Giáo án lớp 6 môn học Sinh học - Tiết 1: Đặc điểm chung của cơ thể sống nhiệm vụ của sinh học

Giáo án lớp 6 môn học Sinh học - Tiết 1: Đặc điểm chung của cơ thể sống nhiệm vụ của sinh học

I.Mục tiêu: Sau khi học xong bài này học sinh cần nắm:

 - Phân biệt được vật sống và vật không sống, nêu được những đặc điểm chủ yếu của cơ thể sống.

- Nêu được một vài ví dụ cho thấy sự đa dạng của sinh vật, kể tên được 4 nhóm sinh vật chính.

 - Rèn luyện cho học sinh kĩ năng quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp

 - Bước đầu giáo dục cho học sinh biết yêu thương và bảo vệ thực vật

II. Thiết bị dạy học:

GV: Vật mẫu ( cây đậu, con gà, hòn đá .)

 Bảng phụ mục 2 SGK

 

doc 65 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1084Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 6 môn học Sinh học - Tiết 1: Đặc điểm chung của cơ thể sống nhiệm vụ của sinh học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 22/08/2010
Tiết 1: đặc điểm chung của cơ thể sống
nhiệm vụ của sinh học
I.Mục tiêu: Sau khi học xong bài này học sinh cần nắm:
 - Phân biệt được vật sống và vật không sống, nêu được những đặc điểm chủ yếu của cơ thể sống.
- Nêu được một vài ví dụ cho thấy sự đa dạng của sinh vật, kể tên được 4 nhóm sinh vật chính.
 - Rèn luyện cho học sinh kĩ năng quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp
 - Bước đầu giáo dục cho học sinh biết yêu thương và bảo vệ thực vật 
II. Thiết bị dạy học:
GV: Vật mẫu ( cây đậu, con gà, hòn đá.)
 Bảng phụ mục 2 SGK
HS: Tìm hiểu trước bài
III. Các hoạt động dạy và học:
1. Kiểm tra bài cũ: (0 ’) 
	2. Giới thiệu bài: (1’)
Hằng ngày chúng ta tiếp xúc với các loại đồ vật: Cây cối, các con vật khác nhau. Đó là thế giới vật chất xung quanh chúng ta, chúng bao gồm vật sống và vật không sống.
	3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung chính 
TG
HĐ1: 
 GV yêu cầu hs quan sát môi trường xung quanh và cho biết:
? Hãy nêu tên 1 số cây cối, con vật đồ vật mà em biết.
GV chọn ra mỗi loại 1 đồ vật cho hs thảo luận (Cây đậu, con gà, hòn đá)
? Cây đậu, con gà cần điều kiện sống gì.
 ?Hòn đá có cần điều kiện giống 2 loại trên không.
 ? Qua thảo luận em rút ra đặc điểm giống nhau và khác nhau giữa vật sống và vật không sống.
HĐ 2: 
GV yêu cầu học sinh tìm hiểu thông tin mục 2, điền vào bảng.
? Hãy cho biết cơ thể sống có đặc điểm gì chung.
HS trả lời, GV kết luận
1. Nhận dạng vật sống và vật không sống.
* Vật sống thì lớn lên và sinh sản
* Vật không sống thì không lớn lên
2.Đặc điểm chung của cơ thể sống.
- Cơ thể sống có những đặc điểm quan trọng:
+ Có sự trao đổi chất với môi trường (lấy chất cần thiết và loại bỏ chất thải) để tồn tại.
+ Lớn lên và sinh sản
8’
10’
HĐ 3: 
-HS thực hiện lệnh mục a SGK
-GV gọi học sinh trình bày kết quả, nhóm khác bổ sung.
-GV nhận xét, kết luận
? Qua bảng phụ trên em có nhận xét gì về sự đa dạng của giới sinh vật và vảitò của chúng?
HS trả lời, gv kết luận
Gv yêu cầu hs xem lại bảng phụ, xếp loại riêng những ví dụ thuộc TV, ĐV và cho biết:
? Các loại sinh vật thuộc bảng trên chia thành mấy nhóm ?
