Giáo án lớp 6 môn học Đại số - Tuần 20 - Tiết 59: Nhân hai số nguyên khác dấu

Giáo án lớp 6 môn học Đại số - Tuần 20 - Tiết 59: Nhân hai số nguyên khác dấu

Mục Tiêu:

- Hiểu quy tắc nhân hai số nguyên khác dấu.

- Tính đúng tính chất của hai số nguyên khác dấu.

- Biết dự đoán trên cơ sở tìm ra quy luật thay đổi của một loạt các hiện tượng liên tiếp.

- Làm được các bài tập đơn giản.

- Cẩn thận, chính sác khi thực hiện phép tính.

II. Chuẩn Bị:

- GV: Bảng phụ bài tập 76

 

doc 6 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1002Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 6 môn học Đại số - Tuần 20 - Tiết 59: Nhân hai số nguyên khác dấu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 20 	Ngày soạn: 25/12/2009
Tiết: 59	Ngày dạy: 28-29/12/2009
NHÂN HAI SỐ NGUYÊN KHÁC DẤU.
I. Mục Tiêu:
- Hiểu quy tắc nhân hai số nguyên khác dấu.
- Tính đúng tính chất của hai số nguyên khác dấu.
- Biết dự đoán trên cơ sở tìm ra quy luật thay đổi của một loạt các hiện tượng liên tiếp.
- Làm được các bài tập đơn giản.
- Cẩn thận, chính sác khi thực hiện phép tính.
II. Chuẩn Bị:
- GV: Bảng phụ bài tập 76
- HS: Ôn lại giá trị tuyệt đối của số a
III. Tiến Trình Dạy Học:
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Nội dung bài dạy:
Hoạt Động Giáo Viên
Hoạt Động Học Sinh
Nội Dung
- Yêu cầu HS làm ?1
? Viết (-3).4 thành dạng tổng
? Cộng hai số nguyên âm ta làm thế nào ?
- Yêu cầu HS thực hiện phép tính 
- Yêu cầu HS làm ?2
- Gọi 2 HS lên bảng thực hiện
- Yếu cầu HS tính 
? Có nhận xét gì về GTTĐ của một tích và tích của hai GTTĐ
? Nhận xét gì về tích hai số nguyên khác dấu
- Gọi 1 HS đọc quy tắc
- GV chốt lại:
+ Nhân GTTĐ với nhau
+ Đặt dấu (-) trước kết quả 
- Yêu cầu HS tính: 2.0 = ?
 (-3).0 = ?
? Tích của số nguyên a với số 0 bằng bao nhiêu
- Gọi 1 HS đọc ví dụ
? Tính số tiền lương tháng vừa qua của anh A làm như thế nào 
- Yêu cầu HS làm ?4
- Gọi 2 HS lên bảng thực hiện
- GV nhận xét và chốt lại
(-3).4 = (-3)+(-3)+(-3)+(-3)
- Cộng hai giá trị tuyệt đối và đặt trước kết quả dấu (-)
- HS thực hiện
- HS HĐ cá nhân làm ?2
- 2 HS lên bảng thực hiện
- HS tính
- Bằng nhau
- Luôn mang dấu âm (-)
- HS đọc quy tắc
- HS lắng nghe và ghi vào vở
- HS tính: 2.0 = 0
 (-3).0 = 0
Bằng 0
- HS đọc ví dụ
Lấy số tiền nhận được trừ đi số tiền bị phạt 
- HS HĐ cá nhân làm ?4
- 2 HS lên bảng làm 
1. Nhận xét 
?1. Hoàn thành phép tính
(-3).4 = (-3) + (-3) + (-3) + (-3) = -(3+3+3+3) = - 12
? 2
(-5).3 = (-5) + (-5) + (-5)
= -(5 + 5 + 5) = -15
2.(-6) = (-6) + (-6) = -(6 + 6) = 12
?3
2. Quy tắc nhân hai số nguyên khác dấu
Quy tắc( SGK-88)
+ Nhân GTTĐ với nhau
+ Đặt dấu (-) trước kết quả
Ví dụ
Lương công nhân A tháng vừa qua là:
40.20000 – 10.10000 = 700000 
 Đáp số:700000
?4
a) 5.(-14) = -(5.14) = -70
b) (-25).12 = -(25.12) =
 -300
4. Củng cố:
- Bài tập: 73, 76
5. Hướng dẫn về nhà:
- Học thuộc qui tắc.
- Làm các bài tập còn lại.
- Chuẩn bị bài tiếp theo.
IV. Rút Kinh Nghiệm Và Bổ Sung:
Tuần: 20 	Ngày soạn: 25/12/2009
Tiết: 60	Ngày dạy: 28-29/12/2009
NHÂN HAI SỐ NGUYÊN CÙNG DẤU.
I. Mục Tiêu:
- Hiểu quy tắc nhân hai số nguyên cùng dấu.
- Biết vận dụng quy tắc dấu để tính tích các số nguyên.
- Làm được các bài tập một cách thành thạo.
- Vận dụng được quy tắc dấu để làm bài tập.
- Cẩn thận, chính xác khi làm bài tập
II. Chuẩn Bị:
- Bài tập luyện tập
- Ôn lại kiến thức cũ và xem trước bài mới
III. Tiến Trình Dạy Học:
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ:
? Phát biểu quy tắc nhân hai số nguyên khác dấu? Áp dụng:
4 . (-6) = 
(-13) . 20 =
