Giáo án lớp 6 môn học Sinh học - Tiết 1: Mở đầu sinh học đặc điểm của cơ thể sống; nhiệm vụ của sinh học

Giáo án lớp 6 môn học Sinh học -  Tiết 1: Mở đầu sinh học đặc điểm của cơ thể sống; nhiệm vụ của sinh học

Mục tiêu: Học xong bài này HS cần đạt được mục tiêu sau :

1. Kiến thức:

- Nêu được đặc điểm cơ bản của cơ thể sống. Phân biệt vật sống và vật không sống.

- Nêu ví dụ cho thấy sự đa dạng của SH. Kể tên 4 nhóm sinh vật chính.

- Hiểu được SH nói chung, TV nói riêng cần nghiên cứu gì? Nhằm mục đích gì?

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng tìm hiểu đời sống hoạt động của sinh vật và biết lập bảng thống kê như SGK.

3. Thái độ: Giáo dục lòng yêu thích thiên nhiên, yêu thích môn học.

II. Đồ dùng dạy học:

- GV: Tranh vẽ động vật ăn cỏ, ĐV ăn thịt. Tranh vẽ sự đa dạng của SV. Tranh vẽ 4 nhóm SV chính.

- HS : Một số đồ vật( Bút, sỏi.)

 

doc 81 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1001Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 6 môn học Sinh học - Tiết 1: Mở đầu sinh học đặc điểm của cơ thể sống; nhiệm vụ của sinh học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: 26/08/2011
Tiết 1:	 	 Mở đầu sinh học
Đặc điểm của cơ thể sống; nhiệm vụ của sinh học
I. Mục tiêu: Học xong bài này HS cần đạt được mục tiêu sau :
1. Kiến thức:
- Nêu được đặc điểm cơ bản của cơ thể sống. Phân biệt vật sống và vật không sống.
- Nêu ví dụ cho thấy sự đa dạng của SH. Kể tên 4 nhóm sinh vật chính.
- Hiểu được SH nói chung, TV nói riêng cần nghiên cứu gì? Nhằm mục đích gì?
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng tìm hiểu đời sống hoạt động của sinh vật và biết lập bảng thống kê như SGK.
3. Thái độ: Giáo dục lòng yêu thích thiên nhiên, yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Tranh vẽ động vật ăn cỏ, ĐV ăn thịt.. Tranh vẽ sự đa dạng của SV. Tranh vẽ 4 nhóm SV chính.
- HS : Một số đồ vật( Bút, sỏi...)
III. Hoạt động dạy học :
A. giới thiệu bài :
- giới thiệu bài mới : Các loại đồ vật, cây cối... -> Thế giới vật chất. Vậy chúng có đặc điểm ntn?
B.Các hoạt động : 
HĐ1: Nhận dạng vật sống , vật không sống (TG:12’)
- Mục tiêu : Biết nhận dạng, phân biệt vật sống và vật không sống.
- Cách tiến hành : 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Yêu cầu nêu ví dụ về vật sống, vật không sống.
- Gọi 2 HS đọc ví dụ SGK.
H: Con gà, cây đậu cần những điều kiện gì để sống?
H: Cái bút, viên sỏi... có cần những ĐK giống như con gà, cây đậu để tồn tại không?
- Yêu cầu hoạt động nhóm:
+ Con gà, cây đậu có lớn lên sau 1 thời gian được nuôi, trồng không?Trong khi đó hòn đá có tăng kích thước không?
+ Con gà có di chuyển, sinh sản không? Hòn đá có di chuyển, sinh sản không?
+ Nêu đặc điểm khác nhau giữa vật sống và vật không sống?