? Đó là những nhóm nào ?
HĐ 4: 
HS đọc thông tin mục 2 SGK, tìm hiểu và cho biết: 
? Nhiệm vụ sinh học là gì ?
? nhiệm vụ thực vật học là gì ?
HS trả lời, bổ sung, gv nhận xét
3. Sinh vật trong tự nhiên.
a. Sự đa dạng của thế giới sinh vật:
-Sinh vật trong tự nhiên rất phong phú và đa dạng, chúng sống ở nhiều môi trường khác nhau, có mối quan hệ mật thiết với nhau và với con người.
b. Các nhóm sinh vật trong tự nhiên. 
* Sinh vật gồm 4 nhóm: 
 - Vi khuẩn.
 - Nấm
 - Thực vật.
 - Động vật. 
4. Nhiệm vụ của sinh học.
 - Nhiệm vụ sinh học: là nghiên cứu đặc điểm cấu tạo, hoạt động sống,các điều kiện sống của sinh vật, cũng như các mối quan hệ giữa các sinh vật với nhau và với môi trường. Từ đó biết cách sử dụng hợp lí chúng để phục vụ đời sống của con người
12’
8’
IV. Kiểm tra đánh giá: (5’)
 1. Chọn câu đúng trong các câu dưới đây tương ứng với cơ thể sống:
A. Đất 
B. Chim 
C. Cát 
D. Con người
 2, Cơ thể sống có đặc điểm gì?
 Kể tên các nhóm sinh vật trong tự nhiên?
 Nhiệm vụ của sinh học là gì ?
V. Hướng dẫn về nhà: (1 ’)
 - Học bài cũ, làm bài tập 3 SGK
 - Xem trước bài mới: chuẩn bị phiếu học tập mục 2 SGK
g b ũ a e
Ngày soạn: 26/08/2010
Tiết 2: 
 đại cương về giới thực vật
Bài 3: Đặc điểm chung của thực vật
I. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này học sinh cần nắm.
 - Nêu đặc điểm chung của thực vật, sự phong phú và đa dạng của thực vật. 
- Rèn luyện cho học sinh kĩ năng quan sát, phân tích, tổng hợp và hoạt động nhóm.
 - Bước đầu giáo dục cho học sinh biết yêu thương thiên nhiên, bằng cách bảo vệ chúng. Biết cách bảo vệ thực vật.
II. Thiết bị dạy học:
 GV: - Tranh hoặc ảnh một số khu rừng, một vườn cây, sa mạc.
 - Bảng phụ
 HS:- Sưu tầm các loại tranh ảnh, báo chí, bìa lịch.về thực vật sống ở các môi trường khác nhau.
III. Các hoạt động dạy và học:
1. Kiểm tra bài cũ: (7’ )
 	? Nhiệm vụ của sinh học là gì? Kể tên 3 loại sinh vật có ích,3 loại sinh vật có hại mà em biết ?
	2. Giới thiệu bài: (1’)
Thực vật rất đa dạng và phong phú, giữa chúng có đặc điểm gì chung? Nhưng nếu quan sát kĩ các em nhận ra sự khác nhau giữa chúng. Vậy chúng khác nhau như thế nào? Để biết được hôm nay chúng ta tìm hiểu vấn đề này.
 	3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung chính
TG
HĐ 1: 
- GV cho HS quan sát H 3.1-4SGK, GV treo tranh lên bảng cho học sinh quan sát yêu cầu:
- Các nhóm thảo luận hoàn thiện lệnh mục 1 SGK
- GV yêu cầu các nhóm trình bày kết quả, nhóm khác bổ sung
- GV nhận xét, kết luận
HĐ 2:
- HS thực hiện lệnh mục 2 SGK, các nhóm hoàn thành phiêu học tập.
