Giáo án lớp 6 môn học Sinh học - Tuần 24 - Tiết 47 - Bài 39: Quyết – cây dương xỉ

Giáo án lớp 6 môn học Sinh học - Tuần 24 - Tiết 47 - Bài 39: Quyết – cây dương xỉ

. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Khi học xong bài này:

- HS trình bày được đặc điểm cấu tạo cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh snả của dương xỉ.

- Biết cách nhận dạng một cây thuộc dương xỉ.

- Nói rõ được nguồn gốc hình thành các mỏ than đá.

2. Kĩ năng

- Rèn kĩ năng quan sát, thực hành.

3. Thái độ

- Giáo dục ý thức yêu và bảo vệ thiên nhiên.

II. ĐỒ DÙNG DẠY VÀ HỌC

- Vật mẫu: Cây dương xỉ.

- Tranh cây dương xỉ, tranh hình 39.2 phóng to.

 

doc 65 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1818Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 6 môn học Sinh học - Tuần 24 - Tiết 47 - Bài 39: Quyết – cây dương xỉ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 24 Tiết 47
Ngày soạn:
Ngày dạy: 
Bài 39: Quyết – cây dương xỉ
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
Khi học xong bài này:
- HS trình bày được đặc điểm cấu tạo cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh snả của dương xỉ.
- Biết cách nhận dạng một cây thuộc dương xỉ.
- Nói rõ được nguồn gốc hình thành các mỏ than đá.
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng quan sát, thực hành.
3. Thái độ
- Giáo dục ý thức yêu và bảo vệ thiên nhiên.
II. Đồ dùng dạy và học
- Vật mẫu: Cây dương xỉ.
- Tranh cây dương xỉ, tranh hình 39.2 phóng to.
III. Tiến trình bài giảng
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
- Nêu cấu tạo cây rêu?
- Tại sao rêu chỉ sống được ở những nơi ẩm ướt?
3. Bài mới
Hoạt động 1: Quan sát cây dương xỉ
a. Quan sát cơ quan sinh dưỡng
Mục tiêu: HS nêu được các đặc điểm hình thái của rễ, thân, lá.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung bài học
-GV cho HS đặt mẫu vật lên bàn
-> Phát biểu nơi sống của dương xỉ.
-GV treo tranh cây dương xỉ.
-Yêu cầu:
+ Quan sát kĩ cây dương xỉ, đối chiếu tranh ghi lại đặc điểm các bộ phận của cây.
-Tổ chức thảo luận trên lớp.
GV gọi 1 HS đọc /SGK.
-GV hoàn thiện đặc điểm lá, thân, rễ-> giúp HS phân biệt cuống lá già với thân.
+ So sánh đặc điểm quyết với cơ quan sinh duỡng của rêu.
-GV yêu cầu HS nhắc lại:
+Đặc điểm cơ quan sinh dưỡng của rêu.
-HS độc lập suy nghĩ vận dụng thực tế việc sưu tầm mẫu vật để trả lời.
+Quan sát cây dương xỉ-> xem có những bộ phận nào-> so sánh với tranh.
+Trao đổi nhóm về đặc điểm rễ, thân , lá quan sát được (chú ý đặc điểm của lá non).
-HS phát biểu-> Các nhóm khác bổ sung.
+HS độc lập suy nghĩ phát biểu.
* Yêu cầu; tiến hóa: rễ thật, có mạch dẫn.
1.Quan sát cây dương xỉ:
a.Quan sát cơ quan cơ quan sinh dưỡng
*Tiểu kết:
Cơ quan sinh dưỡng 
+ Lá già có cuống dài, lá non cuộn tròn.
