Giáo án lớp 6 môn học Sinh học - Tiết 63 : Nấm

Giáo án lớp 6 môn học Sinh học - Tiết 63 : Nấm

Mục tiêu:

1.Kiến thức-

- Nêu được đặc điểm cấu tạo và dinh dưỡng của nấm mốc trắng và nấm rơm.

- Trình bày được một vài điều kiện thích nghi cho sự phát triển của nấm từ đó liên hệ áp dụng.

-Nêu được một vài ví dụ về các loài nấm có ích và có hại.

2.Kỹ năng

- Rèn luỵên cho hs kĩ năng quan sát, phân tích, hoạt động nhóm.

3.Thái độ

- Giáo dục cho HS biết tầm quan trọng của nấm

II,Phương tiện dạy học

1.Chuẩn bị của GV

 

doc 6 trang Người đăng levilevi Lượt xem 3084Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 6 môn học Sinh học - Tiết 63 : Nấm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: ............................
Ngày dạy:..............................
Tuần
Tiết 63 : Nấm
I Mục tiêu: 
1.Kiến thức-
- Nêu được đặc điểm cấu tạo và dinh dưỡng của nấm mốc trắng và nấm rơm.
- Trình bày được một vài điều kiện thích nghi cho sự phát triển của nấm từ đó liên hệ áp dụng. 
-Nêu được một vài ví dụ về các loài nấm có ích và có hại.
2.Kỹ năng
- Rèn luỵên cho hs kĩ năng quan sát, phân tích, hoạt động nhóm.
3.Thái độ
- Giáo dục cho hs biết tầm quan trọng của nấm
II,Phương tiện dạy học
1.Chuẩn bị của GV
- Tranh 51.1-3 sgk 
-Tranh hình 51.5-7 sgk
2.Chuẩn bị của HS
- Đọc trước bài
III. Tiến trình dạy học
 1. ổn định tổ chức
 Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ
	? Vi khuẩn có vai trò gì trong thiên nhiên và trong đời sống con người.
3. Bài mới:
Hoạt động thầy trò
Nội dung
HĐ 1: 
- GV y/c hs tìm hiểu nội dung Ê mục I và quan sát hình 51.1 sgk cho biết:
? Mốc trắng có hình dạng,màu sắc cấu tạo như thế nào.
? Mốc trắng có hình thức dinh dưỡng như thế nào, sinh sản ra sao.
? Ngoài mốc trắng ra còn có những loại nào nữa.
- HS trả lời, nhận xét, bổ sung
- GV chốt lại kiến thức
HĐ 2: 
- GV cho hs quan sát nấm rơm cho biết:
? Hãy chi ra các phần của nấm rơm.
? Cơ quan sinh dưỡng gồm những bộ phận nào.
? Tế bào nấm rơm có cấu tạo ra sao.
- HS trả lời, nhận xét, bổ sung
- GV chốt lại kiến thức
HĐ 3: 
- GV y/c hs dựa vào hiểu biết của mình và kiến thức tiết trước.
- Các nhóm thảo luận trả lời 3 câu hỏi s mục I sgk.
- HS đại diện các nhóm trả lời, nhận xét, bổ sung.
- GV chốt lại kiến thức.
- GV y/c hs tìm hiểu Ê mục 1 sgk cho biết:
? Nấm phát triển trong điều kiện nào.
- HS trả lời, nhận xét, bổ sung
- GV chốt lại kiến thức
- GV y/c hs tìm hiểu Ê mục 2 sgk cho biết:
? Nấm không có diệp lục vậy chúng dinh dưỡng bằng hình thức nào.
- HS trả lời, nhận xét, bổ sung
- GV chốt lại kiến thức
- GV y/c hs lấy một vài ví dụ để chứng minh.
HĐ 4:
- GV y/c hs tìm hiểu nội dung Ê và quan sát hình 51.5 sgk cho biết:
? Nấm có vai trò như thế nào đối với thiên nhiên và con người.
- HS trả lời, nhận xét, bổ sung
- GV chốt lại kiến thức và lấy 1 vài ví dụ làm dẫn chững để chứng minh điều đó.
