuẩn có cả hai tác dụng (có ích và có hại) VD: vi khuẩn phân huỷ chất hữu cơ.
Gv Yêu cầu Hs nêu hành động của bản thân phòng chống tác hạido vi khẩn gây ra.
 Hs Quan sát hình 50.2, đọc chú thích.
 Hoàn thành bài tập điền từ.
Hs Đọc bài tập, nhận xét, bổ sung
- Từ cần điền: Vi khuẩn, muối khoáng, chất hữu cơ.
Hs nghiên cứu mục thông tin, thảo luận trong nhóm hai nội dung. 
Hs Đại diện báo cáo, nhận xét bổ sung
- Trong tự nhiên: 
+ Phân huỷ chất hữu cơ thành chất vô cơ để cây sử dụng.
+ Góp phần hình thành than đá, dầu lửa.
- Trong đời sống:
+ Nông nghiệp: vi khuẩn cố định đạm " bổ sung nguồn đạm cho đất.
+ Chế biến thực phẩm: vi khuẩn lên men.
+ Vai trò trong công nghệ sinh học.
Hs Đại diện báo cáo, nhận xét bổ sung
- Các nhóm trao đổi " ghi một số bệnh di vi khuẩn gây ra ở người (động vật, thực vật nếu biết).
+ Giải thích thức ăn bị ôi thiu là di vi khuẩn hoại sinh làm hỏng thức ăn.
- Muốn giữ thức ăn " ngăn ngừa vi khuẩn sinh sản bằng cách: giữ lạnh, phơi khô, ướp muối.
- HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức.
Hs đưa ra ý kiến của mình.
4/ Vai trò của vi khuẩn:
- Vi khuẩn có vai trò trong tự nhiên và đời sống con người: phân huỷ chất hữu cơ thành chất vô cơ góp phần hình thành than đá, dầu lửa. Nhiều vi khuẩn ứng dụng trogn công nghiệp, nông nghiệp và chế biến thực phẩm.
- Ngoài ra còn có các vi khuẩn kí sinh gây bệnh cho người, nhiều vi khuẩn hoại sinh làm hỏng thực phẩm, gây ra ô nhiễm môi trường.
* Hoạt động 2: Sơ lược về virut:(15’)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
Gv Giới thiệu thông tin khái quát về các đặc điểm của virut.
Gv Yêu cầu Hs kể tên một vài bệnh do virut gây ra?
Gv Yêu cầu Hs đọc thông tin 
Gv Chốt lại kiến thức.
Hs Đọc thông tin.
Kể tên: HIV; cúm gà
Hs đọc thông tin, 
Hs Rút ra kết luận
5/ Sơ lược về virut:
Virut có kích thước rất nhỏ, chưa có cấu tạo tế bào, sống kí sinh bắt buộc và thường gây bệnh cho vật chủ.
4. Củng cố: (4’) Nêu vai trò và tác hại của vi khuẩn.
5. Dặn dò: (1’
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK.
- Đọc mục “Em có biết”
- Đọc trước bài: Mốc trắng và nấm rơm.
- Chuẩn bị thí nghiệm bát cơm nguội để thiu và mẩu vật Nấm rơm
Ngày soạn: 25/03/2010
Ngày dạy: 06/04/2011
Tuần 32
Tiết 63
Bài 51: NẤM
A/ MỐC TRẮNG VÀ NẤM RƠM
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Nắm được đặc điểm cấu tạo và dinh dưỡng của mốc trắng.
- Phân biệt được các phần của một nấm rơm.
- Nêu được các đặc điểm chủ yếu của nấm nói chung (về cấu tạo, dinh dưỡng, sinh sản).
2. Kĩ năng:Rèn kĩ năng quan sát.
3. Thái độ: Giáo dục lòng yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị:
	1/ Gv: Tranh phóng to hình 51.1; 51.3
	2/ Hs: Mẫu: mốc trắng, nấm rơm; kính hiển vi: phiến kính, kim mũi nhọn.