- GV treo bảng phụ gọi một vài học sinh điền kết quả vào, HS các nhóm khác nhận xét, bổ sung, gv kết luận
- HS nghiên cứu các hiện tượng ở mục 2 SGK cho biết:
? Em có nhận xét gì về các hiện tượng trên.
- HS trả lời, bổ sung, gv nhận xét.
- GV yêu cầu học sinh tìm hiểu thồng tin mục 2 SGK cho biết:
? Từ kết quả bảng trên và nhận xét 2 hiện tượng trên, em rút ra thực vật có đặc điểm gì chung.
- HS trả lời, bổ sung
- GV nhận xét, kết luận
* GV cho học sinh đọc phần ghi nhớ SGK:
1. Sự đa dạng và phong phú của thực vật:
- Thực vật trong tự nhiên rất phong phú và đa dạng, chúng sống khắp nơi trên trái đất
- Thực vật trên trái đất có khoảng 250.000- 300.000 loài, ở Việt Nam có khoảng 12.000 loài, có nhiều dạng khác nhau, thích nghi với từng môi trường sống
2. Đặc điểm chung của thực vật.
 -Tuy thực vật đa dạng nhưng chúng có một số đặc điểm chung:
+ Tự tổng hợp được chất hữu cơ
+ Phần lớn không có khả năng di chuyễn
+ Phản ứng chậm với các kích thích từ môi trường ngoài.
10’
15’
 IV. Kiểm tra đánh giá: (10’)
 Hãy khoanh tròn những câu trả lời đúng trong những câu sau:
 1. Đặc điểm khác nhau giữa thực vật với sinh vật khác.
 A. TV rất đa dạng và phong phú
 B. TV sống khắp nơi trên trái đất
 C. TV có khả năng tổng hợp chất hữu cơ, phần lớn không có khả năng di chuyển, phản ứng chậm với các kích thích với môi trường.
 2. Điểm khác nhau cơ bản giữa thực vật với các sinh vật khác là.
 A. Thực vật có khả năng tự tổng hợp chất hữu cơ.
 B. Thực vật có khả năng vận động, lớn lên, sinh sản.
 C. Thực vật là những sinh vật vừa có ích vừa có hại.
 D. Thực vật rất đa dạng và phong phú
 V. Hướng dẫn về nhà: (2’)
 Học bài cũ, trả lời các câu hỏi sau bài. Đọc mục em có biết.
 Xem trước bài mới: Kính lúp , kính hiển vi và cách sử dụng.
 HS chuẩn bị phiếu học tập. 
g b ũ a e
Ngày soạn: 29/08/2010
Tiết 3: 
Bài 4: có phảI tất cả các thực vật đềU có hoa
I. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này học sinh cần nắm.
 - HS phân biệt được thực cây có hoa và cây không có hoa, dựa vào đặc điểm của cơ quan sinh sản. Phân biệt được cây một năm và cây lâu năm.
 - Rèn luyện kĩ năng quan sát, nhận biết, so sánh và hoạt động nhóm.
 - Giáo dục cho học sinh có ý thức bảo vệ thực vật.
II. Thiết bị dạy học:
 GV:- Tranh phóng to hình 4.1-2 SGK, bìa, băng keo
 - Mẫu vật thật một số cây (cây còn non, cây đã có hoa và cây không có hoa) 
 HS: - chuẩn bị một số cây: cải, lúa, rêu
 - Thu thập một số tranh ảnh về các cây có hoa và không có hoa
III. Các hoạt động dạy và học:
1. Kiểm tra bài cũ: (5’) 
? Đặc điểm chung của thực vật là gì ? Kể tên một số môi trường sống của thực vật ?
2. Giới thiệu bài: (1’)
Thực vật có một số đặc điểm chung, nhưng nếu quan sát kỉ các em nhận ra sự khác nhau giữa chúng. Vậy chúng khác nhau như thế nào? Để biết được hôm nay chúng ta tìm hiểu vấn đề này.
3. Bài mới:
 Hoạt động của thầy và trò
Nội dung chính
TG
HĐ1: 
- GV yêu cầu HS quan sát hình 4.1 và đối chiếu với bảng bên cạnh. GV dùng sơ đồ câm yêu cầu HS xác định các cơ quan của cây, nêu chức năng chủ yếu của các cơ quan đó.
- HS quan sát vật mẫu, tranh ảnh, các nhóm tiến hành thảo luận.
 ? Xác định cơ quan sinh sản và cơ quan sinh dưỡng của cây rồi tách thành 2 nhóm.
- HS đại diện các nhóm trả lời, bổ sung, GV nhận xét, kết luận.
- GV yêu cầu HS quan sát hình 4.2 SGK, các nhóm thảo luận hoàn thiện bảng 4.2
- GV treo bảng phụ, HS các nhóm lên bảng điền kết quả vào, các nhóm nhận xét và bổ sung
 HS tìm hiểu thông tin mục 1 SGK, đồng thời kết hợp bảng trên cho biết:
 ? Đặc điểm của thực vật có hoa và thực vật không có hoa?
- HS trả lời, GV nhận xét, kết luận
- Để củng cố gv yêu cầu HS làm bài tập sau mục 1 SGK.
HĐ2: 
- GV yêu cầu học sinh thảo luận nhóm hoàn thiện lệnh mục 2 SGK.
? Kể tên những cây có vòng đời kết thúc trong vòng 1 năm?
? Kể tên một số cây lâu năm, Trong vòng đời có nhiều lần ra hoa kết quả.
- HS trả lời, bổ sung từ đó các em rút ra kết luận.
- GV nhận xét, kết luận
1. Thực vật có hoa và thực vật không có hoa.
-Thực vật có hoa là những thực vật mà cơ quan sinh sản là hoa, quả, hạt.
-Thực vật không có hoa là thực vật cơ quan sinh sản không phải là hoa, quả, hạt.
- Thực vật có hoa gồm 2 cơ quan: cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản
+ Cơ quan sinh dưỡng gồm: Rễ, thân, lá có chức năng nuôi dưỡng cây.
+ Cơ quan sinh sản gồm: Hoa, quả, hạt có chức năng duy trì và phát triển nòi giống. 
 2,Cây một năm và cây lâu năm.
- Cây một năm là những cây sống trong vòng 1 năm.
- Cây lâu năm là những cây sống nhiều năm.
20’
13’
IV. Kiểm tra, đánh giá: (5 phút)
Đánh dấu x vào đầu câu trả lời đúng trong những câu sau đây:
1. Nhóm cây nào toàn cây lâu năm.
 a, Cây mít, cây khoai lang, cây ổi
 b, Cây thìa là, cây cải cúc, cây gỗ lim.
 c, Cây na, cây táo, cây su hào.
 d, Cây đa, cây si, cây bàng.
2. Thực vật không có hoa khác thực vật có hoa ở những điểm nào?
 a, Thực vật không có hoa thì cả đời chúng không bao giờ ra hoa
 b, Thực vật có hoa đến một thời kì nhất định trong đời sống thì ra hoa, tạo quả và kết hạt.
 c, Cả a & b
 d, Câu a & b đều sai.
V. Hướng dẫn về nhà: (1’)
 - Về nhà học bài củ, trả lời câu hỏi và làm bài tập SGK
 - Xem trước bài mới “ bài 5”
g b ũ a e
Ngày soạn : 02/ 09/2010 Chương I: tế bào thực vật
Tiết 4: 
Bài 5: kính lúp, kính hiển vi và cách sử dụng
I. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này học sinh cần nắm.
 - Nhận biết được các bộ phận của kính lúp, kính hiểu vi và biết cách sử dụng
 - Rèn luyện kĩ năng sử dụng kính
 - Có ý thức giữ gìn và bảo vệ kính lúp, kính hiển vi khi sử dụng.
II. Thiết bị dạy học:
 GV: - Kính lúp, kính hiển vi
 - Tranh hình 5.1-3 SGK
 HS: - Chuẩn bị cây hoặc một vài bộ phận của cây như: cành, lá
III. Các hoạt động dạy và học:
 	1. Kiểm tra bài cũ: (7’)
Nêu sự giống nhau và sự khác nhau giữa thực vật có hoa và thực vật không có hoa. ... ghiệm.
- Nhân giống vô tính trong ống nghiệm là phương pháp tạo rất nhiều cây mới từ một mô của thực vật.
5’
10’
7’
8’
IV. Kiểm tra, đánh giá: (5’)
Hãy khoanh tròn các chữ cái ở đầu các câu đúng nhất trong các câu sau:
 1. Thế nào là hình thức sinh sản sinh dưỡng do người ?
A. Là các hình thức sinh sản sinh dưỡng xảy ra trong tự nhiên mà con người quan sát được
B. Là các hình thức sinh sản sinh dưỡng do con người tạo ra.
C. Là các hình thức sinh sản sinh dưỡng do con người chủ động tạo ra nhằm nhân giống cây trồng.
D. Là các hình thức sinh sản sinh dưỡng: Giâm, chiết, ghép cây, nhân giống vô tính.
 2. Vì sao người ta thường chiết cành khi nhân giống cây hồng xiêm ?
A. Vì hồng xiêm khó ra rễ con nên phải dùng phương pháp chiết cành để làm cho cành ra rễ ngay trên cây rồi mới cắt đem trồng thành cây mới.
B. Vì cành chiết có cùng độ tuổi với cây mẹ nên ra hoa, kết quả sớm hơn trồng bằng hạt
C. Vì tạo được nhiều cây con mới mà vẫn giữ nguyên được phẩm chất của cây mẹ
D. Cả a, b và c
V. Hướng dẫn về nhà: (2’)
 - Học bài cũ, trả lời các câu hỏi cuối bài
	 - Xem trước bài: cấu tạo và chức năng của hoa.
g b ũ a e
Ngày soạn: 13/12 2009
Tiết 32: Chương VI: hoa và sinh sản hữu tính
Bài 28: cấu tạo và chức năng của hoa
I. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này học sinh cần nắm.
 - HS phân biệt được các bộ phận chính của hoa, các đặc điểm cấu tạo và chức năng của từng bộ phận.
 - Rèn luyện cho HS kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh, tổng hợp và hoạt động nhóm.
 - HS giải thích được vì sao nhị và nhụy là những bộ phận sinh sản chủ yếu của hoa.
II. Thiết bị dạy học:
 GV: Tranh hình 28.1-3 SGK, mô hình về cấu tạo của hoa, hoa thật và kính lúp
 HS: Mỗi nhóm sưu tầm vài bông hoa, tìm hiểu trước bài
III. Các hoạt động dạy và học:
 1. Kiểm tra bài cũ: (5’)
 	 ? Giâm cành là gì ? Kể tên những loại cây được áp dụng bằng giâm cành ở địa phương em ?
 2. Giới thiệu bài (1’)
 	 Hoa là cơ quan sinh sản của cây. Vậy hoa có cấu tạo và chức năng như thế nào 
Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
TG
HĐ 1: 
- GV yêu cầu HS quan sát vật mẫu, hình 28.1, đồng thời tìn hiểu thông tin mục 2 SGK.
- Các nhóm thảo luận trả lời câu hỏi phần lệnh mục 1 và 2 SGK
? Hãy tìm ra những bộ phận của hoa, gọi tên những bộ phận đó.
? Quan sát từng bộ phận hãy ghi lại các đặc điểm của chúng.
? Tràng hoa có đặc điểm và chức năng gì.
? Nhị hoa có đặc điểm và chức năng gì.
? Nhụy hoa có đặc điểm và chức năng gì.
? Bộ phận nào của hoa có chức năng sinh sản chủ yêu của hoa.
GV gọi HS đại diện các nhóm trả lời, bổ sung.
GV nhận xét, kết luận.
1. Các bộ phận của hoa và chức năng của từng bộ phận.
* Mỗi bông hoa thường có 6 bộ phận: cuống, đế, đài, tràng, nhị và nhụy
- Cuống: Có hình trụ, màu xanh lục có chức năng nâng đở hoa.