+Thân ngầm hình trụ. +Rễ thật. +Có mạch dẫn thật.
b. Quan sát túi bào tử và sự phát triển của cây dương xỉ
Mục tiêu: HS nắm được đặc điểm của túi bào tử, điểm sai khác trong quá trình phát triển của dương xỉ so với rêu.
- GV yêu cầu HS lật mặt dưới lá già, tìm túi bào tử.
- Yêu cầu HS quan sát hình 39.2, đọc kĩ chú thích trả lời câu hỏi:
+ Vòng cơ có tác dụng gì?
+ Cơ quan sinh sản và sự phát triển của túi bào tử?
- So sánh với rêu.
- GV gợi ý cho HS phát biểu " hoàn chỉnh đoạn câu trên ( đáp án: Túi bào tử, đẩy bào tử bay ra, nguyên tản, cây dương xỉ con, bào tử, nguyên tản).
- GV cho HS đọc lại đoạn bài tập đã hoàn chỉnh.
- Rút ra kết luận. 
- HS quan sát kĩ hình 39.2, thảo luận nhóm " ghi câu trả lời ra nháp.
+ Làm bài tập: điền vào chỗ trống những từ thích hợp.
Mặt dưới lá dương xỉ có những đốm chứa .
Vách túi bào tử có một vòng cơ màng tế bào dày lên rất rõ, vòng cơ có tác dụng. Khi túi bào tử chín. Bào tử rơi xuống đất sẽ nảy mầm và phát triển thành  rồi từ đó mọc ra.
- Dương xỉ sinh sản bằng  như rêu, nhưng khác rêu ở chỗ có  do bào tử phát triển thành.
Tiểukết:
Dương xỉ sinh sản bằng bào tử, cơ quan sinh sản là túi bào tử.
Hoạt động 2:2.Một vài loại dương xỉ thường gặp:
-GV treo tranh yêu cầu HS quan sát mẫu vật cay rau bợ, cây lông cu li rút ra: 
+ Những đặc điểm chung.
+ Nêu đặc điểm một cây thuộc dương xỉ.
-HS phát biểu nhận xét về:
+ Sự đa dạng hình thái.
+ Đặc điểm chung.
-Tập nhận biết cây thuộc dương xỉ.
Tiểu kết: 
-Cây lông cu li.
 -Cây rau bợ.
Kết luận chung:
- Dương xỉ thuộc nhóm quyết. Là những thực vật đã có rễ, thân, lá và có mạch dẫn.
- Sinh sản bằng bào tử.
Hoạt động 3: Quyết cổ đại và sự hình thành than đá
Mục tiêu: HS thấy được vai trò của quyết trong việc hình thành than đá.
-GV yêu cầu HS đọc /SGK trả lời câu hỏi:
+ Than đá được hình thành như thế nào?
- HS ngiên cứu nêu lên nguồn gốc của than đá từ dương xỉ cổ.
3.Quyết cổ đại và sự hình thành than đá: 
Tiểu kết: Do sự biến đổi của vỏ trái đất, những khu rừng quyết chết bị vùi sâu-> tác động của vi khuẩn, sức nóng, sức ép của trái đất-> than đá.
D.Củng cố- kiểm tra đánh giá: 5’
1.Củng cố:
-Bìa học cho biết điều gì?
-Đọc kết luận/SGK.
2.Kiểm tra đánh giá:
So sánh cơ quan sĩnh dưỡng cvủa cây rêu và cây dương xỉ, cây nào có cấu tạo phức tạp hơn.
E.Hướng dẫn học tập ở nhà:
-Đọc em có biết.
-Học thuộc kết luận/SGK.
-Làm bài tập/SGK.
-Chuẩn bị giờ học sau các loại hoa, quả, hạt.
Tiết 48
Ngày soạn:
Ngày dạy: 
Ôn tập
I. Mục tiêu
Khi học xong bài này HS:
- Củng cố được các kiến thức đã học.
- Nhận biết rõ các đặc điểm có trên tranh và trên thực tế.
- Hiểu rõ chức năng phù hợp với cấu tạo.
- Có thái độ yêu thích môn học.
II. phương tiện
- GV: Tranh vẽ các hình trong nội dung đã học.