III. Tiến trình:
1. Ổn định: (1’)
2. KTBC: (4’)
	- Vi khuẩn có vai trò gì trong thiên nhiên ?
- Tại sao thức ăn bị ôi thiêu ? Muốn giữ cho thức ăn không bị ôi thiêu phải làm như thế nào?
3. Bài mới
* Hoạt động 1: Mốc trắng: (20’)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
* Quan sát hình dạng cà cấu tạo của mốc trắng
Gv nhắc lại thao tác sử dụng kính hiển vi
Gv Hướng dẫn HS cách lấy mẫu mốc và yêu cầu quan sát về hình dạng, màu sắc, cấu tạo sợi mốc, hình dạng, vị trí túi bào tử.
Gv đưa thông tin về dinh dưỡng và sinh sản của mốc trắng.
* Một vài loại mốc khác
Gv dùng tranh giới thiệu mốc xanh, mốc tương, mốc rượu.
Gv Yêu cầu Hs: Phân biệt các loại mốc này với mốc trắng.
Gv giới thiệu với Hs quy trình làm tương..
Gv chốt lại.
Hs hoạt động theo nhóm.
Hs Trả lời
Hs Quan sát mẫu vật thật và đối chiếu với hình vẽ.
Hs Nhận xét về hình dạng và cấu tạo. 
Hs Phát biểu nhận xét, bổ sung.
- yêu cầu:
+ Hình dạng: dạng sợi phân nhánh
+ Màu sắc: không màu, không có diệp lục
+ Cấu tạo: Sợi mốc có chất tế bào, nhiều nhân, không có vách ngăn giữa các tế bào.
Hs Quan sát tranh hình 51.2, nhận biết mốc xanh, mốc tương, mốc rượu. Nhận biết các loại mốc này trong thực tế.
+ Mốc tương: màu vàng hoa cau " làm tương.
+ Mốc rượu: Làm rượu
+ Mốc xanh: màu xanh hay gặp ở vỏ cam, bưởi.
I/ Mốc trắng:
 1/ Quan sát hình dạng và cấu tạo của mốc trắng :
- Hình dạng: Sợi phân nhánh
- Màu sắc: Không màu, không có diệp lục
- Cấu tạo: Sợi mốc có chất tế bào, nhiều nhân, không có vách ngăn giữa các tế bào.
2. Một vài loại mốc khác
- Mốc tương: màu vàng hoa cau, làm tương.
- Mốc rượu: màu trắng dùng làm rượu
- Mốc xanh: màu xanh hay gặp ở vỏ cam, bưởi.
* Hoạt động 2: Nấm rơm: (15’)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
Gv Yêu cầu HS quan sát mẫu vật, đối chiếu với tranh vẽ (hình 51.3) phân biệt các phần của nấm.
Gv Gọi HS chỉ trên tranh và gọi tên từng phần của nấm.
Gv Hướng dẫn HS lấy một phiến mỏng dưới mũ nấm, đặt lên phiến kính, dầm nhẹ để quan sát bào tử bằng kính lúp.
Gv Yêu cầu HS: nhắc lại cấu tạo của mũ nấm?
Gv bổ sung, chốt lại.
Gv Gọi 1 HS đọc đoạn thông tin trang 167.
Hs quan sát mẫu nấm rơm, phân biệt:
+ Mũ nấm, cuống nấm và sợi nấm.
+ Các phiến mỏng dưới mũ nấm.
Hs chỉ các phần của nấm, lớp nhận xét, bổ sung.
Hs tiến hành quan sát bào tử nấm.
- Mô tả hình dạng.
Hs Chú ý theo dõi
- Cơ thể nấm gầm những sợi không màu, 1 số ít có cấu tạo đơn bào (nấm men). Nhiều nấm có cơ quan sinh sản là mũ nấm. Nấm sinh sản chủ yếu bằng bào tử.
4. Củng cố: (4’) Nêu cấu tạo của mốc trắng và nấm rơm.
5. Dặn dò: (1’)
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK.
