Giáo án lớp 6 môn học Sinh học - Tuần 1 - Tiết 1 - Bài 1: Đặc điểm của cơ thể sống (Tiếp)

Giáo án lớp 6 môn học Sinh học - Tuần 1 - Tiết 1 - Bài 1: Đặc điểm của cơ thể sống (Tiếp)

- Nêu được ví dụ phân biệt vật sống và vật không sống.

- Nêu được những đặc điểm chủ yếu của cơ thể sống

- Biết cách lập bảng so sánh đặc điểm của các đối tượng để xếp loại và rút ra nhận xét.

2. Kĩ năng:

- Biết cách thiết lập bảng so sánh đặc điểm của các đối tượng để xếp loại chúng và rút ra nhận xét.

- Rèn kỹ năng tìm hiểu đời sống của sinh vật

3. Thái độ:

- Học tập nghiêm túc, yêu thích môn học, yêu thiên nhiên bảo vệ môi trường.

II/ CHUẨN BỊ

 1.Chuẩn bị của giáo viên:

 - Tranh vẽ thể hiện một vài nhóm sinh vật, sử dụng hình vẽ H 2.1 tr.8 SGK.

 

doc 198 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1121Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 6 môn học Sinh học - Tuần 1 - Tiết 1 - Bài 1: Đặc điểm của cơ thể sống (Tiếp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1	Ngày soạn: 09/8/2010
Tiết 1	Ngày dạy: 18/8/2010	
MỞ ĐẦU SINH HỌC
BÀI 1: ĐẶC ĐIỂM CỦA CƠ THỂ SỐNG
I/ MỤC TIÊU
1. Kiến thức: 
- Nêu được ví dụ phân biệt vật sống và vật không sống.
- Nêu được những đặc điểm chủ yếu của cơ thể sống
- Biết cách lập bảng so sánh đặc điểm của các đối tượng để xếp loại và rút ra nhận xét.
2. Kĩ năng:
-	Biết cách thiết lập bảng so sánh đặc điểm của các đối tượng để xếp loại chúng và rút ra nhận xét.
-	Rèn kỹ năng tìm hiểu đời sống của sinh vật
3. Thái độ:
- Học tập nghiêm túc, yêu thích môn học, yêu thiên nhiên bảo vệ môi trường.
II/ CHUẨN BỊ
	1.Chuẩn bị của giáo viên:
 -	Tranh vẽ thể hiện một vài nhóm sinh vật, sử dụng hình vẽ H 2.1 tr.8 SGK.
 - 	Bảng phụ phần 2.
2.Chuẩn bị của học sinh:
- Soạn trước bài ở nhà, sưu tầm 1 số tranh ảnh liên quan.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp: Nắm sĩ số học sinh
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:	 ĐẶC ĐIỂM CỦA CƠ THỂ SỐNG 
 Giới thiệu bài: Hàng ngày chúng ta tiếp xúc với các loại đồ vật, cây cối, con vật khác nhau. Đó là thế giới vật chất quanh ta, chúng bao gồm các vật không sống và các vật sống (hay sinh vật): Bài học hôm nay ta sẽ nghiên cứu vấn đề này.
 Phát triển bài:
Hoạt động 1: Nhận dạng vật sống và vật không sống . 
Hoạt động GV
Hoạt động HS
Nội dung
- GV cho HS kể tên một số cây, con, đồ vật ở xung quanh rồi chọn một cây, con, đồ vật đại diện để quan sát.
- GV yêu cầu HS trao đổi nhóm -> trả lời CH:
1. Con gà, cây đậu cần điều kiện gì để sống?
2. Hòn đá có cần những điều kiện giống như con gà và cây đậu để tồn tại không?
3. Sau một thời gian chăm sóc, đối tượng nào tăng kích thước và đối tượng nào không tăng kích thước?
- GV chữa bài bằng cách gọi trả lời.
- GV cho HS tìm thêm một số ví dụ về vật sống và vật không sống.
- GV yêu cầu HS rút ra kết luận.
- GV tổng kết – rút ra kiến thức.
- HS tìm những sinh vật gần với đời sống như: cây nhãn, cây vải, cây đậu, con gà, con lợn, cái bàn, ghế.
1. Cần các chất cần thiết để sống: nước uống, thức ăn, thải chất thải
2. Không cần.
3. HS thảo luận -> trả lời đạt yêu cầu: thấy được con gà và cây đậu được chăm sóc lớn lên, còn Hòn đá không thay đổi.