- HS: Sự chuẩn bị theo nội dung SGK, nội dung đã học.
III. Tiến trình bài giảng
1. Tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung bài học
 ( GV cùng HS thảo luận các nội dung).
- GV có thể dùng các câu hỏi trong nội dung SGK để vấn đáp HS.
Trả lời các câu hỏi của giáo viên theo mục tiêu của chương từng mục
a. Chương VI: Hoa và sinh sản hữu tính
 *Thụ phấn : Đặc điểm Tự thụ phấn
 Giao phấn
+ Thụ phấn nhờ gió
+ Nhờ sâu bọ
*. Thụ tinh, kết hạt, tạo quả
- Nảy mầm của hạt phấn
- Thụ tinh
- Tạo quả
b. Chương VII: Quả và hạt
- Đặc điểm các loại quả
- Hạt và các bộ phận của hạt
- Phát tán
- Những điều kiện cần thiết cho hạt nảy mầm.
( GV dùng câu hỏi thảo luận các nội dung).
c. Chương VIII: Các nhóm thực vật
Cấu tạo
Tảo
Vai trò
Đặc điểm
Rêu 	Sự phát triển của rêu
Vai trò
Quyết 	Đặc điểm của dương xỉ 	Cơ quan sinh sản
Vai trò	Cơquandinh dưỡng
4. Củng cố
- GV củng cố nội dung bài.
- Nhận xét, đánh giá giờ.
5. Hướng dẫn học bài ở nhà
- Học sinh ôn tập.
- Học bài- Chuẩn bị kiểm tra 45 phút.
Tuần 25 Tiết 49
Ngày soạn:9/3/
Ngày dạy:12/3/ 
Kiểm tra 45 phút
I. Mục tiêu
Khi học xong bài này HS:
- Thực hiện nội dung kiểm tra theo đúng yêu cầu.
- Có kĩ năng tư duy làm bài.
- Có thái độ nghiêm túc khi kiểm tra.
II. phương tiện
- GV: Chuẩn bị đề bài.
- HS: Nội dung đã ôn tập.
III. Tiến trình bài giảng
1. Tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới
Đề bài
I. Trắc nghiệm
A. Đánh dấu X vào đầu câu trả lời đúng:
Câu 1: Trong các nhóm quả sau, nhóm nào gồm toàn quả khô:
a. Quả cà chua, ớt, quả thìa là, chanh
b. Quả lạc, quả dừa, đu đủ, quả táo ta
c. Quả đậu bắp, quả đậu xanh, quả cải, quả đậu Hà Lan.
d. Quả bồ kết, quả đậu đen, quả chuối, quả nho.
Câu 2: Sự phát tán là gì?
a. Hiện tượng quả và hạt có thể bay đi xa nhờ gió
b. Hiện tượng quả và hạt được mang đi xa nhờ động vật
c. Hiện tượng quả và hạt được chuyển đi xa chỗ nó sống
d. Hiện tượng quả và hạt có thể tự vung vãi nhiều nơi.
Câu 3: Tảo là thực vật bậc thấp vì:
a. Cơ thể có cấu tạo đơn bào
b. Sống ở nước
c. Chưa có rễ, thân, lá
Câu 4: Dương xỉ tiến hoá hơn rêu vì:
a. Có lá non cuộn lại ở đầu
b. Cây non mọc ra từ nguyên tản
c. Rễ, thân, lá có mạch dẫn.
B. Điền vào chỗ trống những từ thích hợp:
	Cơ quan sinh dưỡng của cây rêu gồm có ..(1) , chưa có .(2). thật sự. Trong thân và lá rêu chưa có ..(3) Rêu sinh sản bằng (4).. được chứa trong .(5).. , cơ quan này nằm ở  (6) .. cây rêu.
II. Tự luận
Câu 1: Những điều kiện cần cho hạt nảy mầm?
Câu 2: Nuôi ong trong các vườn cây ăn quả có lợi gì?
Biểu điểm
I. Trắc nghiệm
A. Câu 1- 4: Mỗi câu đúng 1 điểm
B. Điền đủ nội dung: 2 điểm
1. Thân, lá	4. Bào tử
2. Rễ	5. Túi bào tử
3. Mạch dẫn	6. Ngọn
II. Tự luận
- Trả lời được các điều kiện cần cho hạt nảy mầm: 2 điểm
- Nêu được ích lợi của việc nuôi ong trong vườn: 2 điểm