+ Muốn nhận dạng chúng cần dựa vào đặc điểm gì?
- HS hoạt động cá nhân, lấy ví dụ vào giấy nháp.
- HS đọc ví dụ
- HS trả lời:
+ Con gà cần: Thóc, gạo, nước, ôxy.
+ Cây đậu cần: Nước, muối khoáng, khí co2, o2.
+ Cái bút, viên sỏi không cần những ĐK...
- HS thảo luận nhóm, nên ý kiến:
+ Con gà, cây đậu lớn lên, to ra
+ Hòn đá giữ nguyên hình dạng, kích thước.
+ Con gà có di chuyển, sinh sản. Hòn đá không di chuyển, sinh sản.
+ Hs nêu được 4 điểm khác nhau giữa vật sống và vật không sống.
Kết luận 1: Muốn nhận dạng vật sống và vật không sống cần dựa vào đặc điểm sau: + Lớn lên Vật sống
 + Sinh sản
 + Di chuyển (Cơ thể không di chuyển là TV)
 + Lấy chất cần thiết, loại bỏ chất thải. 
 Không có các đặc điểm trên-> vật không sống 
Hoạt động 2: Đặc điểm của cơ thể sống( TG: 8’ )
- Mục tiêu : Nắm được các đặc điểm của cơ thể sống
- Cách tiến hành :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- GV yêu cầu 1 HS đọc thông tin SGK
- Cho HS làm bài tập nhỏ SGK(6)
- GV kẻ sãn lên bảng cho HS lên điền
H: Nêu sự khác nhau giữa vật sống và vật không sống? đặc điểm quan trọng của cơ thể sống?
- 1 HS đọc thông tin SGK
- HS làm bìa tập vào vở bài tập theo hướng dẫn của GV.
- 1 HS lên bảng làm bài tập, HS ở dưới theo dõi, nhận xét và bổ sung.
Kết luận 2: Đặc điểm quan trọng của cơ thể sống là:
+ Có sự trao đổi chất với môi trường.
+ Lớn lên
+ Sinh sản
Hoạt động 3: Sinh vật trong tự nhiên ( TG:12’ )
- Mục tiêu : Thấy được sự đa dạng của giói SV và có 4 nhóm SV trong tự nhiên.
- Cách tiến hành
a. Sự đa dạng của giới sinh vật
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
GV yêu cầu HS hoàn thiện bảng SGK /7.
Gọi HS lên bảng hoàn thiện bảng ( đã kẻ ở bảng phụ)
H: Từ bảng trên rút ra nhận xét gì về sự đa dạng của giới SV, vai trò của chúng đối với đời sống con người?
- HS thảo luận và làm vào vở bài tập.
- 1 HS lên bảng điền, HS khác nhận xét và bổ sung(nếu cần).
- HS trả lời:
+ Thế giới SV đa dạng
+ SV có vai trò to lớn với con người
 Kết luận 3a: +Thế giới SV rất đa dạng
 + SV có vai trò to lớn với con người
b. Các nhóm sinh vật trong tự nhiên
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- GV yêu cầu HS xếp loại 7 SV ở bảng trên vào các cột thực vật, động vật, không phải TV, ĐV.
- GV sửa sai
- Yêu cầu HS đọc thông tin
H: Vậy SV có những nhóm nào?
- HS tự xếp loại:
+ ĐV: Ruồi, voi, giun đất, cá chép
+ TV: Bèo tây, mít
+ Không phải là TV, ĐV: Nấm rơm
Kết luận 3b: Có 4 nhóm SV lớn: Vi khuẩn, nấm, TV, ĐV
Hoạt động 4: Nhiệm vụ của sinh học ( TG:8 )
- Mục tiêu : Nắm được nhiệm vụ của sinh học
- Cách tiến hành :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
GV yêu cầu 1 HS đọc thông tin SGK
+ Nhiệm vụ của sinh học?
+ Nhiệm vụ của thực vật học?
1 HS đọc thông tin SGK
Hs trả lời dựa vào thông tin SGK
Kết luận 4: - Nhiệm vụ của sinh học: Nghiên cứu đặc điểm cấu tạo, hoạt động sống và điều kiện sống của SV, mối quan hệ giữa các SV với nhau, SV với môi trường, sử dụng hợp lý phục vụ con người.
	- Nhiệm vụ của thực vật học: (SGK/8)
IV. Tổng kết đánh giá .
- GV tóm tất nội dung chính của bài ðHS đọc KL chung SGK .
- Kiểm tra đánh giá : Câu hỏi 1, 2 (Sgk) và làm bài tập 3 SGK /9 .
V. Hướng dẫn về nhà : - Học bài , làm vở bài tập 
	- Ôn kiến thức quang hợp ở lớp 5, sưu tầm tranh ảnh TV sống ở các môi trường khác nhau.
Ngày giảng:28/08/2011 
Tiết 2:	 Đặc điểm chung của thực vật
I. Mục tiêu : Học xong bài này HS cần đạt được mục tiêu sau :
1. Kiến thức:
- Nêu được đặc điểm chung của TV
- Tìm hiểu sự đa dạng, phong phú của tự nhiên.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng quan sát .
3. Thái độ: Giáo dục ý thức bảo vệ thực vật và yêu thích thiên nhiên.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Tranh ảnh khu rừng, vườn cây.
- HS : Sưu tầm tranh ảnh về các loài TV sống ở các môi trường khác nhau
III. Hoạt động dạy học:
A. giới thiệu bài :
- kiểm tra bài cũ :
+ Giữa vật sống và vật không sống có những điểm gì khác nhau? 
+ Nhiệm vụ của thực vật học là gì?
 - giới thiệu bài mới : TV rất đa dạng và phong phú, vậy đặc điểm chung của TV là gì?
B.Các hoạt động : 
HĐ1: Sự đa dạng phong phú của thực vật (TG:17’)
- Mục tiêu : Thấy được sự đa dạng, phong phú của thực vật.
- Cách tiến hành : 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Yêu cầu HS quan sát các H3.1-> 3.4 và các tranh ảnh sưu tầm được.
- Thảo luận nhóm theo các câu hỏi SGK/11 và lập thành 1 bảng tổng kết dưới đây.
- H: Qua bảng tổng kết trên em có nhận xét gì về sự đa dạng, phong phú của TV?
- HS quan sát tranh vẽ.
- HS thảo luận nhóm -> lên bảng làm bảng tổng kết-> Các HS khác theo dõi, bổ sung.
- HS trả lời câu hỏi.
Những nơi TV sống
Tên cây
TV phong phú
Tv khan hiếm
Các miền - Hàn đới 
 khí hậu - Ôn đới
 - Nhiệt đới
- Rêu
- Lúa mì, táo, lê
- Lúa, ngô, cà phê
 x
 x
 x
Các dạng - Đồi núi
địa hình - Trung du
 -Đồng bằng
 - Sa mạc
- Lim, thông, trắc
- Chè, cọ, sim
- Lúa, ngô, khoai
- Cỏ lạc đà, xương rồng
 x
 x
 x
x 
Các môi - Nước
Trường - Trên mặt
 Sống đất 
- Bèo, rong, sen...
- Cà chua, cải đậu....
 x
 x
Kết luận 1: 
- Thực vật sống ở mọi nơi trên trái đất, có mặt ở tất cả các miền khí hậu, các dậng địa hình.
- Môi trường sống: Trong nước, trên mặt đất, trên mặt nước( có ở nước ngọt và nước mặn)
Hoạt động 2: Đặc điểm chung của thực vật(TG :15’)
- Mục tiêu : Biết được chất hữu cơ được vận chuyển qua mạch rây 
- Cách tiến hành :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Yêu cầu HS đọc thông tin SGK/11
- Yêu cầu làm bảng SGK/11 ra vở BT
- Gọi HS lên bảng điền vào bảng đã kẻ sẵn.
- GV nêu các hiện tượng-> yêu cầu HS nhận xét: 
 + Lấy roi đánh chó, chó vừa chạy vừa sủa.
 + Quật vào cây, cây vẫn đứng im
+ Trồng cây vào chậu rồi đặt lên bệ cửa sổ, sau 1 thời gian ngọn cây sẽ mọc cong về phía có nguồn sáng.
-H: Qua bảng trên và các hiện tượng hãy rút ra đặc điểm chung của TV?
- HS đọc thông tin SGK
- Thảo luận nhóm hoàn thành bảng vào vở bài tập –Đại diện lên bảng điền.
- HS suy nghĩ độc lập-> trả lời các câu hỏi:
+ Chó chạy, sủa -> Di chuyển và phản ứng nhanh với các kích thích bên ngoài.
+ Cây đứng im-> TN không di chuyển
+ TV có phản ứng với kích thích môi trường, song chậm.
- HS trả lời.
Kết luận 2: Đặc điểm chung của thực vật:
+ Có khả năng tự tạo chất dinh dưỡng.
+ Phần lớn không di chuyển
+ Phản ứng chậm với các kích thích bên ngoài
IV. Tổng kết đánh giá .
- GV tóm tất nội dung chính của bài ðHS đọc KL chung Sgk .- Kiểm tra đánh giá : Câu hỏi 3 (Sgk) và làm bài tập trăc nghiệm SGV/22
V. Hướng dẫn về nhà : Học bài , làm vở bài tập.Giờ sau mang cây ớt, cà chua, rêu, dương xỉ, rau bợ.
Ngày giảng: 4/9/2011
Tiết 3:	 Có phải tất cả thực vật đều có hoa
I. Mục tiêu : Học xong bài này HS cần đạt được mục tiêu sau :
1. Kiến thức:
- HS phân biệt được cây có hoa , cây không có hoa dựa vào đặc điểm cơ quan sinh sản
- Phân biệt cây 1 năm và cây lâu năm.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng quan sáâmccs bộ phận của cây.
3. Thái độ: Giáo dục ý thức bảo vệ thực vật và yêu thích thiên nhiên.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Tranh vẽ H4.1 và 4.2 SGK , mẫu cây cà chua,ớt, đậu đỗ, dương xỉ...
- HS : Mẫu cây có hoa, cây không có hoa, cây 1 năm, cây lâu năm...
III. Hoạt động dạy học:
A. giới thiệu bài :
- kiểm tra bài cũ :
+ Hãy chứng minh sự đa dạng, phong phú của thực vật?
+ Đặc điểm chung của thực vật là gì?
 - giới thiệu bài mới : TV có 1 số đặc điểm chung, nhưng nếu quan sát kĩ các em sẽ nhận ra sự khác nhau giữa chúng...
B.Các hoạt động : 
HĐ1: Xác định cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản (TG:10’)
- Mục tiêu : Xác định được các cơ quan của cây cải .
- Cách tiến hành : 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Yêu cầu HS quan sát các H4.1 và đối chiếu với bảng SGK/13.
- H: Cây cải có những cơ quan nào? Chức năng của mỗi cơ quan?
- HS quan sát tranh vẽ + đối chiếu với bảng tìm xem cây cải có những cơ quan nào-> Xác định chức năng từng cơ quan.
- HS trả lời câu hỏi-> HS khác nhận xét, bổ sung.
Hoạt động 2: Phân biệt cây có hoa và cây có hoa (TG :18’)
- Mục tiêu : Biết Phân biệt cây có hoa và cây không có hoa.
- Cách tiến hành :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Yêu cầu HS hoạt động theo nhóm hoàn thành bảng SGK/13 vào vở bài tập.
- Gọi HS lên bảng điền vào bảng phụ