- Đọc trước bài: NẤM (TIẾPTHEO) Mục B Đặc điểm sinh học và tầm quan trọng của nấm.
Chuẩn bị mẫu vật nấm hương, nấm sò, nấm linh chi
Tuần 33
Tiết 64
Ngày soạn: 1/04/2010
Ngày dạy: 11/04/2011
	Bài 51: NẤM (TT)
B/ Đặc điểm sinh học và tầm quan trọng của nấm
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Biết được một vài điều kiện thích hợp cho sự phát triển của nấm, từ đó liên hệ áp dụng khi cần thiết.
- Nêu được một số VD về nấm có ích và nấm có hại đối với con người.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng quan sát, kĩ năng vận dụng kiến thức giải thích các hiện tượng thực tế.
3. Thái độ: Biết cách ngăn chặn sự phát triển của nấm có hại, phòng ngừa một số bệnh ngoài da do nấm.
II. Chuẩn bị:
	1/ Gv: - Tranh một số nấm ăn được, nấm độc.
	2/ Hs: Mẫu vật: Nấm có ích: nấm hương, nấm rơm, nấm linh chi.
	Một số bộ phận cây bị bệnh nấm.
III. Tiến trình:
1. Ổn định:KTSS (1’)
2. KTBC: (4’) Đặc điểm cấu tạo của mốc trắng và nấm rơm?
3. Bài mới:
* Hoạt động 1: Đặc điểm sinh học: (22’)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
Gv Yêu cầu HS thảo luận (3’), trả lời 3 câu hỏi SGK 
Gv Gọi Đại diện báo cáo, nhận xét và bổ sung
+ Tại sao muốn gây mốc trắng chỉ cần để cơm ở nhiệt độ trong phòng và vẩy thêm ít nước?
+ Tại sao quần áo lâu ngày không phơi nắng hoặc để nơi ẩm thường bị nấm mốc?
+ Tại sao trong chỗ tối nấm vẫn phát triển được?
Gv tổng kết lại, đặt câu hỏi:
Nêu các điều kiện phát triển của nấm?
Gv Yêu cầu HS đọc thông tin mục 2 và trả lời câu hỏi:
+ Nấm không có diệp lục vậy nấm dinh dưỡng bằng những hình thức nào?
Gv Cho HS lấy VD minh hoạ về nấm hoại sinh và nấm kí sinh.
Hs thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi:
Hs Đại diện báo cáo, nhận xét và bổ sung
+ Bào tử nấm mốc phát triển ở nơi giàu chất hữu cơ, ấm và ẩm.
Hs vận dụng trả lời
+ Nấm sử dụng chất hữu cơ có sẵn.
Hs tự rút ra các điều kiện phát triển của nấm.
Hs đọc thông tin " suy nghĩ để trả lời yêu cầu nêu được các hình thức dinh dưỡng: hoại sinh, kí sinh, cộng sinh.
Hs phát biểu, các HS khác nhận xét, bổ sung.
B/ Đặc điểm sinh học và tầm quan trọng của nấm 
I/ Đặc điểm sinh học:
- Nấm là những cơ thể dị dưỡng (kí sinh hoặc hoại sinh), 1 số nấm cộng sinh chỉ sử dụng chất hữu cơ có sẵn và cần nhiệt độ, độ ẩm thích hợp để phát triển.
*Hoạt động 2: Tầm quan trọng của nấm: (18’)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
a. Nấm có ích
Gv yêu cầu HS đọc thông tin trang 169 và trả lời câu hỏi:
+ Nêu công dụng của nấm? Lấy VD minh hoạ?
Gv tổng kết lại công dụng của nấm có ích.
Gv Giới thiệu một vài nấm có ích trên tranh.
b. Nấm có hại
Gv Cho HS quan sát trên mẫu hoặc tranh: một số bộ phận cây bị bệnh nấm, yêu cầu HS trả lời câu hỏi: 
+ Nấm gây những tác hại gì cho thực vật?
Gv tổ chức thảo luận toàn lớp.