4. Củng cố
- GV nhận xét, đánh giá giờ.
5. Hướng dẫn học bài ở nhà
- HS ôn bài
- Đọc trước bài: Hạt trần - cây thông 
Tiết 50
Ngày soạn:
Ngày dạy: 
Bài 40: Hạt trần – cây thông
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
Khi học xong bài này HS:
- Trình bày được đặc điểm cấu tạo cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản của thông.
- Phân biệt sự khác nhau giữa nón và hoa.
- Nêu được sự khác nhau cơ bản giữa cây hạt trần với cây có hoa.
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng làm việc độc lập và làm việc theo nhóm.
3. Thái độ
- Giáo dục ý thức bảo vệ thực vật.
II. Đồ dùng dạy và học
- Vật mẫu: cành thông có nón.
- Tranh: cành thông mang nón, sơ đồ cắt dọc nón đực và nón cái.
III. Tiến trình bài giảng
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới
Hoạt động 1: Quan sát cơ quan sinh dưỡng của cây thông
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung bài học
- GV giới thiệu qua về cây thông.
- Hướng dẫn HS quan sát cành lá thông như sau:
+ Đặc điểm thân cành? Màu sắc?
- Yêu cầu: nhổ cành con, quan sát cách mọc lá (chú ý vảy nhỏ ở gốc lá).
- GV thông báo rễ to khoẻ, mọc sâu.
- Cho lớp thảo luận hoàn thiện kiến thức.
- HS làm việc theo nhóm
+ Từng nhóm tiến hành quan sát cành, lá thông.
- Ghi đặc điểm ra nháp.
- Gọi 1-2 HS phát biểu, lớp nhận xét, bổ sung.
Kết luận:
- Rễ: to, khoẻ, mọc sâu
- Thân: màu nâu, xù xì (cành có vết sẹo khi lá rụng).
- Lá: nhỏ hình kim, mọc từ 2-3 chiếc trên 1 cành con, rất ngắn.
Hoạt động 2: Cơ quan sinh sản (nón)
Vấn đề 1: Cấu tạo của nón đực và nón cái.
- GV thông báo: có 2 loại nón
- Yêu cầu HS:
+ Xác định vị trí nón đực và nón cái trên cành?
+ Đặc điểm của hai loại nón (số lượng, kích thước của hai loại)?
- Yêu cầu HS quan sát sơ đồ cắt dọc nón đực và nón cái, trả lời câu hỏi:
+ Nón đực có cấu tạo như thế nào?
+ Nón cái có cấu tạo như thế nào?
- GV bổ sung, hoàn chỉnh kết luận.
Vấn đề 2: So sánh hoa và nón
- Yêu cầu HS so sánh cấu tạo hoa và nón (điền bảng 113 SGK).
- Thảo luận:Nón khác hoa ở điểm nào?
- GV bổ sung, giúp HS hoàn thiện kiến thức.
Vấn đề 3: Quan sát một nón đã phát triển
- Yêu cầu HS quan sát 1 nón thông và tìm hạt:
+ Hạt có đặc điểm gì? Nằm ở đâu?
+ So sánh tính chất của nón với quả bưởi?
+ Tại sao gọi thông là cây hạt trần?
- HS quan sát mẫu vật " đối chiếu hình 40.2 và trả lời câu hỏi.
+ Đối chiếu câu trả lời với thông tin nón đực, nón cái " tự điều chỉnh kiến thức.
- HS quan sát kĩ sơ đồ, chú thích và trả lời câu hỏi.
- Thảo luận nhóm " rút ra kết luận.
- HS tự làm bài tập điền bảng. 1-2 em phát biểu.
+ Căn cứ vào bảng đã hoàn chỉnh, phân biệt nón với hoa.
- Thảo luận nhóm, rút ra kết luận.
- HS thảo luận, ghi câu trả lời ra nháp.
- Thảo luận giữa các nhóm, rút ra kết luận.