- GV: Những cây có đủ 6 cơ quan như cây cải được xếp vào TV có hoa, các cây còn lại xếp vào TV không có hoa.
- Yêu cầu HS đọc thông tin SGK.
- Yêu cầu làm bài tập điền từ SGK/14
- HS thảo luận nhóm, quan sát tranh H4.2 xem cây nào mang đủ 6 cơ quan như cây cải, rồi đánh dấu vào bảng trong vở bài tập.
- Đại diện nhóm lên bảng điền, Hs khác nhận xét, bổ sung.
- HS nghe giảng.
- HS đọc thông tin.
- HS làm bài tập điền từ.
Kết luận 2: 
 Thực vật chia làm 2 nhóm:
+ TV có hoa: Đến 1 thời kỳ nhất định trong đời sống thì ra hoa, tạo quả, kết hạt, cơ quan sinh sản là hoa, quả, hạt.
+ TV không có hoa thì cả đời không bao giờ ra hoa, cơ quan sinh sản không phải là ho ... oa huệ, hoa cải (Mẫu , tranh )
- Học sinh đọc thông tin sách giáo khoa + quan sát hình 29.2 và mẫu -> Phân biệt hai cách xếp hoa . 
-> Học sinh trình bày dưới lớp -> Học sinh khác bổ sung .
* Kết luận 2: Có hai cách mọc hoa :
- Hoa mọc đơn độc 
- Hoa mọc thành cụm 
IV. Tổng kết và đánh giá : (TG:5’)
- Học sinh đọc kết luận chung sgk
- Kiểm tra câu hỏi 1,2,3 sgk
V. Hướng dẫn về nhà : (TG:1’)
- Học bài , làm vở bài tập 
- ôn tập .
Ngày giảng :15/12/2011.
Tiết 34: Ôn tập học kì I
I, Mục tiêu : Học xong bài này học sinh cần đạt được mục tiêu sau :
1, Kiến thức:
- Củng cố các kiến thức về giới thực vật (Các loại rễ ,thân, lá ) , cấu tạo và chức năng của các cơ quan sinh đưỡng , nắm được các thí nghiệm chứng minh chức năng của rễ thân, lá 
2, Kĩ năng : Điền bảng , điền chỗ trống , trả lời các câu hỏi trắc nghiệm 
3, Thái độ : Giáo dục lòng yêu thiên nhiên và bảo vệ thiên nhiên , tính tự giác và độc lập suy nghĩ .
II, Đồ dùng dạy học :
- Giáo viên : Hệ thống câu hỏi 
- Học sinh : Ôn tập , học bài 
III, Hoạt động dạy học :
A. Giới thiệu bài : (TG:1’)
- Kiểm tra bài trong giờ ôn 
- Giới thiệu bài mới : Hệ thống hoá kiến thức cơ bản .....
B. Các hoạt động :
Hoạt động 1: Cấu tạo của rễ, thân, lá ( TG: 18’ )
- Mục tiêu : Nêu được được cấu tạo của rễ , thân , lá -> Sự khác nhau trong cấu tạo , chức năng 
- Cách tiến hành :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Giáo viên đưa ra hệ thống câu hỏi : -> yêu cầuhọc sinh hoạt động độc lập 
+Có mấy loại rễ chính ?
+Cấu tạo trong của rễ(miền hút)?
+Các miền của rễ , chức năng ?
+ Đặc điểmcấu tạo ngoài của thân ?
+Cấu tạo trong của thân non so sánh với rễ 
+Đặc điểm cấu tạo ngoài và cách sắp xếp của lá giúp lá nhận được nhiều ánh sáng ?
+Cấu tạo trong của phiến lá ?
+ Nêu tên và lấy ví dụ các loại rễ , thân, lá biến dạng ?
- Học sinh nhớ lại kiến thức đã học , trả lời câu hỏi :
+ Hai loại rễ chính : Rễ cọc , rễ chùm 
+Cấu tạo (Vỏ – trụ giữa)
+Nêu được 4 miền chức năng từng miênf 
+Thân gồm thân chính , cành , chồi .....
+Cấu tạo trong của thân (Vỏ – Trụ giữa)