- Đế: Là phần cuống phình to tạo giá cho đài và tràng.
- Đài hoa: Có màu xanh, số lượng nhiều bao bọc ngoài tràng hoa.
- Tràng hoa: Số lượng nhiều, màu sắc khác nhau để thu hút ong bướm, bảo vệ nhị và nhụy.
- Nhị hoa: Có chỉ nhị dài, nhiều hạt phấn mang tế bào sinh dục đực, nằm trong bao phấn dính đầu chỉ nhị.
- Nhụy hoa: Có đầu nhụy, vòi nhụy và bầu nhụy, bầu nhụy chứa noãn mang tế bào sinh dục cái.
* Nhị và nhụy là hai bộ phận sinh sản chủ yếu của hoa
30’
IV. Kiểm tra, đánh giá: (5’)
 Hãy khoanh tròn các chữ cái đứng đầu câu đúng nhất trong các câu sau:
 1. Hoa bao gồm những bộ phận nào ?
	A. Đế hoa, cuống hoa, đài, trang, nhị và nhụy
	B. Đài, tràng, nhị và nhụy
	C, Đế, tràng, nhị và nhụy
	D. Nhị và nhụy
 2. Vì sao nhị và nhụy là bộ phận quan trọng nhất của hoa ?
	A. Vì nhị có hạt phấn mang tế bào sinh dục đực
	B. Vì nhụy có noãn mang tế bào sinh dục cái
	C. Cả a và b
V. Hướng dẫn về nhà: (2’)
	Học bài, trả lời các câu hỏi và làm bài tập cuối bài
	Xem trước bài mới: Các loại hoa.
g b ũ a e
Ngày soạn: 21/ 12/ 2009
Tiết 33:
Bài 29: các loại hoa
I. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này học sinh cần nắm.
 - HS phân biệt được hai loại hoa: hoa lưỡng tính và hoa đơn tính, phân biệt được cách sắp xếp hoa trên cây.
 - Rèn luyện cho HS kĩ năng quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp và hoạt động nhóm.
 - Giáo dục cho HS biết yêu quý và bảo vệ thực vật.
II. Thiết bị dạy học:
 GV: - Vật mẫu về các loài hoa, tranh hình 29.1-2 SGK.
 HS: - Tìm hiểu trước bài.
III. Các hoạt động dạy và học:
 1. Kiểm tra bài cũ: (5’)
? Nêu đặc điểm và chức năng các bộ phận của hoa.
 2. Giới thiệu bài (1’)
 	 Hoa của các loài rất khác nhau, để phân biệt người ta căn cứ vào hai bộ phận sinh sản chủ yếu của hoa. Vởy hoa có những loại nào, để biết được hôm nay chúng ta tìm hiểu bài này.
 3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
TG
HĐ 1: 
- GV yêu cầu HS quan sát vật mâũ và hình 29.1 SGK.
- Các nhóm thảo luận hoàn thiện bảng phụ sau mục 1 SGK.
- HS đại diện các nhóm trả lời, một vài HS lên bảng hoàn thành bảng phụ, các nhóm khác nhận xét bổ sung.
- GV nhận xét, tổng hợp ý kiến của HS.
- Các nhóm dựa vào bảng phụ thảo luận hoàn thành bài tập cuối mục 1 SGK.
- HS trả lời, bổ sung
- GV nhận xét, kết luận.
HĐ 2: 
- GV yêu cầu HS tìm hiểu thông tin và quan sát hình 29.2 SGK hãy cho biết:
? Hoa được chia làm mấy nhóm, cho ví dụ.
? Hoa mọc đơn độc và hoa mọc thành cụm khác nhau như thế nào.
- HS trả lời, bổ sung
- GV nhận xét, kết luận.
1.Các loại hoa.