3. Nội dung bài dạy:
Hoạt Động Giáo Viên
Hoạt Động Học Sinh
Nội Dung
- GV nhân hai số nguyên dương chính là nhân hai số tự nhiên khác 0
- Yêu cầu HS thực hiện ?1
? Có nhận xét gì về tích của hai số nguyên dương
- GV treo bảng phụ nội dung ?2
? Ở vế trái thừa số nào không thay đổi, thừa số nào thay đổi và thay đổi như thế nào?
? Ở vế phải các số tăng bao nhiêu đơn vị
- Yêu cầu HS dự đoán kết quả hai số cuối
? Muốn nhân hai số nguyên âm ta làm thế nào 
- Yêu cầu HS đọc quy tắc
? Có nhận xét gì về tích của hai số nguyên âm
- Yêu cầu HS làm ?3
- Gọi 2 HS lên bảng làm 
? Tích của một số nguyên với sô 0 là bao nhiêu
? Muốn nhân hai số nguyên cùng dấu ta làm thế nào?
- Muốn nhân hai số nguyên khác dấu ta làm thế nào?
- Hs làm ?1
a) 12 . 3 = 36
b) 5 . 120 = 600
- Tích hai số nguyên dương là số nguyên dương.
- Thừa số thứ hai không đổi
Thừa số thứ nhất thay đổi giảm 1 đơn vị.
Tăng 4 đơn vị
- HS dự đoán 
- Muốn nhân hai số nguyên âm ta nhân hai giá trị tuyệt đối 
- HS đọc quy tắc
Tích của hai số nguyên âm cho ta một số nguyên âm
- HS làm ?3
- 2 HS lên bảng làm 
- là 0
- Nhân hai giá trị tuyệt đối của chúng.
- Nhân hai giá trị tuyệt đối và đặt dấu trừ trước kết quả.
1. Nhân hai số nguyên dương
?1. Tính 
12 . 3 = 36
5 . 120 = 600
2. Nhân hai số nguyên âm
?2
3 . (-4) = -12
2 . (-4) = - 8
1 . (-4) = - 4
0 . (-4) = - 0
(-1) . (-4) = 4
(-2) . (-4) = 8
- Quy tắc: Muốn nhân hai số nguyên âm ta nhân hai giá trị tuyệt đối của chúng.
?3. Tính 
a) 5 . 17 = 85
b) (-15) . (-6) = 15.6 = 90
3. Kết luận
+) a . 0 = 0
+) Nếu a, b cùng dấu
a . b = 
+) Nếu a, b khác dấu 
a . b = -()
Chú ý: 
* Cách nhận biết dấu của tích.
	(+) . (+) -> (+)
	(-) – (-) -> (+)
	(+) – (-) -> (-)
	(-) – (+) -> (-)
* a . b = 0 thì a = 0 hoặc b = 0
* Khi đổi dấu một thừa số thì tích thay đổi. Khi đổi dấu hai thừa số thì tích không thay đổi.
4. Củng cố:
	- Bài tập 78.
5. Hướng dẫn về nhà:
- Học thuộc qui tắc và chú ý
- Làm các bài tập còn lại
- Chuẩn bị tiết sau luyện tập
IV. Rút Kinh Nghiệm Và Bổ Sung:
Tuần: 20 	Ngày soạn: 25/12/2009
Tiết: 61	Ngày dạy: 28-29/12/2009
LUYỆN TẬP
I. Mục Tiêu:
- Củng cố và khắc sâu cho HS kiến thức nhân hai số nguyên cùng dấu và khác dấu
- Vận dụng được quy tắc nhân hai số nguyên cùng dấu và khác dấu vào giải bài tập.
- Làm được các bài tập trong SGK
- Cẩn thận, chính xác khi làm bài tập.
II. Chuẩn Bị:
- Bài tập luyện tập
- Ôn lại kiến thức cũ
III. Tiến Trình Dạy Học:
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ:
? Phát biểu quy tăc nhân hai số nguyên cùng dấu?
Áp dụng:
a) (-25).8 =
b) (-15).(-4) =
3. Nội dung bài dạy:
Hoạt Động Giáo Viên
Hoạt Động Học Sinh
Bài tập 75: So sánh
a) (-67).8 với 0
b) 15.(-3) với 15
c) (-7).2 với -7
Bài tâp 79: Tính 27.(-5). Từ đó suy ra các kết quả sau.
a) (+27).(+5).
b) (-27).(+5).
c) (-27).(-5).
d) (+5)(-27).
Bài tập 80. Yêu cầu học sinh dọc và trả lời.
Bài tập 88. Cho x ϵ Z, so sánh (-5).x với 0
- Có những khả năng nào xảy ra?
	x > 0
	x = 0
	x < 0
- Học sinh thực hiện.
a) (-67).8 < 0
b) 15.(-3) < 15
c) (-7).2 < -7
- Học sinh thực hiện.
27.(-5) = - 135
a) (+27).(+5) = 135
b) (-27).(+5) = - 135
c) (-27).(-5) = 135
d) (+5)(-27) = - 135
- Học sinh thực hiện:
a) b là số nguyên âm
b) a là số nguyên dương.
- Học sinh thực hiện:
Cho xZ. sánh (-5)x và 0
- Nếu x > 0 => (-5).x < 0
 x = 0 => (-5).x = 0
 x (-5).x > 0
4. Củng cố:
	- Làm các bài tập còn lại
5. Hướng dẫn về nhà:
- Xem lại các bài tập đã làm.
- Ôn lại kiến thức đã học
- Chuẩn vị bài tiếp theo.
IV. Rút Kinh Nghiệm Và Bổ Sung:

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 20.doc