+Lá là bản rộng, dẹp, màu lục ,các lá xếp so le nhau , giúp lá nhận được nhiều ánh sáng .
+Cấu tạo trong lá : Biểu bì , thịt vỏ, gân lá 
-> Các học sinh lần lượt trả lời , học sinh khác nhận xét , bổ sung 
*Hoạt động 2: Các thí nghiệm chứng minh chức năng của rễ , thân , lá (15’)
- Mục tiêu : Mô tả được các thí nghiệm chứng minh chức năng của rễ , thân , lá .
- Cách tiến hành :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
H: Có những thí nghiệm nào chứng minh chức năng của rễ ? Mô tả các thí nghiệm đó ?
H: Có những thí nghiệm nào chứng minh chức năng của mạch rây, mạch gỗ của thân ? . Mô tả các thí nghiệm đó ?
H: Nêu các thí nghiệm chứng minh chức năng của lá ? Hãy mô tả các thí nghiệm đó?
*Rễ : Trình bày được thí nghiệm 
- Nhu cầu nước của cây (thí nghiệm)
- Nhu cầu muối khoáng của cây .
* Thân : Thí nghiệm chứng minh : nước , muối khoáng được vận chuyển từ rễ -> thân -> lá nhờ mạch gỗ .
- Thí nghiệm chứng minh mạch rây vận chuyển chất hữu cơ .
* Lá :- Thí nghiệm chứng minh quang hợp (2thí nghiệm)
 - Thí nghiệm chứng minh hô hấp của lá 
 - Thí nghiệm chứng minh thoát hơi nước của lá 
* Hoạt động 3: Điền từ vào chỗ trống , biểu bảng , câu hỏi trắc nghiệm: (TG:9’)
- Mục tiêu : Học sinh làm tóm tắt các bài tập trong vở bài tập .
- Cách tiến hành :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Giáo viên yêu cầu học sinh giở vở bài tập từ tiết 1 đến tiết 28.
- Điền từ vào chỗ trống , điền bảng 
- Trả lời các câu hỏi trắc nghiệm trong vở bài tập , sách giáo khoa, các câu hỏi giáo viên đưa ra 
- Học sinh giở vở bài tập ra, lần lượt trả lời câu hỏi của giáo viên .
yêu cầu :
- Điền từ nhanh , chính xác 
- Trả lời các câu hỏi trắc nghiệm đúng , nhanh .
- Học sinh trả lời ,nhận xét và bổ sung cho nhau 
IV. Tổng kết đánh giá : (TG:1’)
- Giáo viên nhận xét tinh thần ôn tập của học sinh -> tuyên dương , cho điểm học sinh có ý thức ôn tập tốt .Phê bình học sinh chưa ôn tập .
V. Hướng dẫn về nhà : (TG:1’)
Ôn tập tốt .
Thi ngày :18/12/2011
Tiết 35 : Kiểm tra học kì I
I, Mục tiêu : 
1. Kiến thức - Nhằm kiểm tra khả năng nắm kiến thức của học sinh 
2. Kỹ năng :- Rèn luyện kĩ năng tư duy, trình bày một bài kiểm tra .
3. Thái độ : - Giáo dục học sinh tự giác , độc lập suy nghĩ .
II, Chuẩn bị : 
- Giáo viên : Giấy kiểm tra , đề bài 
- Học sinh : Học bài , bút 
III, Nội dung :
Đề bài :
Câu1: ( 1 điểm )
	Trong những nhóm cây sau đây những nhóm cây nào gồm toàn cây có rễ cọc:
Cây xoài, cây ớt, cây đậu , cây hoa hồng.
Cây b]ir, cây cà chua, cây hành, cây cải.
Cây táo, cây mít, cây su hào, cây ổi
Cây dừa cây hành, cây lúa, cây ngô. nào?
Câu 2: ( 1 điểm )
Vì sao phải trồng cây theo đúng thời vụ?
Đáp ứng được nhu cầu về ánh sáng cho cây quang hợp.
Đáp ứng được nhu cầu về nhiệt độ cho cây quang hợp