Kết luận:
- Cơ quan sinh sản là nón đực và nón cái
+ Nón đực: nhỏ, mọc thành cụm, màu vàng, có vảy (nhị) mang 2 túi phấn chứa hạt phấn.
+ Nón cái: lớn, mọc riêng lẻ, có vảy (noãn) mang 2 noãn.
- Nón chưa có bầu nhuỵ chứa noãn (nên không thể coi như 1 hoa).
- Hạt nằm trên lá noãn hở (hạt trần) chưa có quả thật sự.
Hoạt động 3: Giá trị của cây hạt trần
- GV đưa  ... ốc tương, mốc rượu. Nhận biết các loại mốc này trong thực tế.
+ Mốc tương: màu vàng hoa cau " làm tương.
+ Mốc rượu: Làm rượu
+ Mốc xanh: màu xanh hay gặp ở vỏ cam, bưởi.
Kết luận:
 a. Mốc trứng
- Hình dạng: Sợi phân nhánh
- Màu sắc: Không màu, không có diệp lục
- Cấu tạo: Sợi mốc có chất tế bào, nhiều nhân, không có vách ngăn giữa các tế bào.
b. Một vài loại mốc khác
- Mốc tương: màu vàng hoa cau, làm tương.
- Mốc rượu: màu trắng dùng làm rượu
- Mốc xanh: màu xanh hay gặp ở vỏ cam, bưởi.
Hoạt động 2: Nấm rơm
Mục tiêu: HS phân biệt được các phần của nấm rơm.
- Yêu cầu HS quan sát mẫu vật, đối chiếu với tranh vẽ (hình 51.3) phân biệt các phần của nấm.
- Gọi HS chỉ trên tranh và gọi tên từng phần của nấm.
- Hướng dẫn HS lấy một phiến mỏng dưới mũ nấm, đặt lên phiến kính, dầm nhẹ để quan sát bào tử bằng kính lúp.
- Yêu cầu HS: nhắc lại cấu tạo của mũ nấm?
- GV bổ sung, chốt lại cấu tạo.
- Gọi 1 HS đọc đoạn thông tin trang 167.
- HS quan sát mẫu nấm rơm, phân biệt:
+ Mũ nấm, cuống nấm và sợi nấm.
+ Các phiến mỏng dưới mũ nấm.
- Một HS chỉ các phần của nấm, lớp nhận xét, bổ sung.
- HS tiến hành quan sát bào tử nấm.
- Mô tả hình dạng.
- Một HS nhắc lại cấu tạo " HS khác bổ sung.
Kết luận:
- Cơ thể nấm gầm những sợi không màu, 1 số ít có cấu tạo đơn bào (nấm men). Nhiều nấm có cơ quan sinh sản là mũ nấm. Nấm sinh sản chủ yếu bằng bào tử.
4. Củng cố
- GV củng cố lại nội dung bài.
- Yêu cầu HS nhắc lại cấu tạo của mốc trắng và nấm rơm.
- Đánh giá giờ.
5. Hướng dẫn học bài ở nhà
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK.
- Đọc trước bài: Đặc điểm sinh học và tầm quan trọng của nấm.
Tiết 64
Ngày soạn:
Ngày dạy: 
Bài 51: đặc điểm sinh học và tầm quan trọng của nấm
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
Khi học xong bài này HS:
- Biết được một vài điều kiện thích hợp cho sự phát triển của nấm, từ đó liên hệ áp dụng khi cần thiết.
- Nêu được một số VD về nấm có ích và nấm có hại đối với con người.
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng quan sát.
- Kĩ năng vận dụng kiến thức giải thích các hiện tượng thực tế.
3. Thái độ
- Biết cách ngăn chặn sự phát triển của nấm có hại, phòng ngừa một số bệnh ngoài da do nấm.
II. Đồ dùng dạy và học
- Tranh một số nấm ăn được, nấm độc.
- Mẫu vật: 	Nấm có ích: nấm hương, nấm rơm, nấm linh chi.
	Một số bộ phận cây bị bệnh nấm.
III. Tiến trình bài giảng
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
- Đặc điểm cấu tạo của mốc trắng và nấm rơm?
3. Bài mới
Hoạt động 1: Đặc điểm sinh học
Mục tiêu: HS biết được đặc điểm sinh học của nấm.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung bài học
- Yêu cầu HS thảo luận, trả lời 3 câu hỏi SGK
+ Tại sao muốn gây mốc trắng chỉ cần để cơm ở nhiệt độ trong phòng và vẩy thêm ít nước?
+ Tại sao quần áo lâu ngày không phơi nắng hoặc để nơi ẩm thường bị nấm mốc?
+ Tại sao trong chỗ tối nấm vẫn phát triển được?
- GV tổng kết lại, đặt câu hỏi:
Nêu các điều kiện phát triển của nấm?
- Yêu cầu HS đọc thông tin mục 2 và trả lời câu hỏi:
+ Nấm không có diệp lục vậy nấm dinh dưỡng bằng những hình thức nào?
- Cho HS lấy VD minh hoạ về nấm hoại sinh và nấm kí sinh.
- HS hoạt động nhóm, thảo luận trả lời câu hỏi:
- Yêu cầu nêu được:
+ Bào tử nấm mốc phát triển ở nơi giàu chất hữu cơ, ấm và ẩm.
+ Nấm sử dụng chất hữu cơ có sẵn.
- Các nhóm phát biểu, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Qua thảo luận trên lớp, HS tự rút ra các điều kiện phát triển của nấm.
- HS đọc thông tin " suy nghĩ để trả lời yêu cầu nêu được các hình thức dinh dưỡng: hoại sinh, kí sinh, cộng sinh.
+ HS phát biểu, các HS khác nhận xét, bổ sung.
Kết luận:
- Nấm là những cơ thể dị dưỡng (kí sinh hoặc hoại sinh), 1 số nấm cộng sinh chỉ sử dụng chất hữu cơ có sẵn và cần nhiệt độ, độ ẩm thích hợp để phát triển.
Hoạt động 2: Tầm quan trọng của nấm
Mục tiêu: HS nắm được tầm quan trọng của nấm.
a. Nấm có ích
- GV yêu cầu HS đọc thông tin trang 169 và trả lời câu hỏi:
+ Nêu công dụng của nấm? Lấy VD minh hoạ?
- GV tổng kết lại công dụng của nấm có ích.
- Giới thiệu một vài nấm có ích trên tranh.
b. Nấm có hại
- Cho HS quan sát trên mẫu hoặc tranh: một số bộ phận cây bị bệnh nấm, yêu cầu HS trả lời câu hỏi: 
+ Nấm gây những tác hại gì cho thực vật?
- GV tổ chức thảo luận toàn lớp.
- GV tổng kết lại, bổ sung (nếu cần).
- Giới thiệu một vài nấm có hại gây bệnh ở thực vật.
- Yêu cầu HS đọc thông tin SGK và trả lời câu hỏi:
+ Kể một số nấm có hại cho người?
- Cho HS quan sát, nhận dạng một số nấm độc.
+ Muốn phòng trừ các bệnh do nấm gây ra phải làm thế nào?
+ Muốn đồ đạc, quần áo không bị nấm mốc phải làm gì?
- HS đọc bảng thông tin, ghi nhớ các công dụng.
- HS trả lời câu hỏi: Nêu được 4 công dụng.
- HS khác bổ sung.
- HS nhận dạng một số nấm có ích.
- HS quan sát nấm mang đi, kết hợp với tranh, thảo luận nhóm trả lời câu hỏi:
+ Nêu được những bộ phận cây bị nấm.
+ Tác hại của nấm.
- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Nấm kí sinh trên thực vật gây bệnh cho cây trồng làm thiệt hại mùa màng.
- HS đọc thông tin SGK trang 160- 170 và kể tên một số nấm gây hại.
- Yêu cầu kể được: nấm kí sinh gây bệnh cho người (hắc lào, lang ben,nấm tóc)
