Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Biết khái niệm đoạn thẳng.
- Hiểu tính chất: Mỗi điểm trên đường thẳng là gốc chung của hai tia đối nhau.
2.Kĩ năng:
- Biết vẽ một đoạn thẳng.
- Biết nhận dạng đoạn thẳng cắt đoạn thẳng, cắt đường thẳng, cắt tia.
II. Phương tiện dạy học:
1. Giáo viên: Phấn màu, thước thẳng, bảng phụ.
2. Học sinh : Đồ dùng học tập.
III. Tiến trình dạy học:
Ngày soạn: 01/10/2011 Tuần: 7 Tiết: 7 ĐOẠN THẲNG I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Biết khái niệm đoạn thẳng. - Hiểu tính chất: Mỗi điểm trên đường thẳng là gốc chung của hai tia đối nhau. 2.Kĩ năng: - Biết vẽ một đoạn thẳng. - Biết nhận dạng đoạn thẳng cắt đoạn thẳng, cắt đường thẳng, cắt tia. II. Phương tiện dạy học: 1. Giáo viên: Phấn màu, thước thẳng, bảng phụ. 2. Học sinh : Đồ dùng học tập. III. Tiến trình dạy học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: Đoạn thẳng AB là gì ? ( 10 phút) - Vẽ đoạn thẳng AB và giới thiệu đoạn thẳng AB là gì? - Hướng dẫn cách vẽ ( phải vẽ rõ 2 mút). - Hướng dẫn cách đọc đoạn thẳng. - Gọi một học sinh lên bảng vẽ đoạn thẳng CD. - Cho học sinh làm bài tập 33 trang 115, 35 trang 116. - Học sinh lên bảng vẽ đoạn thẳng CD. - Học sinh cả lớp cùng làm bài tập 33, 35. Hoạt động 2: Đoạn thẳng cắt đoạn thẳng, đoạn thẳng cắt tia, đoạn thẳng cắt đường thẳng ( 20 phút) a. Đoạn thẳng cắt đoạn thẳng - Cho học sinh quan sát hình 33 trang 115 để hiểu về hình biểu diễn hai đoạn thẳng cắt nhau. - Giáo viên nêu các cách nói khác nhau: AB cắt CD tại I; AB và CD cắt nhau tại I, I là giao điểm của AB và CD,..... - Cho học sinh quan sát một số trường hợp khác về hai đoạn thẳng cắt nhau trên bảng phụ. - Cho học sinh nhận xét số điểm chung của hai đoạn thẳng cắt nhau. b. Đoạn thẳng cắt tia - Cho học sinh quan sát hình 34 trang 115 để hiểu về hình biểu diễn đoạn thẳng cắt tia. - Cho học sinh quan sát một số trường hợp khác về đoạn thẳng cắt tia trên bảng phụ. - Cho học sinh nhận xét số điểm chung của đoạn thẳng và tia khi chúng cắt nhau. c. Đoạn thẳng cắt đường thẳng - Cho học sinh quan sát hình 35 trang 115 để hiểu về hình biểu diễn đoạn thẳng cắt đường thẳng. - Cho học sinh quan sát một số trường hợp khác về đoạn thẳng cắt đường thẳng trên bảng phụ. - Cho học sinh nhận xét số điểm chung của đoạn thẳng và đường thẳng khi chúng cắt nhau. - Đoạn thẳng và đoạn thẳng( tia, đường thẳng) cắt nhau khi nào ? - Học sinh quan sát hình 33 trang 115 - Học sinh nhận xét: Hai đoạn thẳng cắt nhau chỉ có duy nhất 1 điểm chung. - Học sinh quan sát hình 34 trang 115 - Học sinh nhận xét: Đoạn thẳng cắt tia chỉ có duy nhất 1 điểm chung. H y - Học sinh quan sát hình 35 trang 115 - Học sinh nhận xét: Đoạn thẳng cắt đường thẳng chỉ có duy nhất 1 điểm chung. - Khi chúng không cùng nằm trên 1 đường thẳng và chúng có duy nhất 1 điểm chung gọi là giao điểm. Hoạt động 3:Củng cố ( 12 phút) - Cho học sinh làm bài tập 34, 36 trang 116 - Học sinh cả lớp cùng làm sau đó gọi 2 học sinh trả lời miệng. Hoạt động 4: Hướng dẫn về nhà.( 3 phút) - Thuộc và hiểu khái niệm đoạn thẳng. - Biết vẽ hình biểu diễn đoạn thẳng cắt đoạn thẳng cắt tia và đường thẳng. - Làm bài tập: 37, 39 trang 116( SGK)
Tài liệu đính kèm: