Giáo án lớp 6 môn học Sinh học - Tiết 40: Bài 33: Hạt và các bộ phận của hạt

Giáo án lớp 6 môn học Sinh học - Tiết 40: Bài 33: Hạt và các bộ phận của hạt

Mục tiêu:

1. Kiến thức:

 - HS kể tên được các bộ phận của hạt, phân biệt được hạt 1 lá mầm và hạt 2 lá mầm.

2. Kĩ năng:

- Rèn luyện cho hs kĩ năng quan sát, nhận biết, phân tích, so sánh và hoạt động nhóm.

3. Thái độ:

 - Giáo dục cho hs biết cách chọn giống và bảo vệ hạt giống.

II.Phương tiện dạy học

1. Chuẩn bị của GV: Tranh hình 33.1-2 sgk và mẫu vật

2. Chuẩn bị của HS: Mẫu vật, tìm hiểu trước bài.

 

doc 6 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1289Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 6 môn học Sinh học - Tiết 40: Bài 33: Hạt và các bộ phận của hạt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tuần:
Tiết 40: Bài 33: hạt và các bộ phận của hạt
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức:
 - HS kể tên được các bộ phận của hạt, phân biệt được hạt 1 lá mầm và hạt 2 lá mầm.
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện cho hs kĩ năng quan sát, nhận biết, phân tích, so sánh và hoạt động nhóm.
3. Thái độ:
 - Giáo dục cho hs biết cách chọn giống và bảo vệ hạt giống.
II.Phương tiện dạy học
1. Chuẩn bị của GV: Tranh hình 33.1-2 sgk và mẫu vật
2. Chuẩn bị của HS: Mẫu vật, tìm hiểu trước bài.
III. Tiến trình dạy học:
 1. ổn định lớp
 2. Kiểm tra bài cũ: 
 ? Dựa vào đâu để phân biệt quả khô và quả thịt ? Kể tên 3 loại quả khô và 3 loại quả thịt ?
 3. Bài mới:
 * Đặt vấn đề:
 Hạt là bộ phận tạo thành cây mới đối với thực vật sinh sản hữu tính. Vậy hạt có cấu tạo như thế nào ? Hôm nay chúng ta học bài này.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
HĐ 1: 
- GV y/c hs quan sát H 33.1-2 sgk
- Các nhóm thảo luận hoàn thiệu lệnh s mục 1 sgk.
- HS đại diện nhóm trả lời, nhận xét và bổ sung.
- GV nhận xét tổng hợp ý kiến thảo luận, chốt lại kiến thức.
HĐ 2: 
- GV y/c hs tìm hiểu thông tin sgk.
- Hs so sánh tư liệu trong sgk, phát hiện những điểm giống nhau và khác nhau giữa hạt đỗ xanh và hạt ngô.
- Dựa vào mục 1 và thông tin mục 2 cho biết:
? Hạt 2 lá mầm khác hạt 1 lá mầm ở chỗ nào.
? Thế nào là cây 2 lá mầm và cây 1 lá mầm.
- HS trả lời, nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, chốt lại kiến thức.
1. Các bộ phận của hạt.
 Vỏ hạt
- Hạt cấu tạo gồm: Phôi
 Chất d2dự trữ
+ Vỏ hạt: Bao bọc hạt
+ Phôi gồm: Rễ mầm, thân mầm, lá mầm, chồi mầm.
+ Chứa chất dinh dưỡng dự trữ:
* Hạt 2 lá mầm chất dự trữ có trong lá mầm.
* Hạt 1 lá mầm chất dự trữ có trong phôi nhũ.
2. Phân biệt hạt một lá mầm và hạt hai lá mầm.
- Cây 2 lá mầm là những cây phôi của hạt có 2 lá mầm.
VD: Đỗ đen, đỗ xanh
- Cây 1 lá mầm là những cây phôi của hạt có 1 lá mầm.
VD: Lúa, ngô..
 4. Củng cố:
- Hạt gồm những bộ phận nào.
- Hạt cây 1 lá mầm khác cây 2 lá mầm ở chỗ nào.
 5. Dặn dò: 
- Học bài cũ, trả lời các câu hỏi cuối bài
- Xem trước bài mới.
Ngày soạn: 
Ngày soạn:
Tuần:
Tiết 41: Bài 34: phán tán của quả và hạt
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức:
- HS phân biệt được những cách phát tán khác nhau của quả và hạt, tìm ra những đặc điểm thích nghi với từng cách phát tán của các loại quả và hạt.
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện cho hs kĩ năng quan sát, tìm tòi, so sánh và hoạt động nhóm.
3. Thái độ:
 - Giáo dục cho HS biết vận dụng kiến thức vào thực tế trồng trọt.
II.Phương tiện dạy học
1. Chuẩn bị của GV: Tranh hình 34.1 sgk
2. Chuẩn bị của HS: Tìm hiểu trước bài.
III. Tiến trình dạy học:
 1. ổn định lớp
 2.kiểm tra bài cũ:
 ? Nêu các bộ phận của hạt ? Hạt 1 lá mầm khác hạt 2 lá mầm ở điểm nào.
 3. Bài mới:
* Đặt vấn đề:
	Cây thường cố định một chỗ nhưng quả và hạt của chúng lại được phát tán đi xa hơn nơi nó sống. Vậy những yếu tố nào để quả và hạt phát tán được ?
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung 
HĐ 1: 