Cây được phát triển trong điều kiện thời tiết phù hợp sẽ thoả mãn được những đòi hỏi về các điều kiện bên ngoài, giúp cho sự quang hợp của cây.
Lí do A và B
Câu 3: (2 điểm )
Tế bào ở những bộ phận nào của cây có khả năng phân chia? Quá trình phân chia tế bào diễn ra như thế
Câu 4: (3 điểm)
Kể tên những loại rễ biến dạng và chức năng của chúng. Mỗi loại rễ biến dạng lấy 2 ví dụ.
Câu 5:( 3 điểm )
Viết sơ đồ tóm tắt của quá trình quang hợp, từ đó phát biểu khái niệm đơn gỉan về quang hợp.
	B, Đáp án
Câu 1: (1 điểm) Đáp án A và C
	Câu 2: (1 điểm)
Đáp án C đúng
Câu3: (2 điểm)
Các tế bào ở mô phân sinh có khả năng phân chia ( 0.5 điểm)
 - Quá trình phân chia tế bào :
	+ Đầu tiên 1 nhân hình thành 2 nhân (0,5 điểm)
	+ Sau đó chất tế bào phân chia, vách tế bào hình thành ngăn đôi tế bào mẹ thành.
	(0,5 điểm)
	+ Các tế bào con tiếp tục lớn lên cho tới khi bằng tế bào mẹ (0,5điểm)
Câu 4: (4 điểm) 
	Có 4 loại rễ biến dạng và chức năng của chúng là :
Rễ củ : Chứa chất dự trữ cho cây khi ra hoa tạo quả (0.5 điểm)
Ví dụ : Củ cải, củ cà rốt... ( 0.25 điểm)
Rễ móc : móc vào trụ bám giúp cây leo lên (0.5 điểm)
Ví dụ : Cây trầu không, hồ tiêu ... ( 0.25 điểm
Rễ thở : Lấy oxi cung cấp cho phsần rễ dưới đất hoặc tăng khả năng giúp cây hô hấp trong không khí. (0.5 điểm)
Ví dụ : Cây bụt mọc, cây bần ... ( 0.25 điểm
Rễ giác mút : Lấy thức ăn từ cây chủ (0.5 điểm)
 Ví dụ : Cây tơ hồng, tầm gửi ( 0.25 điểm
Câu 5: Viết đúng sơ đồ tóm tắt của quang hợp ở lá cây ( 2 điểm)
 ánh sáng
Nước + Khí cacbonic ----------------đ Tinh bột + Khí oxi
( Rễ hút từ đất) ( Lá lấy từ kk) Diệp lục ( Trong lá) ( Lá nhả ra 
- Khái niệm quang hợp: Quang hợp là quá trình lá cây nhờ có chất diệp lục, sử dụng nước và khí cacbonic và năng lượng ánh sáng mặt trời chế tạo ra tinh bột và nhả khí oxi. 
 ( 1 điểm)
Ngày giảng:29/12/2011.
Tiết 36 Thụ phấn 
I, Mục tiêu : Học xong bài này , học sinh cần đạt được mục tiêu sau :
1, Kiến thức : 
- Phát biểu được khái niệm thụ phấn . Nêu được những đặc điểm chính của hoa tự thụ phấn . Phân biệt được hoa tự thụ phấn và hoa giao phấn .
- Nhận biết những đặc điểm chính của hoa thích hợp với lối thụ phấn nhờ sâu bọ 
2, Kĩ năng : Quan sát , tư duy, hoạt động nhóm 
3, Thái độ : Yêu và bảo vệ thiên nhiên .
II, Đồ dùng dạy học :
1. Giáo viên : Mẫu vật hoa tự thụ phấn , hoa thụ phấn nhờ sâu bọ, tranh phóng to Sgk
2. Học sinh : Một hoa tự thụ phấn , một hoa tự thụ phấn nhờ sâu bọ .(một nhóm )
III, Hoạt động dạy và học :
A.Giới thiệu bài : (TG: 2’)
- Một học sinh nhắc lại đặc điểm của một hoa -> Đặc điểm nào giúp sinh dưỡng dễ dàng nhận ra để đến lấy mật -> Giúp thụ phấn ->Hỏi : Thụ phấn là gì ? (Học sinh đọc khái niệm Sgk)
B. Các hoạt động :
*Hoạt động 1: Hoa tự thụ phấn và hoa giao phấn (TG: 20’)