 (Bảng phụ)
* Căn cứ vào bộ phận sinh sản chủ yếu có thể chia hoa thành 2 loại:
- Hoa lưỡng tính là hoa có đủ nhị và nhụy
VD: Hoa bưởi, ổi, cam
- Hoa đơn tính là hoa chỉ có một trong 2 bộ phận nhị hoặc nhụy.
+ Hoa chứa nhị là hoa đực
+ Hoa chứa nhụy là hoa cái
VD: Hoa bầu bí, ngô, liểu
2. Các nhóm hoa.
* Căn cứ vào cách xếp hoa trên cây có thể chia hoa thành 2 nhóm:
- Hoa mọc đơn độc: Hoa hồng, hoa sen
- Hoa mọc thành cụm: Cúc, cả, huệ.
15’
15’
IV. Kiểm tra, đánh giá: (5’)
 Hãy khoanh tròn những chữ cái đứng đầu câu trả lời đúng trong các câu sau ?
 1. Thế nào là hoa đơn tính ?
	A. Hoa có đài, tràng, nhị
	B. Hoa có đài, tràng, nhụy
	C. Hoa thiếu nhị hoặc nhụy
	D. Hoa có đài tràng, nhị và nhụy
 2. Thế nào là hoa lưỡng tính ?
	A. Hoa có đủ nhị và nhụy
	B. Hoa có đài, tràng, nhị
	C. Hoa có đài, tràng, nhụy
	D. Cả a và b
V. Hướng dẫn về nhà: (2’)
	Học bài cũ, trả lời các câu hỏi cuối bài.
	Xem lại những bài đã học tiết sau ôn tập.
g b ũ a e
Ngày soạn: 26/12/2009
Tiết 34: Bài : ôn tập học kì i
I. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này học sinh cần nắm:
 - HS hệ thống hoá lại những kiến thức đã học trong học kì I.
 - Rèn luyện cho HS kĩ năng phân tích, so sánh, tổng hợp và hoạt động nhóm.
 - Giáo dục cho HS tinh thần tự ôn.
II. Thiết bị dạy học:
 GV: Hệ thống câu hỏi
 HS: Xem lại bài.
II. Thiết bị dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: (0’)
2. Giới thiệu bài (1’)
Yêu cầu HS nhắc lại những chương đẫ học. Hôm nay chúng ta hệ thống lại những vấn đề này.
 3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
TG
HĐ 1: 
- GV yêu cầu HS trả lời những câu hỏi sau mỗi bài, câu hỏi nào chưa hiểu thì đánh dấu lại, sau đó GV giải đáp, giúp học sinh hoàn thiện kiến thức.
HĐ 2: 
- GV nêu một số dạng bài tập, yêu cầu học sinh làm.
? Chọn đáp án đúng trong những câu sau.
? Chọn đáp án đúng nhất trong những câu sau.
I. Hệ thống hoá những kiến thức đẫ học.
II. Một số dạng câu hỏi và bài tập kiểm tra.
1. Dạng câu hỏi chọn câu trả lời đúng.
 Có nhiều đáp án đúng
2. Dạng câu hỏi chọn câu trả lời đúng nhất.
 Chỉ có một câu đún nhất.
3. Dạng bài chọn từ điền vào chõ trống.
 - Cụm từ cho sẵn
 - Cụm từ phải tìm
4. Dạng bài sắp xếp trật tự.
5. Dạng bài ghép nội dung cột A phù hợp với cột B.
16’
20’
IV. Kiểm tra, đánh giá: (5’)
GV đánh giá tình hình học tập của học sinh
V. Hướng dẫn về nhà: (2’)
	Học thuộc bài chuẩn bị tiết sau kiểm tra học kì I.
g b ũ a e
Tiết 35:
Bài : kiểm tra học kì i
g b ũ a e
Ngày soạn: 28/12/2009
Tiết 36: Thụ phấn 
I, Mục tiêu Học xong bài này , học sinh cần đạt được mục tiêu sau 
1, Kiến thức 
- Phát biểu được khái niệm thụ phấn . Nêu được những đặc điểm chính của hoa tự thụ phấn . Phân biệt được hoa tự thụ phấn và hoa giao phấn .