- Đại diện nhóm trình bày ý kiến của nhóm à nhóm khác bổ sung à chọn ý kiến đúng.
- HS nêu 1 vài ví dụ khác.
- HS nghe và ghi bài.
* Kết luận:
- Vật sống: Lấy thức ăn, nước uống, lớn lên, sinh sản.
- Vật không sống: không lấy thức ăn, không lớn lên.
Hoạt động 2: Đặc điểm của cơ thể sống . 
Hoạt động GV
Hoạt động HS
Nội dung
- GV treo bảng phụ trang 6 lên bảng à GV hướng dẫn điền bảng.
 Lưu ý: trước khi điền vào 2 cột “Lấy chất cần thiết” và “Loại bỏ các chất thải”, GV cho HS xác định các chất cần thiết và các chất thải.
- GV yêu cầu HS hoạt động độc lập à hoàn thành bảng phụ.
- GV chữa bài bằng cách gọi HS trả lời à GV nhận xét.
- GV yêu cầu HS phân tích tiếp các ví dụ khác.
- GV hỏi: Qua bảng so sánh, hãy cho biết đặc điểm của cơ thể sống?
- GV nhận xét - kết luận. 
- HS quan sát bảng phụ, lắng nghe GV hướng dẫn. 
- HS xác định các chất cần thiết, các chất thải 
- HS hoàn thành bảng tr.6 SGK.
- HS ghi kết quả của mình vào bảng của GV à HS khác theo dõi, nhận xét à bổ sung.
- HS ghi tiếp các ví dụ khác vào bảng.
- HS rút ra kết luận: Có sự trao đổi chất, lớn lên, sinh sản.
- HS nghe – ghi bài.
* Kết luận: 
 Đặc điểm của cơ thể sống là:
- Trao đổi chất với môi trường (lấy các chất cần thiết và lọai bỏ các chất thải ra ngoài).
- Lớn lên và sinh sản.
BẢNG BÀI TẬP
Ví dụ
Lớn lên
Sinh sản
Di chuyển
Lấy các chất cần thiết
Loại bỏ các chất thải
Xếp loại
Vật sống
Vật không sống
Hòn đá
-
-
-
-
-
+
Con gà
+
+
+
+
+
+
-
Cây đậu
+
+
-
+
+
+
-
Cái bàn 
-
-
-
-
-
-
+
4. Củng cố đánh giá: 
Sử dụng câu hỏi cuối bài.
1. Giữa vật sống và vật không sống có những đặc điểm gì khác nhau?
	- Vật sống: Lấy thức ăn, nước uống, lớn lên, sinh sản.
- Vật không sống: không lấy thức ăn, không lớn lên.
2. Đánh dấu vào cho ý trả lời đúng. 
5. Dặn dò:
-	Học bài - Xem trước bài mới.
Kẻ bảng phần 1a vào vở bài tập.
Rút kinh nghiệm:
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
Tuần 1	Ngày soạn: 09/8/2010
Tiết 2	Ngày dạy: 20/8/2010
BÀI 2: NHIỆM VỤ CỦA SINH HỌC 
I/ MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
-	Nêu được một số ví dụ để thấy sự đa dạng của sinh vật cùng với các mặt lợi, hại của chúng.
- 	Biết được 4 nhóm sinh vật chính: động vật, thực vật, vi khuẩn, nấm.
- 	Hiểu được nhiệm vụ của sinh học và thực vật học.
2. Kĩ năng:
 -	Rèn luyện kỹ năng quan sát, so sánh, phân tích.
3. Thái độ:
- 	Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, yêu thích môn học.
II/ CHUẨN BỊ:
	1.Chuẩn bị của giáo viên:
 -	Tranh to về quang cảnh tự nhiên có một số động vật và thực vật khác nhau. Tranh vẽ đại diện 4 nhóm sinh vật chính (H 2.1 SGK)
2.Chuẩn bị của học sinh: 
- Soạn bài trước ở nhà; kẻ bảng phần 1a vào vở bài tập.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
	- Giữa vật sống và vật không sống có những đặc điểm gì khác nhau?
- Đặc điểm chung của cơ thể sống là gì? 
3. Bài mới : NHIỆM VỤ CỦA SINH HỌC 
 Giới thiệu bài: Sinh học là khoa học nghiên cứu về thế giới sinh vật trong tự nhiên. Có nhiều loại sinh vật khác nhau: Động vật, thực vật, vi khuẩn, nấm bài học hôm nay ta sẽ tìm hiểu về nhiệm vụ của sinh học.