- GV y/c hs quan sát hình 34.1 sgk, mẫu vật và dựa vào hiểu biết thực tế.
- HS các nhóm thảo luận hoàn thiện 
-HS đại diện các nhóm báo cáo kết quả hoàn thiện, nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, chốt lại kiến thức.
HĐ 2: 
- GV y/c hs dựa vào nội dung mục 1 và hiểu biết của mình.
- HS các nhóm thảo luận trả lời các câu hỏi lệnh mục 2 sgk.
- HS đại diện các nhóm trả lời, nhận xét, bổ sung
- GV nhận xét, chốt lại kiến thức.
1. Các cách phát tán của quả và hạt.
- Có 4 cách phát tán của quả và hạt.
+ Tự phát tán: Cải, đậu, bắp.
+ Phát tán nhờ gió: Quả chò, bồ công anh
+ Phát tán nhờ ĐV: Hạt thông.
+ Phát tán nhờ con người:.
2. Đặc điểm thích nghi với các cách phát tán của quả và hạt.
- Nhóm quả phát tán nhờ gió: Thường có cánh hoặc túm lông Ư Gió đẩy đi xa
VD: Quả chò, hoa sữa, bồ công anh.
- Nhóm phát tán nhờ động vật: Quả thường có gai, nhiều móc, ĐV ăn được.
VD: Trinh nữ, hạt thông, ké đầu ngựa
- Nhóm tự phát tán: Quả có khả năng tự tách ra (khô nẻ)
VD: Cải, đậu bắp
- Nhóm phát tán nhờ người: con người lấy hạt để gieo trồng.
VD: Lúa, ngô, cam, bưởi..
4. Củng cố:
- Hạt và quả có những cách phát táo nào.
- Đặc điểm của các nhóm quả và hạt phát tán.
5. Dặn dò: 
- Học bài cũ, trả lời câu hỏi cuối bài và làm bài tập
- Xem trước bài mới.
- Chuẩn bị thí nghiệm để tiết sau học
Ngày soạn: 
Ngày dạy:
Tuần:
Tiết 42
Bài 35: những điều kiện cần cho hạt nảy mầm
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: 
- HS tự nghiên cứu và làm thí nghiệm Ư Phát hiện ra những điều kiện cần cho hạt nảy mầm.
2. Kỹ năng:
- Rèn cho hs kĩ năng kàm thí nghiệm, quan sát, hoạt động nhóm
3. Thái độ: 
- Giải thích cơ sở khoa học của một số biện pháp kĩ thuật gieo trồng và bảo quản hạt giống.
II. Phương tiện dạy học
1. Chuẩn bị của GV: TN, tranh hình 35.1 sgk
2. Chuẩn bị của HS: TN, tìm hiểu trước bài
II. Tiến trình dạy học:
1. ổn định lớp 
2.Kiểm tra bài cũ:
 ? Có những cách phát tán của quả và hạt nào ? Cho ví dụ.
3.Bài mới:
 * Đặt vấn đề:
	Như chúng ta đã biết các loại cây trồng khác nhau thì sống trong những điều kiện môi trường khác nhau. Vậy của chúng nảy mầm trong điều kiện nào ?
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung 
HĐ 1:
- GV y/c hs tìm hiểu TN1 (H 35.1)
- Các nhóm thảo luận rồi ghi kết quả TN vào bảng sau mục, đồng thời trả lời 3 câu hỏi cuối mục 1 sgk.
- HS đại diện các nhóm trả lời, nhận xét, bổ sung.
- GV tổng kết ý kiến, chốt lại kiến thức.
- GV y/c hs nội dung TN2 (làm trước mang đi) rồi trả lưòi câu hỏi:
? Hạt đỗ trong cốc nảy mầm được không ? Vì sao ?
? Ngoài điều kiện nước và không khí hạt nảy mầm cần điều kiện nào nữa ?
? Qua TN1 và TN2 cho ta biết hạt nảy mầm cần những điều kiện nào.
- HS trả lời, nhận xét, bổ sung
- GV chốt lại kiến thức.
HĐ 2: - HS các nhóm thực hiện lệnh mục 2 sgk, thảo luận giải thích các biện pháp trong bài.
? Theo em khi gieo trồng chúng ta cần lưu ý những vấn đề gì để cho hạt giống nảy mầm và phát triển tốt.
- HS trả lời, bổ sung.
- GV chốt lại kiến thức.
1. Thí nghiệm về những điều kiện càn cho hạt nảy mầm.
a. Thí nghiệm 1:
* Cách tiến hành: SGk
* Kết quả:
- Cốc 1: Không có hiện tượng gì.
- Cốc 2: Hạt trương lên
- Cốc 3: Hạt nảy mầm
* Kết luận: Qua TN1 cho thấy hạt nảy mầm cần đủ nước và không khí.
b. Thí nghiệm 2: 
* Cách tiến hành: SGK
* Kết quả: Hạt không nảy mầm
* Kết luận: Qua TN2 cho thấy hạt nảy mầm phải cần nhiệt độ thích hợp.
c. Kết luận: 
 Muốn cho hạt nảy mầm ngoài chát lượng hạt giống còn cần đủ nước, không khí và nhiệt độ thích hợp.
2. Vận dụng kiến thức vào sản xuất.
- Trước khi gieo trồng cần phải làm đất tơi xốp.
- Phải chăm sóc hạt gieo: chống úng và hạn.
- Gieo trồng đúng thời vụ
- Bảo quản tốt hạt giống
4. Củng cố:
- Hạt nảy mầm cần những điều kiện nào.
- Vì sao phải gieo trồng đúng thời vụ.
5. Dặn dò:
- Học bài cũ, trả lời câu hỏi cuối bài.
- Đọc mục em có biết
- Xem trước bài mới.

Tài liệu đính kèm:

  • doc40....doc