- Mục tiêu : Hiểu rõ đặc điểm hoa tự thụ phấn -> Phân biệt hoa tự thụ phấn và hoa giao phấn 
- Cách tiến hành :
a, Hoa tự thụ phấn :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát H30.1-> Trả lời câu hỏi :
+ Thế nào là hiện tượng tự thụ phấn ?
+Hoa tự thụ phấn cần những điều kiện nào?
->Gọi học sinh trả lời câu hỏi và vở bài tập 
-> Giáo viên chốt lại đặc điểm của hoa tự thụ phấn 
- Học sinh quan sát H30.1 (chú ý vị trí của nhị và nhuỵ)
Suy nghĩ trả lời câu hỏi :
-> Làm bài tập phần tam giác sách giáo khoa /99.
-> Trao đổi trả lời câu hỏi 
->Đại diện nhóm trả lời , nhận xét, bổ sung . Học sinh lấy thêm ví dụ 
*Kết luận 1:
- Khái niệm : Hoa tự thụ phấn là hoa có hạt phấn rơi vào đầu nhuỵ của chính hoa đó.
- Đặc điểm hoa tự thụ phấn 
+Hoa lưỡng tính 
+Nhị và nhuỵ chín cùng một lúc 
b, Hoa giao phấn .
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Cho học sinh đọc thông tin trong sách giáo khoa ->Trả lời hai câu hỏi mục b.
- Giáo viên gợi ý : 
 Giao phấn là hiện tượng hạt phấn chuyển đến đầu nhuỵ hoa khác .
- Giáo viên tổ chức các nhóm thảo luận trao đổi đáp án -> Kết luận 
- H: Hoa thụ phấn nhờ các yếu tố nào ?
- Học sinh đọc thông tin sgk -> Thảo luận nhóm trả lời câu hỏi .
-> Hoàn thiện đáp án 
Đại diện nhóm phát biểu, nhóm khác nhận xét .
- Nhờ : Sâu bọ , gió , con người .....
* Kết luận 1b.
- Khái niệm : Hạt phấn của hoa này rơi vào đầu nhuỵ của hoa khác .
- Đặc điểm : Là hoa đơn tính ; hoa lưỡng tính có nhị và nhuỵ không chín cùng một lúc .
- Thực hiện nhờ nhiều yếu tố : Sâu bọ, gió , con người .....
*Hoạt động 2: Đặc điểm của hoa thụ phấn nhờ sâu bọ : (TG :17’)
- Mục tiêu : Nhận biết các đặc điểm của hoa thụ phấn nhờ sâu bọ 
- Cách tiến hành :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát mẫu + Tranh vẽ để trả lời 4CH mục /100.
- Giáo viên cho học sinh quan sát thêm tranh ảnh hoa thụ phấn nhờ sâu bọ .
- Tổ chức thảo luận, trao đổi đáp án -> Bổ sung cho nhau .
- Giáo viên nhận xét , cho điểm nhóm trả lời tốt .
-> Yêu cầu học sinh rút ra kết luận 
- Mỗi học sinh trong nhóm quan sát mẫu , tranh (chú ý nhị, nhuỵ , mẫu hoa)
-> Suy nghĩ trả lời 4 câu hỏi :
-> Các nhóm trình bày kết quả 
-> Nhóm khác nhận xét , bổ sung 
-> Học sinh rút ra kết luận về đặc điểm của hoa thụ phấn nhờ sâu bọ : Mầu sắc , hương thơm , nhị , nhuỵ 
*Kết luận 2: Đặc điểm của hoa thụ phấn nhờ sâu bọ 
+Hoa có mầu sắc rực rỡ ,hương thơm .
+ Đĩa mật nằm ở đáy hoa .
+Hạt phấn , đầu nhuỵ có chất dính 
IV. Tổng kết và đánh giá: (TG: 5’)
- Học sinh đọc kết luận chung sgk
- H: Phân biệt hoa tự thụ phấn và hoa giao phấn ? Ví dụ?
Trả lời câu hỏi 3,4 (sgk)
V. Hướng dẫn về nhà : (TG: 1’)
- Học bài theo câu hỏi sgk
- Làm vở bài tập 

Tài liệu đính kèm:

  • docGAChienSinh 6K1.doc