- Nhận biết những đặc điểm chính của hoa thích hợp với lối thụ phấn nhờ sâu bọ 
2, Kĩ năng Quan sát , tư duy, hoạt động nhóm 
3, Thái độ Yêu và bảo vệ thiên nhiên .
II. Thiết bị dạy học:
 1. Giáo viên Mẫu vật hoa tự thụ phấn , hoa thụ phấn nhờ sâu bọ, tranh phóng to Sgk
2. Học sinh Một hoa tự thụ phấn , một hoa tự thụ phấn nhờ sâu bọ .(một nhóm )
III. Các hoạt động dạy và học:
 1. Kiểm tra bài cũ: (0’)
 2. Giới thiệu bài (1’)
- Một học sinh nhắc lại đặc điểm của một hoa -> Đặc điểm nào giúp sinh dưỡng dễ dàng nhận ra để đến lấy mật -> Giúp thụ phấn ->Hỏi Thụ phấn là gì ? (Học sinh đọc khái niệm Sgk)
 3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung chính
TG
HĐ 1
- Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát H30.1
(chú ý vị trí của nhị và nhuỵ)
-> Làm bài tập phần tam giác sách giáo khoa /99.
-> Trao đổi trả lời câu hỏi 
->Đại diện nhóm trả lời, nhận xét, bổ sung. Hs lấy thêm ví dụ 
+Thế nào là hiện tượng tự thụ phấn?
+Hoa tự thụ phấn cần những điều kiện nào?
- Học sinh đọc thông tin sgk -> Thảo luận nhóm trả lời câu hỏi .
-> Hoàn thiện đáp án 
- Giáo viên tổ chức các nhóm thảo luận trao đổi đáp án -> Kết luận 
- Hoa thụ phấn nhờ các yếu tố nào?
Đại diện nhóm phát biểu, nhóm khác nhận xét .
HĐ 2:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát mẫu + Tranh vẽ để trả lời 4CH mục /100.
- Giáo viên cho học sinh quan sát thêm tranh ảnh hoa thụ phấn nhờ sâu bọ .
-> Học sinh rút ra kết luận về đặc điểm của hoa thụ phấn nhờ sâu bọ Mầu sắc, hương thơm, nhị, nhuỵ
1. Hoa tự thụ phấn và hoa giao phấn 
a, Hoa tự thụ phấn 
 - Khái iệm Hoa tự thụ phấn là hoa có hạt phấn rơi vào đầu nhuỵ của chính hoa đó.
 - Đặc điểm hoa tự thụ phấn 
 +Hoa lưỡng tính 
 +Nhị và nhuỵ chín cùng một lúc 
b, Hoa giao phấn.
 - Khái niệm: Hạt phấn của hoa này rơi vào đầu nhuỵ của hoa khác.
 - Đặc điểm Là hoa đơn tính; hoa lưỡng tính có nhị và nhuỵ không chín cùng một lúc.
 - Thực hiện nhờ nhiều yếu tố Sâu bọ, gió, con người ...
2. Đặc điểm của hoa thụ phấn nhờ sâu bọ 
 Đặc điểm của hoa thụ phấn nhờ sâu bọ 
 +Hoa có mầu sắc rực rỡ, hương thơm .
 + Đĩa mật nằm ở đáy hoa.
 +Hạt phấn, đầu nhuỵ có chất dính.
21’
18’
IV. Tổng kết và đánh giá (5’)
- Học sinh đọc kết luận chung sgk
- H Phân biệt hoa tự thụ phấn và hoa giao phấn? Ví dụ?
Trả lời câu hỏi 3, 4 (sgk)
V. Hướng dẫn về nhà (1’)
- Học bài theo câu hỏi sgk
- Làm vở bài tập 
- Chuẩn bị Ngô có hoa, ngô có bí, bông, que.
g b ũ a e
Hết

Tài liệu đính kèm:

  • docGA Sinh 6 HKI 3 cot.doc