- GV y/c hs tìm hiểu nội dung Ê và quan sát hình 51.6-7 sgk cho biết:
? Nấm có những tác hại như thế nào đối với TV và đối với con người.
- HS trả lời, nhận xét, bổ sung
- GV chốt lại kiến thức
A. mốc trắng và nấm rơm
I. Mốc trắng.
1. Hình dạng và cấu tạo của mốc trắng.
* Hình dạng: Dạng sợi
* Màu sắc: Không màu
* Cấu tạo: dạng sơi phân nhánh nhiều, bên trong có chất TB và nhiều nhân (không có vách ngăn giữa các TB).
* Dinh dưỡng: Hoại sinh
* Sinh sản: Bằng bàoc tử.
2. Một loài vài mốc khác.
- Mốc trắng, mốc xanh, mốc rượu
II. Nấm rơm.
- Nấm rơm cấu tạo gồm 2 phần:
+ Cơ quan sinh dưỡng: Gồm sợi nấm và cuống nấm.
+ Cơ quan sinh sản: Gồm mũ nấm và các phiến mỏng.(sợi nấm gồm nhiều TB phân biệt bằng vách ngăn, một TB có 2 nhân.)
B. Đặc điểm sinh học và tầm quan trọng của nấm.
I. Đặc điểm sinh học.
1. Điều kiện phát triển của nấm.
* Nấm phát triển trong điều kiện:
- Sử dụng chất hữu co có sẵn
- Nhiệt độ thích hợp.
2. Cách dinh dưỡng.
- Nấm là cơ thể dị dưỡng dinh dưỡng bằng 3 hình thức:
+ Hoại sinh
+ Kí sinh
+ Cộng sinh.
II. Tầm quan trọng của nấm.
1. Nấm có ích.
* Nấm có tầm quan trọng lớn đối với đời sóng con người và thiên nhiên.
- Phân giải chất hữu cơ thành chất vô cơ
- Sản xuấn rượu, bia, chế biết 1 số thực phẩm, làm men nở bột mì
- Làm thức ăn
- Làm thuốc
2. Nấm có hại.
- Nấm kí sinh gây bệnh cho TV và con người.
- Nấm mốc làm hang thức ăn, đồ ding
- Nấm độc gây ngộ độc cho người và động vật.
4.Củng cố
- GV sử dụng câu hỏi cuối bài để đánh giá.
 5.Dặn dò
- Học bài cũ trả lời câu hỏi cuối bài
 - Xem trước bài mới
Ngày soạn: ............................
Ngày dạy:..............................
Tuần
Tiết 64: Bài tập: Tìm hiểu quy trình sản xuất nấm
I Mục tiêu: 
1.Kiến thức
- Nêu được các bước của quy trình sản xuất nấm
- Nêu được một vài công dụng của nấm.
2.Kỹ năng
- Rèn luỵên cho hs kĩ năng quan sát, phân tích, hoạt động nhóm.
3.Thái độ
- Giáo dục cho hs biết tầm quan trọng của nấm
II,Phương tiện dạy học
1.Chuẩn bị của GV
- Tài liệu về quy trình sản xuất nấm
2.Chuẩn bị của HS
- Tìm hiểu trên sách báo, phương tiện thông tin...
III. Tiến trình dạy học
 1. ổn định tổ chức
 Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ
	Nêu vai trò của nấm đối với tự nhiên và đối với con người?
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
HĐ 1: 
GV thông báo thông tin về các bước của quy trình sản xuất nấm
- Quy trình sản xuất nấm gồm mấy bước?
- Nêu cách xử lí rơm bằng nước vôi?
- GV nêu cách chọn bịch meo tốt, cách xếp mô và rắc meo giống
GV nêu cách chăm sóc mô nấm
- Tại sao phải theo dõi nhiệt độ và độ ẩm khi chăm sóc nấm?
- Nêu những điều cần lưu ý khi hái nấm?
HĐ 2:
- Nêu tên các loại nấm thường được nhân dân trồng cấy?
- Nêu công dụng của những loại nắm đó?
I. Các bước của quytrình ủ nấm rơm
Quy trình sản xuất nấm rơm gồm 4 bước: 
- ủ rơm thành đống
- Chọn meo giống
- Chăm sóc mô nấm