Nấm độc " gây ngộ độc.
+ HS phát biểu, lớp bổ sung.
- HS thảo luận đề ra các biện pháp cụ thể.
Kết luận:
a. Nấm có ích
- Phân giải chất hữu cơ thành chất vô cơ.
- Sản xuất rượu bia, chế biến 1 số thực phẩm, làm men nở bột mì.
- Làm thức ăn.
- Làm thuốc.
b. Nấm có hại
- Nấm kí sinh gây bệnh cho sinh vật.
- Nấm mốc làm hỏng thức ăn, đồ dùng.
- Nấm độc gây ngộ độc, rối loạn tiêu hoá, làm tê liệt hệ thần kinh.
4. Củng cố
- GV củng cố lại nội dung bài.
- Yêu cầu HS nhắc lại tầm quan trọng và tác hại của nấm.
- Đánh giá giờ.
5. Hướng dẫn học bài ở nhà
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK. Đọc trước bài: Địa y
Tuần 33 Tiết 65
Ngày soạn:
Ngày dạy: 
Bài 52: Địa y
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
Khi học xong bài này HS:
- Nhận biết được địa y trong tự nhiên qua đặc điểm về hình dạng, màu sắc và nơi mọc.
- Hiểu được thành phần cấu tạo của địa y.
- Hiểu được thế nào là hình thức sống cộng sinh.
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng quan sát.
3. Thái độ
- Giáo dục ý thức bảo vệ thực vật.
II. Đồ dùng dạy và học
- Tranh phóng to địa ý.
- Tranh hình dạng và cấu tạo của địa y.
III. Tiến trình bài giảng
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
- Nêu tầm quan trọng và tác hại của nấm?
3. Bài mới
Hoạt động 1: Quan sát hình dạng, cấu tạo của địa y
Mục tiêu: 	HS nhận dạng Địa y trong tự nhiên
Hiểu được cấu tạo của địa y,giải thích được thế nào gọi là sống cộng sinh.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung bài học
- Yêu cầu HS quan sát mẫu, tranh hình 52.1; 52.2 và trả lời câu hỏi:
+ Mẫu địa y em lấy ở đâu?
+ Nhận xét hình dạng bên ngoài của địa y?
+ Nhận xét về thành phần cấu tạo của địa y?
- GV cho HS trao đổi với nhau.
- GV bổ sung chỉnh lý (nếu cần)
- Tổng kết lại hình dạng, cấu tạo của địa y.
- Yêu cầu HS đọc thông tin trang 171 và trả lời câu hỏi:
+ Vai trò của nấm và tảo trong đời sống địa y?
+ Thế nào là hình thức sống cộng sinh?
- GV cho HS thảo luận, tổng kết lại khái niệm cộng sinh.
- HS hoạt động nhóm, quan sát mẫu địa y mang đi, đối chiếu với hình 51.1 và trả lời câu hỏi các ý 1,2. Yêu cầu nêu được:
+ Nơi sống
+ Thuộc dạng địa y nào. Mô tả hình dạng.
- Quan sát hình 52.2, nhận xét về cấu tạo,yêu cầu nêu được:
Cấu tạo gồm tảo và nấm.
- Gọi 1-2 nhóm khác bổ sung.
- HS tự đọc thông tin và trả lời câu hỏi. Yêu cầu nêu được:
+ Nấm cung cấp muối khoáng cho tảo
+ Tảo quang hợp, tạo chất hữu cơ và nuôi sống hai bên.
- Nêu khái niệm cộng sinh: là hình thức sống chung giữa hai cơ thể sinh vật (cả hai bên đều có lợi).
- 1-2 HS trình bày, lớp bổ sung.
Kết luận:
- Hình dạng: Có hình vảy hoặc hình cành.
- Cấu tạo gồm những sợi nấm xen kẽ các tế bào tảo.
Hoạt động 2: Vai trò
Mục tiêu: HS nắm được vai trò của nấm.