 Phát triển bài:
Hoạt động 1: Sinh vật trong tự nhiên. 
Hoạt động GV
Hoạt động HS
Nội dung
- GV yêu cầu HS làm BT mục 6tr.7 SGK.
- Qua bảng thống kê, em có nhận xét gì về thế giới sinh vật? (Gợi ý: Nhận xét về nơi sống, kích thước? Vai trò đối với con người ?...)
- Sự phong phú về môi trường sống, kích thước, khả năng di chuyển của sinh vật nói lên điều gì?
- Hãy quan sát lại bảng thống kê có thể chia thế giới sinh vật thành mấy nhóm?
- HS có thể khó xếp nấm vào nhóm nào, GV cho HS nghiên cứu thông tin 1 tr.8 SGK kết hợp với quan sát hình 2.1 (tr.8 SGK).
- GV hỏi:
1. Thông tin đó cho em biết điều gì ?
2. Khi phân chia sinh vật thành 4 nhóm, người ta dựa vào những đặc điểm nào?
- HS hoàn thành bảng thống kê tr.7 SGK (ghi tiếp một số cây, con khác).
- Nhận xét theo cột dọc, và HS khác bổ sung phần nhận xét.
- Trao đổi trong nhóm để rút ra kết luận: Thế giới sinh vật đa dạng (Thể hiện ở các mặt trên).
- HS xếp loại riêng những ví dụ thuộc động vật hay thực vật.
- HS nghiên cứu độc lập nội dung trong thông tin.
HS trả lời đạt: 
1. Sinh vật trong tự nhiên được chia thành 4 nhóm lớn: vi khuẩn, nấm, thực vật, động vật.
2. Dựa vào hình dạng, cấu tạo, hoạt động sống,.
+ Động vật: di chuyển.
+ Thực vật: có màu xanh.
+ Nấm: không có màu xanh (lá).
+ Vi sinh vật: vô cùng nhỏ bé
- HS khác nhắc lại kết luận này để cả lớp cùng ghi nhớ.
a/Sự đa dạng của thế giới sinh vật:
 Sinh vật trong tự nhiên rất đa dạng, và phong phú.
b. Các nhóm sinh vật trong tự nhiên :
chia thành 4 nhóm.
+ Vi khuẩn
+ Nấm
+ Thực vật
+ Động vật
Hoạt động 2: Nhiệm vụ của Sinh học 
Hoạt động GV
Hoạt động HS
Nội dung
- GV yêu cầu HS đọc mục 1 tr.8 SGK.
- GV hỏi: Nhiệm vụ của sinh học là gì?
- GV gọi 1à3 HS trả lời.
- GV cho một HS đọc to nội dung Nhiệm vụ của thực vật học cho cả lớp nghe.
- HS đọc thông tin 1à2 lần, tóm tắt nội dung chính để trả lời câu hỏi đạt: Nhiệm vụ của sinh học là nghiên cứu các đặc điểm cấu tạo và hoạt động sống, các điều kiện sống của sinh vật cũng như các mối quan hệ giữa các sinh vật với nhau và với môi trường, tìm cách sử dụng hợp lí chúng, phục vụ đời sống con người.
- HS nghe rồi bổ sung hay nhắc lại phần trả lời của bạn.
- HS nhắc lại nội dung vừa ngheàghi nhớ.
- Nhiệm vụ của sinh học là: nghiên cứu các đặc điểm cấu tạo và hoạt động sống, các điều kiện sống của sinh vật cũng như các mối quan hệ giữa các sinh vật với nhau và với môi trường, tìm cách sử dụng hợp lí chúng, phục vụ đời sống con người.
- Nhiệm vụ của thực vật học ( SGK tr.8)
4. Củng cố đánh giá: 
Sử dụng câu hỏi cuối bài:	1. Nhiệm vụ của sinh vật học là gì? 
	2. Nhiệm vục của thực vật học là gì?
5. Dặn dò:
- Học bài và trả lời các câu hỏi còn lại trong SGK; 
- Chuẩn bị bài 3 và bài 4., kẻ bảng phần 2 bài 3 và bảng phần 1 bài 4vào vở bài tập, sưu tầm tranh ảnh về 1 số loài thực vật em biết.
Rút kinh nghiệm:
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
Tuần 2	Ngày soạn: 18/8/2010
Tiết 3	Ngày dạy: 25/8/2010
ĐẠI CƯƠNG VỀ GIỚI THỰC VẬT
Bài 3 - 4: ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA THỰC VẬT – CÓ PHẢI TẤT CẢ
THỰC VẬT ĐỀU CÓ HOA
I/ MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