Gv tổng kết lại, bổ sung (nếu cần).
Gv Giới thiệu một vài nấm có hại gây bệnh ở thực vật.
Gv Yêu cầu Hs đọc thông tin trả lời câu hỏi:
+ Kể một số nấm có hại cho người?
Gv Cho HS quan sát, nhận dạng một số nấm độc.
+ Muốn phòng trừ các bệnh do nấm gây ra phải làm thế nào?
+ Muốn đồ đạc, quần áo không bị nấm mốc phải làm gì?
GV Chốt lại
Hs đọc bảng thông tin, ghi nhớ các công dụng.
Hs trả lời câu hỏi: Nêu được 4 công dụng.
Hs khác bổ sung.
Hs nhận dạng một số nấm có ích.
Hs quan sát nấm ... n, lá kép), trong thân có mạch dẫn hoàn thiện.
- Cơ quan sinh sản: Có hoa, quả. Hạt nằm trong quả ( trước đó là noãn nằm trong bầu) là một ơu thế của cây hạt kín, vì nó được bảo vệ tốt hơn. Hoa và quả có rất nhiều dạng khác nhau. 
- Môi trường sống đa dạng. Đây là nhóm thực vật tiến hoá nhất. 
- Ngành Tảo, ngành Rêu, ngành Dương xỉ, ngành Hạt trần, ngành Hạt kín. 
- Ngành Hạt kín tiến hóa hơn 
(Nội dung bang bên dưới)
Lớp 2 lá mầm
Lớp 1 lá mầm
Rễ: cọc
 Rễ: chùm
Thân: gỗ và thân cỏ
 Phần lớn là thân cỏ
Lá: có gân hình mạng
 Lá: có gân hình cung hay song song
Phôi: có 2 lá mầm
 Phôi: có 1 lá mầm
Hoa có 4 hoặc 5 cánh
 Hoa có 3 hoặc 6 cánh
Ví dụ: cam, bưởi, mướp, bí, mồng tơi, cải
 Ví dụ: + Lúa, ngô, lan, huệ, rẻ quạt,
 + Dạng thân đặc biệt: cau, dừa, tre, nứa,
Câu 6: Đặc điểm chủ yếu để phân biệt lớp 1 lá mầm với lớp 2 lá mầm là gì? 
Câu 7: Sự phát triển của giới thực vật như thế nào? Thế nào là phân loại thực vật? Kể các bậc phân loại thực vật? 
Câu 8: Thực vật ở nước (tảo) xuất hiện trong những điều kiện nào? Vì sao chúng có thể sống được trong môi trường đó?
Câu 9: Thực vật ở cạn xuất hiện trong điều kiện nào? Cơ thể của chúng có gì khác so với thực vật ở nước?
Câu 10: Thực vật hạt kín xuất hiện trong điều kiện nào? Đặc điểm gì giúp chúng thích nghi được với điều kiện đó?
Câu 11: Nguồn gốc cây trồng?
Câu 12: Ví sao lượng khí cacbonic (CO2) và oxi (O2) trong không khí luôn ổn định?
Câu 13: Vai trò của Thực vật đối với động vật và đời sống con người. 
Câu 14: Tại sao nói "rừng cây như một là phổi xanh" của con người?
Câu 15: Thực vật có vai trò gì đối với việc điều hoà khí hậu, đất và nguồn nước?.
Câu 16: Thế nào là thực vật quý hiếm? Các biện pháp bảo vệ sự đa dạng thực vật?
17. Hình dạng, cấu tạo của vi khuẩn: 
Câu 18: Phân biệt các hình thức sống của vi khuẩn.
Câu 19; Vi khuẩn có vai trò gì trong thiên nhiên, trong nông nghiệp, công nghiệp và trong đời sống con người?
Câu 20: Mốc trắng và nấm rơm có cấu tạo như thế nào? chúng sinh sản bằng gì?
Câu 21: Điểm giống và khác giữa nấm và vi khuẩn.
Câu 22: Điểm giống và khác giữa nấm và tảo.