- Thu hoạch
1. Cách ủ rơm thành đống
- Rơm được chất thành đống có chiếu rộng 1,5- 2 m; dài 4- 8 m
- Phơi khô, được nhúng vào nước vôi pha với tỉ lệ 3 kg vôi cho 100 lít nước trong thời gian từ 20- 30 phút.
2.Chọn meo giống
- Chọn meo giống tốt, đúng tuổi không nhiễm tạp, không chọn bịch meo có đốm đen, mầu nâu, vàng
3. Chăm sóc mô nấm
- Theo dõi nhiệt độ, giữ độ ẩm thích hợp, điều chỉnh nhiệt độ kiểm tra mô nấm, đảo rơm
4. Thu hoạch nấm
- Sau khi ủ rơm 10- 14 ngày có thể thu hoạch
- Thời gian: 2 lần/ ngày
- Chọn nấm đủ tiêu chuẩn để hái
II. Công dụng của các loại nấm được trồng nhiều
- Nấm rơm: làm thực phẩm
- Mộc nhĩ: làm thực phẩm, gia vị
- Nấm linh chi: sử dụng làm thuốc
- Nấm bào ngư: làm thực phẩm, làm thuốc
4. Củng cố
- GV yêu cầu HS nêu lại các bước của quy trình trồng nấm
5. Dặn dò
- Về nhà sưu tập các tài liệu về quy trình trồng các loại nấm khác
Ngày soạn: ..
Ngày dạy: 
Tuần:
Tiết 65: địa y
I. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này học sinh cần nắm.
1. Kiến thức
- HS nhận biết được địa y trong thiên nhiên qua đặc điểm hình dạng, màu sắc và nơi sống. Hiểu được thành phần cấu tạo của địa y, hiểu thế nào là hình thức cộng sinh.
2. Kỹ năng
- Rèn luyện cho hs kĩ năng quan sát, nhận biết, so sánh, phân tích, hoạt động nhóm.
3. Thái độ
- Giáo dục cho hs biết bảo vệ các loài địa y có lợi
II. Phương tiện dạy học
 GV: Tranh hình 52.1-2 sgk
 HS: Tìm hiểu trước bài
III. Tiến trình dạy học:
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
	? Nấm có ích lợi gì ? Kể tên một số loài nấm có lợi mà em biết.
3. Bài mới:
* Đặt vấn đề:
 Nếu để ý nhìn trên thân các cây gỗ lớn ta thấy có những mảng vảy màu xanh xám bám chặt vào vỏ cây, đó chính là địa y. Vậy địa y là gì ? Hôm nay chúng ta tìm hiểu bài này.
Hoạt động thầy và trò
Nội dung
HĐ 1: 
- GV y/c hs tìm hiểu nội dung Ê và quan sát hình 52.1-2 sgk.
- HS các nhóm thảo luận trả lời các câu hỏi:
? Địa y là gì.
? Địa y có hình dạng gì.
? Địa y có cấu tạo như thế nào.
- HS đại diện các nhóm trả lời, nhận xét, bổ sung.
- GV chốt lại kiến thức
HĐ 2: 
- GV y/c hs tìm hiểu Ê mục 2 sgk cho biết:
? Địa y có vai trò gì.
- HS trả lời, nhận xét, bổ sung
- GV chốt lại kiến thức
1. Hình dạng, cấu tạo địa y.
- Địa y là dạng sinh vật đặc biệt gồm tảo vàc nấm tọa thành (cộng sinh), thường sống bám trên cây gỗ lớn, trên đá
- Hình dạng: gồm 2 loại
+ Dạng vảy
+ Dạng cành
- Cấu tạo: gồm những tế bào màu xanh nằm xen lẫn với những sợi nấm chằng chịt không màu.
2. Vai trò của địa y.
- Sinh vật tiên phong mở đường.
- Làm thức ăn cho động vật ở Bắc cực.
- Dùng chế biến rượu, nước hoa, phẩm nhuộm, làm thuốc
4. Củng cố
- Địa y có những hình dạng nào ? Chúng mọc ở đâu.
- Thành phần cấu tạo của địa y là gì.
- Vai trò của địa y trong thực tế. 
5. Dặn dò:
	Học bài cũ trả lời câu hỏi cuối bài
	Xem trước bài mới

Tài liệu đính kèm:

  • doc63.doc