-	HS nắm được đặc điểm chung của thực vật.
-	Tìm hiểu sự đa dạng phong phú của thực vật.
-	Biết quan sát, so sánh để phân biệt được cây có hoa và cây không có hoa dựa vào đặc điểm của cơ quan sinh sản.
-	Phân biệt được cây 1 năm và cây lâu năm. 
2. Kĩ năng:
 -	Rèn luyện kỹ năng quan sát, so sánh. 
 -	Kỹ năng hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm
3. Thá ... ịa phương sinh sống.
- Các nhóm tập trung
- Các nhóm lần lượt báo cáo kết quả hoạt động, nhóm khác nhận xét.
- Các nhóm rút kinh nghiệm học tập.
- Nhóm thảo luận, hoàn thành báo cáo.	
3. Thảo luận toàn lớp.
- Các nhóm báo cáo kết quả.
4. Củng cố đánh giá: 
* Thực hành – luyện tập:
- Nhận xét tinh thần học tập của nhóm.
- Nhận xét báo cáo của nhóm.
* Vận dụng.
- Ứng dụng kiến thức từ quan sát thực tế vào cuộc sống, phân biệt được các loài cây, phân tích được sự khác giống nhau về đặc điểm của các loài cây.
5. Dặn dò:
Hoàn thiện báo cáo thu hoạch.
Chuẩn bị tiết tham gia thiên nhiên thứ 2; Tập làm mẫu cây khô:
+ Dùng mẫu thu hái được để làm mẫu cây khô.
+ Cách làm: theo hướng dẫn SGK.
Rút kinh nghiệm:
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
Tuần 36	Ngày soạn: 
Tiết 69	Ngày dạy: 
Bài 53: THAM QUAN THIÊN NHIÊN (tiết 2)
I/ MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
 - Tìm hiểu đặc điểm môi trường từng nơi tham quan.
 - Tìm hiểu thành phần và đặc điểm thực vật có trong môi trường, nêu lên mối quan hệ giữa thực vật với môi trường.
2. Kĩ năng:
- Quan sát và thu thập vật mẫu ( chú ý vấn đề bảo vệ môi trường ).
- KNS: Kỹ năng làm việc theo nhóm và độc lập, quan sát, phân tích thông tin từ thực tế.
3. Thái độ:
- Giáo dục lòng yêu thiên nhiên, ý thức bảo vệ thực vật.
- Giáo dục ý thức trách nhiệm hoàn thành nhiệm vụ học tập được giao.
- Giáo dục tinh thần học tập, tự giác tìm hiểu củng cố và mở rộng kiến thức.
II/ CÁC PHƯƠNG PHÁP – KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG.
 - Phương pháp thực hành, phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ, đàm thoại vấn đáp.
III/ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
	1. Chuẩn bị của giáo viên: 
	- Chuẩn bị địa điểm tham quan thiên nhiên (GV trực tiếp đi tìm địa điểm ).
- Dự kiến phân công nhóm nhóm trưởng .
2. Chuẩn bị của học sinh:
- Đọc bài trước ở nhà.
- Ôn tập kiến thức về đặc điểm hình thái cơ quan sinh dưỡng, cơ quan sinh sản, đặc điểm các nhóm, các ngành thực vật. 
- Chuẩn bị dụng cụ theo nhóm như SGK tr. 173, 174
- Kẻ sẵn bảng theo mẫu SGK tr. 173
IV/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp: Nắm sĩ số học sinh
2. Kiểm tra bài cũ: (kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh)
 3. Bài mới : THAM QUAN THIÊN NHIÊN
* Khám phá: Hôm nay chúng ta tiếp tục quan sát nghiên cứu các nhóm thực vật từ đơn giản đến phức tạp, nhưng chúng ta chưa quan sát chúng trong thiên nhiên, chưa biết chúng phân bố như thế nào và thích nghi ra sao trong các điều kiện sống cụ thể. Buổi tham quan thiên nhiên hôm nay giúp các em củng cố và mở rộng kiến thức về tính đa dạng và thích nghi của thực vật trong điều kiện sống cụ thể của môi trường.