Câu 23: Địa y là gì? Quan hệ giữa các dạng sinh vật trong địa y thể hiện như thế nào? địa y có vai trò gì?
Đặc điểm
Lớp 1 lá mầm
Lớp 2 lá mầm
Rễ 
- Rễ chùm
- Rễ cọc
Kiểu gân lá
- Gân lá song song hoặc hình cung 
- Gân lá hình mạng.
Thân 
- Đa số là thân cỏ.
- Đa số là thân gỗ. 
 Phôi
- Phôi hạt có một lá mầm 
- Phôi hạt có 2 lá mầm. 
* Giới thực vật từ khi xuất hiện đã không ngừng phát triển theo chiều hướng từ đơn giản đến phức tạp (sự tiến hóa), chúng có chung nguồn gốc và quan hệ họ hàng. Quá trình phát triển của giới thực vật qua 3 giai đoạn chính:
Sự xuất hiện của các thực vật ở nước
Các thực vật ở cạn lần lượt xuất hiện
Sự xuất hiện và chiếm ưu thế của thực vật hạt kín.
-> Điều kiện sống thay đổi là nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi và tiến hóa của thực vật.
* Phân loại thực vật là tìm hiểu sự giống và khác nhau giữa các dạng thực vật để phân chia chúng thành các bậc phân loại. Giới thực vật được phân loại theo thứ tự từ cao đến thấp: Ngành - Lớp - Bộ - Họ – Chi – Loài.
- Thực vật ở nước (tảo) xuất hiện trong các đại dương. Khi các đại dương chiểm phần lớn diện tích lãnh thổ.
- Đặc điểm của thực vật trong giai đoạn này là cấu tạo cơ thể rất đơn giản. Cơ thể đơn bào như vi khuẩn, tảo đơn bào. Cơ thể đa bào có dạng tản chưa phân hoá thành rễ, thân , lá như các loại tảo khác.
- Do sự biến đổi của vỏ quả đất, đất liền được mở rộng và biển thu hẹp. Từ một số dạng tảo đa bào nguyên thuỷ đã biển đổi để phất triển thành thực vật ở cạn đầu tiên là cây Quyết trần, tổ tiên của Rêu, Quyết. -> Từ Quyết về sau phát triển cho ra những cây hạt trần đầu tiên.
- Ở hạt trần, các cơ quan có cấu tạo khá phức tạp hơn và rễ, thân, cuống lá đã có mạch dẫn nhực. Đặc biệt ở hạt trần đã có hạt nhưng còn để hở.
- Điều kiện khí hậu tiếp tục thay đổi, nóng và khô hơn, hạt trần nguyên thuỷ tiếp tục bị chết, thay vào đó là những cây hạt trần ngày nay và các cây hạt kín.
- Hạt kín có nhiều điểm tiến hoá hơn hẳn so với những thực vật xuất hiện trước nó như: Hạt được bảo vệ trong quả, có mạch dẫn hoàn chỉnh, có hoa. Cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản phát triển thích nghi với mọi điều kiện sống và những lối thụ phấn khác nhau giúp chúng trở nên đông đảo và chiếm ưu thế trong giới thực vật ngày nay.
Cây trồng bắt nguồn từ cây dại. Từ rất xa xưa xuất phát từ nhu cầu của con người là muốn tạo ra nguồn thức ăn dự trữ, giảm bớt sự khó nhọc phải vào rừng kiếm thức ăn. Con người đã giữ hạt của những cây tìm thấy được mang về giao trồng lại cho mùa sau. Từ đó nghề trồng cây xuất hiện và tạo ra cây trồng
- Cây xanh trong quá trình quang hợp đã tạo ra khí oxi (O2) cung cấp cho thực vật, động vật hô hấp.
- Quá trình hô hấp và hoạt động đốt cháy tạo ra khí Cácbônic (CO2) được thực vật sử dụng trong quá trình quang hợp.
=> Như vậy nhờ có thực vật mà hàm lượng khí cacbonic (CO2) và Oxi (O2) trong không khí được ổn định. 