- Yêu cầu HS đọc thông tin mục 2 và trả lời câu hỏi:
+ Địa y có vai trò gì trong tự nhiên?
- GV tổ chức thảo luận lớp, tổng kết lại vai trò của địa y.
- HS đọc thông tin và trả lời câu hỏi. Yêu cầu nêu được:
+ Tạo thành đất
+ Là thức ăn của hươu Bắc Cực
+ Là nguyên liệu chế nước hoa, phẩm nhuộm
- 1-2 HS trình bày, các HS khác nhận xét, bổ sung.
Kết luận:
Địa y có vai trò:
+ Tạo thành đất
+ Là thức ăn của hươu Bắc Cực
+ Là nguyên liệu chế nước hoa, phẩm nhuộm
4. Củng cố
- GV củng cố lại nội dung bài.
- Yêu cầu HS nhắc lại cấu tạo và vai trò của địa y.
- Đánh giá giờ.
5. Hướng dẫn học bài ở nhà
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK.
Ôn tập các phần đã học để chuẩn bị nội dung ôn tập giờ sau.
Tiết 66
Ngày soạn:
Ngày dạy: 
Ôn tập
I. Mục tiêu
Khi học xong bài này HS:
- Củng cố, ôn tập các kiến thức đã học.
- Nhận biết rõ các đặc điểm có trên tranh liên quan đến thực tế.
- Có kĩ năng quan sát, so sánh, nhận biết.
- Có thái độ yêu thích môn học.
II. Phương tiện
- GV: Tranh ảnh có liên quan đến nội dung ôn tập.
- HS: Sự chuẩn bị theo nội dung đã dặn.
III. Tiến trình bài giảng
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
- Kết hợp khi ôn.
3. Bài mới
* Các hoạt động của GV và HS
- GV hướng dẫn HS ôn tập theo từng nội dung từng chương của bài
GV có thể dựa vào các câu hỏi cuối nộidung từng bài để yêu cầu HS trả lời và kết hợp gọi HS lên chỉ trên tranh hoặc cho HS ôn tập theo nội dung chương.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung bài học
- Gọi từng HS lên bảng trả lời câu hỏi, HS khác nhận xét.
- GV nhận xét các câu trả lời của HS và chốt lại kiến thức.
HS lên bảng trả lời câu hỏi, HS khác nhận xét.
HS lên bảng trả lời câu hỏi, HS khác nhận xét.
HS lên bảng trả lời câu hỏi, HS khác nhận xét.
HS lên bảng trả lời câu hỏi, HS khác nhận xét.
Chương VII: Quả và hạt
- Các loại quả:
+ Quả khô
+ Quả mọng
- Hạt và các bộ phận của hạt
- Phát tán của quả và hạt
- Những điều kiện cần cho hạt nảy mầm
- Tổng kết về cây có hoa
Chương VIII: Các nhóm thực vật
- Tảo
- Rêu – cây rêu
- Quyết – cây dương xỉ
- Hạt trần – cây thông
- Hạt kín, đựac điểm của thực vật hạt kín
- Lớp 2 lá mầm, 1 lá mầm
- Phân loại thực vật
- Sự phát triển của giới thực vật
- Nguồn gốc cây trồng
( Ôn lại đặc điểm cấu tạo, điều kiện sống)
Chương IX: Vai trò của thực vật 
- Thực vật : 	+ Đối với môi trường
	+ Đối với động vật
	+ Đối với von người
- Sự đa dạng của thực vật
Chương X: Vi khuẩn- Nấm - Địa y
- Đặc điểm cấu tạo
- Kích thước
- Nơi sống,
-Vai trò
4. Củng cố
- GV củng cố lại nội dung bài.
- Nhấn mạnh các kiến thức trọng tâm.
- Đánh giá giờ.
5. Hướng dẫn học bài ở nhà
- Hướng dẫn HS ôn tập.
Chuẩn bị nội dung kiểm tra học kì II.

Tài liệu đính kèm:

  • docsinh tuan 23-26.doc