* Kết nối:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- GV phân công nhóm trưởng, dặn dò nhóm làm việc dưới sự điều khiển của nhóm trưởng.
- GV cho học sinh chọn địa điểm quan sát trong khu vục và ghi chép lại những gì quan sát theo nội dung yêu cầy.
- Phân công từng nội dung quan sát cho các nhóm.
- Sau thời gian quan sát, Gv tập trung HS lại. Yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả quan sát, giải đáp những thắc mắc của các nhóm. 
- Yêu cầu nhóm khác nhận xét, bổ xung (nếu có).
- GV nhận xét báo cáo các nhóm.
- GDMT: Bảo vệ sự đa dạng của thực vật trong thiên nhiên. Chúng có mối quan hệ mật thiết với giới động vật và con người.
- Nhóm trưởng các nhóm chuẩn bị cho công việc tham quan: Cử người ghi chép, quan sát, thu thập thông tin.
- Các nhóm chọn khu vục quan sát. Và quan sát, ghi chép theo 3 nội dung sau:
+ Quan sát biến dạng của rễ, thân, lá.
+ QS mối quan hệ giữa TV – ĐV.
+ Nhận xét sự phân bố của TV trong KV tham quan.
- HS quan sát và ghi chép theo nội dung của nhóm.
VD: Học sinh ghi nhận mối quan hệ giữa thực vật với thực vật, thực vật với động vật
+ Hiện tượng cây mọc trên cây: rêu, lưỡi mèo tai chuột
+ Hiện tượng cây bóp cổ: cây si, đa, đề  mọc trên cây gỗ to.
+ Quan sát thực vật sống kí sinh: tầm gửi, dây tơ hồng,
+ Quan sát hoa thụ phấn nhờ sâu bọ
à Rút ra kết luận về MQH giữa TV-ĐV.
- HS trình bày báo cáo của nhóm (nêu thắc mắc nếu có).
- Nhóm khác nhận xét, bổ xung (nếu có).
- HS nghe!
1. Quan sát các nội dung tự chọn theo định hướng của giáo viên.
2. Tổng kết buổi san sát thiên nhiên.
4. Củng cố đánh giá: 
* Thực hành – luyện tập:
- Nhận xét tinh thần học tập của nhóm.
* Vận dụng.
- Ứng dụng kiến thức trong sách giáo khoa và từ quan sát thực tế làm mẫu rễ, thân, lá cây khô.
5. Dặn dò:
Hoàn thiện báo cáo thu hoạch.
Tiếp tục chuẩn bị tiết tham gia thiên nhiên thứ 3; 
 	+ Dùng mẫu thu hái được ép làm mẫu cây khô.
+ Cách làm: theo hướng dẫn SGK.
Rút kinh nghiệm:
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
Tuần 36	Ngày soạn: 
Tiết 70	Ngày dạy: 
Bài 53: THAM QUAN THIÊN NHIÊN (tiết 3)
I/ MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
 - Tìm hiểu đặc điểm môi trường từng nơi tham quan.
 - Tìm hiểu thành phần và đặc điểm thực vật có trong môi trường, nêu lên mối quan hệ giữa thực vật với môi trường.
2. Kĩ năng:
- Quan sát và thu thập vật mẫu ( chú ý vấn đề bảo vệ môi trường ).
- KNS: Kỹ năng làm việc theo nhóm và độc lập, quan sát, phân tích thông tin từ thực tế.
3. Thái độ:
- Giáo dục lòng yêu thiên nhiên, ý thức bảo vệ thực vật.
- Giáo dục ý thức trách nhiệm hoàn thành nhiệm vụ học tập được giao.
- Giáo dục tinh thần học tập, tự giác tìm hiểu củng cố và mở rộng kiến thức.
II/ CÁC PHƯƠNG PHÁP – KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG.
 - Phương pháp thực hành, phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ, đàm thoại vấn đáp.
III/ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
	1. Chuẩn bị của giáo viên: 
	- Chuẩn bị địa điểm tham quan thiên nhiên (GV trực tiếp đi tìm địa điểm ).
- Dự kiến phân công nhóm nhóm trưởng .
2. Chuẩn bị của học sinh:
- Đọc bài trước ở nhà.