- Thực vật cung cấp nơi ở và nơi sinh sản cho động vật. Thông qua quá trình quang hợp, cây xanh nhả oxi và tạo chất hữu cơ cung cấp cho hoạt động sống của động vật	
- Thực vật có công dụng nhiều mặt đối với đời sống con người: Làm thức ăn( cây lương thực, cây thực phẩm, lấy quả hạt), lấy gỗ, làm thuốc, cây làm gia vị, làm phân bón, tạo bóng mát, làm giấycung cấp ôxi.
- Rừng có tác dụng cân bằng khí cacbonic và oxi trong không khí.
- Rừng tham gia cản bụi, góp phần tiêu diệt một số vi khuẩn gây bệnh.
- Tán lá rừng che bớt ánh nắng...góp phần làm giảm nhiệt độ không khí.
- Đối với việc điều hoà khí hậu: Thực vật làm ổn định khí oxi và cacbonic trong không khí; giúp điều hoà khí hậu; làm giảm ô nhiễm môi trường.
- Đối với đất và nguồn nước: Thực vật giúp giữ đất, chống xói mòn, sạt lở đất; góp phần hạn chế lũ lụt, hạn hán; góp phần bảo vệ nguồn nước ngầm.
* Thực vật quý hiếm là những loài thực vật có gí trị về mặt này hay mặt khác và có xu hướng ngày càng ít đi do bị khai thác quá mức.
* Biện pháp:
- Tuyên truyền giáo dục rộng rãi trong nhân dân cùng tham gia bảo vệ rừng, ngăn chặn phá rừng.
- Hạn chế việc khai thác bừa bãi các loài thực vật quý hiếm
- Xây dựng các vườn thực vật, khu bảo tồn thiên nhiên 
- Cấm buôn bán, xuất khẩu các loài quý hiếm đặc biệt.
- Hình dạng: hình cầu, hình que, hình dấu phẩy, hình xoắn, 
- Cấu tạo: VK có cấu tạo đơn giản, cơ thể đơn bào gồm: Vách tế bào, chất tế bào, chưa có nhân hoàn chỉnh. Điểm khác biệt giữa VK với các cơ thể thực vật khác là ở hầu hết các VK không có hạt diệp lục.
Ký sinh
Hoại sinh
Cộng sinh
- Lối sống bảm voà cơ thể sống khác (Gọi là vật chủ).
- Gây hại cho vật chủ và lấy chất hữu cơ của vật chủ.
VD: VK kí sinh ở người: Tả, thương hàn, bạch hầu, uốn ván.
- Sống dựa vào nguồn chất hữu cơ có sẵn.
- Phân giải và làm cạn kiệt nguồng chất hữu cơ đó.
VD: VK gâu ôi thiu thức ăn. gây thối trên xác động vật
- Vi khuẩn cùng sống cới một cơ thể sống khác.
- Cả vi khuẩn và cơ thể sống khác cùng có lợi trong quá trình sống chung đó.
VD: Vi khuẩn cộng sinh với rễ các cây họ đậu.
a) Đối với thiên nhiên; VK Tham gia vào sự tuần hoàn vật chất trong tự nhiên, chúng phân huỷ các chất hữu cơ (xác động - thực vật) Thành các chất vô cơ ( nước, khí cacbonic ...) cho cây trồng. 
b) Trong nông nghiệp: Một số vi khuẩn cộng sinh với rễ các cây họ đậu, tạo chất đạm bổ sung cho đất trồng. Vi khuẩn còn có tác dụng làm đất tơi xốp, thoáng khí.
c) Trong công nghiệp: nhiều VK được ứng dụng để sản xuất như: Sản xuất vitamin, axit amin, protêin làm sạch nước thải và môi trường.
d) Trong đời sống con người.
* Ích lợi của VK:
- Phân huỷ xác sinh vật thành các muối cần thiết cho cây trồng. cộng sinh với rễ cây họ đậu tạo chất đạm bổ sung cho đất trồng
- Lên men VK để chế biến thực phẩm, sản xuất mì chính ...
