Giáo án môn học Vật lý lớp 6 - Tiết 10 - Kiểm tra

Giáo án môn học Vật lý lớp 6 - Tiết 10 - Kiểm tra

1, Kiến thức:

 Kiểm tra khả năng nhận thức và kĩ năng vận dụng kiến thức.

 2, Kỹ năng:

 Rèn kỹ năng làm bài, trả lời các câu hỏi vật lí.

 3, Thái độ:

 Cẩn thận, chính xác, ý thức trung thực trong kiểm tra, thi cử.

II - CHUẨN BỊ:

 

doc 2 trang Người đăng levilevi Lượt xem 954Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Vật lý lớp 6 - Tiết 10 - Kiểm tra", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 16-10-09
Ngày KT: 6A1.. 6A2:.. 6A3: 19-10-09
	 Tiết 10 - kiểm tra
I - Mục tiêu:
	1, Kiến thức:
	Kiểm tra khả năng nhận thức và kĩ năng vận dụng kiến thức.
	2, Kỹ năng: 
	Rèn kỹ năng làm bài, trả lời các câu hỏi vật lí.
	3, Thái độ:
	Cẩn thận, chính xác, ý thức trung thực trong kiểm tra, thi cử.
II - Chuẩn bị:
1, Ma trận ra đề kiểm tra:
 MĐNT
NDKT
Biết
Hiểu
Vận dụng
Tổng
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
Đo độ dài
Câu 1
 0,5
1
 0,5
Đo thể tích vật rắn không thấm nước
Câu9
 3
1
3
Đo khối lượng	
Câu 4
 0,5
Câu 2
 0,5
2
1
Lực- Hai lực cân bằng
Câu5a
 0,5
Câu8
 1
1,5
1,5
Trọng lực - Đơn vị lực
Câu 3
 0,5
Câu5b
 0,5
1,5
1
Kết quả tác dụng của lực
Câu7
 3
1
3
Tổng
4
4,5
3
2,5
1
3
8
10
2, Đề kiểm tra: 
A - T n K Q 
Phần I: Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng.
Câu 1: Cho thước mét như hình vẽ: 
 Giới hạn đo (GHĐ) và độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của thước là:
 	A. 1m và 1mm 	 C. 100cm và 1cm 
B. 100cm và 0.5cm D. 100cm và 0.2cm
Câu 2: Trên Một hộp mứt tết có ghi 250g. Số đó chỉ gì?
A. Sức nặng của hộp mứt. 	 C. Khối lượng của hộp mứt.
 	B. Thể tích của hộp mứt. 	 D. Sức nặng và khối lượng của hộp mứt.
 Câu 3 : Lực hút của Trái Đất tác dụng lên các vật gọi là gì?
 A.Khối lượng C. Trọng lực 
 B. Thể tích D. Lực đàn hồi
 Câu 4: Dụng cụ đo khối lượng của vật là:
 A. Thước dây C. Bình chia độ
 B. Cân D. Bình tràn
 Phần II: Chọn từ thích hợp để điền vào chỗ trống
 Câu 5: 
 a. Hai lực cân bằng là hai lực mạnh như nhau, có cùng (1)......... , nhưng ngược (2).........
 b. Trọng lực có phương (3)............................... và có chiều (4).....................................
B - Tự luận:
	Câu 6:
	Hãy nêu các kết quả tác dụng của lực? Lấy hai ví dụ cho mỗi trường hợp chứng tỏ điều đó?
	Câu 7: Lấy một ví dụ về hai lực cân bằng?
 Câu 8: Cho một bình chia độ, một quả trứng (không bỏ lọt bình chia độ ), một cái bát, một đĩa và nước. Hãy tìm cách xác định thể tích quả trứng.
 2, Đáp án – Thang điểm:
 A – TNKQ:
 Phần I: Mỗi câu đúng được 0,5 điểm: 0,5x4 = 2điểm
Câu
1
2
3
4
 Đúng
B
C
C
B
Phần II: Mỗi ý đúng được 0,25 điểm: 0,25x4 = 1 điểm
a. (1) phương (2) chiều 
	b. (3) thẳng đứng (4) hướng về Trái Đất 
B - Tự luận (7điểm) 
	Câu 6 (3điểm) 
Biến đổi chuyển động vật – Lấy được ví dụ 1,5đ
Biến dạng vật – Lấy được ví dụ 1,5đ
	Câu 7: (1điểm)
Lấy được ví dụ 1đ
 Câu 8: (3điểm)
- Đổ nước đầy miệng bát 0,5đ
- Thả trìm quả trứng và bát nước để nước trong bát tràn ra đĩa 1đ
- Đổ nước tràn ra từ đĩa vào bình chia độ, đo thể tích của lượng nước tràn ra 1đ 
- Thể tích của lượng nước tràn ra chính 0,5đ 
III – Tổ chức giờ học:
 1, Giao đề:
 2, Thu bài và nhận xét:
 3, Hướng dẫn học ở nhà:
 - Kẻ sẵn bảng bài: Lực đàn hồi

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 10.doc