- Ôn tập kiến thức về đặc điểm hình thái cơ quan sinh dưỡng, cơ quan sinh sản, đặc điểm các nhóm, các ngành thực vật. 
- Chuẩn bị dụng cụ theo nhóm như SGK tr. 173, 174
- Kẻ sẵn bảng theo mẫu SGK tr. 173
IV/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp: Nắm sĩ số học sinh
2. Kiểm tra bài cũ: (kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh)
 3. Bài mới : THAM QUAN THIÊN NHIÊN
* Khám phá: Hôm nay chúng ta tiếp tục quan sát nghiên cứu thiên nhiên theo yêu cầu của bài thực hành.
* Kết nối:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- GV phân công nhóm trưởng, dặn dò nhóm làm việc dưới sự điều khiển của nhóm trưởng.
- Y/c học sinh phân loại các mẫu đã quan sát trước đó, kết hợp với kiến thức đã học về phân biệt các loại rễ, thân, lá, hoa, quả. Hình thái của cây sống ở những môi trường khác nhau như: trên cạn, dưới nước, sa mạc
+ Thân: Có những loại thân nào? Cho ví dụ?
+ Rễ: ví dụ các cây: Xoài, ngô, lúa, ổi, mía, đu đủ, mồng tơi.
 * Thế nào là rễ cọc, rễ chùm? Phân biệt các loại rễ của các cây trên. 
- Phân biệt hình dạng ngoài của lá? VD? 
- Hoa: Hoa gồm những bộ phận chính nào?
Ví dụ?
- Quả: Có mấy loại quả, chúng chia thành mấy nhóm? VD? 
- Nhận xét về hình thái của thực vật khi chúng sống trong các môi trường khác nhau: trên cạn, nước, xa mạc.
- Gv: Hãy xếp chúng vào nhóm thực vật hạt trần hoặc Tv hạt kín?
- HS nhớ lại kiến thức phân loại thực vật từ cao đến thấp.
- GV nhận xét, kết luận.
- Nhóm trưởng phân công nhiệm vụ các thành viên trong nhóm theo nội dung quan sát.
- Các nhóm tiến hành quan sát, phân loại theo kiến thức đã học.
+ Thân gồm các loại: Thân đứng (gỗ, cột, cỏ); thân leo; thân bò.
VD: Cây bạch đàn, cây dừa, rau má 
+ Rễ: HS phân biệt rễ cọc, rễ chùm.
o Rễ cọc: Xoài, ổi, đu đủ, mồng tơi.
o Rễ chùm: Ngô, lúa, mía
- Lá: 
+ Hình dạng ngoài của lá: Phiến lá, gân lá, lá đơn lá kép!
VD: Lá mía, lá bình bát, lá xoài, rau muống, sen, lục bình, .
- Hoa: Gồm đài, tràng, nhị, nhuỵ.
VD: Hoa hồng, hoa loa kèn, hoa phượng, hoa bàng lăng
- Quả: có 2 loại.
+ Quả khô: Quả khô nẻ và khô không nẻ.
VD: quả chò, thì là, dừa
+ Quả thịt: quả mọng và quả hạch.
VD: Cà chua, xoài 
- Mỗi loài sống trong môi trường nhất định sẽ thích nghi tốt với môi trường đó để tồn tại và phát triển.
+ Xương rồng: Thích nghi môi trường khô hạn: sa mạc.
+ Lục bình, sen, súng, rau nhút: môi trường nước: Thân nhẹ, xốp, có phao để nổi trên mặt nước.
- HS: xếp vào thành từng nhóm hạt trần hoặc hạt kín.
- HS:
Ngành – lớp – bộ - họ - chi – loài.
- HS nghe!
1. Quan sát các nội dung tự chọn theo định hướng của giáo viên.
Tiến hành phân loại chúng.
4. Củng cố đánh giá: 
* Thực hành – luyện tập:
- Nhận xét tinh thần học tập của nhóm.
- Hoàn thiện báo cáo tham quan thiên nhiên.
- Các nhóm tiếp tục ép các mẫu còn lại chưa hoàn thành.
* Vận dụng.
- Ứng dụng kiến thức trong sách giáo khoa và từ quan sát thực tế làm mẫu rễ, thân, lá cây khô.
5. Dặn dò:
 - Trình bày các mẫu ép khô dễ nhìn, dễ hiểu, đúng khoa học.
 - Tập quan sát thu thập những mẫu cây ở địa phương nơi sinh sống.
Rút kinh nghiệm:
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docGA SINH 6.doc