- tạo thuốc kháng sinh, vitamin B12 ...để trị bệnh.
* Tác hại của VK:
- Nhiều VK ký sinh gây bệnh cho người, vật nuôi và cây trồng.
- Nhiều vi khuẩn hoại sinh lên men thối, làm ôi thiu, hỏng thức ăn, đồ dùng...
* Mốc trắng:
- Cấu tạo: Có dạng sợi, phân nhánh.. Cơ thể có nhiều tế boà nhưng chưa có vách ngăn, trong tế bào có nhiều nhân. Tế bào không có diệp lục và trong suốt
- Sinh sản vô tính bằng bào tử.
* Nấm rơm: 
-Cấu tạo: Có cấu tạo nhiều tế bào, Giữa tế boà có vách ngăn, Mỗi tế bào có 2 nhân và không có diệp lục. Cơ thể chia làm 2 phần.
+ Phần cơ quan sinh dưỡng có dạng sợi ở bên dưới.
+ Phần cơ quan sinh sản là mũ nấm gắn vào cuống nấm ở bên trên.
- Sinh sản vô tính bằng bào tử. 
* Giống: 
- TB đều không có chứa chất diệp lục nên không có khả năng chế tạo chất hữu cơ.
- Đều có lối sống dị dưỡng: Hoại sinh hay ký sinh.
* Khác: 
Nấm
Vi khuẩn
- Cấu tạo cơ thể đã có nhiều tế bào.
- Tế bào đã có nhân hoàn chỉnh.
- Nhiều dạng đã có kích thước lớn, có thể quan sat được bằng mắt như: Nấm rơm. nấm mốc, nấm mèo...
- Sinh sản vô tính bằng bào tử.
- Cấu tạo cơ thể chie gồm một tế bào.
- Tế bào chưa có nhân.
- Kích thước nhỏ không quan sát được bằng mắt.
- Sinh sản sinh dưỡng bằng cách nhân đôi tế bào.
* Giống:
- Đều đã hình thành các cơ thể đa bào, đều có nhân hoàn chỉnh.
- Đều có thể có cấu tạo dạng sợi như tảo xoắn, nấm mốc trắng nấm rơm ...
- Đều có thể sinh sản vô tính bằng bào tử như: tảo tiểu cầu, nấm mốc trăng, nấm rơm.
* Khác:
Nấm
Tảo
- Sống ở môi trường đất, bám trên cơ thể động vật, thực vật, trên các nguồn chất hữu cơ khác.
- Trong TB không chứa chất diệp lục nên không tự chế tạo được chất hữu cơ.
- Sống dị dưỡng: Hoại sinh hay ký sinh.
- Nấm mốc trắng, nấm rơm sinh sản bàng bào tử 
- Sống trong môi trường nước. 
- TB chứa chất diệp lục nên tự chế tạo được chất hữu cơ.
- Sống tự dưỡng.
Tảo xoắn hay tảo rong mơ đã có sinh sản hữu tính (tiếp hợp hay thụ tinh)
- Địa y là sự cộng sinh giữa một số loài nấm và tảo.
- Quan hệ giữa đị y và nấm được thể hiện như sau: Các sợi nấm hút nước và muối khoáng cung cấp cho tảo. Tảo nhờ có diệp lục chế tạo chất do nấm cung cấp thành chất hữu cơ cung cấp cho cả hai bên. Trong mối quan hệ này tảo và nấm cùng sống chung và cùng hỗ trợ cho nhau để phát triển ( gọi là hiện tượng cộng sinh)
- Vai trò: 
+ Địa y phân huỷ đá thành đất và khi chết tạo thành lớp mùn làm thức ăn cho các thực vật khác.
+ Một số địa y là thức ăn chủ yếu của loài hươu bắc cực.
+ Địa y còn được dùng để chế tạo rượu, nước hoa, phẩm nhuộm, làm thuốc.

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN SI 6 CO TICH HOP DAY.doc